Đột phá trong nghiên cứu vaccine chống Covid-19
Các nhà khoa học thuộc Đại học Hoàng gia London đã bắt đầu thử nghiệm trên động vật vaccine phòng chống Covid-19.
Sau khi Trung Quốc chia sẻ trình tự gen của 5 chủng virus corona hồi cuối tháng 1 vừa qua, các nhà khoa học thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh) đã bắt đầu thử nghiệm trên động vật vaccine phòng chống dịch viêm phổi cấp do nCoV, hay còn gọi là Covid-19. Đây có thể xem là một đột phá về nghiên cứu bởi mỗi giai đoạn trong quá trình phát triển vaccine có thể mất vài tháng hoặc thậm chí là nhiều năm.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Hoàng gia London đã bắt đầu thử nghiệm trên động vật vaccine phòng chống Covid-19. Ảnh minh họa: AFP
Phát biểu với báo giới ngày 12/2, bác sĩ John S. Tregoning thuộc Khoa truyền nhiễm Đại học Hoàng gia London (Anh) cho biết, ngay trong tuần này, các nhà khoa học đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm vaccine trên các loại động vật, chuột và linh trưởng. Các nhà khoa học hy vọng trong vài tuần tới sẽ có thể xác định tác động của vaccine đối với những động vật thí nghiệm, cụ thể là trong máu của chúng và phản ứng kháng thể với Covid-19.
Nước Anh hiện đã ghi nhận 8 trường hợp dương tính với Covid-19, đồng thời buộc phải đóng cửa hai chi nhánh của một trung tâm y tế ở thành phố Brighton, Đông Nam nước này sau khi ít nhất hai nhân viên làm việc tại đây bị nhiễm virus trong quá trình làm việc.
Video đang HOT
Thử nghiệm trên động vật là bước bắt buộc đối với bất kỳ loại vaccine nào trước khi dùng cho cộng đồng. Các cơ quan quản lý y tế phải đảm bảo rằng vaccine có đủ độ an toàn và hiệu quả trước khi cho phép sản xuất hàng loạt. Nếu mọi việc tiến triển thuận lợi, các thử nghiệm lâm sàng có thể bắt đầu ngay từ mùa hè này. Sau đó, thử nghiệm giai đoạn hai trên người sẽ được tiến hành trước khi có thể đưa vaccine vào sản xuất hàng loạt.
Tiến sĩ Tregoning chia sẻ: “Để tạo ra vật liệu an toàn sinh học, bạn cần có các nhà máy chuyên ngành và cần phát triển những quy trình đó một khi biết chắc chắn đây là loại vaccine hiệu quả. Vì vậy, có thể sẽ có một chút chậm trễ về thời gian, nhưng điều quan trọng là an toàn và thực hiện đầy đủ các quy trình. Vội vàng và sử dụng vaccine không an toàn sẽ có hậu quả nghiêm trọng”.
Việc có thể đưa ra một loại vaccine thử nghiệm chỉ trong vòng 14 ngày có thể xem là một đột phá trong nghiên cứu, bởi thông thường quá trình này phải mất tới vài tháng hoặc thậm chí là nhiều năm. Theo bác sĩ John S. Tregoning, kết quả này có được một phần nhờ sự hợp tác của các nhà khoa học Trung Quốc, đã chia sẻ dữ liệu quan trọng với cộng đồng quốc tế.
“Thật tốt là các nhà khoa học Trung Quốc đã chia sẻ nghiên cứu và dữ liệu của họ rất nhanh chóng. Điều này không chỉ quan trọng trong việc phát triển vaccine, mà còn trong xét nghiệm chuẩn đoán nhằm giảm sự lây lan của dịch bệnh trên toàn cầu”, ông Tregoning nói.
Đại học Hoàng gia London không phải là nơi duy nhất nghiên cứu vaccine phòng chống Covid-19. Các nhà khoa học trên toàn thế giới cũng đang trong cuộc chạy đua với thời gian nhằm tìm ra phương pháp hiệu quả bảo vệ con người trước dịch bệnh. Tại Trung Quốc, các nhà khoa học tại Đại học Đồng Tế ở Thượng Hải cũng đang thử nghiệm các mẫu vaccine ngừa Covid-19 trên chuột.
Vaccine được thử nghiệm mang tên “mRNA” đã được tiêm vào hơn 100 con chuột trong ngày 9/2 vừa qua, tức là 2 tuần sau khi Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc lần đầu tiên thông báo phân lập thành công nCoV. Theo Giáo sư Robin Shattock, chuyên gia hàng đầu về nhiễm trùng và miễn dịch tại Đại học Hoàng gia London, việc phát triển vaccine là rất quan trọng dù nó có sẵn sàng trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay hay không:
“Chúng ta cần đảm bảo rằng có thể phát triển thành công một loại vaccine như một lá chắn bảo vệ chúng ta khỏi dịch bệnh. Chúng ta phải đảm bảo rằng mọi thứ luôn sẵn sàng và có thể hành động nhanh chóng ngay khi có dịch bệnh”.
Tại Diễn đàn nghiên cứu và đổi mới toàn cầu diễn ra trong 2 ngày 11-12/2 tại trụ sở Tổ chức Y tế thế giới ở thành phố Geneva, Thụy Sĩ, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus đã gọi Covid-19 gây ra là “kẻ thù công khai số một của toàn cầu”, đồng thời cho rằng, điều mấu chốt để ngăn chặn dịch bệnh là sự đoàn kết, đặc biệt trong việc chia sẻ mẫu phẩm và chuỗi gen của virus theo nguyên tắc bình đẳng và công bằng./.
Theo VOV
Đột phá quan trọng trong sản xuất vaccine phòng bệnh do virus Corona
Theo kênh Sky News (Anh), các nhà khoa học đang đi đầu trong nghiên cứu tìm vaccine phòng bệnh do virus Corona tại Anh đã đạt đột phá khi giảm được thời gian phát triển thuốc từ 2-3 năm xuống còn 14 ngày.
Các nhà khoa học Anh đạt đột phá trong phát triển vaccine. Ảnh: Sky News
Theo Giáo sư Robin Shattock, trưởng khoa miễn dịch và truyền nhiễm niêm mạc tại Đại học Hoàng gia London, ông đang ở giai đoạn bắt đầu thử nghiệm vaccine trên động vật vào tuần tới và nghiên cứu trên người vào mùa Hè nếu có đủ nguồn tài trợ.
Ông Shattock là một trong số những người tham gia nỗ lực toàn cầu trong phát triển vaccine có thể cứu mạng hàng trăm nghìn người nếu đợt bùng phát dịch bệnh do virus Corona này biến thành đại dịch.
Vaccine này sẽ không kịp dùng trong đợt bùng phát dịch bệnh hiện nay nhưng có thể quan trọng nếu có tiếp một đợt bùng phát nữa.
Ông Shattock nói: "Sẽ không quá muộn nếu dịch bệnh này trở thành đại dịch và nếu virus lan truyền khắp thế giới. Chúng tôi vẫn không biết nhiều về dịch bệnh. Dịch có thể giảm trong những tháng hè nếu nó như cúm. Chúng ta có thể chứng kiến làn sóng thứ hai trên toàn cầu và nếu điều đó xảy ra, vaccine sẽ thực sự quan trọng và có sẵn để đối phó".
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc, Mỹ, Australia và các nước châu Âu đang chạy đua phát triển vaccine và hợp tác với nhau để nỗ lực đẩy nhanh quá trình.
Anh đã cam kết đóng góp 20 triệu bảng cho Liên minh Sáng kiến Sẵn sàng đối phó dịch bệnh (CEPI).
Tính tới ngày 6/2, trên 560 người đã thiệt mạng vì dịch bệnh do virus Corona gây ra, chủ yếu ở Trung Quốc. Trên 28.000 người đã nhiễm bệnh.
Theo Thùy Dương/Báo Tin tức
Trung Quốc thông báo thêm 4 ca nhiễm virus corona ở thành phố Vũ Hán Tuyên bố của Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán cho biết 4 cá nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi hôm 16/1 và hiện ở trong tình trạng sức khỏe ổn định. Một người dân Trung Quốc đeo khẩu trang phòng nhiểm viêm phổi. (Nguồn: Getty Images) Reuters đưa tin, Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán ngày 17/1...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

5 dấu hiệu thận yếu dễ nhận biết vào ban đêm

Vitamin E có thể gây hại nếu dùng sai cách

Rau muống có tác dụng gì?

Cứu sống 4 trẻ ngộ độc nặng vì ăn nhầm mì tôm có thuốc diệt chuột

8 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư đại trực tràng

Không để trẻ thơ mất đi ánh sáng

Liệu pháp khỏe mạnh mỗi ngày

Người đàn ông nguy kịch, khánh kiệt vì hít phải khí độc và cái kết xúc động

Đột quỵ ở tuổi thiếu niên

6 loại quả nhiều vitamin C hơn cam

Mùa hè nấu 3 món ăn màu đỏ này để tăng sức đề kháng, không lo ốm vặt

5 lợi ích của việc uống nước nghệ
Có thể bạn quan tâm

Mr Đàm khoe được mời diễn event quốc gia, quê độ tỉnh An Giang nói không mời
Sao việt
20:03:02 15/05/2025
Trương Bá Chi dằn mặt: "Tôi là người có được thanh xuân đẹp nhất của Tạ Đình Phong!"
Sao châu á
20:02:49 15/05/2025
Trung Đông trải thảm tím, điều tiêm kích đón Tổng thống Trump
Thế giới
20:00:34 15/05/2025
TikToker hơn 200kg tuyên bố rợn người, hé lộ tình trạng sức khỏe, sắp cắt da
Netizen
19:52:06 15/05/2025
Trang phục đơn sắc, vẻ đẹp tinh giản nhưng ấn tượng khó quên
Thời trang
19:46:01 15/05/2025
Cô gái 2 lần sinh con cho "thầy ông nội" mất tích bí ẩn, giống hệt Diễm My?
Tin nổi bật
19:45:18 15/05/2025
Mỹ nhân Nga bật khóc vì trọng tài tại Italian Open
Sao thể thao
19:15:50 15/05/2025
Móc nối mua bán thuốc cấm để bán kiếm lời
Pháp luật
18:40:12 15/05/2025
Em gái Trấn Thành ngượng vì cảnh thân mật với mỹ nam cao 1,88m
Hậu trường phim
18:02:03 15/05/2025
MV debut nhóm Anh Tài sao thế này: Như "lẩu thập cẩm" càng nghe càng sến, phối cảnh nghèo nàn tưởng sân khấu kịch
Nhạc việt
17:46:35 15/05/2025