Đừng bỏ lỡ ‘thời gian vàng’ chữa tự kỷ cho trẻ
Mỗi năm, Bệnh viện Nhi Trung ương có xấp xỉ 10 nghìn lượt trẻ đến khám tự kỷ. Năm 2024, Khoa Tâm thần tiếp nhận 45 nghìn lượt trẻ tới khám sức khỏe tâm thần nói chung, trong đó xấp xỉ 20% khám vì dấu hiệu nghi ngờ tự kỷ.
Không phải phụ huynh nào cũng hiểu đúng về rối loạn phổ tự kỷ và có thể chấp nhận vấn đề đang xảy ra với con mình để sẵn sàng can thiệp cho trẻ.
Thế giới chọn ngày 2/4 hằng năm là Ngày thế giới nhận thức về tự kỷ, với mục đích kêu gọi cộng đồng tăng cường sự quan tâm và hiểu biết về rối loạn này, giúp trẻ tự kỷ sớm được phát hiện, điều trị, yêu thương nhiều hơn và dễ dàng hòa nhập cuộc sống hơn.
Nhận biết sớm để can thiệp sớm
Tới Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương, chúng tôi gặp nhiều phụ huynh đưa con tới khám về các rối loạn tâm thần, trong đó nhiều bé hơn 2 tuổi đến trẻ lớn 6-7 tuổi được cha mẹ cho đến khám tự kỷ. Người mẹ trẻ Hà Thị Loan (Lạng Sơn) cho biết: “Con em được 24 tháng nhưng chưa biết nói, chưa có phản xạ, sợ tiếp xúc với người lạ, hay chơi một mình, sợ tiếng động, đi nhón chân. Em lên mạng tìm hiểu, thấy con có biểu hiện của tự kỷ, hai vợ chồng lo lắng bắt xe thẳng xuống đây khám”.
Một phụ huynh khác có con 3 tuổi sau khi được bác sĩ test các câu hỏi về biểu hiện của con cho biết: “Con đến giờ vẫn chưa nói được. Lúc cháu 2 tuổi, có người nói với tôi hay cho con đi khám vì thấy biểu hiện giống trẻ tự kỷ. Lúc đó tôi không tin, không nghĩ con mình mắc chứng bệnh này, thậm chí còn tức giận trước lời khuyên trên. Bây giờ tới viện mới biết, các biểu hiện của con nếu được quan tâm phát hiện sớm, đi khám sớm thì khả năng chữa lành cao hơn”, người mẹ nói…
Mỗi ngày, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương có khoảng 200 trẻ tới khám.
Theo ThS.BS Nguyễn Mai Hương, Phó trưởng Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương, khi con đi khám và nhận được chẩn đoán mắc rối loạn phổ tự kỷ, thông thường cha mẹ sẽ trải qua chuỗi cảm xúc sốc, đau buồn, tức giận, phủ nhận… Ban đầu, cha mẹ có thể cảm thấy choáng váng hoặc bối rối, tuyệt vọng ngay sau khi bác sĩ chẩn đoán và không sẵn sàng chấp nhận ngay mà có xu hướng đưa con đến nhiều cơ sở y tế để khám với hy vọng có một chẩn đoán khác. Đồng thời, phụ huynh cũng đưa ra nhiều lý lẽ để phủ nhận, ví dụ “trẻ chỉ chậm nói thôi, trẻ cái gì cũng biết, chắc vì xem tivi nhiều…”. Sau nhiều loay hoay, cha mẹ dần chuyển sang giai đoạn có phần chấp nhận và tìm hiểu về bệnh tự kỷ. Đến giai đoạn “dám đối diện” và chấp nhận, hiểu những khó khăn trong quá trình điều trị, cha mẹ đồng hành cùng bác sĩ can thiệp cho con.
Video đang HOT
Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng đưa con tới bệnh viện có chuyên khoa tâm thần để khám, chẩn đoán và điều trị, mà có rất nhiều người, khi thấy dấu hiệu nghi ngờ, thậm chí đã được bác sĩ chẩn đoán mắc tự kỷ, vẫn nghe theo “bác sĩ rởm” trên mạng, cho con đi chữa tự kỷ bằng cách mua thuốc chậm nói về cho con uống, ra chợ cướp đồ ăn của người lạ về cho con ăn, hơn thế nữa còn cho con đi cắt “thắng lưỡi”… để con nói được.
BS Nguyễn Minh Quyết, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh viện thường tiếp nhận những bệnh nhi sau khi “điều trị” tự kỷ bởi những “bác sĩ rởm”, hoặc những bác sĩ không có chuyên môn về tâm thần, khi không có hiệu quả mới đến đây. Có nhiều cháu đến viện sau khi đã cắt “thắng lưỡi” để chữa tự kỷ nhưng vẫn không nói được như quảng cáo của “bác sĩ” trên mạng. Có cháu lại được bác sĩ không có chuyên môn tâm thần chẩn đoán không mắc rối loạn phổ tự kỷ, cha mẹ cứ để như thế không can thiệp, khi tới 4 tuổi vẫn không nói được, có các biểu hiện của tự kỷ rất nặng mới đưa tới đây, đã lỡ “giai đoạn vàng” can thiệp tốt nhất.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng
Theo các nghiên cứu lớn trên thế giới, tỷ lệ trẻ tự kỷ chiếm khoảng 1% dân số. Tại Việt Nam, con số này cũng được dự báo tương đương. Theo Ths.BS Nguyễn Mai Hương, so với nhiều năm trước, rối loạn phổ tự kỷ đã được nhiều người biết đến hơn, thời gian gần đây, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ cha mẹ đưa con đến khám sớm trước 2 tuổi ngày càng tăng cao. Điều đó cho thấy, khi có dấu hiệu mơ hồ, cha mẹ đã lo lắng cho con và đi khám sớm để tìm nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị. Mỗi năm, Khoa Tâm thần can thiệp cho 250-300 lượt trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ.
BS Mai Hương cho biết, tự kỷ hiện chưa có phương pháp chữa khỏi. Những cháu được phát hiện sớm, can thiệp sớm, đúng cách, đủ thời gian, có sự phối hợp giữa cha mẹ và nhà chuyên môn thì những ảnh hưởng của tự kỷ với đời sống, chức năng của trẻ sẽ giảm xuống, giúp trẻ nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Một bà mẹ có con can thiệp và điều trị rối loạn phổ tự kỷ nhiều năm ở Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ: “Sau nhiều năm đồng hành cùng con, đến khi con nói được từ đơn như “mẹ”, “bố”, hoặc đói thì biết nói “ăn” là tôi đã cảm thấy hạnh phúc lắm rồi. Chặng đường dài đó có đau khổ, vất vả, nhưng nỗ lực đổi lại con có tiến bộ”.
BS Nguyễn Minh Quyết cho biết, giai đoạn vàng sàng lọc tự kỷ ở Việt Nam hiện nay có thể áp dựng cho trẻ từ 18-30 tháng (có thể mở rộng cho trẻ từ 16 tháng) bằng thang M-chát và khi có 2 dấu hiệu nguy cơ trở lên cần được thăm khám chuyên khoa Tâm thần Nhi. Sàng lọc phát hiện chỉ là bước đầu tiên, dù sàng lọc có âm tính vẫn cần theo dõi tiếp mà không chủ quan là con em mình bình thường. Còn nếu sàng lọc có nguy cơ tự kỷ hoặc trễ phát triển thì nên đi khám chuyên khoa phù hợp.
Sáng lọc sớm phát hiện sớm, trẻ có nhiều cơ hội tham gia vào hoạt động can thiệp, khi này não bộ của trẻ đang phát triển, sẽ mang lại hiệu quả cao. BS Quyết cho biết, có 5 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ trẻ tự kỷ mà phụ huynh cần biết: 12 tháng trẻ không nói bập bẹ; 12 tháng trẻ chưa biết chỉ ngón, bai bai, vỗ tay, lắc đầu; 16 tháng trẻ chưa nói được từ đơn; 24 tháng trẻ chưa nói được 2 từ; trẻ mất đi kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội đã có ở bất kỳ lứa tuổi nào. Cha mẹ sớm nhận biết các dấu hiệu nguy cơ của con để đưa bệnh viện chuyên khoa Tâm thần khám, sàng lọc, chẩn đoán và điều trị.
BS Mai Hương cũng cho biết thêm, nguyên nhân mắc tự kỷ đến nay chưa được các nhà khoa học xác định rõ, nhưng không phải do vaccine như nhiều mẹ hiểu lầm, hoặc cho rằng do thiếu vắng sự quan tâm của cha mẹ, không ai chơi cùng… Tự kỷ không thể phòng ngừa, chỉ có cách nâng cao nhận thức của toàn xã hội chăm sóc phụ nữ mang thai, sau sinh hạn chế có thêm tổn thương.
Lợi khuẩn phômai có thể hỗ trợ giảm triệu chứng tự kỷ
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là tình trạng thần kinh kéo dài suốt đời, ảnh hưởng đến khả năng tương tác xã hội, hành vi, tác động đến hơn 60 triệu người trên toàn cầu với số ca chẩn đoán tăng hàng năm.
(Ảnh minh họa. Getty images)
Một nghiên cứu tiên phong của các nhà khoa học Trung Quốc về rối loạn phổ tự kỷ đã phát hiện lợi khuẩn (probiotic) có trong phô mai có thể hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng.
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một tình trạng thần kinh kéo dài suốt đời, ảnh hưởng đến khả năng tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi, tác động đến hơn 60 triệu người trên toàn cầu với số ca chẩn đoán tăng hàng năm.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Động vật học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã khám phá mối liên hệ giữa sức khỏe đường ruột và chứng tự kỷ, dựa trên những bằng chứng ngày càng rõ ràng về việc hệ vi sinh vật đường ruột có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ, tâm trạng và nhận thức.
Kết quả sơ bộ của họ được công bố trên tạp chí Cell Genomics ngày 12/2 chỉ ra những cải thiện đáng kể về hành vi xã hội ở chuột sau khi được điều trị bằng probiotic Lactobacillus rhamnosus, một loại vi khuẩn thường được sử dụng trong quá trình lên men sữa.
ASD từ lâu đã được cho là có liên quan đến các yếu tố di truyền và môi trường, nhưng các nghiên cứu gần đây nhấn mạnh đến trục ruột-não - một hệ thống liên lạc hai chiều giữa đường tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương. Sự rối loạn của vi khuẩn đường ruột đã được liên kết với các tình trạng rối loạn phát triển thần kinh, bao gồm lo âu và trầm cảm.
Nhóm nghiên cứu, do nhà khoa học gen Triệu Phương Khánh từ Viện Động vật học dẫn đầu, tập trung vào gen CHD8, một gene quan trọng cho sự phát triển của não và ruột. Đột biến ở CHD8 là một trong những dấu hiệu di truyền phổ biến nhất của chứng tự kỷ.
Sử dụng công nghệ giải trình tự RNA đơn bào tiên tiến, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một mô hình chuột với sự thiếu hụt CHD8 đặc hiệu ở các tế bào ruột.
Các nhà khoa học cho biết những con chuột này thể hiện các đặc điểm điển hình của ASD: giảm hứng thú với sự mới lạ trong môi trường xã hội và mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng glutamate và GABA trong vỏ não.
Đáng chú ý, sau một tháng bổ sung Lactobacillus rhamnosus hàng ngày, những con chuột đã cho thấy sự phục hồi tính dẻo dai của khớp thần kinh - một cơ chế quan trọng cho việc học tập và ghi nhớ, và sự gia tăng của các nơ-ron Drd2-dương tính, vốn điều chỉnh động lực xã hội. Đặc biệt, sự suy giảm tò mò của chuột đối với môi trường xã hội mới đã được đảo ngược.
Thông cáo báo chí của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết: "Những phát hiện này làm sâu sắc thêm hiểu biết của chúng ta về nguồn gốc phân tử của ASD và mở ra cánh cửa cho các liệu pháp đổi mới."
Cũng theo thông cáo, mặc dù can thiệp lợi khuẩn của nghiên cứu nhắm vào các tế bào ruột, tác động của nó còn lan tỏa đến não, qua đó cho thấy vai trò của ruột như một "bộ não thứ hai."
Giới khoa học sẽ cần tiến hành thử nghiệm trên người để xác nhận tính an toàn và hiệu quả của phương pháp này, nhưng nghiên cứu đã mang lại hy vọng cho các gia đình đang đối mặt với thách thức trong việc nuôi dạy trẻ tự kỷ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, với tỷ lệ 1/36 trẻ em Mỹ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ tính đến năm 2023, nhu cầu về các phương pháp điều trị không xâm lấn là cấp thiết.
Các nhà nghiên cứu cho biết, liệu pháp lợi khuẩn, nếu được chứng minh là hiệu quả, sẽ trở thành một biện pháp can thiệp hành vi mới dành cho trẻ tự kỷ, với tác dụng phụ tối thiểu.
Trong giai đoạn sắp tới, nhóm của ông Triệu dự định nghiên cứu cách các tín hiệu có nguồn gốc từ ruột ảnh hưởng chính xác đến các mạch não.
Hiện nay, sự quan tâm toàn cầu đối với các phương pháp điều trị dựa trên hệ vi sinh vật đang tăng cao, với các thử nghiệm lâm sàng đang khám phá tác dụng lợi khuẩn trong việc hỗ trợ nhiều loại bệnh khác nhau, từ trầm cảm đến bệnh Parkinson./.
Những gợi ý để xác định xem bản thân có mắc chứng tự kỷ ở người trưởng thành Những dấu hiệu phổ biến của chứng tự kỷ, bao gồm khó khăn trong giao tiếp xã hội và sự tập trung cao độ vào những thói quen hoặc chủ đề cụ thể, thường không được nhận ra rõ ràng trong giai đoạn thơ ấu. Natasha Nelson, một nữ doanh nhân 35 tuổi đến từ Stone Mountain, Georgia, đã được chẩn đoán mắc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sau cắt trĩ, người phụ nữ phải nhập viện nhổ đinh 8 lần và bị suy thận

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Nhiều người lớn, trẻ em bị bọ chét đốt phải đi bệnh viện

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Những căn bệnh âm thầm đe dọa dân văn phòng

7 sai lầm phổ biến khiến bạn già nhanh hơn

'Siêu thực phẩm' được ví là kim cương đen cực tốt cho sức khỏe

Săn 'lộc trời' ở bờ mương, kiếm tiền tươi mà không cần chăm bón

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện
Có thể bạn quan tâm

Nữ minh tinh 40 năm vẫn được cả nước nhớ đến, hot tới độ thành tên gọi của cả "thế hệ con gái Việt"
Hậu trường phim
23:56:59 29/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Chồng cũ của Từ Hy Viên: Tổ chức sinh nhật cho con gái, chuẩn bị hôn lễ
Sao châu á
23:41:24 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025
Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m
Tin nổi bật
21:52:34 29/04/2025