Đức phản đối triển khai tên lửa tầm trung mới tại châu Âu
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết nước này sẽ phản đối việc triển khai các hệ thống tên lửa tầm trung mới tại châu Âu nếu Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sụp đổ.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn DPA ngày 26/12, ông Maas khẳng định việc triển khai các tên lửa tầm trung mới sẽ vấp phải sự phản đối rộng rãi ở Đức, xây dựng hạt nhân là một “lựa chọn sai lầm,” những chiến thuật áp dụng từ thời Chiến tranh Lạnh sẽ không thể giúp giải quyết các vấn đề ngày nay.
Tuyên bố trên của Ngoại trưởng Đức được đưa ra ít ngày sau khi Mỹ cảnh báo rút khỏi INF nếu Moskva không tuân thủ trở lại thỏa thuận này trong vòng 60 ngày, kể từ ngày 4/12 vừa qua.
Hiệp ước INF được lãnh đạo Mỹ và Liên Xô ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988.
Theo thỏa thuận, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 – 5.500km).
Video đang HOT
Mỹ nhiều lần cáo buộc Nga chế tạo các loại vũ khí vi phạm quy định của thỏa thuận trên.
Tuy nhiên, Moskva khẳng định Nga tuân thủ INF trong khi Mỹ luôn vi phạm thỏa thuận này.
Các đồng minh của Mỹ ở châu Âu luôn coi INF là cơ sở giúp kiểm soát vũ khí, và lo ngại nếu hiệp ước này sụp đổ có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới.
Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini khẳng định những thiếu sót của INF không phải là lý do để hủy bỏ hiệp ước này, cách duy nhất là thực thi những thỏa thuận giải trừ quân bị hiện hành.
Bà Mogherini cũng cho rằng những lo ngại của Mỹ về sự tuân thủ của Nga với hiệp ước này nên được giải quyết “một cách độc lập và minh bạch hơn”./.
Theo Vietnam
Đức bất ngờ phản đối Mỹ làm việc này ở châu Âu
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas mạnh mẽ lên tiếng chống lại việc triển khai các tên lửa tầm trung có đầu đạn hạt nhân của Mỹ ở châu Âu trong trường hợp Washington rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
Binh sĩ Mỹ đặt trạm hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tại Ba Lan hồi năm 2015.
"Châu Âu không nên biến thành diễn đàn cho các cuộc thảo luận về vấn đề tích tụ vũ khí trong bất kỳ trường hợp nào. Việc triển khai các tên lửa tầm trung tối tân ở Đức sẽ vấp phải sự bất mãn lớn", Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin DPA được công bố hôm nay 26.12.
"Sự tích tụ vũ khí hạt nhân sẽ là một phản ứng hoàn toàn sai lầm. Chính sách của những năm 1980 sẽ không giúp giải quyêt các vấn đề ở hiện đại", ông Maas tuyên bố khi bình luận về những cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20.10 đe dọa nước ông sẽ rút khỏi Hiệp ước INF vì Nga vi phạm thỏa thuận này.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã cáo buộc động thái của ông Trump là nguy hiểm, trong khi Berlin và Bắc Kinh cũng chỉ trích tương tự.
Hiệp ước INF được ký kết vào ngày 8.12.1987 và có hiệu lực vào ngày 1.6.1988, cấm Nga và Mỹ phát triển và triển khai các tên lửa mặt đất tầm trung có tầm bắn từ 1.000 km đến 5.000 km.
Trong những năm gần đây, Washington đã nhiều lần cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận. Moscow đã bác bỏ các cáo buộc chống lại họ và tố ngược Mỹ mới là bên không tuân thủ hiệp ước.
Theo Danviet
Washington rút khỏi INF, Matxcơva tuyên bố sẽ đáp trả nếu có tên lửa Mỹ ở châu Âu Washington đã xác nhận quyết định rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho biết, nói thêm rằng Matxcơva sẽ ngay lập tức đáp trả nếu tên lửa Mỹ được triển khai ở châu Âu. "Washington đã công khai thông báo kế hoạch rút khỏi hiệp định hồi tháng 10. Thông qua các...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã

Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á

Ấn Độ - Pakistan tổn thất lớn sau 4 ngày đối đầu ở điểm nóng Kashmir

Ông Trump lên tiếng sau khi bị chỉ trích vì đồng ý nhận máy bay từ Qatar

Mỹ sắp đưa ra cho Nga 22 đề xuất về chấm dứt xung đột Ukraine

Anh thắt chặt các quy định về nhập cư

Bước ngoặt trong nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Lý do Đức ngừng công khai thông tin viện trợ quân sự cho Ukraine

Thủ tướng Pháp sắp tham gia phiên điều trần mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp chính trị

Khảo sát quốc tế ghi nhận sự suy giảm tín nhiệm toàn cầu đối với Mỹ

'Lá chắn' phòng không Ấn Độ khác với Vòm Sắt của Israel thế nào?

Trung Quốc đón tin vui lớn giữa cuộc chiến thuế quan với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Lee Min Ho và Jisoo (BLACKPINK) bị chê như "tượng đá ngàn năm", bom tấn mới phá nát nguyên tác gây thất vọng
Phim châu á
23:50:57 12/05/2025
Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"
Sao việt
23:47:47 12/05/2025
Liên hoan phim Cannes cấm các sao diện trang phục hở bạo
Hậu trường phim
23:33:43 12/05/2025
Chồng Từ Hy Viên lộ diện, thân hình gầy gò khó nhận ra
Sao châu á
23:31:07 12/05/2025
Miley Cyrus lên tiếng về tin đồn bất hòa với cha mẹ
Sao âu mỹ
23:28:45 12/05/2025
Vì sao Thanh Hằng trở lại show thực tế về người mẫu sau 9 năm?
Tv show
23:19:14 12/05/2025
Con gái nuôi hát 'Giấc mơ cánh cò', nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với Phi Nhung
Nhạc việt
22:56:40 12/05/2025
Từ sân khấu đáng quên Oscar 2025: Sẽ ra sao nếu Lisa "nhập vai" Bond Girl thế hệ mới?
Nhạc quốc tế
22:41:49 12/05/2025
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
22:14:50 12/05/2025
Phát hiện "đại dương bị chôn vùi" bên trong Sao Hỏa
Lạ vui
22:07:06 12/05/2025