Đồng Nai ghi nhận hơn 1.500 ca mắc tay chân miệng
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm đến nay, số ca mắc tay chân miệng trên toàn tỉnh là hơn 1.500 ca.
Điều trị trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Ảnh: CDC Đồng Nai
So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc tăng 1.200 ca. Bệnh tay chân miệng tăng cao trong mỗi tuần. Riêng trong 3 tuần cuối tháng 3 toàn tỉnh ghi nhận 396 ca, trung bình mỗi tuần tăng 120 ca, chưa ghi nhận tử vong.
Trước tình hình số ca mắc tay chân miệng tăng cao, ngành y tế Đồng Nai đã tổ chức chiến dịch khử trùng tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, đồng thời thực hiện truyền thông, phát tờ rơi, khuyến khích người dân tích cực tham gia công tác phòng chống bệnh tay chân miệng.
Tuy nhiên, để phòng bệnh hiệu quả, đòi hỏi sự chung tay góp sức của cộng đồng, nhất là các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ tại các nhóm trẻ, trường mầm non , mẫu giáo .
Video đang HOT
Hiện nay, thời tiết khí hậu đang chuyển mùa hè với khí hậu nóng ẩm , là thời điểm bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy cơ gia tăng, có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng chống.
Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính , lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh dễ lây cho trẻ liên quan đến hành vi vệ sinh cá nhân , vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên. Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận số mắc cao vào khoảng thời gian từ tháng 3 – 5 và 9 – 11.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
7 giờ đồng hồ thực hiện ca mổ tim hở khó nhất từ trước đến nay
Ngày 5-1, sau 6 ngày được mổ tim hở (thay van động mạch chủ, bắc 3 cầu nối động mạch vành), bệnh nhân B.V.L., 54 tuổi, ngụ P.Thống Nhất, TP.Biên Hòa đã bình phục sức khỏe, có thể ngồi dậy, đi lại, ăn uống bình thường.
Theo như lời bệnh nhân, ông như được tái sinh, ca phẫu thuật thành công ngoài sự mong đợi của ông và gia đình.
Bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực - tim mạch Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân sáng ngày 5-1
Ông L kể, cách đây 2 năm, ông đi khám bệnh ở một cơ sở y tế khác, được phát hiện bị bệnh tim và lấy thuốc uống định kỳ nhưng bệnh ngày càng nặng. Tối 8-12-2020, bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng ngất xỉu, nặng ngực.
TS-BS.Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực - Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ phát hiện van động mạch chủ của ông L. bị hẹp rất nặng (diện tích mở van chỉ còn 0,6cm2/mức bình thường là 2,5 - 4,5cm2).
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai sau đó đã hội chẩn với các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, đưa ra quyết định phẫu thuật. Khi chụp động mạch vành trước mổ, bác sĩ lại tiếp tục phát hiện bệnh nhân bị hẹp 2/3 nhánh động mạch vành khá nặng. Việc bệnh nhân lớn tuổi bị cùng lúc 2 tổn thương nặng ở tim khiến nguy cơ bị đột tử rất cao.
Ngày 30-12-2020, ông L. được phẫu thuật. Trong 7 giờ đồng hồ, bệnh nhân được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai thay van động mạch chủ để giải quyết hẹp động mạch chủ. Đồng thời, lấy 2 động mạch tự thân của bệnh nhân (động mạch ngực trong và động mạch vị mạc nối phải) để làm 3 cầu nối động mạch vành.
"Đây là ca phẫu thuật tim hở khó nhất trong số 51 ca phẫu thuật tim hở được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai từ trước đến nay. Trước đây, chúng tôi có thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (kỹ thuật đỉnh cao trong phẫu thuật tim) cho một số trường hợp, nhưng những ca đó mới chỉ thực hiện 1-2 cầu nối, còn trường hợp này thực hiện đến 3 cầu nối, yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có trình độ cao, kỹ năng tốt, tỉ mỉ, tỉnh táo, tập trung cao độ để thực hiện chính xác cả 3 cầu nối. Rất may là diễn tiến từ lúc chuẩn bị mổ tới trong và sau mổ thuận lợi nên bệnh nhân bình phục nhanh chóng. Khoảng vài ngày tới, bệnh nhân sẽ được xuất viện" - TS-BS.Anh Dũng chia sẻ.
Một người đàn ông chấn thương sọ não nghi bị voi rừng quật Ngày 5-1, ông Lê Việt Dũng - phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai - xác nhận một người đàn ông bị chấn thương nặng nghi bị voi rừng quật. Ông Phúc bị chấn thương nặng nghi bị voi quật - Ảnh: L.V.D. Nạn nhân là ông Nguyễn Trung Phúc, 56 tuổi, ngụ huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Thông tin...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chuyên gia chỉ ra những hiểu lầm tai hại khi nghi mắc Covid-19

Sản phụ mang song thai có một thai đột biến gene ASXL1 ít gặp

Vòng khóa siết ngón tay bé trai, gia đình cưa cửa mang đến viện

Nhiều bệnh nhân mắc ung thư, phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch... do nghiện thuốc lá

Trí tuệ nhân tạo, kỳ vọng mới trong xạ trị ung thư đầu cổ

Tay chân miệng ở TP.HCM tăng nhanh, cảnh báo nguy cơ thành dịch

Muốn từ bỏ thuốc lá thành công, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn

Thói quen đơn giản buổi tối giúp ổn định huyết áp

Các tác nhân phổ biến gây bệnh gout

57 viên chức được tập huấn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em

Liên tiếp các ca cấp cứu do thủng nội tạng vì xương cá

Rối loạn trương lực cơ cổ: Bệnh lý hiếm gặp nhưng không thể xem nhẹ
Có thể bạn quan tâm

Đề xuất tăng mức phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng khi quảng cáo sai sự thật
Sao việt
22:58:06 23/05/2025
Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An
Tin nổi bật
22:56:01 23/05/2025
Liệu cái kết của "Cha tôi, người ở lại" sẽ giống phiên bản Trung Quốc?
Phim việt
22:48:29 23/05/2025
Mỹ sắp mở web bán 'thẻ vàng' nhập cư vào tuần tới
Thế giới
22:48:28 23/05/2025
Phim "The President's Cake" giành giải thưởng khán giả bình chọn tại Cannes 2025
Hậu trường phim
22:46:05 23/05/2025
Lĩnh án vì chém hàng xóm té xuống ao nước rồi bỏ mặc dẫn đến tử vong
Pháp luật
22:41:29 23/05/2025
Miley Cyrus có nguy cơ bị hỏng giọng hát
Nhạc quốc tế
22:39:41 23/05/2025
Phương Thanh nói về chuyện 'hết thời', tiết lộ về con gái 20 tuổi
Tv show
22:36:24 23/05/2025
Ana de Armas lên tiếng giữa lúc vướng tin hẹn hò Tom Cruise
Sao âu mỹ
22:33:48 23/05/2025
Microsoft lặng lẽ 'hồi sinh' MS-DOS trên Windows 11
Thế giới số
22:21:43 23/05/2025