Đức phản ứng mạnh về tham vọng năng lượng Nga châu Âu
Đức sẽ gắn bó với dự án chung Nord Stream 2.
Trong bối cảnh Mỹ đang cố gắng ngăn Berlin tiến sâu hơn vào dự án năng lượng chung Nord Stream 2 với Nga, Bộ trưởng kinh tế Đức nói rằng đất nước của ông sẽ gắn bó với dự án này, hỗ trợ Moscow như một đối tác đáng tin cậy.
Tờ báo Welt am Sonntag đã có cuộc đối thoại với Bộ trưởng kinh tế Đức Peter Altmaier, đề cập tới ý kiến năm 2018 của ông Donald Trump rằng Berlin trở thành “con tin” của Nga khi nói đến nguồn cung cấp khí đốt.
Dự án Nord Stream 2 đã vấp phải sự phản đối của Mỹ và 1 số nước châu Âu. (Global Look Press/ RT)
Altmaier gạt bỏ lập luận này, nói rằng Đức sẽ không bao giờ dễ bị tống tiền. Không có lý do gì để cho rằng Moscow sẽ bằng cách nào đó bỏ bê các cam kết và cản trở việc cung cấp khí đốt, vì họ đã cung cấp năng lượng cho Đức trong nhiều thập kỷ, ông cho hay.
Ngay cả sau khi Liên Xô tan rã, Moscow vẫn duy trì nghĩa vụ của mình và tôi không nghi ngờ gì về việc họ tuân thủ hợp đồng, Bộ trưởng Altmaier khẳng định. Tuy nhiên, Berlin vẫn đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng và cũng muốn giữ Ukraine là một quốc gia trung chuyển khí đốt chảy vào châu Âu.
Đồng thời, việc hoàn thành dự án Nord Stream 2 là vì lợi ích an ninh của chúng tôi đối với các nguồn cung cấp [năng lượng], ông Altmaier nói. Đường ống đang chạy bên dưới biển Baltic và là một phương tiện liên kết trực tiếp giữa Nga và Đức để đáp ứng nhu cầu khí đốt đang gia tăng của Liên minh châu Âu.
Dự án này đã trở thành một cái gai trong thời gian dài của Washington, vì họ đang cố gắng thúc đẩy doanh số bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của mình sang châu Âu. Hôm thứ Năm tuần trước, các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ các đảng Cộng hòa và Dân chủ đã đưa ra một nghị quyết, trong đó kêu gọi hủy bỏ dự án này.
Tháng trước, đại sứ Mỹ tại Đức cũng đã đe dọa sẽ trừng phạt các công ty Đức vì có tham gia vào Nord Stream 2.
Video đang HOT
Nord Stream 2 chuẩn bị bước vào giai đoạn cuối cùng trong năm nay, khi dự án này đã được Đức, Phần Lan và Thụy Điển bật đèn xanh. Tuy nhiên, một số quốc gia EU, bao gồm Ba Lan và Lithuania, đã nêu lên những lo ngại của họ, một phần chỉ trích việc châu Âu sẽ phải ‘phụ thuộc’ vào Nga về khí đốt. Trong khi đó, về phần mình, Moscow vẫn khẳng định rằng dự án phục vụ lợi ích của cả Nga và EU.
An Bình
Theo Tổ Quốc
Trông đợi gì từ hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2?
Viện nghiên cứu Brooking dẫn ý kiến 3 chuyên gia phân tích những toan tính của hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều khi gặp lại nhau, cũng như kết quả mà cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới có thể mang lại.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều chuẩn bị gặp lại nhau tại Việt Nam - Ảnh: AP
Thành viên Trung tâm An ninh - tình báo thế kỷ 21 Michael O'Hanlon nhấn mạnh, Tổng thống Mỹ trong lần hội kiến này cần thực dụng hơn. Ông Donald Trump nên đòi hỏi một thỏa thuận buộc Triều Tiên loại bỏ khả năng sản xuất thêm nhiều bom lẫn tên lửa tầm xa, để đổi lại việc được dỡ bỏ một phần trừng phạt.
Chuyên gia Hanlon cho rằng, Tổng thống Trump không phải bận tâm chuyện giải trừ số bom hạt nhân hiện có của Bình Nhưỡng, vì đây không phải vấn đề mà quốc gia Đông Bắc Á sẵn sàng đem ra mặc cả vào thời điểm hiện tại.
Mặc dù đánh giá cách tiếp cận cứng rắn mà Tổng thống Mỹ áp dụng năm 2017 có vẻ nóng nảy và nguy hiểm, nhưng chuyên gia Hanlon ủng hộ những gì chính quyền Mỹ thực hiện sau đó. Trừng phạt, đe dọa sử dụng biện pháp quân sự kết hợp ngoại giao tích cực tạo ra triển vọng cho quá trình phi hạt nhân hóa - điều ông Trump cố đạt được trong năm 2018.
Vẫn có khả năng Tổng thống Trump làm hỏng chuyện. Tuy nhiên nhà lãnh đạo Mỹ ít nhất đã tiến gần, hay đặt ra mục tiêu rõ ràng: Xóa một số trừng phạt do Liên Hợp Quốc áp đặt, ngược lại Triều Tiên phải từ bỏ năng lực chế tạo bom hoàn toàn và có thể kiểm chứng.
Ông Trump áp dụng cách tiếp cận duy trì trừng phạt, đe dọa sử dụng biện pháp quân sự kết hợp ngoại giao tích cực - Ảnh: NDTV
Chuyên gia Hanlon còn lưu ý vẫn có khả năng không đạt thỏa thuận. Đó là trường hợp Triều Tiên về cơ bản không sẵn sàng từ bỏ năng lực răn đe chính của họ (chế tạo bom hạt nhân), trong khi Mỹ chỉ chấp nhận giải trừ hạt nhân hoàn toàn như mô hình Lybia.
Theo chuyên gia Hanlon, dỡ bỏ trừng phạt Liên Hợp Quốc ban hành kể từ năm 2016 (giữ nguyên trừng phạt trước đó) là đủ để tạo động lực cho Triều Tiên bỏ năng lực chế tạo bom hạt nhân. Ngoài ra thì cấm vĩnh viễn các vụ thử cùng với hủy kho vũ khí hóa học cũng có thể đưa vào thỏa thuận.
Củ cà rốt
Nhà nghiên cứu Jung H. Pak đến từ Trung tâm nghiên cứu Chính sách Đông Á nhìn ra một vài dấu hiệu cho thấy chính quyền Mỹ rút kinh nghiệm từ cuộc gặp thượng đỉnh Singapore năm ngoái, do đó chuẩn bị sử dụng "củ cà rốt" trong lần gặp này.
Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên Steve Biegun thời gian qua rất nỗ lực làm việc với quan chức phía Triều Tiên. Vào thời điểm Tổng thống Trump đọc Thông điệp Liên bang thì ông vẫn đang ở quốc gia Đông Bắc Á bàn luận chương trình nghị sự cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới, cũng như một thỏa thuận về lộ trình phi hạt nhân hóa.
Lập trường của hai bên vẫn còn khác biệt lớn. Đặc phái viên Biegun xác định nhà lãnh đạo Kim Jong-un không thực hiện hành động cần thiết nhằm đạt mục tiêu giải trừ hạt nhân, trong khi luôn muốn Mỹ "đáp lễ" trước. Ông cũng thừa nhận họ chưa thống nhất định nghĩa cụ thể với "phi hạt nhân hóa hoàn toàn, xác minh đầy đủ".
Mặc dù vậy, đặc phái viên Biegun vẫn tái khẳng định: "Tổng thống Trump sẵn sàng chấm dứt cuộc chiến này (Chiến tranh Triều Tiên). Chuyện này đã chấm dứt. Chúng tôi không có ý xâm lược Triều Tiên".
Theo nhà nghiên cứu Jung, điều này cho thấy nhà lãnh đạo Mỹ có khả năng chấp thuận ra tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên - động thái phù hợp với ngụ ý "thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên" trong Thông điệp Liên bang mà Tổng thống Trump vừa đọc trước Quốc hội Mỹ.
Một động thái như vậy sẽ khiến hội nghị thượng đỉnh tại Việt Nam thêm phần kịch tính, nhưng đem lại nguy cơ đánh lạc hướng dư luận khỏi vấn đề phi hạt nhân và làm suy yếu lý do quân đội Mỹ hiện diện tại Hàn Quốc, nhà nghiên cứu Jung cảnh báo.
Không nên kỳ vọng quá nhiều
Chuyên gia Evans J.R. Revere, thành viên khác của Trung tâm nghiên cứu Chính sách Đông Á, khuyên những người tin rằng cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới giúp triển vọng khai tử chương trình hạt nhân Triều Tiên thêm gần hơn nên hạ thấp kỳ vọng. Ông chỉ rõ lịch sử tiến hành biện pháp ngoại giao với Triều Tiên cùng với chỉ thị sản xuất hàng loạt vũ khí hạt nhân lẫn tên lửa mà nhà lãnh đạo Kim đưa ra năm 2018, cho thấy quốc gia Đông Bắc Á chẳng hề muốn từ bỏ, và Mỹ, Hàn, Trung Quốc lẫn Nga với nhiều lý do khác nhau đều đang dần chấp nhận sự thật này.
Tổng thống Trump từng ca ngợi khi nhà lãnh đạo Kim quyết định ngừng thử hạt nhân cùng tên lửa, tuyên bố mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên không còn, đồng thời khẳng định Mỹ không vội chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo gần đây cũng nhấn mạnh trọng tâm trong hội nghị thượng đỉnh là giảm rủi ro cho người dân Mỹ.
Từ những tuyên bố trên, chuyên gia Revere nhận định Mỹ đặt mục tiêu loại bỏ mối đe dọa tên lửa Triều Tiên đối với nước này, chứ không phải với đồng minh châu Á cũng như các căn cứ quân sự Mỹ ở nước ngoài. Họ dường như nhận ra tham vọng giải trừ hạt nhân trước đó khó đạt được.
Phía Hàn Quốc lại ưu tiên hòa giải, Trung Quốc và Nga chủ trương giữ nguyên hiện trạng miễn là Triều Tiên không thử vũ khí. Cả ba đều kêu gọi nới lỏng cấm vận cho Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Kim nắm rõ mọi chuyện, tin tưởng có thể giữ lại vũ khí hạt nhân nhưng vẫn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hàn Quốc, Mỹ. Cách tốt nhất để làm chuyện này là để ngỏ khả năng phi hạt nhân hóa trong lúc tiếp tục củng cố kho vũ khí.
Vì vậy, theo chuyên gia Revere, nhà lãnh đạo Kim khi gặp lại Tổng thống Mỹ sẽ đưa ra vài nhượng bộ nhằm giữ vững "ảo tưởng giải trừ hạt nhân" mà ông dày công tạo ra, và mong đợi Trump đồng ý.
Cẩm Bình (theo Brooking Institution)
Theo Motthegioi.vn
Tại sao Donald Trump tuyên bố sẽ không gặp ông Tập Cận Bình trước ngày 1 tháng 3? Ngày 31.1, Tổng thống Donald Trump đã cho biết dự định sẽ gặp ông Tập Cận Bình "trong tương lai không xa" để thực hiện hiệp nghị mậu dịch cuối cùng và còn nói chỉ hai ông mới có thể làm được điều này. Tuy nhiên, ngày 7.2, ông Trump đột ngột tuyên bố sẽ không gặp gỡ ông Tập Cận Bình trước...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga tiết lộ về kế hoạch chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ nêu lý do chưa áp thêm trừng phạt lên Nga

Tân Giáo hoàng muốn tổ chức hòa đàm Nga - Ukraine tại Vatican

Ông Putin đến Kursk, Ukraine tìm cách đột kích trở lại biên giới Nga

Căn cứ quân sự Nga ở Syria bị tấn công?

Tỷ phú Elon Musk chính thức rút khỏi chính trường, dồn toàn tâm cho Tesla?

Tên lửa Iskander Nga tập kích căn cứ, 70 lính đặc nhiệm Ukraine thiệt mạng

Điện đàm Trump-Putin: Ukraine như "ngồi trên đống lửa"

Tàu ngầm Astute của Anh: 'Bóng ma' tàng hình tối tân thế giới dưới lòng đại dương

Nga sẽ lập danh sách các điều kiện cho thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine

Từ hòa đàm sang 'bình thường hóa': Ông Trump xoay trục chính sách với Nga như thế nào

Việt Nam ủng hộ nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của LHQ
Có thể bạn quan tâm

Dàn nhân vật hoạt hình Conan hóa người thật: Haibara xinh không tưởng, sao Ran lại kém sắc thế này
Hậu trường phim
23:48:46 21/05/2025
11 thanh, thiếu niên lĩnh án tù vì cầm hung khí rượt đuổi 2 người
Pháp luật
23:48:09 21/05/2025
10 phim ngôn tình Hàn Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 đau thấu tâm can, ai xem cũng xót xa
Phim châu á
23:45:40 21/05/2025
Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM
Tin nổi bật
23:41:38 21/05/2025
Ngã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thở
Sức khỏe
23:32:29 21/05/2025
Ford Explorer tiếp tục bị triệu hồi tại Việt Nam, vẫn là lỗi camera 360 độ
Ôtô
23:26:13 21/05/2025
Thanh Lam xem show Lady Gaga với chồng, Thanh Hằng được nhạc trường hôn đắm đuối
Sao việt
23:24:13 21/05/2025
Nam NSƯT là công tử gia tộc giàu có, quyền lực: "Tôi chưa bao giờ đàn áp ai"
Tv show
23:11:17 21/05/2025
Phản ứng của Tom Cruise trước câu hỏi khiếm nhã khi ra mắt bom tấn 'Mission: Impossible'
Sao âu mỹ
23:07:22 21/05/2025
Khi những nghệ sĩ lâu năm thống trị Top Trending âm nhạc
Nhạc việt
23:00:34 21/05/2025