Đức, Phần Lan cảnh báo công dân về khả năng xảy ra ‘chiến tranh hỗn hợp’
Ngày 19-11, Đức và Phần Lan cho biết đang tiến hành điều tra việc một tuyến cáp ngầm dưới biển Baltic nối hai quốc gia này bị cắt đứt, đồng thời cảnh báo công dân nước mình về mối đe dọa của cuộc ‘chiến tranh hỗn hợp’ (kết hợp biện pháp quân sự và phi quân sự).
Thụy Điển tham gia cuộc tập trận Steadfast Defender của NATO vào tháng 3 -2024. Ảnh: Express Tribune
Theo CNN, chính phủ Thụy Điển đã phân phát 5 triệu tờ rơi kêu gọi người dân chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh, trong khi nước láng giềng – Phần Lan ra mắt một trang web mới về chuẩn bị ứng phó với khủng hoảng.
Theo Express Tribune, tờ rơi này được in bằng cả tiếng Thụy Điển và tiếng Anh, còn phiên bản kỹ thuật số có sẵn bằng nhiều ngôn ngữ khác, bao gồm tiếng Arab, tiếng Ukraine, tiếng Ba Lan, tiếng Somalia và tiếng Phần Lan…
Video đang HOT
Trong tuyên bố chung ngày 18-11, ngoại trưởng Đức và Phần Lan bày tỏ đặc biệt quan ngại về việc thông tin liên lạc giữa hai nước qua biển Baltic bị cắt đứt. Hai nước, vốn trung lập về mặt lịch sử đã phải từ bỏ việc hàng thập kỷ không liên kết về mặt quân sự để gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng chung đối với an ninh châu Âu.
Trước đó cùng ngày, Cinia – công ty xây dựng và bảo trì mạng cáp quang của Phần Lan – đã báo cáo sự cố với tuyến cáp viễn thông dưới biển Baltic song chưa xác định rõ nguyên nhân. Sự cố được phát hiện ở tuyến cáp viễn thông C-Lion1 dài 1.172 km, nối thủ đô Helsinki của Phần Lan đến thành phố cảng Rostock của Đức, khiến tất cả các dịch vụ được cung cấp bởi tuyến cáp ngừng hoạt động.
Người phát ngôn của Cinia khẳng định những vụ đứt cáp như vậy “không thể xảy ra ở vùng biển này nếu không có tác động từ bên ngoài”.
Hai quốc gia NATO hướng dẫn người dân chuẩn bị cho chiến tranh
Thụy Điển và Phần Lan vừa phát hành cẩm nang hướng dẫn người dân về cách chuẩn bị đối phó trước một cuộc chiến tranh có thể xảy ra hoặc các cuộc khủng hoảng bất ngờ khác.
Theo CNN, ngày 18/11, Chính phủ Thụy Điển cung cấp cho người dân cuốn cẩm nang dày 32 trang với tiêu đề "Nếu khủng hoảng hoặc chiến tranh nổ ra". Cuốn cẩm nang này chứa thông tin về cách chuẩn bị để đối phó với chiến tranh, thảm họa thiên nhiên, các cuộc tấn công mạng và khủng bố. Cuốn cẩm nang hướng dẫn người dân dự trữ nước đóng chai, thực phẩm để được lâu và cách trồng thực phẩm ăn được tại nhà như khoai tây, bắp cải, cà rốt...
Sách cũng bao gồm cả lời khuyên dành cho cha mẹ và người chăm sóc, hướng dẫn về cách cầm máu, sơ tán, giải quyết lo lắng, chuẩn bị cho vật nuôi, cách nói chuyện với trẻ em về khủng hoảng và chiến tranh cũng như cách hỗ trợ những thành viên đặc biệt dễ bị tổn thương trong cộng đồng.
Cuốn cẩm nang dày 32 trang với tiêu đề "Nếu khủng hoảng hoặc chiến tranh nổ ra" của Thụy Điển. Ảnh: Theo AFP.
Đây là cuốn sách hướng dẫn thứ năm của Thụy Điển kể từ Thế chiến II. Theo Cơ quan Dự phòng dân sự Thụy Điển (MSB) - cơ quan chịu trách nhiệm biên soạn cuốn sách, chính phủ nước này sẽ phân phát hướng dẫn cho hơn 5 triệu hộ gia đình trong khoảng thời gian hai tuần kể từ ngày 18/11.
Cuốn cẩm nang này được in bằng cả tiếng Thụy Điển và tiếng Anh. Còn phiên bản trực tuyến của cuốn sách có thêm nhiều ngôn ngữ khác như Ukraine, Ba lan, Somalia, Phần Lan, Arab và Ba Tư, đã được phát hành từ tháng 10 vừa qua và đến nay có khoảng 55.000 lượt tải xuống.
Phiên bản mới không đề cập tên quốc gia cụ thể nào mà Thụy Điển cho là sẽ có nguy cơ xảy ra chiến tranh với nước này. "Tình hình thế giới đã trở nên tồi tệ hơn rất nhiều trong những năm gần đây. Chiến tranh đang diễn ra ở khu vực lân cận của chúng ta. Thiên tai ngày càng diễn biến bất thường. Các mối đe dọa khủng bố, tấn công mạng và các chiến dịch thông tin sai lệch đang được sử dụng để làm suy yếu và gây ảnh hưởng đến chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất là một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào Thụy Điển," CNN dẫn tuyên bố của MSB.
Cũng trong ngày 18/11, Bộ Nội vụ Phần Lan ra mắt trang web hướng dẫn người dân về cách chuẩn bị cho các cuộc khủng hoảng khác nhau, đưa lời khuyên về việc ứng phó với tìn trạng cắt điện, mất nước kéo dài, gián đoạn viễn thông, thời tiết khắc nghiệt và xung đột quân sự.
Người dân Phần Lan được khuyến nghị ứng phó với tình trạng mất điện trong những tháng mùa đông nước này bằng máy phát điện dự phòng, viên chứa khoáng chất i-ốt dùng để bảo vệ tuyến giáp khỏi tác động của bức xạ và các loại thực phẩm dễ nấu.
Phần Lan và Thụy Điển là hai quốc gia gia nhập NATO trong vòng hai năm qua sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Trước cuộc xung đột này, nhiều nước châu Âu đã tăng cường chi tiêu quân sự để tăng cường an ninh lâu dài trong khu vực, theo AFP.
Hồi đầu năm nay, Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp của Đan Mạch thông báo cho người dân về số lượng nước, lương thực, và thuốc men mà mỗi cá nhân cần có để vượt qua tình huống khủng hoảng kéo dài 3 ngày.
Hay như tại Na Uy, người dân cũng được phát các cuốn sổ hướng dẫn tự xoay xở trong một tuần nếu xảy ra thời tiết khắc nghiệt, chiến tranh, hoặc các mối đe dọa khác. Sổ hướng dẫn này cũng nêu những việc cần làm trong trường hợp xảy ra một vài tình huống và yêu cầu người dân đảm bảo có thể tự chăm sóc bản thân ít nhất là trong thời gian đầu xảy ra khủng hoảng.
Chuẩn bị gia nhập NATO, Thụy Điển tìm cách tăng 28% chi tiêu quốc phòng Thụy Điển cho biết phải điều chỉnh sự chuẩn bị và các cuộc tập trận quân sự của mình để sẵn sàng trở thành thành viên NATO nhưng cũng phải tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine. Các binh sĩ Thụy Điển chuẩn bị tham gia một cuộc diễn tập quân sự. Ảnh: AP Theo hãng tin AP, Chính phủ Thụy Điển mới đây...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Rùng mình cách binh sĩ xưa giải quyết "sinh lý", đáng thương nhất là người này

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á

'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Điều gì sẽ xảy ra với châu Âu nếu Tổng thống Trump tiếp tục áp thuế?

Pakistan: Ấn Độ lên kế hoạch 'tấn công quân sự' trong vòng 24 - 36 giờ tới

Xung đột Hamas - Israel: Cơ quan cứu trợ LHQ lên án Israel phong tỏa Gaza

Na Uy bước vào 'kỷ nguyên mới' về sức mạnh không quân với F-35 và tên lửa tiên tiến

Cháy nhà hàng ở Trung Quốc: Cảnh sát bắt giữ quản lý nhà hàng

Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'

Tàu chiến Philippines phóng thành công tên lửa đối không Mistral 3

Nhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạng

Iran công bố nguyên nhân vụ cháy nổ thảm khốc ở cảng
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?
Hậu trường phim
17:49:28 30/04/2025
Xuân Son gửi thông điệp đặc biệt trong ngày 30/4
Sao thể thao
17:38:58 30/04/2025
BLACKPINK gây tiếc nuối, 1 ông lớn công khai "kiếm chuyện", Jisoo phát hành phim
Sao châu á
16:14:02 30/04/2025
10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân
Sức khỏe
15:19:13 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Sao nữ từng khiến Quyền Linh sẵn sàng đóng quần chúng không công chỉ để xin chữ ký: Hiện là mẹ 4 con, sống kín tiếng
Sao việt
14:36:44 30/04/2025
Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5
Du lịch
14:22:48 30/04/2025
Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền
Thế giới số
14:16:42 30/04/2025
Xe mới ra mắt trong tháng 4: Chuyển dịch "xanh" trên thị trường ô tô Việt
Ôtô
14:07:54 30/04/2025
Người phụ nữ dùng 'chiêu độc' để chiếm đoạt tiền tỷ của hàng trăm bị hại
Pháp luật
14:00:20 30/04/2025