“Đồng Nai chưa lường hết hậu quả khi san lấp sông”
Sau chuyến khảo sát thực tế hiện trường san lấp sông Đồng Nai, ông Lê Mạnh Hùng – Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã khẳng định như vậy với PV Dân trí.
Việc lấp sông Đồng Nai vẫn đang diễn ra khẩn trương (Ảnh: Trung Kiên)
Ông Lê Mạnh Hùng cho biết: “Dự án có diện tích lấp sông Đồng Nai quá lớn, lên tới 7,7 ha, nên sẽ tác động không nhỏ tới dòng chảy, thay đổi lực chảy, chế độ của con sông.
Cơ sở pháp lý để thực hiện dự án này liên quan đến Luật Tài nguyên nước, Luật Đê điều, Luật Phòng chống thiên tai. Tuy nhiên các văn bản liên quan như vậy hoàn toàn không có. Tôi có yêu cầu các vị ấy cho xem nhưng họ không xuất trình được.
Tôi đã làm việc với Vụ Đê điều, Vụ Phòng chống lụt bão của Tổng cục Thủy lợi, rồi Cục Thiên tai, tất cả đều nói rằng không thấy tỉnh Đồng Nai, chủ đầu tư xin phép, xin ý kiến gì về những chuyện đó cả”.
Phóng viên: Trong thông cáo báo chí mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai có dẫn ra việc Viện Khoa học thủy lợi miền Nam khảo sát, đánh giá việc chỉnh trị bờ trái sông, đoạn nằm giữa cầu Hóa An và cầu Ghềnh, không gây ảnh hưởng đến những vùng lân cận; tiếp đó, tháng 7/2014, Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam (Bộ Giao thông vận tải) có văn bản chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa phục vụ thi công thực hiện dự án. Và từ đây họ kết luận rằng “việc hình thành dự án cải tạo cảnh quan, phát triển đô thị ven sông Đồng Nai xuất phát từ ý tưởng của cơ quan quản lý nhà nước, phù hợp quy hoạch, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, góp phần tạo điểm nhấn cho TP Biên Hòa”. Theo ông, cơ sở pháp lý đó có vững chắc và đầy đủ để triển khai thực hiện một dự án có ảnh hưởng lớn tới môi trường như vậy?
Ông Lê Mạnh Hùng: Không đủ. Tôi nghĩ chưa đủ. Bởi cái này phải xem xét tới cả khả năng tiêu thoát lũ, môi trường – chưa xin ý kiến, chưa được chấp thuận. Ý kiến của Viện Khoa học thủy lợi miền Namthì chỉ liên quan tới dòng chảy thôi, chuyện ấy lâu rồi.
Trong vấn đề quy hoạch thì luật đã quy định sau 5 năm phải có rà soát lại. Làm một dự án được 7-10 năm rồi mới làm lại, các thứ thay đổi hết rồi mà các vị làm thế không đúng đâu.
Tôi nghĩ các vị quá chủ quan. Nhà quản lý thì rất coi thường về chuyên môn, cứ bảo “lấn một tý”. Dòng sông bên lở bên bồi, lở bồi diễn ra rất chậm. Bây giờ mình bồi nhanh bên này thì bên kia sẽ lở nhanh. Ông cha nói không có gì sai đâu, đó là kinh nghiệm đã đúc kết từ nhiều đời nay rồi.
Việc lấp sông như thế là vấn đề lớn. Chính vì ảnh hưởng lớn, ảnh hưởng tới nhiều địa phương như thế nên càng cần phải xin phép. Vấn đề khoa học không phải đơn thuần như các vị lãnh đạo tỉnh Đồng Nai nói. Dòng sông chỗ to chỗ nhỏ, không phải ngẫu nhiên nó to, nó nhỏ thế đâu; càng không thể nói chỗ đó to nên lấp bớt lại. Quá chủ quan, đừng bao giờ nghĩ đơn thuần thế. Những người không có chuyên môn mới nói thế. Nếu thế thì cần gì những người học về khoa học thủy lợi nữa.
Video đang HOT
Tôi làm khoa học bao nhiêu năm, từng tham gia làm về sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long nên tôi hiểu chuyện ấy. Tác động của dòng dẫn ảnh hưởng tới dòng chảy sẽ gây phản ứng dây chuyền. Các vị ấy lơi lỏng lắm. Không có khoa học nên nói về khoa học thấy rất nhẹ nhàng.
Hối hả lấn dòng sông lớn thứ 3 trên cả nước (Ảnh: Trung Kiên).
Chúng ta sẽ sớm thấy hậu quả của việc lấp sông Đồng Nai làm dự án như thế ?
Việc này hãy để tới mùa lũ thì mới biết. Nếu lưu lượng lũ trung bình nhiều năm thì các bạn sẽ biết nó tác động thế nào với bờ bên kia. Không phải ngẫu nhiên mà con sông đang từ một nhánh như thế mà phân lạch. Việc tác động vào đoạn đầu phân lạch như thế rất nguy hiểm.
Sông phân lạch có một bên lớn hơn, một bên nhỏ đi nên khi tác động vào dòng chính phần thượng nguồn sẽ thay đổi chế độ phân lưu giữa dòng này và dòng kia của đoạn sông phân lạch phía hạ lưu, lúc đó xói lở bồi lắng, ảnh hưởng tới mố cầu và các công trình khác phía dưới hạ lưu.
Tôi không phải nói để dọa mà tôi nói thật, hậu họa không xảy ra ngay lập tức mà nó ảnh hưởng lâu dài, lúc đó chúng ta gánh chịu hậu quả! Chúng ta không kiểm soát được và sẽ phải bỏ rất nhiều tiền để chống.
Ông có đồng tình với kiến nghị của Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) rằng UBND tỉnh Đồng Nai nên rút lại quyết định cấp phép xây dựng dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” và đề nghị Công ty CP Đầu tư – Kiến trúc – Xây dựng Toàn Thịnh Phát dừng mọi hoạt động xây dựng cho đến khi các nghiên cứu về tác động được thực hiện một cách thấu đáo và có sự tham vấn rộng rãi ý kiến của đầy đủ các bên liên quan trong đó có các bộ ngành liên quan ở Trung ương, địa phương, cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội?
Tôi nghĩ tỉnh Đồng Nai nên cầu thị, xin ý kiến các cơ quan, nhà khoa học phản biện, nếu không rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới tương lai phía hạ, kể cả mố cầu gần đó, 300 tỷ đồng đã thấm gì đâu. Cứ nghĩ đi, các công trình bờ chỉ 1km thôi cũng đã tiêu tốn hơn 100 tỷ rồi. Nếu hỏng cái cầu, cơ sở hạ tầng nhà cửa của người người dân – không đổ ngay trong mùa lũ năm nay đâu mà mỗi năm sạt một ít – mới là hậu họa lâu dài.
Xin cảm ơn ông!
Thế Kha (thực hiện)
Theo dantri
Vì sao dự án lấn sông Đồng Nai vẫn "sống khỏe"?
Cơ sở nào để công trình lấn sông của tỉnh Đồng Nai vẫn "thoải mái" triển khai bất chấp phản ứng từ nhiều phía?
Theo thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai, trong quá trình lập dự án, UBND phường Quyết Thắng (TP. Biên Hòa) đã tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư tại địa phương về phương án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án với nhiều thành phần tham gia. Kết luận cuộc họp thống nhất phương án quy hoạch, đề nghị đẩy nhanh tiến độ và có quan tâm đời sống các hộ dân có đất bị quy hoạch.
Sau đó, hồ sơ quy hoạch đã được thông qua Hội đồng Kiến trúc Quy hoạch tỉnh Đồng Nai, xin ý kiến tham vấn góp ý của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật (gồm đại diện các Hội Xây dựng, Hội Kiến trúc sư Đồng Nai, Hội Thủy lợi Đồng Nai, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh), hội nghị kết luận dự án có nhiều ưu điểm, hoàn toàn có tính khả thi triển khai thực hiện; đánh giá cao tác động tích cực của dự án trong việc góp phần cải tạo và bảo vệ sông Đồng Nai, nâng cao môi trường sống, tăng diện tích cây xanh đô thị, góp phần phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn.
Quá trình lấn sông Đồng Nai ra khoảng 100m sắp "về đích"
Ngày 27/8/2011 Cục Đường thủy nội địa có Văn bản số 1087/CĐTNĐ-QLHT; thống nhất chủ trương tuyến kè bờ sông Đồng Nai thuộc dự án gia cố bờ sông Đồng Nai tại bờ trái từ KE-01 đến KE-07 được thể hiện trên bình đồ 1/2000 do Công ty TNHH khảo sát thủy đạc lập tháng 7/2011, và đề nghị gửi hồ sơ về Chi cục đường thủy nội địa phía Nam xem xét cho ý kiến theo phân cấp thẩm quyền.
Ngày 2/1/2013 Chi cục đường thủy nội địa phía Nam có Văn bản số 01/CCĐTNĐPN-KTKH thống nhất thỏa thuận vị trí kè của dự án. Đến ngày 11/6/2014 Chi cục đường thủy nội địa phía Nam có Văn bản số 285/CCĐTNĐPN-KTKH thỏa thuận cụ thể tọa độ các điểm tim đỉnh kè; đồng thời xác nhận tuyến kè nằm ngoài luồng và hành lang bảo vệ luồng trên sông Đồng Nai, về mặt giao thông thủy là phù hợp.
Ngày 13/9/2013, UBND tỉnh duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai. Diện tích lập quy hoạch là hơn 15 ha; trong đó: Khu vực hiện hữu, cải tạo gần 4,8 ha; Khu vực phê duyệt mới hơn 10 ha. Dân số khu cải tạo: 650 - 700 người, khu phát triển mới: 2.300 - 2.350 người. Diện tích chiếm đất của các công trình xây dựng chiếm khoảng 15,4%; diện tích cây xanh (bao gồm cả cây xanh trong các công trình) khoảng 18%; diện tích sân đường nội bộ và đậu xe khoảng 20%; còn lại khoảng 46,6% là đất giao thông công cộng.
Việc san lấp sông Đồng Nai vẫn diễn ra bất chấp phản ứng từ nhiều phía - Ảnh chụp trưa 25/3
Quy hoạch sau khi được duyệt giao Sở Xây dựng, UBND thành phố Biên Hòa, UBND phường Quyết Thắng, Công ty Toàn Thịnh Phát công bố công khai theo quy định tại trụ sở UBND phường và Văn phòng các khu phố có liên quan, và panô công khai quy hoạch trước vị trí dự án.
Đến ngày 21/7/2014 UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận đầu tư dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai.
Ngày 22/7/2014 Cục Đường thủy nội địa phía Nam có Văn bản số 365/CCĐTNĐPN-PC chấp thuận phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa phục vụ thi công xây dựng bờ kè của dự án. Ngày 19/9/2014 Đoạn Quản lý đường thủy nội địa số 10 có Thông báo hạn chế giao thông thủy trên sông Đồng Nai từ ngày 25/9/2014 do Công ty Toàn Thịnh Phát thi công kè thuộc dự án cải tạo cảnh quan và phê duyệt đô thị ven sông Đồng Nai từ km38 500 đến km39 800 bờ trái sông Đồng Nai.
Sau đó, dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai đã được cấp Giấy phép xây dựng ngày 15/1/2015. Toàn bộ khu vực ven sông từ Sở Giáo dục và Đào tạo đến đình Phước Lư thuộc phường Quyết Thắng nằm trong diện quy hoạch giải tỏa để thực hiện dự án cảnh quan ven sông Đồng Nai.
Các khối đá to được chèn phía xa bờ sau đó đá nhỏ hơn sẽ được dùng để tạo mặt bằng
Cũng theo UBND tỉnh Đồng Nai, trước đó vào năm 2007, tỉnh đã mời các nhà khoa học nghiên cứu giải pháp kè lấn sông, và đã có những nghiên cứu cẩn trọng đánh giá tác động của phương án này. Qua đó các cơ quan nghiên cứu kết luận việc xây dựng kè cách 50m, 70m, 100m tại vị trí đoạn sông mở rộng trên 800m ăn sâu vào bờ không làm thay đổi đáng kể về chế độ thủy lực của dòng chảy đoạn sông, không gây ảnh hưởng xấu đến sự thay đổi dòng chảy và tác động đến các đoạn bờ lân cận. Vị trí kè lấn sông đã được phê duyệt trong điều chỉnh quy hoạch và được thực hiện công khai theo đúng quy định.
Trung Kiên
Theo Dantri
Bất chấp phản ứng, tỉnh Đồng Nai tiếp tục lấn sông Bất chấp phản ứng từ nhiều phía và các tổ chức, tỉnh Đồng Nai vẫn tiếp tục triển khai dự án lấn sông Đồng Nai. Xà lan chở đá, xe cuốc, máy ủi và hàng chục công nhân vẫn làm việc tấp nập trong đại công trường. Bên trong công trình lấp sông sáng 25/3 Sáng 25/3, PV Dân trí ghi nhận tại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đề xuất doanh nhân phạm tội được tại ngoại để điều hành doanh nghiệp

Nhận định nguyên nhân khiến hàng loạt trụ điện bị gãy đôi ở Gia Lai

Hai học sinh đuối nước tử vong khi tắm suối

Hà Nội: Ăn hết bát bún mới thấy vật lạ, khách bức xúc vì thái độ nhân viên

TP.HCM: Va chạm xe ôm công nghệ, 1 người tử vong tại chỗ

TP.Phan Thiết: Tạm đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND P.Mũi Né

Truy tìm chủ sở hữu chiếc xe ô tô đâm xe máy rồi bốc cháy

Việt Nam trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông

Tông xe liên hoàn trên quốc lộ ở Đắk Nông, 2 người tử vong

Tài xế xe Mazda biển số Hà Nội va chạm xe Lexus rồi húc thẳng vào nhà dân

Sạt lở đất vùi lấp căn nhà ở Sa Pa, người phụ nữ tử vong

Mưa lớn quật đổ hàng loạt trụ điện ở Gia Lai
Có thể bạn quan tâm

Váy cưới đính 10.000 viên pha lê, giá hơn nửa tỉ đồng của Hồ Quỳnh Hương
Thời trang
10:51:08 16/05/2025
Vẻ đẹp hoang sơ tại bãi biển Cửa Hiền - Nghệ An
Du lịch
10:50:22 16/05/2025
Vespa Sprint và Primavera 2025 chính thức ra mắt tại Việt Nam
Xe máy
10:39:53 16/05/2025
Jenny Huynh 1 chọi 300 lên tạp chí Forbes, "Rich kid" Chao sa sút chỉ biết yêu?
Netizen
10:31:58 16/05/2025
1 Anh trai mang hit cá nhân đến Concert gây tranh luận, đẳng cấp vượt Sơn Tùng
Sao việt
10:22:36 16/05/2025
Nốt ruồi khổng lồ phủ kín hộp sọ khiến cậu bé có ngoại hình giống chuột Mickey
Lạ vui
10:20:28 16/05/2025
Triệu Anh Tử bị "đuổi thẳng" khỏi Cannes 2025, làm hư váy ở vị trí nhạy cảm?
Sao châu á
10:12:37 16/05/2025
Lời xin lỗi muộn màng của đại gia đất hiếm Đoàn Văn Huấn
Pháp luật
10:04:29 16/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 26: Chiếc tủ bí mật của bố Nguyên đã được mở
Phim việt
10:01:11 16/05/2025
Hyundai Santa Fe giảm giá kỷ lục - gần 200 triệu đồng
Ôtô
10:00:29 16/05/2025