Đồng bằng sông Cửu Long: Triều cường dâng kỷ lục – biến đổi khí hậu đang ‘nóng dần’
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn Quốc gia , những tháng còn lại của năm 2019 và đầu năm 2020, Nam Bộ sẽ xuất hiện 8 đợt triều cường nữa.
Các địa phương vùng ven sông, vùng ngoài đê bao và vùng có sạt lở như: An Giang, ồng Tháp, Vĩnh Long , Cần Thơ, Bạc Liêu … sẽ tiếp tục đứng trước nguy cơ xảy ra ngập lụt nặng, người dân vùng ĐBSCL sẽ còn phải lo ngay ngáy mỗi đợt triều cường kéo về…
Triều cường cao kỷ lục, nhiều nơi của Cần Thơ ngập sâu.
Triều cường dâng cao nhất hàng chục năm qua
Trận ngập kỷ lục do đợt triều cường cuối tháng 9 đầu tháng 10 vừa qua khiến các đô thị ở vùng ĐBSCL bị ngập nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt người dân, thậm chí đã cướp đi sinh mạng của một người dân trên địa bàn TP Cần Thơ.
Qua quan sát của PGS.TS Lê Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu , Trường ĐH Cần Thơ – đợt triều dâng sáng ngày 30/9, mực nước trên sông Hậu, đo được tại Cần Thơ đã lên đến mức 2,25 m – tức là vượt kỷ lục 2,23 m của năm 2018 và là mức triều cường cao nhất trong vài chục năm qua – làm nhiều quận trung tâm Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thuỷ bị ngập sâu. Công trình hồ Bún Xáng đang xây dựng với mục tiêu chống ngập cho nội ô TP Cần Thơ cũng không có tác dụng… Theo như chia sẻ của PGS Lê Anh Tuấn thì đối phó với tình trạng ngập lụt ở miền Tây chỉ còn cách là thụ động, giảm nhẹ thiệt hại chứ không được chống lại, càng chống sẽ nhận được hậu quả tương tự.
Ở quận Ninh Kiều, trung tâm TP Cần Thơ, tuyến đường Mậu Thân được xem là ngập nặng nhất. Bà Ngô Thị Thanh Trúc, ngụ ven tuyến đường này than thở: “Nhiều năm qua cứ có triều cường là ở khu vực này ngập đầu tiên và rút cũng lâu nhất, cứ ngập là phải đóng cửa, có buôn bán được gì đâu”.
Địa bàn tỉnh Vĩnh Long cũng chịu cảnh như một số địa phương khác, nhiều nơi nội ô của TP Vĩnh Long cũng ngập sâu. Tuyến quốc lộ 1A qua huyện Tam Bình và thị xã Bình Minh đợt triều cường vừa qua ngập nặng khiến giao thông bị ách tắc nhiều giờ. Ông Lưu Nhuận – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi kiêm Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Vĩnh Long – cho biết: “Đây là đợt triều cường cao nhất lịch sử mà tỉnh từng ghi nhận, mực nước đo được hiện tại là 2,18 m, cao hơn đợt ngập năm ngoái 31 cm”…
Nhận định về diễn biến của đợt triều cường vừa qua, PGS.TS Hoàng Minh Tuyển -Viện Khoa học Tài nguyên nước, Bộ TN&MT – cho biết: “Chắc chắn ngập lụt ở miền Tây mấy hôm nay không phải do nước lũ đổ về, bởi mực nước đo được ở đầu nguồn đều đang ở mức thấp. Chính biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã làm cho mực triều dâng cao bất thường. Kể cả chân triều và đỉnh triều đều cao hơn mức trung bình trước đây từ 15-16 cm”.
Con người can thiệp thô bạo vào thiên nhiên khiến ngập lụt?
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng sở dĩ triều cường dâng cao gây ngập nặng ở nhiều nơi là do hệ thống thoát nước của các địa phương xuống cấp hoặc không đồng bộ khiến cho nước không thoát được. Tuy nhiên ghi nhận từ thực tế đợt triều cường mới đây vào đầu tháng 10 mới vỡ lẽ ra, mặt nước trên sông cao hơn mặt đường thì không thể thoát ngập.
Nhiều nhà nghiên cứu cũng đúc kết: Hoạt động khai thác nước ngầm của người dân dẫn tới sụt lún đất. Ở ĐBSCL, việc khai thác nước ngầm từ vài trăm nghìn m3/ ngày đêm vào năm 1991 đến nay đã tăng gần 2,5 triệu m3, khiến quá trình sụt lún càng nghiêm trọng.
Ths. Nguyễn Hữu Thiện – chuyên gia độc lập về sinh thái vùng Mê Kông – nhận định: Triều cường và sụt lún là hai tác động “kép” khiến cho ngập lụt ở các đô thị ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng hơn. “Sụt lún chính là vấn đề cấp bách đáng lo ngại nhất của ĐBSCL và nó lại do con người gây ra. Chính cái cách mà chúng ta đối xử thô bạo với thiên nhiên dẫn đến việc này” – ông Thiện nói và cho biết, có 3 nguyên nhân cơ bản gây sụt lún, ngập lụt là: Đê bao ngăn dòng; khai thác nước ngầm; lún tự nhiên tuy không đáng kể. Cũng theo Ths. Thiện, các nơi đua nhau đắp đê bao để ngăn nước vào các vườn tược. Khi không gian trữ nước ở nông thôn bị thu hẹp thì nước sẽ đổ dồn về vùng đô thị, đó là nguyên nhân khiến đô thị ngập nặng hơn vùng nông thôn.
Cùng quan điểm với Ths. Thiện, ông Nguyễn Thái Bảo – Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ – đưa ra ví dụ cụ thể hơn: “Giả sử ở nông thôn có 1 ha đất cho ngập 10 cm thì chứa được 1.000 m3 nước, nhưng khi diện tích đó đắp đê bao, nước có thể dồn về vùng thành thị và gây ngập sâu gấp 3 lần. Lý do là ở đô thị, diện tích nhà ở thường được người dân tôn cao, chỉ có mặt đường giao thông chiếm 30 – 40% diện tích là dễ bị ngập. Từ đây, để chống ngập sẽ phải nâng đường, xong rồi lại phải nâng nhà. Không biết bao nhiêu ngàn tỉ đồng mới giải quyết được tình hình”.
PGS.TS Lê Anh Tuấn cũng chỉ ra nguyên nhân từ con người đang làm cho thiên nhiên ngày càng giận dữ: Tình trạng làm đê bao khắp nơi, một số đô thị thì nâng cốt nền, nói chung là mạnh ai nấy làm khiến ngập nặng ở đô thị như đang xảy ra, chẳng theo một quy luật nào cả. Ngay cả Cần Thơ đang làm dự án hồ Bún Xáng để thoát ngập cũng bị ngập sâu. Đó là chưa kể các nghiên cứu cho thấy ĐBSCL đang lún với mức độ trung bình 2-4 cm/ năm”.
Video đang HOT
Nước dâng cao hay đồng bằng đang sụt lún?
Theo các nhà khoa học, có hai nguyên nhân chính gây nên triều cường ngày càng dâng cao là nước biển dâng và đặc biệt là tình trạng sụt lún mặt đất.
Nghiên cứu của Trường ĐH Utrecht (Hà Lan) cho thấy mức độ gia tăng mực nước biển tuyệt đối khoảng từ 3-4 mm/ năm, trong khi nhiều phần diện tích ở nông thôn vùng ĐBSCL mức độ sụt lún khoảng 10-20 mm/ năm, riêng khu vực thành thị và các khu công nghiệp mức độ sụt lún lên đến khoảng 25 mm/ năm. Trong 25 năm qua (1991-2015), ĐBSCL đã sụt lún trung bình 18 cm, có những nơi sụt lún 2,5 cm/ năm, cao hơn gần 10 lần so với tốc độ nước biển dâng. Nguyên nhân chính của hiện tượng sụt lún trên là do khai thác nước ngầm quá mức.
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam từng thông tin: Hơn một triệu giếng khoan nước ngầm được khai thác từ những năm 1980 ở ĐBSCL cũng là nguyên nhân chính làm vùng bị sụt lún ngày càng trầm trọng hơn.
Ths. Nguyễn Hữu Thiện khuyến cáo: “Sụt lún phải được xem là khẩn cấp, xác định nguyên nhân số 1 do khai thác nước ngầm, nên phải giảm khai thác và phục hồi sông ngòi đặt trong những bài toán cân bằng sinh thái”.
Theo Ths. Kỷ Quang Vinh, nước ngầm không phân bổ như địa giới hành chính nên việc khai thác quá mức ở Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau có thể ảnh hưởng đến sụt lún ở các địa phương khác như Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang… Sự suy giảm của nước ngầm là có thể thấy rõ… Có những trạm cấp nước nông thôn khoan lấy nước sâu tới 300 m. Để ứng phó với sụt lún, ngập lụt, cần phải có lộ trình giảm, hạn chế và dần dần cấm việc sử dụng nước ngầm, dần tiến tới bơm bù nước ngầm vào lòng đất, cho dù đây là thách thức quá lớn.
Ứng phó với biến đổi khí hậu, không thể chần chừ
Những năm gần đây Đảng, Chính phủ đặc biệt quan tâm với ĐBSCL, cụ thể Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cho ra đời Nghị quyết số 120/NQ – CP, về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Đầu tháng 9 vừa qua, Thủ tướng lại tiếp tục hối thúc các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 120, trong đó yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương xây dựng thể chế điều phối vùng, tạo cơ chế phát triển bền vững ĐBSCL. Tăng cường nguồn lực và thu hút các nguồn vốn hợp pháp trong đầu tư, đề xuất cơ chế tài chính phù hợp cho phát triển bền vững ĐBSCL.
Gần đây nhất Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đích thân thị sát một số điểm sạt lở nghiêm trọng ở ĐBSCL và chủ trì cuộc họp với các địa phương để quyết nhiều vấn đề quan trọng cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL. Thủ tướng nhấn mạnh: Biến đổi khí hậu là vấn đề hàng đầu, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, tìm ra các giải pháp để ứng phó. Chính phủ sẽ giải quyết hoặc kiến nghị với Quốc hội giải quyết đủ vốn cho vấn đề sạt lở bờ biển, bờ sông với số vốn hơn 3.000 tỉ đồng trong 2 năm (2019, 2020). Thủ tướng còn cho rằng: Cần đánh giá tổng thể, căn cơ trên cơ sở quy hoạch ĐBSCL hiện được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng, đồng thời phải ưu tiên áp dụng những tiến bộ khoa học – công nghệ trong xử lý vấn đề sạt lở ĐBSCL chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, tránh để xảy ra tình trạng làm trước hỏng sau…
Quốc Trung
Theo ĐĐK
ĐBSCL: Xuyên qua "cái rốn" Đồng Tháp Mười không tìm nước nổi
Mùa nước nổi năm nay, "tháng bảy nước... chưa nhảy khỏi bờ" và nhiều dự báo ĐBSCL sẽ vắng mùa nước nổi.
Nhưng thực tế diễn biến mùa lũ năm nay có nhiều khác thường, theo chúng tôi ghi nhận nước về trễ hơn mọi năm 1 tháng, nhưng lên rất nhanh khiến hoạt động đời sống sản xuất, kinh doanh của người dân nông thôn và các đô thị bị xáo trộn. Những mùa nước nổi "cà giựt", không theo quy luật cho thấy diễn biến của Mẹ Thiên nhiên ngày càng khác thường, sản xuất và đời sống của hàng triệu nông dân vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chúng tôi mong muốn đi tìm một phần câu trả lời cho vấn đề "điều gì đang xảy ra với đồng bằng?" Vùng đất vốn dĩ đã quen thuộc "sống chung với lũ", kế mưu sinh nương theo những con nước, việc chuyển đổi sản xuất của người dân đồng bằng đang diễn ra thế nào?
Kỳ 1: Xuyên Đồng Tháp Mười nhưng không tìm nước nổi
Giữa cuối tháng 9, các cánh đồng dọc tuyến QL N2 rôm rả thu hoạch lúa vụ 3, trong khi các cánh đồng biên giới Tân Hồng, Vĩnh Hưng, Tân Hưng... của tỉnh Long An đã có nước lên ngập ruộng.
Anh Lê Văn Tùng ở cánh đồng Ấp 6 (xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa- Long An) cho biết trồng 1ha sen, mỗi ngày thu hoạch ngó sen 30-40kg, hiện giá chỉ 10.000 đ/kg. Năm nay nước đầu nguồn xuống trễ mà lên nhanh.
Thu hoạch lúa trong mưa
Từ tháng 8, nông dân ở Đồng Tháp Mười đã thu hoạch lúa Hè Thu và sẵn sàng đón mùa nước mới, còn những cánh đồng chín vàng dọc QL N2 đang thu hoạch "vét đuôi" gặp phải đợt mưa kéo dài.
Chúng tôi rẽ đường kinh vào ấp Tân Thành (xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh- Long An), cánh đồng gần 2.000ha nhộn nhịp thu hoạch lúa với cả chục máy gặt đập liên hợp, máy cộ lúa rền rĩ đồng trên đồng dưới. Ruộng lúa 2ha của chú Phạm Văn Phon (Tư Phon) dự cắt xiết xong trong buổi chiều, 2 máy gặt đập liên hợp cùng lúc ùa xuống ăn lúa rào rào.
Chú Tám Hon là chủ máy bỏ ra gần 700 triệu đồng đầu tư máy bảo rằng: "Chỉ cần thế chấp sổ đỏ cho ngân hàng chừng 2ha, hôm sau giao máy tới tận nhà".
Mỗi máy công suất 5-7ha/ngày, công cắt 1,8 triệu đồng/ha, bỏ công làm lời, một vài vụ lúa lấy vốn. Hơn nữa, đất ruộng ven QL N2 ngày càng có giá, nhiều người không thích xe cộ thì bán 1 công đất ở mặt lộ đã mua được cả hecta đất làm lúa trong đồng.
Chú Tư Phon cho biết: "Mấy rày nắng ngon lành, nay cắt lúa đụng mưa dầm, may lúa không bị sập". Dù vậy, chú Tư Phon bảo cắt lúa ướt hao hụt rất nhiều, cứ nhìn mấy đường bánh máy cắt chạy qua lúa rớt như sạ mà xót ruột.
Nông dân xã Nhơn Hòa Lập thu hoạch lúa vụ 3 trong mưa khiến lúa ướt, nền ruộng lầy lội.
Trong khi vụ Hè Thu này đa số ruộng lúa xung quanh đã chuyển sang trồng nếp, còn gia đình chú sạ lúa hạt dài Đài Thơm 8 giá 5.500 đ/kg, tương đương 110.000 đ/giạ, chú Tư Phon nhẩm tính vụ này năng suất khoảng 6 tấn/ha, cầm lợi nhuận 30 triệu đồng/ha.
Nếu ở Vĩnh Long mỗi hộ làm một vài công lúa tính ra lời không nhiều, thì hộ dân vùng Đồng Tháp Mười có vài ba hecta làm lúa lại là khoản thu nhập đáng kể. Nên dù thời tiết xấu, thu hoạch lúa phải tốn nhiều công sức, chi phí, cùng với giá lúa, tiêu thụ bấp bênh nhưng nông dân vẫn muốn làm lúa vụ 3, vụ này gối đầu vụ kia không cần xả lũ.
Vụ Hè Thu năm nay, các huyện đầu nguồn của Long An có khoảng 300.000ha được gieo sạ, đến thời điểm này đã cơ bản thu hoạch xong.
Trong khi người dân vẫn quan tâm con nước năm nay về muộn và thấp hơn mọi năm, nhưng nhiều cánh đồng đang cải tạo đất để triển khai mùa vụ mới, nên con nước gần như không nổi ở những khu vực đê bao khép kín.
Xuyên đồng nhưng không tìm nước nổi
PGS.TS. Lê Anh Tuấn- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ)- dẫn chứng một nghiên cứu gần đây cho thấy, năm nào lũ lớn thì năm đó đồng ruộng trúng mùa mà hạt gạo ăn cũng rất ngon, bổ dưỡng hơn vì trong phù sa có nhiều chất vi lượng bồi bổ cho hạt gạo. Cho nên- theo ông- nếu từ chối lũ thì hạt gạo chúng ta ăn là xác nhiều hơn chất.
Ruộng mít Thái siêu sớm ở huyện Thạnh Hóa được đầu tư khá bài bàn.
Nhiều nông dân Đồng Tháp Mười cũng nói cho chúng tôi biết phù sa mùa nước nổi rất quan trọng cho đồng ruộng, năm nào lũ lớn vụ lúa sau đó rất trúng, chi phí phân thuốc cũng thấp hơn các vụ Đông Xuân lũ thấp, hoặc không xả lũ.
Tuy nhiên, câu chuyện xả lũ hay không xả lũ đến nay vẫn nhiều ý kiến trái chiều, bởi đất canh tác trong ô đê bao có nhiều loại "chứ không riêng cây lúa". Thực tế hiện nay, ở giữa ruộng lúa Đồng Tháp Mười xuất hiện ngày càng nhiều vườn cây ăn trái đặc sản, ao nuôi cá thương phẩm.
Anh Hiền ở xã Nhơn Hòa Lập (huyện Tân Thạnh- Long An) đang biến khu đất ruộng nhà mình thành mô hình vườn- ao- chuồng, có mít Thái siêu sớm, dừa, chanh, sapo, cà na bao quanh ao nuôi cá trê, cá rô, cá tra... "Ông anh ở Chợ Lách (Bến Tre) hướng dẫn cách trồng, tui tính đặt thêm vài chục gốc sầu riêng"- anh Hiền nói.
Từ "cái rốn" Đồng Tháp Mười đến các huyện đầu nguồn của tỉnh Long An, chúng tôi nhận thấy một sự chuyển động rất lớn trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Do vậy mà hành trình tìm nước nổi đã đi theo hướng khác, thay cho những dự định ban đầu "về đồng săn chuột, hái bông điển điển, đổ dớn bắt cá...", chúng tôi lại muốn biết người dân Đồng Tháp Mười chuyển đổi sản xuất như thế nào?
Một cán bộ Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Vĩnh Hưng vừa gặp chúng tôi đã khoe: "Bưởi da xanh Khánh Hưng rất ngon"- để mở đầu câu chuyện chuyển đổi cây trồng trên đất lúa- "Toàn huyện hiện có 21,8ha mít Thái siêu sớm (diện tích trên 2 công trở lên), ngoài ra có 343ha trồng xoài, bưởi, sầu riêng, thanh long, mãng cầu...
Trước đây người dân ngại nước phèn, nhưng nay đã biết cải tạo đất bằng cách lên luống, đào rãnh giữa những hàng cây vừa cung cấp nước tưới".
Chuyển đổi cây ăn trái bước đầu hiệu quả, lợi nhuận gấp nhiều lần làm lúa hay "ôm 2 trái mít cầm 1 triệu ngon ơ". Dù vậy, nhiều nông dân cũng phập phồng: "Làm lúa lời ít nhưng ổn định hơn. Ai cũng đua trồng cây ăn trái, sản lượng nhiều bán cho ai?"
Câu chuyện "bán cho ai" hiện đang khiến nông dân nuôi cá tra giống dở cười dở mếu. "Hơn năm trước nghề nuôi cá tra giống lợi nhuận cao từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng/ha. 1 người nuôi lời, 10 người đeo theo.
Có thời điểm giá cá tra giống tăng cao 60.000 đ/kg. Mấy tháng nay giá cá giống giảm 15.000-17.000 đ/kg, trong khi giá thành đã 23.000 đ/kg"- một cán bộ nông nghiệp nói. Huyện Vĩnh Hưng có 183ha nuôi cá tra giống, giá thấp người nuôi không có lời.
Số liệu của ngành nông nghiệp tỉnh Long An cho thấy, chỉ trong 2 năm trở lại đây nông dân Đồng Tháp Mười đã chuyển hơn 4.000ha đất trồng lúa thành ao nước để ương cá tra giống. Một thống kê đến tháng 4/2019 của một số huyện đầu nguồn tỉnh Long An cho thấy, hơn 70% hộ dân chuyển đổi đất lúa sang đào ao ương cá tra giống bị thua lỗ.
Nhiều nông dân đang muốn lấp ao trở lại làm lúa...
Kỳ sau: Ngược dòng thượng nguồn đón lũ muộn.
Ông Hoàng Văn Bảy- Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên- Môi trường) cho biết về tình hình lũ ở ĐBSCL: Số liệu thống kê từ năm 2000 đến nay, có 4 năm xảy ra lũ lớn, 6 năm lũ vừa và 7 năm lũ nhỏ. Lũ có xu hướng đến muộn hơn so với trước đây. Từ năm 2010 đến nay, số trận lũ lớn giảm so với trước kia, chủ yếu xuất hiện các lũ vừa và nhỏ (chiếm 90%), lũ đầu vụ (tháng 8) cũng suy giảm nghiêm trọng.
Theo Nhóm PV Kinh tế (Báo Vĩnh Long)
Khu nhà giàu Thảo Điền thành 'rốn ngập', chuyên gia hiến kế Nổi tiếng là khu nhà giàu nhưng phường Thảo Điền (quận 2, TP.HCM) giờ đây được biết đến với biệt danh "rốn ngập" sau mỗi đợt triều cường. Ngày 30/9, đỉnh triều cường tại TP.HCM tiếp tục lập kỷ lục mới trong vòng 10 năm với mức 1,74 m. Theo ghi nhận của Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị, toàn thành...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP HCM

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hết mái dột lại tới sàn lộ khe hở 'bẫy' hành khách

Tai nạn liên hoàn giữa 5 xe trước khu vực chợ đầu mối Thủ Đức, 2 người tử vong

TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị "dột": Trải nghiệm đáng quên

Nữ sinh Quảng Bình mất tích được tìm thấy ở Hà Nội

Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD

Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân

Nhóm học sinh tắm suối ở Quảng Ninh bị lũ cuốn, tìm thấy 2 thi thể

Tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống tổng giá trị 34 tỷ đồng

Tài xế taxi bị đánh giữa giao lộ ở TPHCM

Vụ thanh niên nhảy sông cứu 4 học sinh: 'Con tôi khóc, nói xin lỗi bên thi thể anh Doanh'
Có thể bạn quan tâm

Chàng trai gây sốt vì hát quá giống Mạnh Quỳnh
Tv show
22:37:11 22/05/2025
Taylor Swift và cơ hội mua lại các bản ghi âm của... chính mình
Nhạc quốc tế
22:35:03 22/05/2025
Tòa án tối cao Anh chặn kế hoạch trao trả Quần đảo Chagos cho Mauritius
Thế giới
22:10:17 22/05/2025
Ngân Collagen: "Boss miền Tây" giàu sụ, chồng bị phốt nói "xạo" gia thế
Netizen
21:48:11 22/05/2025
Huy Khánh trở lại dự án mới sau ly hôn
Hậu trường phim
21:46:08 22/05/2025
Bi kịch khiến nam diễn viên hạng A sống như người nghèo, để chị gái trông như ăn xin cũng không đụng đến 18.000 tỷ
Sao châu á
21:41:40 22/05/2025
Tình trạng đáng lo của Quỳnh Lương giữa bão drama với chồng cũ
Sao việt
21:34:42 22/05/2025
Son Heung-min bị vu cáo ép buộc người tình phá thai
Sao thể thao
21:26:42 22/05/2025
Hai tài xế ô tô trả giá vì gây tai nạn kinh hoàng, khiến 4 mẹ con tử vong tại chỗ
Pháp luật
21:18:34 22/05/2025
Phơi bày thủ đoạn che giấu tội ác của Diddy, 500 bức ảnh làm bằng chứng mới sốc
Sao âu mỹ
21:06:27 22/05/2025