Đồng Nai tràn ngập bến thủy nội địa không phép
Quyết định số 70/2007/QĐ-UBND, ngày 28/12/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai về lộ trình sắp xếp và cấp phép hoạt động bến thủy nội địa đề ra mục tiêu tới năm 2010 phải kiểm soát chặt, thậm chí dừng hoạt động tất cả những bến thủy nội địa không phù hợp với quy hoạch. Song hiện nay, tại Đồng Nai vẫn tràn ngập bến thủy nội địa không phép.
Đồng Nai chưa quy hoạch xong bến thủy nội địa. Ảnh: G.H
Giăng đầy bến thủy nội địa không phép
5h chiều một ngày đầu tháng 1/2016, trên đường Nguyễn Ái Quốc (TP. Biên Hòa), trong dòng xe cộ đông đúc bỗng xuất hiện những chiếc xe ben chở đầy cát, đá… từ hướng sông Đồng Nai về trung tâm thành phố. Người dân tại đây cho biết, những chiếc xe tải chạy với vận tốc khá nhanh chở đầy cát, đá này xuất phát từ những bến thủy không phép dọc sông Đồng Nai.
Theo một báo cáo từ UBND tỉnh Đồng Nai, toàn tỉnh hiện có 96 bến thủy nội địa. Những bến thủy nội địa này chủ yếu cung cấp dịch vụ kinh doanh vật liệu xây dựng, theo đó có 33 bến có giấy phép hoạt động, 63 bến không có giấy phép hoặc giấy phép đã hết hạn. Số lượng bến không phép tập trung nhiều nhất ở TP. Biên Hòa, với 35 bến hoạt động không phép. Các bến này tập trung chủ yếu tại các xã Tân Hạnh, Hóa An, phường An Bình. Huyện Nhơn Trạch có 13 bến. Hai huyện Tân Phú và Định Quán có 5 bến thủy nội địa đang hoạt động nhưng tất cả đều không phép.
Trên đoạn ngắn sông Đồng Nai đi qua địa bàn xã Tân Hạnh hiện có hơn chục bến thủy kinh doanh vật liệu xây dựng hoạt động không phép. Tại các bến này, cát, đá được cần cẩu vận chuyển từ sà lan lên bờ, sau đó chuyển lên xe ben chở về các công trình hoặc điểm bán vật liệu xây dựng trong nội thành. Ngoài ra, tại đoạn sông Đồng Nai đi qua xã Hóa An, cũng có gần chục bến thủy kinh doanh vật liệu xây dựng không phép hoạt động.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai, tại xã Tân Hạnh có tới 17/19 bến hoạt động không phép như bến ông Lam, ông Hiếu, bà Quới… Còn tại xã Hóa An có 7/7 bến hoạt động không phép; phường An Bình có 4/8 bến hoạt động không phép. Các bến thủy nội địa không phép hình thành khá dày đặc dọc tuyến sông Đồng Nai.
Đại diện Sở Giao thông – Vận tải (GTVT) tỉnh Đồng Nai cho biết, đã nhiều lần Sở phối hợp với lực lượng liên ngành tổ chức kiểm tra đột xuất, nhưng khi mới kiểm tra được một bến thì các bến khác đã đóng cửa bến và không hoạt động trong thời gian có đoàn kiểm tra. Sau đó, mọi việc lại diễn ra bình thường. Ngoài ra, một số bến cát thường nhập hàng vào ban đêm, ban ngày chỉ cho xe chở hàng từ bến đến nơi tiêu thụ, nên khi tiến hành kiểm tra không có phương tiện thủy đang neo đậu tại bến, vì vậy chủ bến không thừa nhận việc còn hoạt động bến thủy nội địa.
Quá 5 năm vẫn chưa quy hoạch xong
Video đang HOT
Đầu năm 2015, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Trần Văn Vĩnh đã yêu cầu Sở GTVT và các đơn vị liên quan rà soát lại toàn bộ hệ thống bến thủy nội địa trong tỉnh, loại bỏ những bến không phù hợp với quy hoạch và đến tháng 9/2015, phải xử lý dứt điểm tình trạng trên. Ngày 11/9/2015, UBND tỉnh Đồng Nai phải ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND về tăng cường các biện pháp chấn chỉnh tình hình hoạt động các cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.
Đã qua 5 năm so với mục tiêu đề ra là quy hoạch lại hệ thống bến bãi đường thủy nội địa trên toàn tỉnh, nhưng tới nay, Đồng Nai vẫn chưa thực hiện được điều này.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Nai cho biết, thời gian qua, Sở GTVT đã tham mưu cho UBND tỉnh và TP. Biên Hòa cùng các ngành liên quan giải pháp hạn chế những bến thủy nội địa không phép trên địa bàn tỉnh. Sở cũng không cấp phép thành lập bến thủy mới trong khu vực quy hoạch, giải tỏa từ năm 2010 tới nay. Cuối năm 2015, Sở cùng với UBND TP. Biên Hòa và các địa phương trong tỉnh đã lập nhiều đoàn kiểm tra, kiên quyết xử phạt các bến thủy nội địa không phép, nhưng hiện tại nhiều bến không phép trên địa bàn vẫn tiếp tục hoạt động ban đêm và ngưng hoạt động ban ngày.
Ông Vĩnh cho rằng, việc quản lý hoạt động các bến thủy nội địa là hết sức khó khăn, bởi đường bộ có rất nhiều biển bán cấm đỗ cấm dừng, trong khi đường thủy gần như không. Chính vì vậy, khi thanh tra kiểm tra thấy ca nô hay xà lan đậu tại bến nào không có biển báo cấm đậu thì không thể xử phạt được.
Để góp phần giải quyết tình trạng trên, theo ý kiến chung, trước mắt là cắm biển cấm đậu tại các bến không phép để cơ quan chức năng có cơ sở xử phạt nghiêm những phương tiện vi phạm quy định. Sau nữa cần ra soát việc cấp phép kinh doanh vật liệu xây dựng cho các chủ đầu tư tại các bến thủy nội địa. Song đây là vấn đề khó, đòi hỏi phải có thời gian.
Trong khi chính quyền chức năng chưa có được biện pháp hữu hiệu lập lại trật tự các bến thủy nội địa, thì sự xuất hiện thêm những bến thủy nội địa không phép đang ngày càng ảnh hưởng không tốt đến môi trường sống khu vực sông Đồng Nai.
Theo Gia Huy
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Sông Đồng Nai ngày càng "rỗng ruột"
Hàng trăm hộ dân sống dọc hai bên bờ sông Đồng Nai (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai) đang đứng trước nguy cơ mất đất sản xuất, nhà cửa do tình trạng khai thác cát trái phép gây sạt lở bờ sông. Không ít hộ dân điêu đứng vì nạn khai thác cát.
Bến thủy nội địa không phép vẫn ngang nhiên tồn tại dọc sông Đồng Nai thuộc địa bàn TP Biên Hòa.
Đất đai lẳng lặng "ra đi"
Chỉ tính riêng tại xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), hơn 30 hộ dân chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do sạt lở bờ sông. Gần 200 hộ dân khác cũng bị đe dọa, sống trong hồi hộp, lo âu. Theo các hộ dân, mười năm trở lại đây, tại khu vực này, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã bị nước cuốn trôi. Kèm theo đó là hoa màu, nhà cửa của người dân ven bờ sông Lòng Tàu (thuộc hệ thống sông Đồng Nai) cũng cùng chung "số phận". Điển hình, tại khu vực từ bến đò Phước Khánh đến giáp Nhà máy đóng tàu 76, chiều dài sạt lở khoảng 850 m, chiều rộng lên đến hàng trăm mét.
Càng nguy hiểm hơn khi đây lại chính là khu dân cư tập trung của toàn xã.
Địa phương đã nhiều lần kiến nghị các cấp xem xét, tìm cách giải quyết, nhưng cho đến nay chỉ mới bố trí tái định cư hơn 14 hộ trong tổng số 34 hộ gia đình đã mất một phần hoặc toàn bộ đất ở do sạt lở gây ra.
Tình trạng sạt lở bờ sông cũng xảy ra ở các địa phương khác nằm dọc sông Đồng Nai.
Điển hình như ở huyện Vĩnh Cửu, có nơi sạt lở hơn 10 m.
Theo quan sát của chúng tôi, nhiều đoạn bờ sông bị tụt thấp xuống, đất bị khoét sâu dựng đứng, có nơi cao đến 6 m. Có hộ dân tại xã Thiện Tân bị thiệt hại nặng vì hàng chục gốc bưởi bị "tụt" xuống sông. Căn nhà của hộ gia đình này trước đây cách bờ sông 60 m, nay chỉ còn cách 20 m. Tại TP Biên Hòa, nhiều hộ dân nằm ven sông Đồng Nai thuộc xã Hóa An, xã Hiệp Hòa, phường Bửu Long, phường Tân Vạn... nơm nớp lo âu. Nếu tình hình sạt lở cứ tiếp diễn như hiện nay thì nhiều diện tích đất đai, nhà cửa tiếp tục "đội nón" ra đi.
Khai thác cát trái phép vẫn diễn ra
Trước việc khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai trong nhiều năm liền làm sạt lở bờ sông, ảnh hưởng cuộc sống của người dân, tỉnh Đồng Nai đã đưa ra các giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, trên thực tế, khai thác cát lậu vẫn diễn ra, nhất là vào ban đêm với hành vi ngày càng tinh vi hơn. Trước đây, các đối tượng trộm cát thường sử dụng ghe hút trộm cát, nếu gặp các lực lượng chức năng thì nhấn chìm ghe, nhảy xuống sông tẩu thoát. Gần đây, chúng sử dụng máy công suất lớn để hút cát dưới sông rồi bơm thẳng lên ghe vận chuyển vào ban đêm. Khi bị phát hiện, bọn chúng liền tách phương tiện hút trộm cát khỏi phương tiện vận chuyển để bỏ chạy. Thậm chí, các chủ ghe hút trộm cát cử người canh gác, khi phát hiện lực lượng chức năng đi tuần tra, hoặc ra quân truy quét thì gọi điện thoại báo tin cho các đối tượng đang hút cát trộm chạy trốn.
Theo thống kê, trong năm 2014, các cơ quan chức năng đã bắt, xử lý 65 vụ khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát trái phép, tịch thu 59 ghe, hai sà-lan cùng nhiều tang vật khác. Tuy nhiên, do lợi nhuận thu được rất lớn nên các đối tượng này vẫn tìm mọi cách hoạt động, kể cả chống lại các lực lượng chức năng để hút cát trái phép.
Cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, để tái diễn nạn khai thác cát lậu trên sông Đồng Nai là do sự phối hợp giữa các ban, ngành, địa phương chưa đồng bộ. Dọc sông Đồng Nai (đoạn thuộc TP Biên Hòa), hàng chục bến thủy nội địa không phép ngang nhiên tồn tại. Nhiều người dân ở đây cho rằng, chính những bến thủy nội địa này là điểm tiêu thụ cát lậu.
Qua kết quả kiểm tra, xử lý và chấn chỉnh hoạt động bến thủy nội địa kinh doanh vật liệu xây dựng tại tám phường, xã của UBND thành phố Biên Hòa mới đây cho thấy, hiện trên địa bàn TP Biên Hòa có 41 bến thủy nội địa kinh doanh vật liệu xây dựng, trong đó có 35 bến thủy nội địa không có giấy phép hoạt động. Đáng nói, trong số 35 bến này, có đến 17 bến vừa không có giấy phép hoạt động, vừa không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong quá trình kiểm tra, xử lý, địa phương gặp hàng loạt khó khăn và những vấn đề nằm ngoài thẩm quyền. Chẳng hạn, để tránh bị kiểm tra, một số chủ bến thủy đóng cửa bến, không hoạt động trong thời gian đoàn đi kiểm tra, sau đó lại tiếp tục hoạt động. Nhiều bến thường mua cát, đá vào ban đêm bằng đường sông, ban ngày chỉ cho xe chở hàng từ bến đến nơi tiêu thụ. Khi tiến hành kiểm tra không có phương tiện thủy đang neo đậu tại bến, cho nên chủ bến không thừa nhận việc còn hoạt động bến thủy nội địa mà chỉ sử dụng bến bãi để trung chuyển hàng hóa bằng đường bộ, không sử dụng đường thủy.
Nếu các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ trong kiểm tra, xử lý chủ phương tiện khai thác cát thì nạn hút trộm cát sông sẽ giảm. Cứ để tình trạng này xảy ra, thời gian tới sạt lở bờ sông tiếp tục diễn ra, người thiệt thòi cuối cùng vẫn thuộc về người dân.
Bà NGUYỄN THỊ HOÀNG (người dân xã Phước Khánh, Nhơn Trạch, Đồng Nai)
Các bến thủy nội địa không phép đã tồn tại nhiều năm nay rồi. Đây chính là nơi tiêu thụ cát lậu, cho nên cần kiên quyết dẹp bỏ ngay. Cử tri TP Biên Hòa đã kiến nghị nhiều lần tại các buổi tiếp xúc cử tri.
Ông NGUYỄN VĂN AN (người dân phường Bửu Long, TP Biên Hòa, Đồng Nai)
Theo_Báo Nhân Dân
19/29 mẫu phân bón của công ty Thuận Phong không đảm bảo chất lượng Theo kết quả giám định, có tới 19 trong tổng số 29 mẫu phân bón của công ty Thuận Phong có thành phần dinh dưỡng không phù hợp với công bố, chất lượng không đảm bảo. Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Thuận Phong (công ty Thuận Phong) có trụ sở tại Đồng Nai đã bị lực lượng chức năng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Căn hộ bốc mùi nhiều năm, hàng xóm sững sờ phát hiện gần 50 con chó bị nhốt

Vụ con cá 0,5kg "chém" gần 1,8 triệu đồng: Vì sao cá lại đắt hơn tôm hùm?

Lũ cuốn trôi nhiều lán trại du lịch tại thác A Don ở Huế

Xử phạt tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy ở Nghệ An

Mưa lớn, dông lốc khiến 1 người tử vong do lũ cuốn, một người mất tích

Phú Quốc truy tìm kẻ lạ mặt cầm roi điện tấn công nhiều người

Tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy còn buông lời đe dọa

Đường mới khánh thành ở Tây Ninh sụt lún, 6 người bị thương

Đi chăn bò phát hiện thi thể đang phân hủy

Tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội đối mặt những tội danh nào?

Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân giảm áp mức độ nặng

Tìm người thợ hàn trong vụ nổ gây cháy khiến 3 người thương vong
Có thể bạn quan tâm

Điều tra vụ "Giết người" do ghen tuông phóng hỏa khiến 3 người tử vong
Pháp luật
21:41:46 11/05/2025
Chị dâu thất nghiệp nhưng vẫn đi làm bộ lông mày 12 triệu, con đói khát chẳng có hộp sữa nào
Góc tâm tình
21:37:06 11/05/2025
MC Đại Nghĩa chuẩn bị thất đầu tiên cho mẹ, thần sắc gây chú ý
Sao việt
21:34:09 11/05/2025
Những khoảnh khắc ấn tượng trong đêm nhạc "Anh trai say hi" ở Hà Nội
Nhạc việt
21:28:29 11/05/2025
Đảng cầm quyền PPP khôi phục tư cách ứng cử viên tổng thống cho ông Kim Moon Soo
Thế giới
21:25:35 11/05/2025
Nhà Becks 'mỗi người mỗi ngả'
Sao thể thao
20:36:43 11/05/2025
Xôn xao clip cặp sao lệch 23 tuổi thân mật khác thường ở sự kiện, nhà trai là mỹ nam tai tiếng nhất showbiz
Sao châu á
20:16:27 11/05/2025
Bà mẹ ở Vĩnh Long tiết lộ chiêu "thao túng tâm lý" giúp con mê học: Con trai 10 tuổi đạt loạt thành tích đáng ngưỡng mộ
Netizen
20:14:51 11/05/2025
So sắc vóc em gái Đặng Văn Lâm và Nguyễn Văn Toàn
Phong cách sao
20:07:01 11/05/2025
Vì sao thiếu ngủ, căng thẳng khiến da dầu luôn bóng nhờn, nhiều trứng cá?
Làm đẹp
19:49:27 11/05/2025