Đức thắt chặt quy định về tị nạn
Ngày 18/1, Quốc hội Đức đã thông qua các quy định hạn chế mới đối với người xin tị nạn, hợp thức hóa quy trình trục xuất trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang phải đối mặt với làn sóng người xin tị nạn gia tăng mạnh.
Người di cư chờ làm thủ tục đăng ký cư trú tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser khẳng định quy định mới là cơ sở để Đức đẩy nhanh việc hồi hương những người không được cấp quy chế tị nạn, giải phóng nguồn lực để phục vụ những người cần nơi tạm trú nhất. Quy định mới, với các biện pháp cứng rắn, trao thêm quyền hạn cho cảnh sát trong việc truy tìm người được yêu cầu rời khỏi Đức và xác định danh tính người di cư. Quy định cũng tăng thời gian tối đa giam giữ người tị nạn trước khi trục xuất từ 10 ngày hiện nay lên 28 ngày nhằm tạo điều kiện cho cơ quan chức năng có thêm thời gian thực hiện trục xuất.
Chính phủ Đức ước tính mỗi năm nước này sẽ có thêm 600 trường hợp bị trục xuất sau khi thực hiện quy định mới. Bộ trưởng Nancy Faeser cho biết trong năm 2023, với việc thực hiện chặt chẽ hơn chính sách hiện tại, Đức đã tăng 27% số yêu cầu trục xuất, đưa số lượng người xin tị nạn phải hồi hương lên 16.430 người. Lượng người di cư – chủ yếu từ Syria và Afghanistan – đến Đức tăng cao trong những tháng gần đây đã gây sức ép đối với chính quyền địa phương và làm dấy lên tranh luận gay gắt về nhập cư ở quốc gia châu Âu này.
Đức tiếp nhận lại người tị nạn từ Italy
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trong bối cảnh người tị nạn tiếp tục đổ tới đảo Lampedusa của Italy ở Địa Trung Hải, ngày 16/9, Chính phủ Đức thông báo kế hoạch nối lại việc tiếp nhận người tị nạn từ Italy, chỉ vài ngày sau khi Berlin tạm đình chỉ hoạt động này.
Hòn đảo nhỏ Lampedusa của Italy đang phải gồng mình đón nhận lượng người di cư, chủ yếu đến từ các nước Bắc Phi, lên tới 7.000 người, gần bằng dân số của đảo, ngày 15/9/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trước đó, Đức đã tạm đình chỉ quy trình tiếp nhận tự động người tị nạn do Italy không tuân thủ các thủ tục theo Hiệp ước Dublin của Liên minh châu Âu (EU), trong đó quy định người xin tị nạn phải nộp đăng ký tại quốc gia EU đầu tiên mà họ nhập cảnh. Các trường hợp có ý định đăng ký tị nạn ở một quốc gia khác đều có thể bị đưa trở lại nước đầu tiên tiếp nhận.
Theo chương trình tự nguyện tiếp nhận người tị nạn nhằm thể hiện tình đoàn kết của EU, Đức cam kết tiếp nhận 3.500 người tị nạn từ các quốc gia đặc biệt gặp khó khăn ở biên giới phía Nam châu Âu, trong đó có Italy.
Cho đến nay, khoảng 1.700 trường hợp (trong đó có trên 1.000 trường hợp từ Italy) đã được Đức tiếp nhận thông qua cái gọi là "cơ chế đoàn kết tự nguyện" của châu Âu để người di cư có thể hoàn tất thủ tục đăng ký tị nạn ở Đức. Ngày 13/9 vừa qua, Bộ Nội vụ Đức thông báo tạm dừng việc tiếp nhận theo cơ chế này do các quy định liên quan tới việc tiếp nhận người tị nạn theo thoả thuận Dublin không được tuân thủ. Cụ thể, Italy "nhiều lúc" ngừng tiếp nhận trở lại người tị nạn từ Đức theo quy định Dublin. Theo người phát ngôn Chính phủ Đức, đã có trên 12.400 trường hợp ở diện phải được đưa trở lại Italy, song cho tới nay mới chỉ có 10 người được xử lý.
Trong bối cảnh mỗi ngày có hàng nghìn người tị nạn tới Lampedusa những ngày qua, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã mời Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tới thăm thực tế hòn đảo ở Địa Trung Hải này để người đứng đầu EC có thể hiểu rõ tình hình nghiêm trọng mà Italy đang phải đối mặt. Bà kêu gọi EU giúp ngăn chặn người di cư vượt Địa Trung Hải từ Bắc Phi và nếu cần thiết có thể triển khai hải quân để ngăn chặn các tàu thuyền của người di cư trái phép. Theo số liệu của Bộ Nội vụ Italy, từ đầu năm đến ngày 15/9 vừa qua, đã có khoảng 127.200 người di cư đến Italy bằng thuyền, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái (khoảng 66.200 người).
Đức gia hạn kiểm soát biên giới với Séc, Ba Lan và Thụy Sĩ Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Đức Nancy Faeser ngày 15/12 tuyên bố chính phủ nước này đã quyết định gia hạn các biện pháp kiểm soát biên giới với Séc, Ba Lan và Thụy Sĩ thêm 3 tháng, cho đến ngày 15/3/2024. Cảnh sát kiểm tra các phương tiện tại biên giới Đức - CH Séc ở Breitenau, miền Đông Đức. Ảnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol rời khỏi đảng Quyền lực Nhân dân

Tình báo Mỹ ước tính kho vũ khí tên lửa hành trình và siêu vượt âm của Nga

Chương mới cho mối quan hệ lợi ích gắn kết

WADA tước giấy phép của phòng xét nghiệm doping duy nhất ở châu Phi

Thủ tướng Hungary: Ảo tưởng khi nhìn nhận đàm phán Nga - Ukraine có thể giải quyết xung đột

Giảm phụ thuộc Trung Quốc: Mỹ cần đồng minh, không chỉ thuế quan

Fed công bố kế hoạch cắt giảm 10% nhân sự

Tổng thống Trump trở lại hiện thực sau chuyến công du Trung Đông 'đầy thành tích'

Johannesburg 'bừng sáng' trong vũ điệu đường phố sôi động

Cháy lớn tại nhà máy sản xuất lốp Kumho (Hàn Quốc)

Ông Trump dừng đàm phán, gửi thư thông báo thuế cho các nước

Ukraine nói Nga nêu yêu cầu "không thể chấp nhận" trong đàm phán
Có thể bạn quan tâm

Hành trình đưa 'Lilo & Stitch' từ hoạt hình bước lên màn ảnh rộng
Phim âu mỹ
19:47:30 17/05/2025
Tụ điểm đánh bạc liên tỉnh ở Đà Nẵng, nguỵ trang bằng lán trại nuôi gà
Pháp luật
19:45:12 17/05/2025
'Doraemon: Nobita và Cuộc phiêu lưu vào thế giới trong tranh': Mùa hè khuấy động với 'mèo ú'
Phim châu á
19:41:20 17/05/2025
Dương Lâm 'hỗn chiến' CĐM, lộ tin ly thân vợ 8 năm, bị bỏ vì 'ế show hết thời'
Sao việt
19:34:45 17/05/2025
Công Phượng 'đạo diễn' để Minh Vương ký hợp đồng tiền tỷ với Bình Phước
Sao thể thao
19:34:32 17/05/2025
Vật dụng nhà bếp này có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bệ bồn cầu
Sáng tạo
19:30:37 17/05/2025
Nữ sinh ngỡ ngàng khi bác sĩ nói mình là con trai, từ chối phẫu thuật
Sức khỏe
19:28:00 17/05/2025
Drama Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron: 'Bằng chứng' là sản phẩm của AI?
Sao châu á
19:24:38 17/05/2025
Bí ẩn Tử Cấm Thành: Sân gạch bị nứt, vô tình hé lộ bí mật động trời?
Netizen
18:47:44 17/05/2025
Sau khi sinh con, vợ suốt ngày đòi "yêu" khiến tôi khiếp sợ
Góc tâm tình
18:26:39 17/05/2025