Đòn bẩy thúc đẩy Tổng thống Trump tự tin tái cấu trúc quan hệ thương mại toàn cầu
Nhờ vào kỹ thuật này, nước Mỹ đã đạt được sự tự chủ về năng lượng, và đó chính là ngòi nổ cho cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.
Phương pháp khai thác hydrocacbon được sử dụng rộng rãi tại Mỹ này đã giúp chính quyền mới tái định vị vai trò trong nền kinh tế toàn cầu mà không phải lo ngại về an ninh năng lượng. Ảnh: Getty Images
Thành phố New York, năm 2010. Tại nhà hàng Cipriani huyền thoại trên Phố Wall, giới doanh nhân dầu khí tụ họp để vinh danh những cá nhân xuất sắc nhất tại lễ trao giải Platts Global Energy Awards. Tại sự kiện, một lãnh đạo ngành đã ca ngợi những ưu điểm của một kỹ thuật đang bùng nổ trong lĩnh vực nhiên liệu hydrocacbon: fracking (kỹ thuật thủy lực cắt phá đá). Ông dự đoán rằng nó sẽ làm cách mạng hóa thị trường dầu khí tự nhiên, biến Mỹ từ một nước nhập khẩu nhiên liệu hydrocacbon (như dầu mỏ, khí đốt, than đá…) thành cường quốc xuất khẩu năng lượng.
Vị lãnh đạo này đã nắm thông tin rất chính xác. Chỉ hơn một thập kỷ sau, Mỹ đã trở thành quốc gia sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới – chiếm 25% sản lượng toàn cầu – vượt qua cả Nga và Iran, đồng thời đạt được sự tự chủ về năng lượng. Kỹ thuật fracking, với cơ chế phá vỡ lớp đá bằng nước áp lực cao và các hợp chất hóa học, đã trở thành ngòi nổ cho cuộc chiến thương mại của Donald Trump.
Dầu và khí khai thác từ fracking – chủ yếu tại Texas, Oklahoma, New Mexico, Wyoming và Louisiana – hiện đang đáp ứng cả nhu cầu dân sự lẫn quân sự của Mỹ. Sự đảm bảo về an ninh năng lượng này đã trao cho chính quyền Trump đòn bẩy để tái cấu trúc quan hệ thương mại toàn cầu mà không còn nỗi lo thiếu hụt nguồn cung. Và không chỉ riêng khí tự nhiên (phần lớn được xuất khẩu dưới dạng khí tự nhiên hóa lỏng – LNG); năm 2022, 2/3 lượng dầu của Mỹ đến từ fracking – một bước nhảy vọt so với mức dưới 7% cách đây hai thập kỷ. Từ năm 2015, dầu khai thác bằng kỹ thuật thủy lực cắt phá đã chiếm hơn một nửa tổng sản lượng dầu thô của Mỹ, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng của nước này (EIA).
Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris lần thứ hai và nay đang tận dụng sự dồi dào nguồn hydrocacbon của nước Mỹ để tái định hình các mối quan hệ thương mại – đặc biệt với Liên minh châu Âu (EU). Đây không chỉ còn là câu chuyện tiề.n bạc, mà còn là cuộc cạnh tranh về ảnh hưởng địa chính trị: khí đốt Mỹ thay thế khí đốt Nga. Ông Trump đã úp mở rằng ông có thể giảm các mức thuế đối ứng (hiện đang được tạm ngưng) nếu EU đồng ý mua 350 tỷ USD năng lượng từ Mỹ.
Đây là một thách thức mới đối với Brussels. Theo Eurostat, trong năm 2024, EU đã nhập khẩu 45,3% khí LNG và 16,1% dầu từ Mỹ – cao hơn nhiều so với tỷ lệ nhập khẩu từ Nga (17,5%) hay Na Uy (13,5%).
Thủ tướng Olaf Scholz (giữa) tại lễ khai trương cơ sở tiếp nhận khí hóa lỏng đầu tiên tại cảng Wilhelmshaven, bang miền Bắc Niedersachsen, Đức, ngày 17/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính quyền Trump đã hoàn toàn chấp nhận công nghệ fracking gây tranh cãi – kỹ thuật bị ch.ỉ tríc.h vì sử dụng nước cùng các hợp chất hóa học với tỉ lệ pha trộn không được tiết lộ. Tuy nhiên, canh bạc chiến lược với fracking không bắt đầu từ Tổng thống Trump. Khi còn là Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Barack Obama (2009-2013), bà Hillary Clinton đã tích cực thúc đẩy fracking cả trong nước lẫn quốc tế.
Năm 2010, bà Clinton đã khởi xướng “Sáng kiến Khí đá phiến Toàn cầu: Cân bằng giữa An ninh Năng lượng và Mối lo Môi trường”, thể hiện sự hậu thuẫn mạnh mẽ của chính quyền Mỹ đối với khai thác nguồn hydrocacbon phi truyền thống. Trong nội bộ Bộ Ngoại giao Mỹ, Cục Tài nguyên Năng lượng được giao nhiệm vụ đán.h giá những thách thức chính sách đối ngoại liên quan tới năng lượng trong 25 năm tiếp theo.
Video đang HOT
Theo tài liệu từ Ủy ban Điện lực Liên bang Mexico, EIA dưới thời ông Obama đã công bố những báo cáo đán.h giá toàn cầu đầu tiên về tiềm năng khai thác khí và dầu đá phiến vào năm 2011 và 2013. Các báo cáo này phân tích 137 tầng địa chất chứa đá phiến tại 41 quốc gia. Phiên bản cập nhật năm 2015 còn mở rộng phạm vi sang Chad, Kazakhstan, Oman và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Tàu chở khí hóa lỏng MV Excelsior neo tại cảng Texas, Mỹ. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Từ năm 2013, EIA đã thừa nhận tầm quan trọng toàn cầu của các nguồn tài nguyên này. “Trên toàn thế giới, 32% tổng trữ lượng khí đốt tự nhiên ước tính nằm trong các tầng đá phiến, và 10% trữ lượng dầu nằm trong đá phiến hoặc các cấu trúc chặt chẽ”, báo cáo nêu rõ.
Trong bối cảnh đó, tiềm năng sản xuất khí đá phiến của Canada – vốn đã được Mỹ chú ý từ lâu giúp giải thích cho những phát biểu mang tính “sáp nhập” của ông Trump. Ý tưởng về việc Canada trở thành bang thứ 51 của Mỹ càng được củng cố bởi nguồn tài nguyên năng lượng dồi dào nơi đây. Canada bắt đầu sử dụng kỹ thuật fracking tại Montney Formation (British Columbia) vào năm 2005, sau đó mở rộng sang lưu vực Horn River năm 2006. Sự quan tâm nhanh chóng lan rộng tới Alberta, New Brunswick, Nova Scotia và Quebec.t
Theo một báo cáo của chính phủ Canada năm 2020, quốc gia này sở hữu 11 tầng địa chất giàu khí đá phiến và khí chặt. Ngoài ra, Canada còn có các mỏ dầu phi truyền thống lớn ở nhiều nơi. Đây thực sự là một kho báu năng lượng đáng thèm muốn.
Tại châu Âu, EIA xác định tiềm năng khí đá phiến ở 13 quốc gia. Tuy nhiên, công nghệ này không thể phát triển do lo ngại về môi trường. Tại Tây Ban Nha, fracking đã bị cấm thực tế theo Luật Chuyển đổi Năng lượng và Biến đổi Khí hậu năm 2020.
Trong khi đó, EIA – cơ quan thống kê và phân tích thuộc Bộ Năng lượng Mỹ – vẫn duy trì dự báo lạc quan đối với ngành công nghiệp khí đốt Mỹ. Báo cáo mới nhất dự báo xuất khẩu khí đốt sẽ tăng 18% trong năm nay, phần lớn nhờ vào việc vận hành các cơ sở hạ tầng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới, như nhà máy Plaquemines LNG ở Louisiana, khai trương cuối năm 2024. Mỹ hiện có 8 cảng xuất khẩu LNG.
EIA lưu ý: “Dù Trung Quốc hiện không nhập khẩu LNG từ Mỹ, chúng tôi đán.h giá rằng nhu cầu LNG toàn cầu đủ lớn và các hợp đồng có điều khoản giao hàng linh hoạt sẽ khiến xuất khẩu LNG của Mỹ ít bị ảnh hưởng bởi những diễn biến mới trong chính sách thương mại”.
Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'
Nhờ Tổng thống Trump, giờ đây chúng ta biết rằng Maseru là thủ đô của Lesotho, rằng đói nghèo đang hoành hành một nửa dân số của quốc gia này, và rằng tỷ lệ mắc HIV/AIDS tại đây thuộc loại cao nhất thế giới.
Công nhân dệt may ở Lesotho. Ảnh: peoplesdispatch
Đầu tháng 3, Tổng thống Donald Trump đã gọi Lesotho là một nơi "chưa ai từng nghe đến". Một tháng sau, quốc gia nhỏ bé ở phía nam châu Phi này trở thành tâm điểm chú ý của thế giới sau khi bị đán.h thuế 50% đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ, mức thuế cao nhất mà Washington công bố đối với một đất nước nhỏ bé, nơi sinh sống của 2,3 triệu người và có GDP chỉ hơn 2 tỷ USD mỗi năm.
Theo tờ El Pais, trong vài ngày qua, và nhờ ông Trump, giờ đây chúng ta biết rằng Maseru là thủ đô của Lesotho, rằng đói nghèo đang hoành hành một nửa dân số của quốc gia này, rằng hàng nghìn chiếc quần jeans Levi's được bán ở Mỹ được sản xuất tại các nhà máy dệt ở nước này và rằng tỷ lệ mắc HIV/AIDS tại đây là một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới.
Nhưng tại sao lại là Lesotho?
Đó chính xác là điều mà Bộ trưởng Thương mại Lesotho, Mokhethi Shelile, đã tự hỏi, với sự kinh ngạc, trong lần xuất hiện ngắn ngủi trước giới truyền thông vào tối 10/4.
"Chúng ta cần phải khẩn trương đến Mỹ để trao đổi với chính quyền của họ và bảo vệ lợi ích của chúng ta", ông Shelile nói. Vị quan chức này dự đoán rằng một số trong 11 nhà máy dệt của Lesotho sẽ phải đóng cửa và một phần lực lượng lao động gồm 12.000 người của họ sẽ mất việc, mặc dù hiện tại hoạt động của họ vẫn không thay đổi trong khi chính phủ "tìm kiếm giải pháp", bao gồm "đa dạng hóa" các điểm đến xuất khẩu của mình.
"Mỹ là đối tác thương mại quan trọng đối với châu Phi, nhưng trong những năm gần đây, một số quốc gia trên lục địa này đã chuyển sang các điểm đến khác, chẳng hạn như Trung Quốc, điều này chắc chắn sẽ tăng cường sự hiện diện của họ trong khu vực của chúng tôi sau các quyết định của ông Trump", Kwami Ossadzifo Wonyra, nhà kinh tế học và giáo sư tại Đại học Kara, ở Togo, giải thích trong một cuộc phỏng vấn.
Lesotho, một vương quốc nhỏ vùng núi, phụ thuộc vào xuất khẩu kim cương, quần áo - đặc biệt là quần jean - và nước khoáng. Điều đặc biệt là Lesotho nằm lọt thỏm hoàn toàn trong lãnh thổ của một quốc gia khác là Nam Phi. Sau Nam Phi, Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của nước này, chiếm 21% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu sang Mỹ chiếm 10% GDP của Lesotho. Xét đến những con số này, thiệt hại mà mức thuế 50% gây ra rõ ràng nghiêm trọng hơn ở một quốc gia không gây ra mối đ.e dọ.a thương mại nào đối với Mỹ.
"Có lẽ quyết định của ông Trump là do người Mỹ muốn bảo vệ những người sản xuất bông của họ. Đó là lý do hợp lý duy nhất mà người ta có thể tìm thấy", Giáo sư Ossadzifo Wonyra nói.
Nhưng theo các nhà kinh tế khác, câu trả lời có thể khác.
Lesotho bất lực trong phản ứng
Liệu có phải Lesotho đã áp dụng mức thuế cắt cổ đối với các sản phẩm của Mỹ và Washington chỉ đơn giản là áp dụng nguyên tắc "có đi có lại"? Có vẻ như không phải vậy. Lesotho là thành viên của Liên minh Hải quan Nam Phi (SACU), bao gồm cả Nam Phi, Namibia, Eswatini và Botswana. Tất cả đều áp dụng một mức thuế quan chung đối với hàng xuất khẩu của họ, nhưng Washington sẽ áp dụng các mức thuế khác nhau: 30% cho Nam Phi, 37% cho Botswana, 21% cho Namibia và 10% cho Eswatini.
Nền kinh tế Lesotho phụ thuộc vào xuất khẩu kim cương và quần áo. Ảnh: peoplesdispatch
Các tính toán của chính quyền Tổng thống Trump đối với một quốc gia như Lesotho chủ yếu dựa trên sự bất bình đẳng trong thương mại của quốc gia này, cụ thể hơn là sự mất cân bằng so với Washington. Do đó, các quốc gia nhỏ, nghèo tài nguyên không đủ khả năng nhập khẩu từ Mỹ đã bị phạt nặng hơn. Vào năm 2024, trong khi Mỹ chỉ xuất khẩu 2,8 triệu USD hàng hóa sang quốc gia châu Phi nhỏ bé này, thì lượng hàng nhập khẩu của họ từ Lesotho lên tới 237,3 triệu USD.
"Lesotho không thể làm gì về vấn đề này: họ không thể thay đổi mức thuế mà họ bị cáo buộc áp dụng đối với Mỹ để giảm mức thuế mà Mỹ 'đáp lại' vì mức thuế này cũng không dựa trên bất kỳ mức thuế nào mà họ áp dụng. Tương tự như vậy, Lesotho không thể làm được gì nhiều để giảm thâm hụt thương mại với Mỹ vì, một lần nữa, họ đơn giản là không có đủ tiề.n để mua hàng hóa Mỹ", nhà phân tích kinh tế Arnaud Bertrand nói, nhấn mạnh rằng đây là ví dụ điển hình nhất về "sự bất nhất về kinh tế" của những thông báo của từ Washington, rằng "thay vì giải quyết các rào cản thương mại thực tế, lại trừng phạt các quốc gia dựa trên thâm hụt thương mại".
Một số loại quần bò Levi's mà người Mỹ mặc được sản xuất tại Lesotho và được xuất khẩu nhờ Đạo luật Tăng trưởng và Cơ hội của châu Phi (AGOA), cho phép một số quốc gia châu Phi xuất sản phẩm đến Mỹ mà không phải chịu thuế. AGOA, được cựu Tổng thống Bill Clinton ký thành luật vào năm 2000, nhằm mục đích kích thích nền kinh tế của các quốc gia này và dự kiến sẽ được gia hạn vào tháng 9 năm sau, nhưng các quyết định của chính quyền Tổng thống Trump dường như đán.h dấu sự kết thúc của nó.
Nhà kinh tế Kwami Ossadzifo Wonyra cho rằng: "Có lẽ đã đến lúc các nước châu Phi tập trung vào việc thúc đẩy một khu vực thương mại tự do cho lục địa của chúng ta. Chúng ta cần phát triển theo khu vực để đáp ứng nhu cầu của mình. Đây có thể là cơ hội để định hướng lại hoạt động thương mại của chúng ta hướng tới các nước láng giềng và cả thị trường châu Á".
Thực tế là cả Lesotho và hầu hết các quốc gia châu Phi đều không quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ. Năm 2024, tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ từ các quốc gia châu Phi đạt 39,5 tỷ đô la (trong đó 50% thuộc về Nam Phi và Nigeria), chỉ gần bằng số lượng mà Mỹ mua từ một quốc gia như Mexico trong một tháng. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang châu Phi đạt 32,1 tỷ USD, theo số liệu chính thức.
Bệnh nhân AIDS bị bỏ rơi?
Mức thuế quan nặng nề có hiệu lực vào thời điểm nhiều quốc gia châu Phi đang phải đối mặt với những tác động từ việc cắt giảm viện trợ nước ngoài của Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế. Trong số này có Lesotho, nơi có khoảng 260.000 người được chẩn đoán mắc HIV. Loại virus này đã cướp đi sinh mạng của 4.000 người vào năm 2023, khiến nó trở thành nguyên nhân gây t.ử von.g hàng đầu ở Lesotho.
Kể từ khi ông Trump tuyên bố rằng hầu hết các chương trình của USAID sẽ bị đình chỉ trong 90 ngày để đán.h giá tính phù hợp của chúng, 72% hỗ trợ mà Lesotho nhận được từ Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Mỹ về AIDS (PEPFAR) đã biến mất. Vào năm 2024, USAID đã đầu tư 44 triệu USD vào cuộc chiến chống lại HIV/AIDS tại Lesotho.
Ngành đồ chơi Mỹ 'khóc ròng' vì thuế nhập khẩu 145% Đối với nhiều gia đình Mỹ, những món đồ chơi giá phải chăng có thể trở thành hàng xa xỉ. Đó là bởi vì gần 80% tất cả đồ chơi được bán ở Mỹ được nhập khẩu từ Trung Quốc, và không dễ để đưa chúng về sản xuất nội địa. Công nhân tại một nhà máy sản xuất đồ chơi ở Liên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ấn Độ đóng cửa gần 50 điểm du lịch ở Kashmir

Cấp điện hạt nhân trên Mặt Trăng: Cuộc đua quyền lực mới giữa Mỹ - Trung Quốc

'Dao động khí quyển cảm ứng' có thể là nguyên nhân gây mất điện diện rộng tại châu Âu

EU chúc mừng chiến thắng của ông Mark Carney trong cuộc bầu cử tại Canada

Tiết lộ cách doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập kênh liên lạc với chính quyền Trump

Sau trận chiến ở Kursk, liên minh Nga - Triều Tiên sẽ hợp tác trong những lĩnh vực nào?

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn

ESA kêu gọi châu Âu đầu tư công nghệ vũ trụ để tăng quyền tự chủ

Tổng thống Ukraine đán.h giá dự thảo mới thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Mexico đưa ra 'nhượng bộ' mới với Mỹ để tránh đối đầu ngoại giao và thuế quan nặng hơn

Mỹ - Ukraine sắp ký thoả thuận khoáng sản lịch sử: Cơ hội hay cạm bẫy?

Xung đột Hamas-Israel: Ai Cập thúc đẩy sáng kiến ngừng bắ.n mới tại Gaza
Có thể bạn quan tâm

Bắt nhóm bán thuố.c "đàn ông" giả thu lợi hàng chục tỷ đồng
Pháp luật
19:58:00 29/04/2025
Jennie (BLACKPINK) tạo tiề.n lệ mới khi ra mắt album
Nhạc quốc tế
19:57:41 29/04/2025
Tử vi tài chính 3 tháng tới: 2 cung hoàng đạo càng tiêu nhiều càng có lộc, 1 cung càng "run tay" càng rỗng ví
Trắc nghiệm
19:57:22 29/04/2025
Thanh Thủy, Tiến Luật, Thúy Ngân và dàn nghệ sĩ Việt tham gia diễu hành ngày 30/4: "Hòa bình đẹp như nụ cười của người dân khi nhìn thấy từng khối diễu binh, diễu hành!"
Sao việt
19:55:01 29/04/2025
Đại tá, NSND Thu Hà: Ứa nước mắt giữa vòng tay Nhân dân, xem nhẹ cái nóng 50 độ
Nhạc việt
19:32:08 29/04/2025
Đoạn clip ghi lại thời điểm lửa bùng phát khiến 3 người t.ử von.g trong vụ cháy nhà ở Hà Nội
Netizen
19:23:02 29/04/2025
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?
Ẩm thực
18:04:41 29/04/2025
Chủ tịch nước đặc xá cho 8.055 phạm nhân
Tin nổi bật
18:02:11 29/04/2025
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lậ.t mặ.t 8' của Lý Hải
Hậu trường phim
17:57:02 29/04/2025
Kim Soo-hyun đối mặt các vụ kiện đòi bồi thường "khủng"
Sao châu á
17:39:36 29/04/2025