Du lịch về cố đô Những công trình kiến trúc Huế mang đậm dấu ấn thời gian
Bên cạnh cảnh đẹp non xanh nước biếc, Huế còn được biết đến với những công trình kiến trúc cổ kính nhưng đẹp đẽ vô cùng. Những cột, những tháp, những công trình cổ kính mang đậm dấu ấn thời gian khiến Huế đẹp trầm tĩnh, hiền hòa hơn bao giờ hết.
Đại Nội Huế – Công trình kiến trúc Huế nổi bật nhất
Công trình kiến trúc Huế phải nhắc đến đầu tiên là Đại Nội Huế. Đại Nội Huế là một trong số những di tích thuộc cụm quần thể di tích Cố đô Huế. Nơi này đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993. Đại Nội Huế bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành .
Để xây dựng nên Đại Nội Huế đã mất khoảng 30 năm và hàng vạn người thi công. Lấp sông, đào hào, đắp thành, dời mộ… và ngàn việc không tên khác phải làm trước khi đặt viên đá đầu tiên hình thành nền móng cho Đại Nội Huế.
Đại Nội Huế
Đại Nội Huế có diện tích hơn 500 ha. Nơi này có kiến trúc mang đậm dấu ấn kiến trúc phương Đông, biểu thị cho quyền uy của người đứng đầu. Đại Nội Huế gồm Hoàng Thành là nơi làm việc của vua, quan và Tử Cấm Thành là nơi sinh sống của vua và hoàng tộc.
Hệ thống thành quách rất kiên cố. Từ lúc xây dựng đến nay, Đại Nội Huế vẫn sừng sững tại đó, thể hiện quyền uy và gợi nhắc thế hệ sau về một thời hoàng kim của triều đại phong kiến Việt Nam.
Hoàng Thành
Hoàng Thành được xây dựng năm 1804. Hoàng Thành nằm bên trong một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều khoảng 600 mét. Hoàng Thành có 4 cổng ra vào. Cửa chính là Ngọ Môn. Cửa phía Đông là Hiển Chơn. Cửa phía Tây gọi là Chương Đức. Cửa phía Bắc là Hòa Bình. Biểu tượng nổi bật nhất chính là Ngọ Môn, đây là khu vực hành chính tối cao của triều nhà Nguyễn. Xung quanh thành là các cây cầu và hồ nước có tên Kim Thủy.
Hoàng Thành là nơi làm việc của vua, quan triều Nguyễn
Hoàng Thành gồm các khu: khu phòng vệ, khu cử hành đại lễ, khu miếu thờ, khu cho các hoàng tử học tập… Ngoài ra còn có phủ Nội Vụ và các xưởng chế tạo đồ dùng cho hoàng gia.
Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành của Đại Nội Huế cũng là khu quan trọng, được xây dựng trong một diện tích hình vuông, mỗi bề khoảng 300 mét. Có hơn 50 công trình kiến trúc được bao quanh bởi vòng tường thành cao 3,5 mét. Tử Cấm Thành gồm các cung điện. Điện Cần Chánh là nơi vua tổ chức lễ Thường triều. Điện Càn Thành là nơi vua ở. Cung Khôn Thái là chỗ ở cho Hoàng Quý phi, lầu Kiến Trung từng là nơi ở của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương. Ngoài ra, Tử Cấm Thành còn có khu vực đọc sách và các công trình khác như Thượng thiện đường (ăn uống), Duyệt thị đường (nhà hát).
Tử Cấm Thành cổ kính xứ Huế là nơi ở của hoàng tộc
Tử Cấm Thành là sự kết hợp hài hòa giữa các công trình với quanh cảnh thiên nhiên đẹp đẽ. Bao quanh khoảng cách từ các điện, cung là các hồ nước, vườn hoa, cầu đá, hòn giả sơn và các loại cây lâu năm…
Kiến trúc của Đại Nội Huế là kiểu nhà kép hai mái trên một nền. Vỉa ốp đá Thanh, nền lát gạch Bát Tràng tráng men. Lớp ngói lưu ly đẹp và bền chắc giúp khu di tích đẹp mãi qua thời gian.
Công trình Đại Nội Huế là biểu tượng của sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên được tạo hóa ban cho và ý tưởng xuất sắc của con người.
Video đang HOT
Đại Nội Huế cũng là công trình kiến trúc Huế nổi bật nhất. Du khách nếu đi du lịch theo đoàn sẽ được hướng dẫn viên thuyết minh rất cặn kẽ về lịch sử nơi đây. Bên cạnh đó cũng sẽ được nghe những câu chuyện xưa hấp dẫn chốn cung đình Huế.
Tham quan các khu lăng tẩm của các vị Vua triều Nguyễn
Lăng Tự Đức
Được coi là lăng đẹp nhất trong các lăng tẩm các vị vua Triều Nguyễn. Lăng được xây trong khung cảnh thiên nhiên đẹp thơ mộng, hữu tình. Xung quanh là cây cối xanh mát và hồ nước rộng bao la. Kiến trúc cổ kính phai cũ theo thời gian nhưng vẫn độc đáo vô cùng. Đến với lăng Tự Đức là đến không gian yên bình, tĩnh lặng nhưng xanh mát và dễ chịu lạ kì.
Khu lăng tẩm đẹp nhất ở Huế
Lăng Minh Mạng
Kiến trúc độc đáo kết hợp với không gian hội họa, cùng khung cảnh thiên nhiên hoa lá đầy trữ tình. Vừa uy nghiêm nhưng cũng rất lãng mạn.
Lăng được bao quanh bởi khung cảnh thiên nhiên đẹp lãng mạn
Lăng Khải Định
Kích thước lăng khá nhỏ so với lăng các vị vua khác nhưng kiến trúc lại rất tinh xảo. Đây còn là công trình duy nhất kết hợp lối kiến trúc thoa văn hóa Đông – Tây. Các tấm phù điêu được ghép tỉ mỉ bằng sứ và thủy tinh tạo nên vẻ đẹp lộng lẫy…
Bên trong lăng Khải Định với các tấm phù điêu được ghép tỉ mỉ, tinh xảo
Đây là 3 lăng tẩm đẹp, cũng là công trình kiến trúc Huế độc đáo mà du khách không nên bỏ lỡ.
Đến Huế phải đến ngôi chùa nổi tiếng nhất – Chùa Thiên Mụ
Nép mình ở một nơi bình yên tĩnh lặng và cách xa Đại Hội Huế, chùa Thiên Mụ hiện lên và thu hút du khách bởi những câu chuyện tâm linh huyền bí nhất đất Huế. Sự linh thiêng được truyền tai nhau cũng là điểm nhấn khiến nơi đây thuộc top những điểm đến hấp dẫn nhất ở Huế.
Chùa Thiên Mụ nằm trên đồi Hà Khê. Chùa được khởi lập từ năm 1601 dưới thời chúa Nguyễn Hoàng ở Đàng Trong.
Chùa cũng là một quần thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ như Điện Đại Hùng, Điện Địa Tạng, Điện Quan Âm, Tháp Phước Duyên. Trong hành trình du lịch Huế, du khách thường dừng chân nơi đây để cầu nguyện may mắn cho người thân và chính mình.
Tháp Phước Duyên
Tháp Phước Duyên là một công trình nổi bật gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 mét, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng.
Tháp Phước Duyên
Chùa Thiên Mụ luôn như vậy, lặng lẽ soi mình bên dòng sông Hương xinh đẹp dịu dàng xứ Huế. Những cột, những tháp, những công trình cổ kính mang đậm dấu ấn thời gian khiến Huế đẹp trầm tĩnh, hiền hòa hơn bao giờ hết.
Mọi lời lẽ hay đến dường nào cũng không sao nói hết được nét đẹp của các công trình kiến trúc Huế. Bởi mỗi nơi đều có những câu chuyện đặc biệt riêng. Nếu có dịp đến đây, du khách nhất định phải đến tham quan những công trình kiến trúc Huế này. Nếu đi theo tour, du khách sẽ còn được nghe kể những câu chuyện hấp dẫn về nơi đây.
Theo trí thức trẻ
Khám phá vẻ đẹp của Đại Nội Huế
Đại Nội Huế không chỉ là cơ quan trọng yếu của Việt Nam trong thời phong kiến nhà Nguyễn mà ngày nay, khu vực này còn là một điểm tham quan nổi tiếng của xứ Huế.
ại Nội bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, ngày nay thuộc địa phận phường Thuận Thành, thành phố Huế. Sau khi hoà bình lập lại, Đại Nội đã được mở cửa cho công chúng và trở thành một điểm sáng bậc nhất, hấp dấn hàng triệu khách du lịch trong ngoài nước.
ại Nội với kiến trúc nghệ thuật cung đình và vườn hào độc đáo đã được khởi công xây dựng vào khoảng hơn hai thế kỷ trước. Hoàng gia nhà Nguyễn bắt đầu bởi vua Gia Long qua 13 đời vua đã sinh hoạt tại ại Nội liên tục cho đến khi triều đại kết thúc sau tuyên bố thoái vị của vua Bảo Đại trong cuộc Cách mạng tháng 08 năm 1945.
Hoàng Thành được chính thức xây dựng năm 1804, nhưng để hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình thì phải đến thời vua Minh Mạng vào năm 1833, mọi việc mới được hoàn tất.
Hoàng Thành có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt. Cửa chính (phía Nam) là Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình. Các cầu và hồ được đào chung quanh phía ngoài thành đều có tên là Kim Thủy.
Mặt bằng ại Nội xây dựng theo hình gần vuông, mỗi cạnh khoảng 600m, trên một diện tích rộng tới 37,5ha. Tường thành xây bằng gạch to, cao 4m, dày 1m, ngoài thành là hào vây quanh với 10 chiếc cầu đá bắc qua để ra vào. Trong ại Nội có hơn 100 công trình kiến trúc đẹp ở nhiều khu vực khác nhau với các chức năng khác nhau.
Cổng chính ra vào ại Nội là Ngọ Môn, nhìn về hướng Nam kinh thành, trước mặt có Cột Cờ và xa nữa là sông Hương. Chính giữa là Ngọ Môn, dành cho vua. Tiếp theo là Giáp Môn, dành cho quan lại. Hai cửa quanh là Dịch Môn, dành cho voi, ngựa và binh lính.
Khu vực miếu thờ: được bố trí ở phía trước, hai bên trục dọc của Hoàng Thành theo thứ tự từ trong ra gồm: bên trái có các miếu thờ Nguyễn Kim (Triệu Tổ Miếu), miếu thờ các vị chúa Nguyễn (Thái Tổ Miếu); bên phải có các miếu thờ cha vua Gia Long là Nguyễn Phúc Luân (Hưng Tổ Miếu) và miếu thờ các vị vua nhà Nguyễn (Thế Tổ Miếu).
Khu vực dành cho bà nội và mẹ vua (phía sau, bên phải), gồm hệ thống cung Trường Sanh (dành cho các Thái hoàng Thái hậu) và cung Diên Thọ (dành cho các Hoàng Thái hậu), ngoài ra còn có điện Phụng Tiên thờ các vua Nguyễn, dành cho phái nữ đến lễ vì họ không được phép vào Thế Miếu.
Khu vực dành cho các hoàng tử học tập, giải trí như vườn Cơ Hạ, điện Khâm văn... (phía sau, bên trái).
Ngoài ra còn có kho tàng (Phủ Nội Vụ) và các xưởng chế tạo đồ dùng cho hoàng gia (phía trước vườn Cơ Hạ)
Khu vực quan trọng và rộng lớn nhất bên trong ại Nội là Tử Cấm Thành cũng có hình gần vuông, mỗi cạnh trên dưới 300m, vòng tường chung quanh cao 3,50m. Tử Cấm Thành nằm trên cùng một trục Bắc-Nam với Hoàng Thành và Kinh Thành, gồm một vòng tường thành bao quanh khu vực các cung điện như điện Cần Chánh (nơi vua tổ chức lễ Thường triều), điện Càn Thành (chỗ ở của vua), cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý phi), lầu Kiến Trung (từng là nơi ở của vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương), nhà đọc sách và các công trình khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhà vua và gia đình như Thượng Thiện Đường (nơi phục vụ ăn uống), Duyệt Thị Đường (nhà hát hoàng cung) ...
Tuy có rất nhiều công trình lớn nhỏ được xây dựng trong khu vực Hoàng Thành nhưng tất cả đều được đặt giữa thiên nhiên với các hồ lớn nhỏ, vườn hoa, cầu đá, các hòn đảo và các loại cây lưu niên tỏa bóng mát quanh năm. Mặc dù quy mô của mỗi công trình có khác nhau, nhưng về tổng thể, các cung điện ở đây đều làm theo kiểu "trùng lương trùng thiềm" (hay còn gọi là "trùng thiềm điệp ốc" - kiểu nhà kép hai mái trên một nền), đặt trên nền đá cao, vỉa ốp đá Thanh, nền lát gạch Bát Tràng có tráng men xanh hoặc vàng, mái cũng được lợp bằng một loại ngói đặc biệt hình ống có tráng men thường gọi là ngói Thanh lưu ly (nếu có màu xanh) hoặc Hoàng lưu ly (nếu có màu vàng). Các cột được sơn thếp theo mô típ long-vân (rồng-mây). Nội thất cung điện thường được trang trí theo cùng một phong cách nhất thi nhất họa (một bài thơ kèm một bức tranh) với rất nhiều thơ bằng chữ Hán và các mảng chạm khắc trên gỗ theo đề tài bát bửu, hay theo đề tài tứ thời.
Điều đáng nói ở đây là sự phân biệt nam nữ, lớn nhỏ, trên dưới theo địa vị, thứ bậc rõ ràng, áp dụng cho mọi đối tượng cho dù đó là thành viên trong hoàng tộc, là mẹ vua hay hoàng tử, công chúa. Nam có lối đi riêng, nữ có lối đi riêng, quan văn một bên, quan võ một bên. Tất cả nhất nhất đều chiếu theo quy định mà thực hiện, thể hiện rõ nét ý thức tập trung quân chủ, mọi quyền lực về tay nhà vua, đặc biệt là dưới triều vua Minh Mạng.
Đến nay, trải qua bao biến động và thời gian, hàng trăm công trình kiến trúc ở Đại Nội chỉ còn lại ít ỏi chiếm không đầy một nửa con số ban đầu. Nhưng với tư cách là tài sản vô giá của dân tộc, là thành quả lao động của hàng vạn người trong suốt một thời gian dài, khu di tích Đại Nội đang dần được trả lại dáng xưa cùng các di tích khác nằm trong quần thể kiến trúc đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Được sự đầu tư của nhà nước và sự giúp đỡ của bè bạn gần xa trong cộng đồng quốc tế thông qua các cuộc vận động nhằm cứu vãn, bảo tồn và phát huy những giá trị vật chất và tinh thần của di sản văn hóa Huế, nhiều di tích ở hoàng cung Huế đã từng bước được phục hồi, trở lại nguyên trạng cùng nhiều công trình khác đang được bảo quản, sửa chữa, góp phần gìn giữ khu di tích lịch sử thuộc triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.
Đại Nội Huế là biểu hiện sự kết tinh về thẩm mỹ nghệ thuật và sự giao cảm giữa thiên nhiên, môi trường và con người. Bước ra ngoài không gian cổ kính của Đại Nội, xứ Huế vẫn sẽ làm say lòng du khách với khung cảnh mộng mơ, êm đềm mà chỉ nơi đây mới có. Những danh lam thắng cảnh ở đây sẽ khiến du khách mê đắm và nhớ mãi về mảnh đất cố đô.
Một số hình ảnh bên trong Đại nội Huế:
Theo phununews.vn
Đến Huế ngắm đồi Vọng Cảnh mộng mơ, ăn hải sản "ngon quên sầu" Ở Huế, tối tối du khách có thể chèo thuyền ra giữa dòng sông Hương nghe vọng cổ trữ tình, hát thêm vài câu quan họ. Chùa Thiên Mụ Chùa Thiên Mụ. Chùa Thiên Mụ từ lâu đã nổi tiếng khắp đó đây, thu hút du khách thập phương từ khắp nơi đổ về thắp hương, cầu mong công việc thuận lợi, sức...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Rảo bước lên vồ Ông Bướm

10 góc bí ẩn trên Trái đất mà bạn không đọc được trong cuốn sách nào

Thủ đô Hà Nội sánh vai Tokyo, Bắc Kinh trong top điểm đến 'hot' nhất thế giới năm 2025

Hà Nội xếp 11/15 thành phố được yêu thích nhất thế giới

Lưu ý A-Z khi du lịch Trung Quốc trên tàu liên vận

Đà Nẵng được quan tâm nhất hè này

Namia River Reatreat: Miền hương ký ức trong nhịp sống thanh bình bên sông

Địa điểm vui chơi cho trẻ ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6

Những điểm check-in đẹp ở TP Hải Phòng

Khánh Hòa đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch trong 5 tháng đầu năm 2025

Thiền Lâm ngôi chùa Nam tông giữa lòng xứ Huế

Kỳ Hôn - Điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai
Có thể bạn quan tâm

Visual gây sốc của Park Bo Gum ở họp báo phim mới: "Trai làng chài" giờ hoá tổng tài, netizen phải lau mắt nhìn
Hậu trường phim
23:25:22 29/05/2025
Phim Trung Quốc hay nhất hiện tại đột nhiên bị chê bai khắp MXH: Chuyện gì đây?
Phim châu á
23:16:24 29/05/2025
Nữ diễn viên Địa đạo bị xa lánh: "Tôi bất lực, nó ảnh hưởng đến lòng tự trọng của tôi"
Sao việt
23:05:58 29/05/2025
Trung Dân cảnh tỉnh giới trẻ trước trào lưu 'tìm người yêu trên mạng'
Tv show
22:57:39 29/05/2025
2 anh em ruột chặn đầu ô tô ở Hóc Môn, ném đá nứt kính
Tin nổi bật
22:56:56 29/05/2025
Bình Thuận: Truy tố nhóm bị can vụ đem quan tài đi đòi nợ
Pháp luật
22:45:20 29/05/2025
Tham vọng điện hạt nhân của Indonesia
Thế giới
22:42:51 29/05/2025
Marcus Rashford tháo chạy khỏi MU sang Barcelona
Sao thể thao
22:23:14 29/05/2025
Brad Pitt già nua ở tuổi 62, lần đầu nói về bạn gái kém 27 tuổi và Angelina Jolie
Sao âu mỹ
22:04:41 29/05/2025
IU bị tình tin đồn TOP kiếm chuyện, tố bán hoa, đời tư hỗn loạn như Jennie?
Sao châu á
21:58:14 29/05/2025