Đời người… đâm hà bá
Ở địa phương nào có vực xoáy sâu đều có những người thợ lặn… huyền thoại. Vực xoáy Ba Kẽm lừng danh trên sông Tiền thuộc ấp Tân Thới (xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, Bến Tre) có gia đình ông Trần Văn Mi (thường gọi là Ba Mi) ba đời gắn liền với nghề “đâm hà bá”.
Đời thợ lặn mấy ai giàu có (“Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”), cái nghiệp thì phải theo, đời cha rồi đời con cũng bám lấy cái nghiệp bạc bẽo này…
Mưu sinh trên miệng “hà bá”
Từ thị trấn Chợ Lách, men theo con đường nhỏ chúng tôi tìm đến nhà bác Ba Mi. Mỗi khi gió chướng thổi về, người ta lại thấy bác lặn dưới vàm Ba Kẽm, trục vớt xuồng, ghe hay vớt xác người. Bác Ba Mi kể, thời trai tráng, mỗi ngày bác lặn cả chục hơi, chỉ cần uống một “xị” nước mắm cốt là có thể lặn 5 phút không cần ống thở. Thật ra, không ai chọn cái nghề thợ lặn để kiếm sống trên cái xui xẻo của người khác để… tranh phần với “hà bá”.
Bác Ba Mi nói: “Nghề này cực nhọc mà cũng rất nguy hiểm, nhưng tui rất đam mê nghề chài rê. Đó là một nghề độc nhất vô nhị ở sông nước Cửu Long”. Chài rê là loại chài lớn, chuyên chài gốc cây, búng sâu ở độ sâu 10 – 20m có nhiều cá hiếm, tôm càng xanh. Người lành nghề thuộc lòng một đoạn sông Tiền dài 30km, biết con nước nào có các loại cá quý hiếm như chẽm, ngát, mè vinh… Người thợ chài sau khi quăng chài phải lặn xuống đáy sông móc gốc cây ra, kéo viền chài rồi mới lên ghe kéo chài lên. “Hồi đó ở đây cá, tôm nhiều vô kể; nhất là thời điểm nước rút tháng 10. Theo những doi vịnh trên sông, mỗi ngày tui chài được từ 40 – 50kg cá. Còn bây giờ, dân mình thường đánh bắt cá bằng xung điện nên sản lượng cá, tép giảm dần. Một số loài cá không còn tồn tại” – bác Ba Mi bùi ngùi.
Hơn 40 năm trong nghề thợ lặn, bác Ba Mi cho biết chỗ sâu nhất con sông này là búng Ba Kẽm với độ sâu 60m. Theo lời bác, vào năm 1995, có một ghe chài chở khoảng 20 tấn gạo đi qua đoạn này bị sàlan đụng chìm, bác lặn cả tuần nhưng không đưa chiếc ghe lên được. Chú Trần Văn Rả – em thứ tám của bác Ba Mi – nhớ lại: “Chiếc ghe chìm nơi nước sâu nhất của đoạn sông, vật dụng chúng tôi lấy lên được, nhưng không kéo chiếc ghe lên được vì không đủ thiết bị. Có nhóm thợ lặn trên Sài Gòn xuống cũng vớt không được vì không am hiểu khúc sông này, đã vậy còn có một người chết vì đuối sức”.
Video đang HOT
Chú Tám Rả tiếp lời: “Cũng năm đó, những người đi cắt lúa mướn từ miệt An Giang, Đồng Tháp về ngang đoạn sông Ba Kẽm, do không am hiểu địa hình nên ghe chìm hàng loạt, nhiều phụ nữ không biết bơi chết đuối. Tôi không bao giờ quên được cảnh nhìn thấy người chết đuối cách mình 1m mà cứu không được. Những tiếng kêu cứu vang dội trên sông, rồi cánh tay họ mất hút dần giữa sông nước mênh mông ám ảnh tôi tới bây giờ”.
Bác Tám Rả đang chuẩn bị dụng cụ đi chài
Cha truyền con nối
Mấy chục năm gắn bó với nghề, sức khỏe bác Ba Mi đã yếu dần. Hiện bác đang mang căn bệnh tim, thường bị tức ngực và ho ra máu. Bác Ba Mi bùi ngùi: “Gia đình tui 3 thế hệ kiếm sống từ sông mẹ, chết cũng vì dòng sông mẹ. Lúc đầu tụi tui chài lưới để kiếm sống qua ngày, thấy người gặp nạn không lẽ làm ngơ, vậy là cái nghiệp thợ lặn tìm vật bị mất hay vớt xác chết… đeo bám mình lúc nào không hay. Anh em tụi tui có chung niềm đam mê là chài lưới. Hiện cá mắm không còn nhiều, nhưng con tôi vẫn muốn nói nghiệp cha. Nghề này nguy hiểm, nhưng tui không ngăn con làm điều mình thích”.
Vàm Ba Kẽm là nơi có dòng nước xoáy mạnh, nơi giao nhau giữa nước ngọt và nước lợ. Chú Tám Rả cho biết, khi phát hiện được những vật cần tìm, người thợ lặn ra hiệu cho ghe dừng lại ở quãng sông đó. Sau đó cởi trần, hít hơi thật sâu, “ực” một ngụm nước mắm cho ấm người, ngậm ống dẫn khí, nhảy “tõm” một cái và mất hút dưới làn nước lạnh lẽo, sâu hun hút. Sau khoảng 10 phút, họ phải ngoi lên mặt nước lấy lại hơi thở. Chú Tám tự hào: “Làm nghề này phải có máu đam mê và liều nữa. Nghề này cũng “kén” người lắm, không dành cho người yếu tim đâu!”.
Người thợ lặn thường bị bệnh ù tai, tức ngực, khó thở. Thợ lặn nào cũng có vài vết sẹo do các loại câu nhọn đâm phải. Anh Trần Văn Khoa (con bác Ba Mi) nói: “Từ nhỏ tôi đã theo cha chài lưới trên sông, từng chứng kiến cảnh cha vớt những chiếc ghe, người chết đuối trên khúc sông này. Nguy hiểm chực chờ, nhưng trong cái nguy hiểm ấy có niềm vui cùng chen lẫn nỗi buồn. Vui vì cứu được người, vớt được đồ vật bị mất trên sông. Buồn vì bất lực không thể cứu được người chỉ trong gang tấc. Nghề thợ lặn dù bạc bẽo, tôi cũng nối nghiệp cha mình đem đến niềm vui cho mọi người”.
Chia tay xóm thợ lặn khi nhiều gia đình đã xuống ghe phăng lưới, cuộn tròn ống dây hơi để chuẩn bị ra sông kiếm cá, lòng tôi vẫn bâng khuâng: Không biết cuộc đời của những người thợ lặn sẽ ra sao giữa sông nước mênh mông…
Theo 24h
Thả xuống sông hơn 11 tấn cá giống
Trong số cá giống được ngành thủy sản các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thả xuống sông Vàm Nao ở An Giang có hai loại quý hiếm là cá chày, cá hô.
Ngày 28/2, Trung tâm giống thủy sản tỉnh An Giang cùng ngành thủy sản các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và TP Cần Thơ thả hơn 11,5 tấn cá giống và 276.000 cá bố mẹ xuống ngã ba sông Vàm Nao ở xã Tân Trung, huyện Phú Tân (An Giang). Ngoài cá tra, chép, rô phi, mè vinh, cá lóc... còn có hai loài quý hiếm là cá chày và cá hô.
Người dân An Giang thả cá xuống sông Vàm Nao sáng 28/2. Ảnh: Gia Bảo
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Giám đốc Trung tâm giống thủy sản An Giang, cá thả sáng 28/2 trị giá hơn nửa tỷ đồng do 46 tổ chức và 115 cá nhân ở miền Tây và TP HCM đóng góp.
Đây là lần thứ hai tỉnh An Giang tổ chức chương trình "Thả cá bản địa về thiên nhiên khu vực sông Vàm Nao". Đã có hơn 19 tấn cá giống và 776.000 cá bố mẹ được thả về môi trường tự nhiên, góp phần bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản đang cạn kiệt.
Dự kiến cuối năm tỉnh An Giang thả thêm 2 đợt cá giống và cá bố mẹ xuống sông Hậu ở thị xã Châu Đốc và đoạn đầu kênh 5 xã thuộc sông Tiền ở thị xã Tân Châu.
Theo VNE
Kiểm tra, làm rõ con số 38.000 tỷ đồng cho ngành cá tra vay Bộ NN&PTNT vừa có quyết định thành lập đoàn công tác liên ngành kiểm tra, xác minh tình hình vay vốn của các hộ gia đình, doanh nghiệp nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu trên địa bàn tỉnh An Giang. Đây là quyết định được đưa ra sau khi Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep)...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

2 anh em ruột chặn đầu ô tô ở Hóc Môn, ném đá nứt kính

Sẽ có 5 - 6 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông vào đất liền

Cà Mau: Tạm giữ hơn 25 tấn hóa chất và mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Cứu kịp thời học sinh lớp 7 trôi trên biển sau khi gia đình báo mất tích

Vụ bệnh nhân tử vong tại phòng khám tư: Làm rõ quá trình khám chữa bệnh

Sở Y tế Đồng Nai: Xác định quảng cáo Nestlé Milo có dấu hiệu lừa dối khách hàng, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra

Đi lấy cơm từ thiện trở về, 2 bệnh nhân gặp nạn, 1 người tử vong

Hai chủ cửa hàng ở Hà Nội bán hơn 17 tấn gạo 'ngon nhất thế giới' giả mạo

Cây xăng bốc cháy ngùn ngụt, chủ cùng nhân viên hoảng hốt chạy thoát thân

Ô tô va chạm liên hoàn 3 xe máy tại Sa Pa, cháu bé 5 tuổi tử vong thương tâm

Bình Dương: Tai nạn giữa ô tô khách và xe container, nhiều người bị thương

Cảnh tan hoang sau trận lũ quét kinh hoàng ở bản biên giới Nghệ An
Có thể bạn quan tâm

Visual gây sốc của Park Bo Gum ở họp báo phim mới: "Trai làng chài" giờ hoá tổng tài, netizen phải lau mắt nhìn
Hậu trường phim
23:25:22 29/05/2025
Phim Trung Quốc hay nhất hiện tại đột nhiên bị chê bai khắp MXH: Chuyện gì đây?
Phim châu á
23:16:24 29/05/2025
Nữ diễn viên Địa đạo bị xa lánh: "Tôi bất lực, nó ảnh hưởng đến lòng tự trọng của tôi"
Sao việt
23:05:58 29/05/2025
Trung Dân cảnh tỉnh giới trẻ trước trào lưu 'tìm người yêu trên mạng'
Tv show
22:57:39 29/05/2025
Bình Thuận: Truy tố nhóm bị can vụ đem quan tài đi đòi nợ
Pháp luật
22:45:20 29/05/2025
Tham vọng điện hạt nhân của Indonesia
Thế giới
22:42:51 29/05/2025
Marcus Rashford tháo chạy khỏi MU sang Barcelona
Sao thể thao
22:23:14 29/05/2025
Brad Pitt già nua ở tuổi 62, lần đầu nói về bạn gái kém 27 tuổi và Angelina Jolie
Sao âu mỹ
22:04:41 29/05/2025
IU bị tình tin đồn TOP kiếm chuyện, tố bán hoa, đời tư hỗn loạn như Jennie?
Sao châu á
21:58:14 29/05/2025
Bùng nổ tranh cãi: "Những điều SOOBIN vừa làm được, Sơn Tùng đã xong từ năm 21 tuổi"
Nhạc việt
21:45:29 29/05/2025