Đòn bẩy hạ tầng Trung Quốc Bài 2: Thấy gì từ các “điểm hội tụ”

Việc “trung tâm hóa” vùng rìa của Trung Quốc thông qua chính sách phát triển hạ tầng giao thông của Trung Quốc tạo ra những “điểm hội tụ” đầy sức mạnh.

Theo Tiến sĩ (TS) Trương Minh Huy Vũ (*), “đầu mối” của Trung Quốc với các nước GMS là Vân Nam và Quảng Tây. Cần hiểu chữ “đầu mối” ở đây không những theo nghĩa các kết cấu về giao thông vận tải, và còn là sự kết nối và hàng hóa, thương mại và các chính sách hỗ trợ phát triển các vùng biên giới.

Phóng viên: Dự án “Một vành đai, một con đường” (MVĐMCĐ) đang là đề tài được thảo luận rất sôi nổi khắp nơi, từ giới chính sách đến các lò nghiên cứu hàng đầu của thế giới. Đan xen trong đó là cả yếu tố tích cực, lẫn quan ngại, đặc biệt là các nước láng giềng của Bắc Kinh. Tại sao có một hiện tượng nghịch lý như vậy?

TS. Trương Minh Huy Vũ: Chắc chắn đây không phải lần đầu tiên cơ sở hạ tầng được chú ý như một yếu tố quan trọng trong bối cảnh trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc toàn cầu. Nhưng dưới thời của Tập Cận Bình, đây trở thành “trọng tâm của các trọng tâm”, đánh dấu 3 “dịch chuyển”.

Thứ nhất là dịch chuyển phương châm hành động: từ “ẩn mình chờ thời” sang một khái niệm mà một học giả đại học Thanh Hoa gọi là “phấn đấu để thành công”, nhấn mạnh một Trung Quốc chưa tranh giành vị trí dẫn đầu, nhưng sẽ phất cờ.

Hai là dịch chuyển (lại) địa bàn ưu tiên: Trong thảo luận nội bộ Trung Quốc có nhiều trường phái xem khu vực nào là ưu tiên chiến lược quan trọng nhất. Với dự án MVĐMCĐ, vòng cung “ngoại vi” xung quanh các nước láng giềng kéo dài từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Á, và Nam Á quay trở lại thành “ưu tiên của ưu tiên”.

Cuối cùng là dịch chuyển phương pháp tiếp cận: Xác quyết chủ quyền bằng sức mạnh và song phương về mặt ngoại giao không tạo nên một “thế đứng” đủ mạnh cho Bắc Kinh từ 2009. MVĐMCĐ, đặc biệt là cái gọi là “con đường tơ lụa trên biển mới” đẩy mạnh chức năng lồng ghép: giữa mục tiêu phát trển kinh tế, và qua đó “mềm” hóa các tranh chấp lãnh hải, theo cách mà Trung Quốc đặt ra.

Đòn bẩy hạ tầng Trung Quốc - Bài 2: Thấy gì từ các điểm hội tụ - Hình 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngồi trước tấm bản đồ về tuyến đường sắt nối Trung Quốc với Đức. (Nguồn: AFP)

Ba bước chuyển này tùy góc nhìn có thể được đánh giá hệ quả khác nhau. Không rõ ràng về “ý định chiến lược” của một cường quốc trỗi dậy, khiến cho các nghi ngại về lồng ghép giữa an ninh và kinh tế đằng sau các đại công trình-dự án được Trung Quốc đề xuất ngày một càng tăng.

Đầu thế kỷ 21, Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư hạ tầng vào 5 mảng: đường bộ, đường sắt, đường viễn thông, đường ống dẫn năng lượng và các hệ thống cảng biển tại tiểu vùng sông Mekong (GMS). Liệu đây có phải là “mắc xích đầu tiên” của MVĐMCĐ ở khu vực Đông Nam Á?

Nhóm nghiên cứu “đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tại GMS” của chúng tôi tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM đã thống kê và biểu đồ hóa các số liệu thống kê đầu tư hạ tầng tại GMS giai đoạn 2014-2018.

Trong đó chỉ ra là số dự án trong lĩnh vực giao thông vận tải của Trung Quốc tại khu vực này chiếm 33% trên tổng dự án. So sánh số vốn đầu tư đưa ra một kết quả ấn tượng hơn khi 89% vốn của các nhà đầu tư Trung Quốc tập trung vào lãnh vực này.

Đòn bẩy hạ tầng Trung Quốc - Bài 2: Thấy gì từ các điểm hội tụ - Hình 2

Dự án Một vành đai – một con đường, bao gồm Con đường tơ lụa trên bộ và con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc. (Nguồn: internet)

Video đang HOT

“Đầu mối” của Trung Quốc với các nước GMS là Vân Nam và Quảng Tây. Chúng tôi hiểu chữ “đầu mối” ở đây không những theo nghĩa các kết cấu về giao thông vận tải, và còn là sự kết nối và hàng hóa, thương mại và các chính sách hỗ trợ phát triển các vùng biên giới.

Chiến lược đầu tư hạ tầng của Trung Quốc đưa Vân Nam, mà trọng tâm là thành phố Côn Minh, trở thành Vùng tập Trung với sự giao thoa của hầu hết các tuyến đường bộ, đường sắt, đường viễn thông, lẫn đường năng lượng.

Khu vực này được hỗ trợ phân mảng sản xuất từ các thành phố lân cận của Vân Nam và Quảng Tây, từ đó tiến hành các chính sách sản xuất và thương mại với các quốc gia khu vực GMS. Trong đó theo phân tích sơ bộ của chúng tôi, hạ tầng giao thông của khu vực GMS đến 2020 sẽ hội tụ tại ba địa điểm chính, bao gồm Vân Nam (Trung Quốc), Viên Chăn (Lào) và Bangkok (Thái Lan).

Các “điểm hội tụ” đó nói lên điều gì?

Chúng ta cần thêm nhiều phân tích về kỹ thuật để có một bức tranh tổng thể hơn về các điểm hội tụ, đặc tính của nó và các tác động lan tỏa đến các lãnh vực khác. Điều này đang là một nhu cầu không những cấp thiết, mà còn tối quan trọng vì một đại công trình -khác với những hợp đồng thương mại hay đầu tư- thường có tuổi thọ hàng nửa thế kỷ.

Nó không những điều chỉnh hành vi, ứng xử, mà cả cách thức tổ chức của một cộng đồng trong một khoảng thời gian nhất định, mà còn tạo ra những “ngoại sinh tích cực” thúc đẩy các tác nhân hoạt động nương theo hệ thống đó.

Nhưng ngược lại, nó cũng sẽ tạo ra những lực “từ trường nghịch” khổng lồ hàm chứa những yếu tố “ngoại sinh tiêu cực” trong việc sửa sai hay tìm kiếm một giải pháp thay đổi mô hình.

Một hình dung đơn giản như việc hội tụ các kết nối chính tại tiểu vùng GMS sẽ nâng cao “vị thế” của một số khu vực của Trung Quốc, nhưng ngược lại sẽ làm giảm vị thế của các khu vực khác. Vị thế ở đây về mặt kinh tế chúng tôi hiểu đó như một “trục đường chính” mà qua đó các dòng chảy thương mại, logistic, đầu tư hay dòng lao động dịch chuyển hay được tiến hành một cách tiện lợi nhất.

Đòn bẩy hạ tầng Trung Quốc - Bài 2: Thấy gì từ các điểm hội tụ - Hình 3

Phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II – Kim Thành tại Lào Cai. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Được “quy hoạch” vào một trục đường chính như vậy không những nâng cao lợi ích kinh tế có được, mà còn là giá trị của người được nằm trong quy hoạch đó trong các thương lượng, đàm phán, hay ít nhất là trong các ứng xứ với các đối tác khác.

Nằm “trong trục đường phụ” ngược lại ví như căn nhà trong hẻm, với sự bất lợi không những về vị thế “mặt tiền”, mà còn sự vướng mắt về cả không gian, hành động lẫn tầm nhìn chiến lược trong việc hoạch định các phát triển dài hơi hơn.

Ông có thể phân tích rõ hơn ý nghĩa của các “điểm hội tụ” trong bối cảnh chung của việc Trung Quốc thúc đẩy dự án MVĐMCĐ?

Có hai ý chính cần được thảo luận. Một là MVĐMCĐ là “đại chiến lược” của thế hệ lãnh đạo thứ 5. Ví von thì đây là một dấu ấn mang tính lịch sử về đối ngoại mà Chủ tịch Tập Cận Bình muốn để lại.

Ứng phó với một “đại chiến lược” của một cường quốc đang mong muốn trở thành lãnh đạo thế giới thì không thể nào dùng một “tiểu chiến lược”, nhất là khi tiểu chiến lược đó đang bị chi phối, dằn xén theo nhiều xu hướng lợi ích cục bộ và ngắn hạn khác nhau.

Hai là trái với sự thành công của “hành lang” trên bộ, con đường trên biển của Trung Quốc kết nối với các nước ASEAN hiện vẫn chưa rõ ràng. Lý do chính được các nhà phân tích đưa ra là sự thiếu vắng liên kết giữa các dự án đầu tư của Trung Quốc với cơ sở hạ tầng hiện có hoặc hướng phát triển cơ sở hạ tầng hiện có ở các nước ASEAN. Đồng thời, các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tại các nước ASEAN hải đảo cũng không thể hiện sự kết nối với Mạng lưới vận tải RO – RO ASEAN (ARN).

Điều này có thể đang thay đổi khi Trung Quốc nỗ lực ráp nối các tuyến đường có sẵn vào công trình của mình dọc theo “con đường tơ lụa trên biển mới”.

Câu hỏi đặt ra cho các nước GMS có bờ biển sẽ tận dụng cơ hội nối kết đó như thế nào (và không phải chỉ riêng với các kết nối của Trung Quốc). Mở sinh lộ vùng biển đang là phương tiện, và sẽ là cứu cánh để “tháo nút” những chật hẹp địa dư đất liền.

Xin cảm ơn ông!

Theo Đỗ Thiện (thực hiện)

Pháp luật TPHCM

Đòn bẩy hạ tầng Trung Quốc bài 1: Bắc Kinh "trung tâm hóa" vùng rìa

Việc xây dựng các tuyến đường xuyên quốc gia được Bắc Kinh sử dụng để kết nối các nước nhằm thúc đẩy sự phát triển các vùng đất còn nghèo đói của nước này.

LTS: Mới đây,các công tyTrung Quốc và Thái Lan đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về dự án xây kênh đào Kra xuyên qua Thái Lan, nối Biển Đông (Thái Bình Dương) với Biển Andaman (Ấn Độ Dương) - hứa hẹn là tuyến đường biển huyết mạch nối giữa châu Á, Trung Đông và châu Âu mà không phải đi qua eo biển Malacca - tuyến hàng hải sầm uất nhất thế giới hiện chuyên chở 40% hàng hóa giao thương toàn cầu. Ngay tại khu vực Đông Nam Á, khu vực Tiểu vùng sông Mekong... vấn đề xây dựng hạ tầng của Trung Quốc cũng đặt ra những thách thức về mặt chiến lược đối với các quốc gia. Pháp luật Thành phố khởi đăng loạt bài "Đòn bẩy hạ tầng Trung Quốc" nhằm cung cấp độc giả cái nhìn toàn cảnh về "những con đường chiến lược" của chính quyền Bắc Kinh tại khu vực tiểu vùng sông Mekong nói riêng và châu Á nói chung.

Chiến lược "thông máu" giữa các nước GMS

Khu vực tiểu vùng sông Mekong (gọi tắt là GMS) là khu vực bao gồm lãnh thổ của sáu quốc gia: Trung Quốc (gồm Tỉnh Vân Nam và Quảng Tây), Myanamar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam; được kết nối với nhau qua ba kênh chính: Sông Mekong (khởi nguồn từ Trung Quốc); Chín hành lang kinh tế; và các liên kết về văn hóa, xã hội. Từ khi Chương trình hợp tác kinh tế GMS được triển khai năm 1992, các quốc gia GMS đã cùng hợp tác tăng cường các chương trình đầu tư trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nổi bật nhất vẫn là lĩnh vực giao thông chiếm hơn 90% vốn đầu tư.

Dựa trên các số liệu về thương mại và các yếu tố liên quan thương mại của 30 cặp quan hệ kinh tế (Vân nam - Thái Lan, Thái Lan - Lào, Lào - Việt Nam, Vân Nam - Việt Nam...) từ sáu quốc gia GMS được thu thập từ năm 1981 đến năm 2003, nhóm tác giả Christopher Edmonds và Manabu Fujimura tiến hành nghiên cứu "Tác động của hệ hạ tầng giao thông xuyên quốc gia đối với thương mại và đầu tư tại GMS" và đi đến kết luận sự phát triển hạ tầng giao thông xuyên biên giới đã tạo ra ảnh hưởng tích cực, trở thành động lực quan trọng kích thích mua bán trao đổi hàng hóa trong khu vực GMS.

Đây là một trong những lý do chính thúc đẩy các quốc gia GMS phát triển hệ thống hạ tầng giao thông từ những năm cuối thế kỷ 20 đến nay. Quá trình mở rộng và hình thành mạng lưới hạ tầng giao thông GMS đã tái định hình khu vực, trong đó nổi bật là sự xuất hiện "vùng tập trung quốc tế" (mà Trung Quốc gọi là International Hub) - nhân tố tác động đến mức độ hội nhập của từng vùng khác nhau, từng quốc gia khác nhau trong khu vực.

Gần đây, các quốc gia GMS đã đề ra Chương trình khung Đầu tư khu vực (RIF) hướng tới phát triển các dự án liên quan tới giao thông gắn với các định hướng trong khuôn khổ chiến lược mới. Các dự án giao thông khu vực hứa hẹn "thông máu" các nền kinh tế khu vực GMS, giúp việc di chuyển hàng hóa giữa các nước ngày càng trở nên dễ dàng, thuận lợi.

Nước cờ "tây nam tiến" của Trung Quốc

Trong chiến lược phát triển liên tục hệ thống giao thông tại GMS, Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, điểm mấu chốt chính là Trung Quốc chọn lựa những "quân cờ" mang tính chiến lược - vừa giúp nền kinh tế Trung Quốc phát triển về mặt tổng thể, vừa nâng tầm các vùng kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu của Trung Quốc nhưng nằm trong liên kết với các nước GMS còn lại. Rõ ràng và cụ thể nhất chính là hai tỉnh Quảng Tây, và đặc biệt quan trọng là Vân Nam thông qua chiến lược "Tiến về phía tây nam".

Theo ba bản báo cáo nhà nước vào các năm 2002, 2005 và 2008 về việc tham gia vào tiểu vùng Mekong được đưa ra bởi Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước, Bộ Ngoại giao và Bộ tài chính Trung Quốc, mục tiêu tổng quát của Trung Quốc là nối các vùng đất hàng lang giữa tây nam Trung Quốc (cụ thể là tỉnh Vân Nam) với bán đảo Đông Dương, kết nối thị trường giữa tây nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Đó là lý do mà từ năm 1992, Trung Quốc đã rất nỗ lực kết nối tỉnh Vân Nam (và sau này còn có thêm vùng Quảng Tây) với các quốc gia khu vực GMS.

Đòn bẩy hạ tầng Trung Quốc - bài 1: Bắc Kinh trung tâm hóa vùng rìa - Hình 1

Trung Quốc đầu tư sâu và rộng hệ thống giao thông tại 5 quốc gia GMS. Ảnh: EFR

Tỉnh Vân Nam nằm ở khu vực biên giới phía tây nam của Trung Quốc, tiếp giáp với Lào, Myanmar và Việt Nam ở phía tây và phía nam, có đường biên giới dài 4060 km và gần với Thái Lan, Campuchia, Bangladesh và Ấn Độ. Vì lí do lịch sử, dù sở hữu tài nguyên thiên nhiên phong phú và lợi thế địa lý tiếp cận với thị trường Đông Nam Á, nhưng Vân Nam vẫn trong tình trạng nghèo đói, kém phát triển suốt thời gian dài. Điều này thôi thúc chính quyền Bắc Kinh tận dụng chính sách đầu tư hạ tầng, giao thông GMS để Vân Nam có thể mở rộng cửa ngõ giao lưu với Đông Nam Á và Nam Á.

Chính phủ Trung Quốc đã thành lập Nhóm phối hợp nghiên cứu quốc gia về việc phát triển tiểu vùng sông Langcang - Mekong vào năm 1994. Bên cạnh việc triển khai các dự án đã đề ra, Trung Quốc còn chi 30 triệu USD cho việc xây dựng đường cao tốc từ thành phố của tỉnh Vân Nam, Côn Minh, sang thủ đô Bangkok (Thái Lan), chạy qua Lào; 5 triệu USD cho việc dự án cải tiến kênh hàng hải tại khu vực thượng nguồn sông Mekong. Năm 2008, Trung Quốc cam kết chi 20 triệu nhân dân tệ để tiến hành nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng một đường tàu nối phần phía đông Singapore với Côn Minh.

Giai đoạn 2014-2018, theo Ngân hàng Phát triển châu Á, các nước chứng kiến sự đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng giao thông của Trung Quốc tại GMS, với khoảng 75% vốn đổ vào các con đường xuyên quốc gia tại khu vực do Trung Quốc đầu tư torng bối cảnh nguồn lực của các nước GMS còn lại rất hạn chế.

Sự phình to bất cân xứng tại khu vực

Năm 1992, Trung Quốc mở ra ba vùng kinh tế biên giới, gồm Thụy Lệ, Wanding, và Hà Khẩu. Đến tháng 5-2011, Quốc vụ viện Trung Quốc tuyên bố "Hỗ trợ Đẩy mạnh Xây dựng Vân Nam trở thành một tiền đồn quan trọng của khu vực Tây Nam", với thành phố Côn Minh trở thành một Vùng tập trung Quốc tế của khu vực Tây Nam Trung Quốc trong định hướng phát triển với các quốc gia GMS. Đến tháng 5-2013, Vân Nam thành lập sáu vùng hợp tác kinh tế biên giới. Bắc Kinh xây dựng một Vòng kinh tế Trung tâm Vân Nam bằng cách kết nối bốn thành phố Côn Minh, Khúc Tĩnh, Ngọc Khê, và Sở Hùng, với Côn Minh làm trung tâm.

Hầu hết các giao dịch thương mại giữa Trung Quốc với Lào, Myanmar tập trung tại Vân Nam. GDP của tỉnh Vân Nam tăng mạnh từ 33 tỷ USD năm 2000 lên 160 tỷ USD năm 2012, và tỉnh này quyết tâm đẩy con số này lên gấp đôi vào năm 2017 thông qua việc đẩy mạnh giao thương xuyên biên giới.

Côn Minh trở thành điểm tập trung quan trọng và chính yếu trong các hoạt động kinh tế thu hút sự tham gia của các quốc gia trong khu vực như Lào, Myanmar, Việt Nam và nhiều nước khác. Chiến lược đầu tư hạ tầng của Trung Quốc khiến Vân Nam "phình to", trở thành Vùng tập Trung với sự giao thoa của hầu hết các tuyến đường bộ, đường sắt, đường viễn thông, lẫn đường năng lượng. Thông qua "quân cờ" này, Trung Quốc tiến hành các chính sách sản xuất và thương mại với các quốc gia khu vực GMS.

Nỗi lo "lệch khỏi trục chính" Cho dù việc phát triển thương mại Trung Quốc-Đông Nam Á tăng, nhưng Trung Quốc chỉ hợp tác với GMS thông qua "con bài" Vân Nam - một vùng tập trung quốc tế. Bên cạnh đó, xét tổng thể GMS, hạ tầng giao thông chỉ giao thoa tại ba địa điểm chính, bao gồm Vân Nam (Trung Quốc), Viên Chăn (Lào) và Bangkok (Thái Lan). Điều này mở ra nhiều quan ngại rằng một số quốc gia khác trong GMS (trong đó có Việt Nam) nằm trong "trục đường phụ", thiếu sức ảnh hưởng và khả năng "mặc cả" khi tiến hành hoạt động thương mại với Trung Quốc (mà Vân Nam đóng vai trò là một vùng tập trung quan trọng), và các quốc gia khác.

* Mời đón đọc bài 2: Sức mạnh của "điểm hội tụ" - ngày 28-05-2015.

Đỗ Thiện

Theo_PLO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Khói trắng xuất hiện, Mật nghị Hồng y chính thức bầu được tân Giáo hoàngKhói trắng xuất hiện, Mật nghị Hồng y chính thức bầu được tân Giáo hoàng
    23:38:12 08/05/2025
    Ông Trump tuyên bố không giảm thuế để đàm phán với Trung QuốcÔng Trump tuyên bố không giảm thuế để đàm phán với Trung Quốc
    23:32:51 08/05/2025
    Tổng thống Nga tuyên bố tiếp tục chống chủ nghĩa phát xítTổng thống Nga tuyên bố tiếp tục chống chủ nghĩa phát xít
    17:08:50 09/05/2025
    Bỏ sót hung thủ trong vụ ám sát ứng viên Tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy?Bỏ sót hung thủ trong vụ ám sát ứng viên Tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy?
    22:22:46 09/05/2025
    Tổng thống Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn hoàn toàn không cần điều kiện tiên quyếtTổng thống Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn hoàn toàn không cần điều kiện tiên quyết
    07:22:45 09/05/2025
    Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sửGiáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử
    22:41:36 09/05/2025
    Khai quật mộ vua trẻ đẹp nhất Ai Cập: Mở ra chuỗi chết chóc, nhân loại ám ảnhKhai quật mộ vua trẻ đẹp nhất Ai Cập: Mở ra chuỗi chết chóc, nhân loại ám ảnh
    20:28:35 08/05/2025
    Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiênTân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên
    22:55:46 09/05/2025

    Tin đang nóng

    Trung Tá 'má lúm' gây sốt Quảng Trường Đỏ bắt tay Lãnh tụ Nga, lộ đời tư mơ ướcTrung Tá 'má lúm' gây sốt Quảng Trường Đỏ bắt tay Lãnh tụ Nga, lộ đời tư mơ ước
    15:03:06 10/05/2025
    Cán bộ từng điều tra vụ nữ sinh Vĩnh Long hé lộ tin sốc, phủ nhận 1 điềuCán bộ từng điều tra vụ nữ sinh Vĩnh Long hé lộ tin sốc, phủ nhận 1 điều
    15:51:18 10/05/2025
    Chàng trai Việt má lúm được bắt tay Tổng thống Nga tạo nên khoảnh khắc "để đời": Cuộc sống hoàn hảo phía sauChàng trai Việt má lúm được bắt tay Tổng thống Nga tạo nên khoảnh khắc "để đời": Cuộc sống hoàn hảo phía sau
    14:54:02 10/05/2025
    Gil Lê bất lực lúc 3h sáng, nói hết chịu đựng nổi, lý do vì Xoài Non?Gil Lê bất lực lúc 3h sáng, nói hết chịu đựng nổi, lý do vì Xoài Non?
    13:11:48 10/05/2025
    Nam thần Sở Kiều Truyện ly dị con vua sòng bài, ra đi "tay trắng", lý do sốc?Nam thần Sở Kiều Truyện ly dị con vua sòng bài, ra đi "tay trắng", lý do sốc?
    13:53:07 10/05/2025
    Mưa lớn diện rộng, loạt tỉnh 'chìm' trong nước, người dân 'mất việc' than trờiMưa lớn diện rộng, loạt tỉnh 'chìm' trong nước, người dân 'mất việc' than trời
    12:44:22 10/05/2025
    Ý Nhi bị fan chê 'con ghẻ' quốc gia, ra quốc tế được dì Ly ưu ái, Crown đến gần?Ý Nhi bị fan chê 'con ghẻ' quốc gia, ra quốc tế được dì Ly ưu ái, Crown đến gần?
    16:24:40 10/05/2025
    Giả Nãi Lượng né vợ cũ Lý Tiểu Lộ như "né tà" sau vụ bị "cắm sừng" gây xôn xaoGiả Nãi Lượng né vợ cũ Lý Tiểu Lộ như "né tà" sau vụ bị "cắm sừng" gây xôn xao
    13:27:13 10/05/2025

    Tin mới nhất

    Bất ngờ khả năng ghi nhớ 'giỏi như người' của tò vò mẹ

    Bất ngờ khả năng ghi nhớ 'giỏi như người' của tò vò mẹ

    17:46:54 10/05/2025
    Tò vò mẹ cho con ăn theo thứ tự tuổi, điều chỉnh thứ tự nếu một con chết và thậm chí có thể trì hoãn cho ăn với những con non đã được cung cấp nhiều thức ăn trong lần thăm đầu tiên. Lịch trình phức tạp này giúp giảm nguy cơ con non bị đ...
    Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

    Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

    17:40:33 10/05/2025
    Cédric Girard-Buttoz, nhà sinh học tiến hóa tại CNRS ở Lyon, Pháp cho biết: Sự khác biệt giữa ngôn ngữ con người và cách động vật khác giao tiếp thực sự nằm ở cách chúng ta kết hợp âm thanh để tạo thành từ và cách chúng ta kết hợp từ để...
    Cuba và Trung Quốc nhất trí tăng cường quan hệ song phương

    Cuba và Trung Quốc nhất trí tăng cường quan hệ song phương

    16:39:08 10/05/2025
    Ông Tập Cận Bình kêu gọi hai bên thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp và hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đảm bảo duy trì mức độ tin cậy chính trị cao như nét đặc trưng trong quan hệ giữa hai đảng cầm quyền và hai nước.
    Iran xác nhận thời điểm tiến hành vòng đàm phán hạt nhân mới với Mỹ

    Iran xác nhận thời điểm tiến hành vòng đàm phán hạt nhân mới với Mỹ

    16:37:20 10/05/2025
    Thông báo của Bộ Ngoại giao Iran xác nhận Ngoại trưởng Araghchi sẽ có các cuộc hội đàm với giới chức cấp cao Saudi Arabia tại thủ đô Riyadh trước khi tới thủ đô Doha của Qatar dự hội nghị về đối thoại Arab - Iran.
    Houthi tuyên bố tấn công Israel bằng tên lửa siêu vượt âm

    Houthi tuyên bố tấn công Israel bằng tên lửa siêu vượt âm

    16:35:31 10/05/2025
    Đầu tuần qua, IDF đã tiến hành các đợt không kích nhắm vào nhiều mục tiêu của Houthi trên khắp Yemen, sau khi 1 tên lửa của lực lượng này rơi xuống khu vực gần Sân bay quốc tế Ben-Gurion - cửa ngõ hàng không chính của Israel.
    Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc tăng trưởng 2 con số khi Tổng thống Trump trở lại

    Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc tăng trưởng 2 con số khi Tổng thống Trump trở lại

    15:51:17 10/05/2025
    Theo dữ liệu sơ bộ từ Cục Quản lý ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE) công bố hôm 9/5, các doanh nghiệp Trung Quốc đã gia tăng lượng tài sản ở nước ngoài lên khoảng 48 tỷ USD trong quý I năm nay - tăng 28% so với cùng kỳ năm 2024.
    Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D.Trump để ngỏ 'mức thuế hợp lý' 80% đối với Trung Quốc

    Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D.Trump để ngỏ 'mức thuế hợp lý' 80% đối với Trung Quốc

    15:45:30 10/05/2025
    Ngày 9/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã để ngỏ khả năng giảm mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc xuống còn 80% trước thềm các cuộc đàm phán thương mại cấp cao giữa hai nước dự kiến diễn ra cuối tuần này tại Thụy Sĩ.
    Mỹ khẳng định viện trợ nhân đạo sẽ sớm được nối lại

    Mỹ khẳng định viện trợ nhân đạo sẽ sớm được nối lại

    13:16:59 10/05/2025
    Trái lại, một nguồn tin an ninh của Israel cho biết vẫn còn cơ hội để đạt được thỏa thuận thả con tin trùng với chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới khu vực này từ ngày 13 - 16/5.
    Ngành công nghiệp nhựa thúc đẩy tái chế tiên tiến dù biết rõ các vấn đề rủi ro

    Ngành công nghiệp nhựa thúc đẩy tái chế tiên tiến dù biết rõ các vấn đề rủi ro

    13:16:09 10/05/2025
    Báo cáo dẫn lời ông Davis Allen, nhà nghiên cứu tại CCI và là tác giả chính, nhận định rằng các doanh nghiệp trong ngành đã quảng bá tái chế tiên tiến như một giải pháp toàn diện, mặc dù họ hiểu rõ những giới hạn về kỹ thuật và hiệu quả...
    Tại sao thỏa thuận thương mại mới Mỹ - Anh tạo ra ít tiền lệ cho các nước khác?

    Tại sao thỏa thuận thương mại mới Mỹ - Anh tạo ra ít tiền lệ cho các nước khác?

    13:14:23 10/05/2025
    Thực tế, thỏa thuận Mỹ - Anh có phạm vi hạn chế và tập trung vào các vấn đề cụ thể liên quan đến hai quốc gia. Điều này khiến nó khó có thể trở thành hình mẫu cho các quốc gia khác.
    Cuộc họp lần thứ 13 Ủy ban Hợp tác chung ASEAN-New Zealand

    Cuộc họp lần thứ 13 Ủy ban Hợp tác chung ASEAN-New Zealand

    13:13:49 10/05/2025
    Hai bên khẳng định tầm quan trọng quan hệ và thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại, đầu tư và các lĩnh vực mới nổi như kinh tế số và phát triển bền vững.
    Đối thủ Thanh Thủy đổi vận so kè Opal, 'hất' Ý Nhi ra chuồng gà, dành crown MW?

    Đối thủ Thanh Thủy đổi vận so kè Opal, 'hất' Ý Nhi ra chuồng gà, dành crown MW?

    10:50:32 10/05/2025
    Sân chơi MW năm nay gây choáng với dàn chiến binh mạnh đến từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh màn lấn sang của Opal Suchata thì dân tình bất ngờ khi đối thủ Thanh Thủy - Samantha Poole cũng xuất hiện với vai trò thí sinh tại hoa hậu Th...

    Có thể bạn quan tâm

    Hé lộ cuộc sống mẹ bỉm sữa của Nhật Kim Anh ở tuổi 40

    Hé lộ cuộc sống mẹ bỉm sữa của Nhật Kim Anh ở tuổi 40

    Sao việt

    17:57:19 10/05/2025
    Ca sĩ Nhật Kim Anh tiết lộ bản thân có nhiều thay đổi khi sinh con lần thứ 2. Dù có vú nuôi, nhưng nữ diễn viên vẫn tự tay chăm bé, có đêm dậy đến 5 lần.
    Cha đẻ bài hát trăm triệu view dài 9 phút: Thất bại và vực dậy nhờ một lá thư

    Cha đẻ bài hát trăm triệu view dài 9 phút: Thất bại và vực dậy nhờ một lá thư

    Tv show

    17:54:20 10/05/2025
    Mới đây (9/5), chương trình Kỷ niệm thanh xuân đã lên sóng kênh VTV9, với khách mời là nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, cha đẻ bài hit trăm triệu view Nhật ký của mẹ.
    Bắt quả tang vợ ngoại tình ngay trong nhà mình, tôi càng hận vợ hơn khi cô ấy nói ra lý do phản bội tôi

    Bắt quả tang vợ ngoại tình ngay trong nhà mình, tôi càng hận vợ hơn khi cô ấy nói ra lý do phản bội tôi

    Góc tâm tình

    17:52:27 10/05/2025
    Khi mở cửa phòng ngủ lờ mờ ánh đèn, tôi chết trân khi thấy vợ đang nằm ngủ cùng một người đàn ông lạ ngay trên giường ngủ của chúng tôi.
    Mẹ Từ Hy Viên bức xúc việc chia tài sản của con gái?

    Mẹ Từ Hy Viên bức xúc việc chia tài sản của con gái?

    Sao châu á

    17:51:58 10/05/2025
    Ngay khi vừa xuất viện, mẹ Từ Hy Viên được cho là đã công khai chỉ trích Uông Tiểu Phi, chồng cũ của con gái, về vấn đề phân chia di sản.
    Buổi tối, chỉ cần mâm cơm ngon thế này: Yêu thương là đây chứ đâu!

    Buổi tối, chỉ cần mâm cơm ngon thế này: Yêu thương là đây chứ đâu!

    Ẩm thực

    17:48:11 10/05/2025
    Hãy cùng khám phá 5 món ăn quen mà không hề nhàm chán trong bữa cơm tối tưởng bình thường mà lại không hề tầm thường ấy.
    Cô gái Quảng Ninh nổi bật ở Hoa hậu Việt Nam

    Cô gái Quảng Ninh nổi bật ở Hoa hậu Việt Nam

    Netizen

    17:27:03 10/05/2025
    Hà Thị Thanh Giang là thí sinh trải qua phần nhân trắc học lâu nhất ở Hoa hậu Việt Nam 2024. Cô bày tỏ không lo lắng vì chưa từng phẫu thuật thẩm mỹ.
    Hè 2025 là mùa mở vận tài chính cho 3 con giáp này: Lộc đến bất ngờ, nên chuẩn bị kế hoạch từ bây giờ

    Hè 2025 là mùa mở vận tài chính cho 3 con giáp này: Lộc đến bất ngờ, nên chuẩn bị kế hoạch từ bây giờ

    Trắc nghiệm

    17:09:41 10/05/2025
    Từ tháng 5 đến tháng 8/2025, tài khí chuyển dịch tích cực ở nhiều con giáp. Không phải là những cú trúng lớn , mà là những cơ hội tích tiểu thành đại, từ từ gom lại để có bước ngoặt tài chính cuối năm hoặc đầu năm sau.
    Em gái Tây của Đặng Văn Lâm bùng nổ visual tuổi 18, khí chất mỹ nữ sang chảnh, chân dài nuột nà đẹp hút hồn

    Em gái Tây của Đặng Văn Lâm bùng nổ visual tuổi 18, khí chất mỹ nữ sang chảnh, chân dài nuột nà đẹp hút hồn

    Sao thể thao

    16:32:28 10/05/2025
    Trong những bức ảnh Thanh Giang chia sẻ, thiếu nữ xuất hiện bên bờ biển dưới ánh nắng vàng rực rỡ, lúc lại ngồi thư thái trong không gian sang chảnh của quán cà phê với trang trí đầy cây xanh mắt mắt.
    Hào hùng khí thế tổng duyệt diễu binh mừng kỷ niệm "70 năm Giải phóng Hải Phòng"

    Hào hùng khí thế tổng duyệt diễu binh mừng kỷ niệm "70 năm Giải phóng Hải Phòng"

    Tin nổi bật

    16:19:55 10/05/2025
    Sáng 10/5, tại Quảng trường Nhà hát thành phố, Hải Phòng tổ chức tổng duyệt chương trình diễu binh, diễu hành quy mô lớn nhằm chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng (13/5/1955 13/5/2025).
    Taylor Swift bị réo tên giữa drama pháp lý của Blake Lively tức giận phản pháo!

    Taylor Swift bị réo tên giữa drama pháp lý của Blake Lively tức giận phản pháo!

    Sao âu mỹ

    16:18:57 10/05/2025
    Taylor Swift bức xúc khi bất ngờ bị triệu tập làm chứng trong vụ kiện căng thẳng giữa hai ngôi sao điện ảnh Blake Lively và Justin Baldoni những người đang vướng vào tranh chấp liên quan đến quá trình sản xuất phim It Ends With Us.
    7 pha hành động đỉnh cao của Tom Cruise trong "Nhiệm vụ: Bất khả thi"

    7 pha hành động đỉnh cao của Tom Cruise trong "Nhiệm vụ: Bất khả thi"

    Phim âu mỹ

    16:01:17 10/05/2025
    Trước khi Nhiệm vụ: Bất khả thi - nghiệp báo cuối cùng chuẩn bị đổ bộ rạp chiếu vào tháng 5, cùng nhìn lại lịch sử những màn hành động đến khó tin từ ngôi sao này.