Du lịch tâm linh: Miếu Bà Chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Mỗi năm có hàng triệu lượt khách đến hành hương và cúng bái tại miếu Bà.
Chẳng biết từ khi nào, Bà Chúa Xứ đã trở thành điểm tựa tâm linh của người dân khắp nơi trên cả nước.
Miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng dựa trên truyền thuyết. Người dân trong vùng cho biết, trước đây, khi người Việt tới sinh sống ở vùng này phát hiện tượng Bà ở đỉnh núi nên mới bàn nhau khiêng xuống lập miếu thờ.
Tuy nhiên, Bà Chúa Xứ “hiển linh” vào một người tu hành bảo phải có 40 trinh nữ đến khiêng mới chịu đi.
Dân làng đã làm theo và khiêng đến nơi thờ hiện nay thì Bà nặng trịch và chọn nơi này an ngự. Cũng có nhiều người cho rằng, Bà Chúa Xứ từng báo mộng vào một cô gái, bảo phải có 9 cô gái đồng trinh khiêng kiệu mới di tượng. Một truyền thuyết liên quan đến ngôi miếu này, đó là nói về công lao ông Thoại Ngọc Hầu.
Khi ông đi dẹp giặc ngoại xâm ở biên giới, bà Châu Thị Tế đã khấn vái Bà Chúa Xứ phù hộ ông dẹp yên giặc, gìn giữ xóm làng bình yên. Để tạ ơn những điều linh nghiệm, ông Thọai Ngọc Hầu cho thỉnh Bà từ trên đỉnh núi Sam về xây một ngôi miếu khang trang dưới chân núi và chọn ngày 24.4 là ngày cúng lễ Bà.
Video đang HOT
Miếu Bà chúa xứ Núi Sam thể hiện rõ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Theo chia sẻ của người dân địa phương, lượng người đến cúng đông nhất trong năm là từ Tết Nguyên đán đến ngày Vía Bà (23-27/4 Âm lịch).
Miếu Bà Chúa Xứ là một trong những danh lam của núi Sam mang đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc. Đây cũng là nơi để người dân đến thắp hương, cúng bái, cầu mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Năm 2015, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Hằng năm, nơi đây thu hút hàng triệu khách thập phương đến cúng bái và tham quan.
Thúy An (t/h)
Theo dulich.petrotimes.vn
Kon K'Tu, làng cổ bên sông
Sông Đắk Bla có lưu vực gom cả một vùng rộng lớn Bắc Tây Nguyên, hình thành những ngôi làng cổ nhất của đại ngàn Trường Sơn.
Một trong số những khu vực cư trú tập trung của người Ba Na còn lại hiện nay sau rất nhiều biến động địa chất và thời cuộc chính là làng Kon K'Tu, xã Đắk Rơ Wa, thành phố Kon Tum.
Ngôi làng cổ Kon K'Tu xanh mướt giữa núi rừng. Ảnh: Thụy Văn
Cái tên Kon K'Tu theo tiếng Ba Na có nghĩa là làng cũ, từ thời cổ xưa. Chỉ cái tên gọi cũng đã chứa đựng niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Theo quan niệm của họ, dù đất đai rộng lớn, sông dữ và núi hiểm, nhưng ở đâu có người Tây Nguyên lập làng thì ở đó chắc chắn có địa thế phong thủy tốt, đất đai canh tác màu mỡ, không bị khô hạn vì làng ở bên sông, dựa vào lớp lớp rừng già, tài nguyên thiên nhiên phong phú giàu có.
Về sau này, nhiều thế hệ người di cư làm kinh tế mới nhập cư vào Tây Nguyên không học được cách thức chọn địa thế lập làng đều thất bại qua vài mùa rẫy vì mất mùa và hạn hán. Từ đó cũng không tổ chức được mô hình quần cư chặt chẽ hình vòng tròn đồng tâm kiểu bộ tộc, bộ lạc nên sinh kế nghèo nàn, không trở thành những cộng đồng dân cư sung túc, giàu bản sắc như Tây Nguyên xưa.
Lý do đó thêm một lần thuyết phục để Kon Tum giữ gìn ngôi làng cổ Kon K'Tu. Bởi lịch sử hình thành nên đô thị sầm uất trung tâm thành phố Kon Tum bây giờ được nhìn thấy ở ngôi làng cổ. Cách giữ gìn hiệu quả và sinh trưởng nhất cho ngôi làng là để cộng đồng làng bung mở làm du lịch dựa trên những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể còn giữ được.
Men theo dãy núi phía bờ sông Đắk Bla, làng Kon K'Tu không có cổng chào, không có hàng rào gồm nhiều nếp nhà sàn, hoặc là các căn nhà mới giản dị và hoàn toàn tự nhiên như một phần của sông, của núi. Cảnh quan đẹp, sạch và đậm chất của Tây Nguyên giúp cho Kon K'Tu tự tạo ấn tượng cho khách du lịch. Mỗi năm, ngôi làng đón hàng triệu lượt khách nước ngoài. Khi có cầu treo, con đường sông đi thuyền độc mộc ít dùng dần. Nhưng hình ảnh con thuyền được người Ba Na đục từ một thân cây gỗ lớn để làm phương tiện đi lại đã trở thành một hình ảnh không thể thiếu của Tây Nguyên.
Ở giữa làng, ngôi nhà rông cao vút hình lưỡi rìu như khắc vào bầu trời cao rộng và xanh ngắt của Tây Nguyên. Ngôi nhà rông tuyệt đẹp như một công trình kiến trúc đặc sắc này hiện tại ở Tây Nguyên không còn nhiều. Trong địa đồ du lịch, nó được nhắc tới như một nhà rông đẹp nhất, do vẫn đang được sử dụng với hiệu suất cao và nằm trong không gian làng đạt tiêu chuẩn sinh thái và chuẩn văn hóa.
Trong ngôi làng Ba Na, nhà rông ở đâu thì tâm của làng ở đó. Kon K'Tu còn đặc biệt hơn bởi có ngôi nhà thờ Công giáo ngay kế bên ngôi nhà rông. Kon Tum vốn là vùng đất được du nhập Công giáo đầu tiên ở Tây Nguyên. Điều thú vị là ngay từ khi du nhập vào, Công giáo đã được bản địa hóa. Các ngôi nhà thờ được dựng lên bằng gỗ, tuân thủ kiến trúc gô-tích phương Tây nhưng hơi hướng thì vẫn là ngôi nhà sàn gần gũi của Tây Nguyên.
Hiện nay, ngôi nhà thờ gỗ của làng được sử dụng như một nơi sinh hoạt văn hóa. Bên trong là giáo đường sử dụng cho các ngày lễ Thánh. Còn lại, đây là nơi để tập hát, tập múa, hòa ca và sử dụng nhạc cụ truyền thống. Trên các cột kèo của ngôi giáo đường, các bộ chiêng quý của làng Kon K'Tu treo đó để du khách thưởng lãm, đồng thời cũng để lấy xuống dùng trong sinh hoạt văn hóa chung.
Nếu đi theo đoàn đông người và may mắn, du khách sẽ được tham dự vào các lễ hội quan trọng của làng. Các nghi lễ cúng thần linh, biểu diễn múa xoang, kể sử thi, lễ cúng bến nước, cúng cầu mưa, cầu mùa là những nghi lễ truyền thống cổ xưa còn lại của người Ba Na. Đặc biệt là làng Kon K'Tu là một trong những cộng đồng hiếm hoi còn nhiều nghệ nhân thông thạo nghệ thuật dân gian kể sử thi và biểu diễn cồng chiêng.
Già Y Bang ở cạnh ngôi nhà rông của làng đã lâu năm thuộc từng gương mặt của hơn 700 con người trong hơn 100 hộ gia đình của làng. Bà chậm rãi kể về các phong tục tập quán và quy ước sinh hoạt chung của làng. Bà kể một đoạn câu chuyện về thần nước và sự sinh sôi của đất đai. Khuôn mặt thấm đẫm nét huyền bí của đại ngàn Tây Nguyên. Chúng tôi chăm chú theo câu chuyện của già, thấm hiểu trong đó cơ chế truyền dạy, kế thừa truyền thống văn hóa và sự gắn bó trong cộng đồng người Ba Na chính là nét văn hóa lâu đời nhất của Tây Nguyên. Văn hóa phi vật thể là điều tồn tại rất lâu cùng với các cộng đồng người.
Du khách không dễ tiếp cận với tâm hồn người Tây Nguyên, nhưng bằng cách ghé qua ngôi làng Kon K'Tu, họ cảm thấy gần gũi vì sự thuần hậu của những người dân theo Công giáo. Hơn thế nữa, nét văn hóa mà khách du lịch dễ tiếp cận nhất chính là thói quen dệt thổ cẩm may mặc của phụ nữ Ba Na đã được nghề hóa. Trong làng có nhiều phụ nữ dệt vải bên khung cửi và bán các sản phẩm thủ công của họ như sản phẩm lưu niệm du lịch. Đó là cách phát triển bền vững bằng vốn văn hóa của ngôi làng cổ.
Nằm trong gói thầu đầu tư phát triển du lịch cộng đồng làng Kon P'ring và Kon K'Tu thuộc dự án phát triển khu vực biên giới, tiểu dự án tỉnh Kon Tum, ngôi làng đang được xây dựng tu bổ toàn bộ theo quy hoạch chi tiết. Kết thúc năm 2019, gói thầu xây lắp mới hoàn thành, vì vậy vào thời điểm này, các con đường dẫn vào làng được bê tông hóa cùng hệ thống cống thoát nước tiêu chuẩn. Kon K'Tu sẽ dần được quy hoạch như một địa danh du lịch chuyên nghiệp từ hạ tầng đường bộ, các mảng màu văn hóa đời sống đến cuộc sống tâm linh, tôn giáo của cộng đồng làng.
Thụy Văn
Theo bienphong.com.vn
Kinh nghiệm khám phá Ninh Bình trong 1 ngày Tỉnh Ninh Bình nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội tầm 100km, là địa phương có nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng... Hãy cùng khám phá vùng đất này qua bài review 1 ngày sau đây. Hành trình khám phá Ninh Bình 1 ngày Minh Anh Theo vnmedia.vn











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ghé thăm công viên quốc gia Gyeryongsan

Rập rờn mùa bướm tại rừng Cúc Phương

Du lịch Trung Quốc 'nóng' lên với những điểm đến tránh nắng hè 2025

Đón đoàn Famtrip khảo sát, quảng bá địa điểm du lịch, vùng nguyên liệu tỉnh Lai Châu năm 2025

Đến Tri Tôn ngắm vẻ đẹp mùa mưa

Huyện đảo nhỏ nhất Việt Nam được ví như 'hòn ngọc xanh' giữa biển Đông sắp trở thành đặc khu có gì hot?

Khám phá kim tự tháp châu Á, 3.800 tuổi với hình dáng kỳ lạ

Khách sạn Việt Nam 'lọt' top 500 khách sạn tốt nhất thế giới 2025

Ngắm 'cổng nhà trời' Pù Luông

15 điểm đến lý tưởng nhất thế giới cho kỳ nghỉ tháng 6 năm 2025

Ưu tiên gắn kết, khám phá và tận hưởng

Quần thể đền cổ Muarajambi - Di sản Phật giáo lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á
Có thể bạn quan tâm

Hyuna khoe ảnh con gái, hé lộ cuộc sống hôn nhân đầy ngọt ngào
Sao châu á
06:10:03 26/05/2025
Những điều cần biết về virus RSV
Sức khỏe
06:09:47 26/05/2025
Thực đơn 4 món bình dân chuẩn cơm ngon mẹ nấu
Ẩm thực
05:52:59 26/05/2025
Cặp đôi cổ trang đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc cuốn hơn chữ cuốn, chemistry đỉnh muốn xỉu
Phim châu á
05:51:59 26/05/2025
Cặp đôi phim giả tình thật tái hợp gây sốt MXH: Nhà trai đang nổi như cồn, nhà gái nhan sắc cực đỉnh
Hậu trường phim
05:51:12 26/05/2025
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phong cách sao
23:10:28 25/05/2025
Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công
Nhạc quốc tế
23:04:28 25/05/2025
Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non
Tv show
22:52:31 25/05/2025
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
Sao việt
22:48:54 25/05/2025
Ngai vàng triều Nguyễn: chiếc duy nhất còn nguyên, Vua Bảo Đại ngồi cuối cùng
Tin nổi bật
22:04:51 25/05/2025