Dùng công nghệ thông tin giải quyết tắc giao thông
Diễn đàn cấp cao CNTT – TT Vietnam ICT Summit 2012 diễn ra trong ngày 26-27/6 sẽ đưa ra những giải pháp ứng dụng CNTT để giải quyết những vấn đề về giao thông, giáo dục, quản lý đô thị, quản lý dân cư.
Ngày 26-27/6/2012 tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Cấp cao CNTT – TT Việt Nam (Vietnam ICT Summit 2012) dành cho các lãnh đạo cao cấp của Chính phủ, doanh nghiệp CNTT trong nước và quốc tế, lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp ứng dụng CNTT lớn trong nước đã tham dự, với chủ đề “CNTT – Hạ tầng của hạ tầng quốc gia”.
Vietnam ICT Summit 2012 nhận được sự quan tâm, ủng hộ đặc biệt của Chính phủ và các Bộ, ngành. Theo chỉ đạo của Chính phủ, 10 Bộ, ngành và UBND 3 thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, tp. HCM) tham gia phối hợp cùng VINASA tổ chức Diễn đàn.
Chương trình sẽ có 4 cuộc tọa đàm chuyên đề về sử dụng CNTT để giải quyết các vấn đề bức xúc và để hiện đại hóa các lĩnh vực: giao thông, giáo dục, quản lý đô thị, quản lý dân cư. Bên lề Diễn đàn còn có các hoạt động tăng cường giao lưu, hợp tác gồm: Triển lãm ICT Best Practices, Giải thi đấu Vietnam ICT Golf Open và Gặp gỡ tìm kiếm đối tác, khách hàng (Business matching).
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tham dự hội nghị và cho biết đến nay, CNTT đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc nhưng việc ứng dụng vào các ngành kinh tế xã hội còn rất thấp. Trước đây các ngành thường chỉ quan tâm tới tăng trưởng định lượng nhưng chưa quan tâm đến chất lượng và hiệu quả nên CNTT chưa được coi trọng.
Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành, địa phương chưa đặt ra những nhiệm vụ, đầu bài về ứng dụng CNTT để tăng năng suất, một phần do họ chỉ được đào tạo theo chuyên ngành hẹp. Do đó, chúng ta rất cần những cán bộ vừa có chuyên môn, vừa hiểu biết về CNTT”.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA, cho rằng, đây là sự kiện để các ngành, các cấp bàn cách hiện đại hóa ngành mình, đơn vị mình bằng công nghệ thông tin, cũng như dùng công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề bức xúc đang phát sinh trong cuộc sống.
Video đang HOT
Theo vietbao
"Thiếu Tổng công trình sư cho các đại dự án CNTT"
Việt Nam đang xây dựng nhiều dự án lớn, có tầm ảnh hưởng quốc gia như xây dựng cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai, thẻ công dân điện tử... Tuy nhiên một "nút thắt" muôn thuở lại nổi lên: Tìm đâu cho được các Tổng công trình sư dự án?
"Không ra được đầu bài vì không chuyên về CNTT!"
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn ICT Summit 2012. Ảnh: ICTnews.
Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thẳng thắn thừa nhận, tuy CNTT đã có nhiều bước tiến trong 10 năm qua, nhưng việc ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực của kinh tế, xã hội thì vẫn còn nhiều hạn chế. Một nguyên nhân quan trọng là trước đây, các ngành chỉ quan tâm đến tiêu chí về tăng trưởng mà không thực sự để tâm đến chất lượng tăng trưởng. Nói cách khác là chỉ quan tâm tới định lượng mà không coi trọng hiệu quả, chất lượng cuối cùng. "Việc phát triển chủ yếu dựa vào vốn, vào đất đai nên công nghệ chưa được ứng dụng một cách sâu rộng, hợp lý", Phó Thủ tướng phân tích.
Một nhân tố chủ chốt khác cũng được Phó Thủ tướng chỉ ra, là việc bản thân người đứng đầu các ngành, địa phương chưa thực sự đề ra các đầu bài, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể về ứng dụng CNTT trong ngành, trong địa phương sao cho có hiệu quả, thiết thực, khả thi và thực chất. "Đại đa số họ vốn không được đào tạo chuyên ngành về CNTT nên khó ra được đầu bài về ứng dụng CNTT. Rồi ngay các cán bộ triển khai trong ngành, địa phương cũng vậy, họ xuất phát từ các chuyên ngành như nông nghiệp, giao thông, y tế... chứ ít năng lực về CNTT. Nói cách khác, chúng ta đang thiếu những người có thể đi vững cả hai chân : chuyên môn và kỹ năng CNTT".
Cần "CNTT hóa" đào tạo chuyên ngành
Trước bài toán nhân lực, Phó Thủ tướng đã đưa ra nhiều đề xuất, giải pháp tại Diễn đàn như xây dựng một chương trình đào tạo, chuẩn hóa từng bước cán bộ có năng lực ứng dụng CNTT tại ngành, địa phương. Bản thân cơ quan hữu trách cũng cần nghiên cứu để xác định cụ thể, mỗi ngành cần tỷ lệ bao nhiêu phần trăm lao động có đủ chuyên môn lẫn kỹ năng CNTT. Đây chính là cơ sở để các trường đào tạo chuyên ngành xây dựng một khoa CNTT, cung cấp, trang bị kỹ năng CNTT cho sinh viên chuyên ngành.
Bên cạnh đó, các bộ, cơ sở cũng cần thành lập những tổ chức chuyên trách về ứng dụng CNTT, giúp xây dựng kế hoạch, triển khai chính sách về CNTT trong nội bộ các Bộ, các cơ sở. Chính phủ cũng cần khuyến khích các tổ chức tư vấn ứng dụng CNTT trong chuyên ngành, tăng cường đặt hàng, thuê doanh nghiệp triển khai một số dịch vụ Chính phủ Điện tử chứ không thể "tự làm hết", Phó Thủ tướng nêu rõ.
Lời giải PPP
Đối với vấn đề huy động nguồn lực xã hội, doanh nghiệp vào việc thúc đẩy ứng dụng CNTT phạm vi quốc gia, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng cho biết, hiện Bộ đang nghiên cứu, đề xuất mô hình hợp tác công - tư (PPP) đặc thù trong lĩnh vực CNTT. Hiện Bộ đã đặt hàng các Doanh nghiệp công nghệ nội triển khai một số dự án lớn như triển khai hệ thống thư điện tử quốc gia, theo hướng "Nhà nước sử dụng các dịch vụ do Doanh nghiệp cung cấp".
Ông Tống Viết Trung, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cũng khẳng định, hướng phát triển trong thời gian tới của Tập đoàn này là cung cấp CNTT như một dịch vụ, theo đơn đặt hàng từ các ngành, Bộ, địa phương và Chính phủ. Hiện Viettel đang tham gia tích cực nhiều dự án như triển khai "một cửa điện tử" trong Đề án Hải quan điện tử, hay "Thu thập thông tin Khí tượng Thủy văn" cho Bộ Tài nguyên & Môi trường.
Mặc dù vậy, ông Trung cũng thẳng thắn chia sẻ rằng, thực trạng ứng dụng CNTT tại Việt Nam hiện nay đang "là một quá trình giậm chân tại chỗ", thể hiện ở việc các dự án CNTT quan trọng không được thúc đẩy vì nhiều lý do như thiếu vốn, đang chờ tài trợ bổ sung. Trong số này bao gồm cả những dự án trọng điểm, có ý nghĩa chiến lược quốc gia như xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.... Chỉ số sẵn sàng về CNTT của Việt Nam vẫn thấp so với các nước trong khu vực và quan trọng nhất, theo ông Trung, chúng ta lại trở về với bài toán "Thiếu Tổng công trình sư cho các dự án lớn".
CNTT là ưu tiên hàng đầu
Tuy nhiên, ông Nguyễn Bá Ân, Tổng Thư ký Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh cho biết, mới đây, Hội nghị TƯ 4 Khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 13 về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ quốc gia, trong đó lần đầu tiên, CNTT-TT được xác định là một phần của kết cấu hạ tầng quốc gia.
"Phát triển CNTT là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa quốc gia của cả nước cũng như tất cả các ngành", Nghị Quyết khẳng định.
Hiện Bộ TT&TT được giao làm đầu mối để phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Quy hoạch Phát triển CNTT đến 2020 (Tầm nhìn 2030), Xây dựng Quy hoạch Tổng thể Hạ tầng Quốc gia (Trình Chính phủ trong năm 2013) soạn thảo Đề án huy động nguồn lực Phát triển CNTT Quốc gia, chú trọng mô hình PPP theo hướng khả thi để trình Chính phủ năm tới...
Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2012 diễn ra trong hai ngày 26-27/6 tại Hà Nội, tập trung thảo luận về 4 chủ đề lớn là: Giảm tắc nghẽn, tai nạn giao thông bằng CNTT CNTT đổi mới giáo dục - đào tạo Phát triển đô thị thông minh và Thẻ công dân điện tử.
Theo vietbao
CNTT giải quyết tắc nghẽn giao thông, quá tải bệnh viện Chủ tịch Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa) tặng Phó Thủ tướng Nguyên Thiên Nhân kỷ niêm chương của diên đàn Vietnam ICT Summit 2012. - Sáng nay (26/6), diên dàn câp cao CNTT-TT Viêt Nam (Vietnam ICT Summit) 2012 đã chính thức khai mạc tại Hà Nôi. Diên đàn sẽ bàn thảo xoay quanh viêc dùng CNTT...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

OpenAI hỗ trợ các nước phát triển hạ tầng AI

Hàng chục ngàn người đăng ký tham gia học kỹ năng an ninh mạng miễn phí

Apple sẽ đưa tìm kiếm AI của ChatGPT và Perplexity lên Safari, Google có nguy cơ mất thế độc tôn

iPhone 18 Pro Max sẽ có Face ID dưới màn hình

Google 'đá xoáy' thiết kế thanh camera của dòng iPhone 17

5 điều nhà sản xuất smartphone không nói cho người mua

Gmail sắp có thay đổi lớn về chuẩn bảo mật

Lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng nhất trên thiết bị Galaxy sắp được sửa?

Tự chỉnh video, kể chuyện bằng... chip não Neuralink

Google phát triển trợ lý AI Gemini phiên bản cho trẻ em

Liệu Apple Watch có ảnh hưởng đến thời lượng pin của iPhone

One UI 7 đang khiến nhiều thiết bị Galaxy hao pin nghiêm trọng
Có thể bạn quan tâm

Võ Hạ Trâm lại tag Duyên Quỳnh khoe chiến tích ê hề, dân tình vào soi thái độ?
Sao việt
16:01:17 08/05/2025
Đào Tử A1J: Rapper Đài thi Em Xinh, hot hơn em gái Xuân Ca, Pháo phải dè chừng?
Sao châu á
15:52:20 08/05/2025
9X Nghệ An lấy cô gái Nhật, ngày cưới bố vợ 'sốc' vì được chúc rượu liên miên
Netizen
15:12:42 08/05/2025
Lương Thu Trang và bạn diễn hơn 11 tuổi trong 'Cha tôi người ở lại' bị phản ứng
Hậu trường phim
15:12:12 08/05/2025
Thủ tướng Israel công bố thông tin về các con tin tại Gaza
Thế giới
15:05:41 08/05/2025
Tùng Dương: 'Ở tuổi hơn 40 tôi không đặt nặng phải liên tục có bản hit'
Nhạc việt
14:48:59 08/05/2025
Những hình ảnh công khai chấn động của cặp đôi "hot" nhất Hollywood
Sao âu mỹ
14:46:07 08/05/2025
Galaxy A 'lên đời' mạnh mẽ khi 'hồn' Galaxy S25 nhập vào điện thoại giá rẻ
Đồ 2-tek
14:37:49 08/05/2025
Doãn Hải My tăng 7kg so với thời thi hoa hậu, vóc dáng thay đổ rõ rệt nhưng vẫn khiến Văn Hậu say đắm
Sao thể thao
14:32:09 08/05/2025
21 thói quen bị con gái gọi là "lạc hậu", nhưng giúp tôi tiết kiệm hàng triệu mỗi tháng
Sáng tạo
14:29:24 08/05/2025