Đồng hành cùng con xây dựng suy nghĩ tích cực

Theo dõi VGT trên

Thái độ sống là chìa khóa của hạnh phúc’ và mỗi đứa trẻ khi lớn lên với suy nghĩ lạc quan, tích cực sẽ luôn sẵn sàng vượt qua mọi thử thách.

Không ai khác, chính cha mẹ là người dạy cho trẻ những bài học đầu tiên, là người đồng hành cùng con xây dựng suy nghĩ tích cực mỗi ngày.

Đồng hành cùng con xây dựng suy nghĩ tích cực - Hình 1

Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng tại trại hè do Trung tâm kỹ năng sống Tâm Việt ( TP Thanh Hóa) tổ chức.

Thời gian gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên có những hành động tiêu cực, hủy hoại bản thân do nhiều nguyên nhân như: trầm cảm, áp lực học tập, bất đồng quan điểm với bố mẹ hoặc khi xảy ra các vấn đề khó giải quyết trong cuộc sống. Khi sự việc xảy ra, dư luận xã hội đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thương cảm có, xót xa có và có cả những lời chỉ trích nặng nề… Thế nhưng, đằng sau mỗi câu chuyện đều là một bài học cay đắng, thức tỉnh các bố mẹ trong việc giáo dục, đặc biệt là xây dựng suy nghĩ tích cực cho con ngay từ khi còn nhỏ.

Chị Lê Thị Phương, Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa) cho rằng: “Trong thời đại công nghệ 4.0, làm bố mẹ hay con trẻ ít nhiều cũng đều chịu những áp lực riêng. Bố mẹ nào cũng yêu con và mong muốn điều tốt nhất cho con mình. Ý thức được những áp lực trong công việc, cuộc sống nên điều tốt nhất mà gia đình chúng tôi làm cho các con đó là xây dựng lối sống tích cực ngay từ khi còn nhỏ”.

Chị Phương tâm sự, chị có 2 đứa con (con trai 14 tuổi và con gái 9 tuổi), mặc dù không có nhiều thời gian trò chuyện cùng các con, song thi thoảng chị vẫn kể những mẩu chuyện nhỏ về cuộc sống và mỗi tình huống xảy ra đều được chị hướng dẫn các con giải quyết theo hướng tích cực nhất. Thay vì những câu phàn nàn trước mặt các con thì chị thường nói về những việc tốt hoặc điều tích cực của vấn đề như: “Cô đồng nghiệp mới ở văn phòng mẹ tốt bụng lắm, cô thường xuyên giúp đỡ mẹ”, “hôm nay con ném bóng tốt hơn buổi học trước”… đặc biệt là khi cả nhà cùng quây quần, vui vẻ bên nhau. Và chị cũng luôn nhắc nhở các con rằng, người hạnh phúc không phải là người được sống trong hoàn cảnh thuận lợi mà là người có thái độ tích cực trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Vào mỗi dịp hè, chị Phương cũng khuyến khích, đăng ký cho các con tham gia các khóa học trải nghiệm hoặc khóa học thể thao yêu thích để rèn luyện bản thân.

Nắm bắt được xu hướng và nhu cầu rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng phát triển các trung tâm giáo dục kỹ năng sống. Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 28 công ty được cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ hành chính.

Tại Trung tâm kỹ năng sống Tâm Việt (TP Thanh Hóa), vào mỗi dịp hè thường thu hút khoảng 200 – 300 học viên từ học sinh cấp tiểu học đến THPT tham gia các khóa trải nghiệm. Trong đó, các khóa học đều hướng đến 7 giá trị cốt lõi bao gồm: yêu thương, kiên trì, tích cực, dũng cảm, trách nhiệm, tự lập và tự tin.

Chị Nguyễn Thị Huế, Trung tâm kỹ năng sống Tâm Việt (TP Thanh Hóa) cho biết: Thông qua các hoạt động theo đội nhóm, các con được giao lưu với nhiều độ tuổi, được sinh hoạt trong môi trường tập thể đầy tích cực và tính kỷ luật, trách nhiệm, đòi hỏi tình yêu thương bao bọc lẫn nhau. Đặc biệt, đối với các khóa rèn luyện về giao tiếp, ứng xử dành cho học sinh THCS, THPT sẽ giúp các em xây dựng niềm tin vào bản thân, vui vẻ, tích cực trong giao tiếp, ứng xử văn minh khi gặp xung đột. Mặc dù mỗi khóa học chỉ kéo dài 5 ngày, song điều quan trọng mà mỗi học viên được trang bị đó là sự tự tin, tích cực, tự chủ và tự giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, điều quan trọng của các chương trình rèn luyện còn giúp trẻ luôn cảm thấy hạnh phúc, lạc quan ngay cả với những điều rất nhỏ.

Hiện nay, cùng với việc giáo dục lối sống hàng ngày, rất nhiều gia đình khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động thể thao. Theo một số nghiên cứu, vận động thể thao sẽ giúp cơ thể tiết ra Endorphin và các hormone khác giúp giảm lo âu, tăng cảm giác vui vẻ, yêu đời. Trẻ được luyện tập thể thao thường xuyên sẽ khỏe mạnh hơn về thể chất và tinh thần, góp phần bồi đắp lối sống tích cực.

Có thể nói rằng, việc xây dựng thái độ sống tích cực ngay từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ có xu hướng giải quyết các vấn đề một cách tốt đẹp. Tuy nhiên, việc đồng hành cùng con xây dựng lối sống tích cực không có nghĩa rằng chúng ta thỏa hiệp mọi vấn đề và phớt lờ những mặt tiêu cực, mà quan trọng là các bậc cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ kỹ năng điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực để nuôi dưỡng khả năng thích ứng của trẻ trong cuộc sống.

Video đang HOT

Kiên trì xây đắp tình yêu lao động cho trẻ

Mục tiêu cao nhất của giáo dục là đào tạo ra những cá nhân độc lập, tự chủ và góp phần xây dựng cuộc sống từ gia đình đến xã hội.

Kiên trì xây đắp tình yêu lao động cho trẻ - Hình 1

Học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi (Đắk Lắk) được rèn ý thức lao động từ những việc nhỏ. Ảnh: NTCC

Để làm được điều đó, tiên quyết phải xây dựng cho trẻ tình yêu lao động và ý thức lao động. Dù còn những hạn chế, nhưng điều này đã và đang được các trường nỗ lực thực hiện.

Niềm vui từ những việc nhỏ

Ở Trường Tiểu học Lê Lợi, buôn M'Hăng, xã Cư Huê, huyện EaKar (Đắk Lắk), ngoài rèn luyện đạo đức, cung cấp tri thức cho học sinh, một yếu tố quan trọng được nhà trường quan tâm là luôn coi lao động như việc làm cần thiết để giáo dục học sinh phát triển toàn diện.

Cô Lương Thị Hồng - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết: Ngoài giờ học, giáo viên thường cho học sinh tham gia lao động, vệ sinh trường lớp, nơi công cộng, tưới cây, lau bàn ghế... Những việc làm tưởng như đơn giản nhưng giúp các em hiểu và có trách nhiệm với cuộc sống, hoàn thiện các kỹ năng lao động phục vụ cho sinh hoạt, đời sống của bản thân. Từ thành quả lao động đạt được ở trường và sự ghi nhận của bạn bè, thầy cô, học sinh có thêm động lực, niềm hăng say, biết quý trọng giá trị sức lao động của bản thân và người khác.

Hiệu quả đạt được ở học sinh, theo cô Lương Thị Hồng, là hình thành suy nghĩ đúng đắn về việc lao động là vinh quang, trách nhiệm của mỗi người trong cuộc sống. Điều đó sẽ kích thích nhiều hơn nữa ý chí học tập của mỗi học sinh. "Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi Bộ GD&ĐT phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", hơn bao giờ hết, các nhà trường dù ở cấp học nào cũng cần xác định rõ mục tiêu của giáo dục học sinh qua lao động, coi đây là yếu tố quan trọng trong việc giáo dục trò trở thành người hữu ích cho xã hội", cô Lương Thị Hồng nhấn mạnh.

Kiên trì xây đắp tình yêu lao động cho trẻ - Hình 2

Học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi (Đắk Lắk) lao động vệ sinh cảnh quan nhà trường. Ảnh: NTCC

Bồi dưỡng tình yêu lao động

Khẳng định nhà trường không ngừng bồi dưỡng tình yêu lao động cho học sinh, cô Lê Thị Ngọc Dung - Hiệu trưởng Trường THCS Quản Cơ Thành (An Giang) - cho biết: Điều này đến từ những việc rất nhỏ như gìn giữ dụng cụ học tập cá nhân, giữ gìn vệ sinh trường lớp, đến những hoạt động lớn như kiến thiết môi trường học tập an toàn, văn minh (trang trí lớp, góc học tập, tạo cảnh quan khu tiểu cảnh trong khuôn viên trường học, sân nhà...).

Tương tự, Trường M.V.Lômônôxốp (Hà Nội) cũng coi giáo dục lao động là một trong các nguyên tắc của giáo dục trong nhà trường, có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách học trò. Thầy Nguyễn Quang Tùng - Hiệu trưởng nhà trường - cho rằng: Nếu xem nhẹ nguyên tắc này là chưa hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Giáo dục lao động cho học sinh phải bảo đảm an toàn tuyệt đối, tránh những tai nạn đáng tiếc. Tại Trường Lômônôxốp, giáo dục tình yêu lao động được giảng dạy qua các môn học.

Môn Sinh học, Lịch sử khi dạy về sự tiến hóa loài người đều cho học sinh thấy rõ tầm quan trọng của lao động, nhờ lao động mà loài người đã tiến hóa nhanh chóng như hiện nay. Các bộ môn tự nhiên, giáo dục STEM chỉ đạt được kết quả cao nhờ miệt mài lao động trí óc và trong phòng thí nghiệm... Thông qua các hoạt động lao động mà hình thành được niềm tin trong tâm hồn học sinh, khi hoàn thành xong một việc, các em sẽ cảm thấy tự hào về mình, về nhóm và rèn luyện được ý chí tiến bước trong học tập và lao động.

Giáo dục tình yêu lao động tại trường, theo thầy Nguyễn Quang Tùng, còn qua một số công việc phù hợp với lứa tuổi học trò. Học sinh được khuyến khích tự lao động, giáo viên hỗ trợ và kiểm soát thật tốt an toàn lao động của học trò. Ở trường, các em vệ sinh lớp học, khuôn viên trường (nhà trường không có lao động dọn dẹp các khu vực này). Ở nhà, các em giúp bố mẹ làm việc nhẹ nhàng, chăm sóc cây xanh... Nhiều bộ môn như Công nghệ, Giáo dục công dân đều có dự án giao về nhà làm việc và báo cáo giáo viên khi kết thúc dự án, có thể bằng những video ngắn gọn. Ở góc độ xã hội, học sinh có thể tham gia vệ sinh các di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ, bãi biển... trong những dịp ngoại khóa.

Kiên trì xây đắp tình yêu lao động cho trẻ - Hình 3

Học sinh Trường THCS Thái Thụy (Thái Bình) tham gia lao động nhặt khẩu trang, túi nilon bên đường giao thông.

Những suy ngẫm

Tuy nhiên, qua việc cho học sinh lao động ở trường lớp, thầy Nguyễn Quang Tùng cũng nhận thấy có những vấn đề đáng suy ngẫm. "Có nhiều học trò cầm chổi gượng gạo, lúng túng khi làm vệ sinh... Nguyên nhân do ở nhà có giúp việc nên hầu như các em không phải làm gì cả. Có em lao động một chút là thấy mệt, chưa quen với cường độ làm việc như các bạn ở nông thôn. Bên cạnh đó, học sinh thành phố khi lao động tại trường dễ bị xảy ra vụ việc không như ý, khi đó báo chí đưa tin cũng khiến nhiều trường học "ngại" khi giao nhiệm vụ lao động cho học trò" - thầy Tùng chia sẻ.

Tại Trường Tiểu học Lê Lợi (Đắk Lắk) cũng có những khó khăn riêng khi ở vùng khó. Cô Lương Thị Hồng cho hay: Mặc dù, cách trung tâm huyện không xa nhưng cuộc sống của người dân nơi đây còn quá khó khăn. Học sinh là con em dân tộc thiểu số nhiều, chiếm trên 70%, nên phụ huynh còn ít quan tâm con em mình trong học tập, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống khi ở nhà. Nhất là với học sinh lớp 1, giáo viên vừa là cô, vừa là mẹ, phải hướng dẫn cho các em từ vệ sinh cá nhân như buộc tóc, rửa chân tay, chà dép, bỏ rác đúng nơi quy định. Từ đó, hình thành cho các em thói quen tự phục vụ bản thân, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung...

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Lợi, buôn M'Hăng, xã Cư Huê, huyện EaKar (Đắk Lắk) hướng dẫn học sinh rửa tay chân. Ảnh: NTCC

Theo quan điểm của thầy Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng Trường THCS Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình), giáo dục nhân cách, hình thành các kỹ năng sống luôn là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với các nhà trường. Trường THCS Thụy Liên luôn nhận thức được, ngoài rèn đạo đức, cung cấp tri thức, yếu tố rất quan trọng là luôn coi lao động như việc làm cần thiết để giáo dục toàn diện học sinh. Ngoài giờ học, hàng tuần, học sinh phải tham gia lao động, vệ sinh trường lớp, nơi công cộng và tham gia lao động công ích ở địa phương. Được tổ chức thường xuyên và có kế hoạch của nhà trường sẽ giúp hình thành đức tính yêu lao động ở trẻ, hiểu và có trách nhiệm với bản thân, cuộc sống...

Thế nhưng, thời gian gần đây, việc giáo dục lao động đối với học sinh trong các nhà trường giảm hẳn đi, do nhiều nguyên nhân: Yêu cầu về giáo dục lao động không còn được chú trọng, thậm chí bị coi nhẹ, chỉ tập trung vào việc học dẫn đến áp lực học tập khá nặng nề. Ngoài ra, hơn 2 năm qua, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến học sinh nhiều nơi phải dừng đến trường, không được tham gia các hoạt động lao động trải nghiệm, rèn kỹ năng sống...

Bên cạnh đó, đời sống các gia đình đã nâng lên đáng kể, sinh ít con, các em được chiều chuộng, không phải làm việc nhà. Khi đến trường, phụ huynh thương con, sợ con lao động vất vả có xu hướng muốn việc lao động ở trường được thực hiện bằng "dịch vụ hóa" để thuê nhân công làm thay... "Những nguyên nhân trên làm cho việc giáo dục lao động đối với trẻ em bị hạn chế rất nhiều, tạo nên những yếu kém về ý thức - kỹ năng lao động và kỹ năng sống, việc giáo dục toàn diện học sinh có phần ảnh hưởng" - thầy Nguyễn Tiến Dũng trăn trở.

Kiên trì xây đắp tình yêu lao động cho trẻ - Hình 4

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Lợi, buôn M'Hăng, xã Cư Huê, huyện EaKar (Đắk Lắk) hướng dẫn học sinh buộc tóc. Ảnh: NTCC

Đa dạng hình thức giáo dục

Thầy Nguyễn Tiến Dũng cho rằng: Giáo dục ở các nhà trường hiện nay rất cần duy trì và tăng cường biện pháp giáo dục đối với từng học sinh. Nhà trường xây dựng kế hoạch lao động cụ thể để thầy cô, học sinh tham gia. Đồng thời tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh hiểu mục đích của giáo dục lao động trong nhà trường.

Những công việc hàng ngày khi các em đến trường phải làm tưởng như đơn giản (quét dọn lớp, sân trường, tưới cây, nhổ cỏ, lau bàn ghế...) cũng đủ hình thành ở các em tình yêu lao động và khả năng hoàn thiện các kỹ năng phục vụ cho sinh hoạt, phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay. Dù quy mô còn nhỏ, các công việc thể hiện chưa nhiều, nhưng từ thành quả lao động đạt được ở trường cùng sự ghi nhận của bạn bè và thầy cô, khiến các em có thêm động lực và niềm hăng say lao động, biết quý trọng giá trị sức lao động của bản thân và người khác.

Nhìn nhận rõ khó khăn của nhà trường, cô Lương Thị Hồng chia sẻ: Tại Trường Tiểu học Lê Lợi, ngay từ đầu năm học giáo viên lớp 1 cho học sinh làm quen môi trường mới, học nội quy lớp học, phối kết hợp với phụ huynh và giáo viên bộ môn đề ra kế hoạch cụ thể, hướng dẫn và cho học sinh thực hiện từng công việc. Bên cạnh đó, thông qua giáo dục lao động, giáo viên có thể quan sát, uốn nắn, điều chỉnh hành vi, kỹ năng của học sinh. Đây cũng là cơ hội giúp trò rèn luyện tinh thần trách nhiệm, khả năng sáng tạo, làm việc nhóm, biết trân trọng sức lao động để phát triển nhân cách một cách toàn diện, trở thành những công dân có ích cho gia đình, xã hội.

Từ thực tế tại một trường vùng thuận lợi, thầy Nguyễn Quang Tùng nêu quan điểm: Các nhà trường cần mạnh dạn hơn nữa trong giáo dục tình yêu lao động cho học trò. Phụ huynh không nên làm hết phần việc của con mình, hãy mạnh dạn trao việc làm cho con. Các con sẽ được giáo dục rất nhiều năng lực và phẩm chất qua công việc lao động tưởng chừng đơn giản đó.

Kiên trì xây đắp tình yêu lao động cho trẻ - Hình 5

Học sinh Trường THCS Thái Thụy (Thái Bình) lao động chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ.

Lan tỏa tình yêu lao động

Để việc lao động không phải là hình thức, không gây mỏi mệt áp lực, giải pháp được cô Lê Thị Ngọc Dung chia sẻ: Trường THCS Quản Cơ Thành luôn hướng dẫn học sinh về ý nghĩa, lợi ích thực tế của lao động, thành quả lao động. Những buổi sinh hoạt, giáo viên luôn tuyên dương những cá nhân, tổ, nhóm có tinh thần lao động tích cực. Đó là tinh thần tự giác bảo vệ tài sản chung, giữ gìn mỹ quan của trường lớp; là tinh thần lao động trí óc, say mê học tập... Việc các em nhận ra lao động không chỉ là những buổi cắt cỏ, quét lớp, mà chính là quá trình chủ động thể hiện cái tôi và ghi nhận cái tôi đã thúc đẩy việc tự hoàn thiện mình mỗi ngày.

Bên cạnh được tuyên dương, công nhận thành quả lao động của học sinh trước tập thể cũng là cách nhà trường áp dụng để xây dựng tình yêu lao động. Đó là những cuộc thi, buổi sinh hoạt chủ điểm, sinh hoạt dưới cờ giới thiệu những sáng kiến, thành quả của chính các em và bạn bè đã thực hiện. Đó là phong trào thi đua học tập tốt, tiết học tốt, mô hình học tập tích cực; là các mô hình bảo vệ môi trường, động vật; là những khoảng vườn, khoảng sân được phân công cho từng lớp chăm sóc, trang trí trong kết cấu chung của toàn trường...

Những thành quả ban đầu gặt hái được đó là học sinh trân trọng nơi các em học tập, yêu thương từng góc nhỏ và tự giác làm đẹp thêm mỗi ngày. Lao động thể chất giúp các em đoàn kết, tăng cường sức khỏe, phát triển toàn diện. Xa hơn, các em biết cố gắng học tập, tăng kiến thức, tự học tham gia các sân chơi lớn như cuộc thi học sinh giỏi, cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng, cuộc thi khoa học kỹ thuật... Những thành quả đó là sự đồng hành, thống nhất từ tập thể giáo viên cũng say mê lao động và vô tư lao động, cảm nhận niềm vui lao động lan tỏa cho học trò.

"Có tình yêu lao động, trẻ sẽ tự có ý thức lao động. Muốn bồi dưỡng tình yêu phải xuất phát từ thực tế, từ thành quả lao động do các em tự tạo ra. Nhà trường và gia đình - phải đồng hành bằng cách không ngừng bồi đắp, tuyên dương, khích lệ cũng như công nhận và ứng dụng các thành quả của các em. Với lòng yêu trẻ, tinh thần lao động vô tư của những người thầy, chúng tôi tin rằng, tình yêu lao động vẫn đang bám rễ và ngày càng lớn lên bên trong mỗi học sinh". - Cô Lê Thị Ngọc Dung - Hiệu trưởng Trường THCS Quản Cơ Thành (An Giang)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đức Tuấn tranh cãi vì thái độ cười cợt vụ mất drone, phải ngừng diễnĐức Tuấn tranh cãi vì thái độ cười cợt vụ mất drone, phải ngừng diễn
07:22:02 02/05/2025
Sinh viên Đại học vỗ lễ cựu chiến binh lên tiếng xin lỗi, khoe gia đình có côngSinh viên Đại học vỗ lễ cựu chiến binh lên tiếng xin lỗi, khoe gia đình có công
10:04:23 02/05/2025
Nữ Thượng tá 5 lần đọc thuyết minh diễu binh, diễu hành, tiết lộ phải thi tuyển rất gắt gaoNữ Thượng tá 5 lần đọc thuyết minh diễu binh, diễu hành, tiết lộ phải thi tuyển rất gắt gao
06:56:28 02/05/2025
Nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Bộ Công an đề nghị hủy quyết định không khởi tố vụ ánNữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Bộ Công an đề nghị hủy quyết định không khởi tố vụ án
10:41:19 02/05/2025
Làm việc với chủ bãi xe "chặt chém" 100.000 đồng/xe máy xem diễu binh, diễu hànhLàm việc với chủ bãi xe "chặt chém" 100.000 đồng/xe máy xem diễu binh, diễu hành
06:50:53 02/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh bỏ lễ trao giải đi hẹn hò, sắp tái hôn, danh tính "nửa kia" sốc?Triệu Lệ Dĩnh bỏ lễ trao giải đi hẹn hò, sắp tái hôn, danh tính "nửa kia" sốc?
07:08:40 02/05/2025
Chưa thể lay chuyển thương hiệu Noo Phước ThịnhChưa thể lay chuyển thương hiệu Noo Phước Thịnh
07:40:51 02/05/2025
Đầu tư vàng lời 35 tỷ, ông chủ siêu thị lập tức chia toàn bộ cho nhân viên vì lời "nói dối" năm xưaĐầu tư vàng lời 35 tỷ, ông chủ siêu thị lập tức chia toàn bộ cho nhân viên vì lời "nói dối" năm xưa
08:19:32 02/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vết trượt dài của kẻ "ăn đất"

Vết trượt dài của kẻ "ăn đất"

Pháp luật

12:47:28 02/05/2025
Hành vi của Nghĩa đã đẩy hàng chục người dân rơi vào cảnh điêu đứng, nợ chồng nợ. Cuối tháng 4/2025, TAND TP Huế đã kết án Nghĩa 14 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản .
"Nữ hoàng rating" thu mình sau biến cố mất cha và em trai: Không kết hôn, cuộc sống hiện tại chỉ xoay quanh 1 thứ

"Nữ hoàng rating" thu mình sau biến cố mất cha và em trai: Không kết hôn, cuộc sống hiện tại chỉ xoay quanh 1 thứ

Sao châu á

12:45:52 02/05/2025
Ha Ji Won thích trồng cây, đọc sách, vẽ tranh, và nuôi thú cưng. Với nữ diễn viên, bình yên là được làm điều mình thích và sống trọn vẹn mỗi ngày.
Madonna, Diana Ross, Stevie Wonder sẽ tham dự Met Gala

Madonna, Diana Ross, Stevie Wonder sẽ tham dự Met Gala

Sao âu mỹ

12:40:49 02/05/2025
Page Six đưa tin rằng, biểu tượng Diana Ross sẽ tham dự buổi từ thiện sang trọng diễn ra vào thứ Hai tuần tới cùng với con gái, ngôi sao Black-ish Tracee Ellis Ross và con trai Evan.
Vụ giáo viên bị tát, đẩy ra đứng giữa trời mưa: Bài học đau xót!

Vụ giáo viên bị tát, đẩy ra đứng giữa trời mưa: Bài học đau xót!

Tin nổi bật

12:35:18 02/05/2025
Sự việc xảy ra vào chiều ngày 28/4 tại điểm trường bản Bắc Thắng, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Tân Thắng (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã gây chấn động dư luận.
Nga cảm ơn Mỹ vì hỗ trợ quân sự trong Thế chiến II

Nga cảm ơn Mỹ vì hỗ trợ quân sự trong Thế chiến II

Thế giới

12:30:33 02/05/2025
Nga gửi lời cảm ơn Mỹ vì viện trợ quân sự thời Thế chiến II, nhưng khẳng định Liên Xô vẫn sẽ đánh bại phát xít Đức.
Du khách Tây Nguyên đổ về Phú Yên 'giải nhiệt' dịp lễ 30/4 và 1/5

Du khách Tây Nguyên đổ về Phú Yên 'giải nhiệt' dịp lễ 30/4 và 1/5

Trắc nghiệm

11:21:44 02/05/2025
Phú Yên - mảnh đất của biển trời yên bình - đang trở thành điểm đến lý tưởng cho hàng chục nghìn du khách trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày.
Xiaomi chính thức 'bỏ rơi' 7 mẫu điện thoại phổ biến

Xiaomi chính thức 'bỏ rơi' 7 mẫu điện thoại phổ biến

Đồ 2-tek

11:18:47 02/05/2025
Những lỗ hổng chưa được vá có thể bị kẻ xấu khai thác nhằm truy cập trái phép vào dữ liệu của người dùng, đánh cắp mật khẩu hay thậm chí cài đặt phần mềm độc hại.
Chỉ thay đổi một thói quen nhỏ khi đi chợ, tôi tiết kiệm gần 500.000 đồng mỗi tháng mà bữa ăn vẫn đủ món ngon

Chỉ thay đổi một thói quen nhỏ khi đi chợ, tôi tiết kiệm gần 500.000 đồng mỗi tháng mà bữa ăn vẫn đủ món ngon

Sáng tạo

11:09:52 02/05/2025
Phải đến khi quyết tâm theo dõi lại toàn bộ chi tiêu trong 2 tháng, tôi mới thấy vấn đề không nằm ở chợ, không nằm ở giá rau, mà nằm ở cách tôi đi chợ và mua đồ mỗi ngày.
Hình ảnh lạ xuất hiện giữa đại dương khiến các nhà khoa học đau đầu: Bí mật là gì?

Hình ảnh lạ xuất hiện giữa đại dương khiến các nhà khoa học đau đầu: Bí mật là gì?

Lạ vui

11:06:52 02/05/2025
Dù đã nghiên cứu hàng thập kỷ, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra những hiểu biết mới về cách thức hoạt động và tương tác của các yếu tố trong lòng đại dương.
Samsung muốn biến điện thoại Galaxy thành máy ảnh DSLR

Samsung muốn biến điện thoại Galaxy thành máy ảnh DSLR

Thế giới số

10:51:54 02/05/2025
Theo PhoneArena, nhiều người dùng smartphone luôn ao ước có thể thay đổi ống kính linh hoạt như trên máy ảnh DSLR chuyên nghiệp để nâng tầm khả năng nhiếp ảnh.
Áo gile, bí quyết nâng tầm vẻ ngoài thanh lịch cho mùa hè

Áo gile, bí quyết nâng tầm vẻ ngoài thanh lịch cho mùa hè

Thời trang

10:47:45 02/05/2025
Áo gile chính là biểu tượng cho vẻ đẹp sang trọng, thanh tao của phái nữ. Không còn bó buộc trong hình ảnh của những cô nàng công sở, áo gile nâng tầm vẻ ngoài với nhiều bản phối năng động để nàng tỏa sáng hết cỡ.