Đừng để sách giáo khoa thành gánh nặng với gia đình học sinh
Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bị kỷ luật cảnh cáo do liên quan tổ chức sản xuất, biên soạn, in ấn, kê khai, phát hành… sách giáo khoa mới.
Thông tin Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bị kỷ luật cảnh cáo do liên quan tổ chức sản xuất, biên soạn, in ấn, kê khai, phát hành… sách giáo khoa mới, khiến câu chuyện về giá sản phẩm này càng thêm “ nóng” sau khi đã tăng cao hơn sách chương trình cũ 3 – 4 lần.
Thanh Niên từng có nhiều bài viết phản ánh về tình trạng sách giáo khoa (SGK) tăng giá làm tăng thêm gánh nặng cho phụ huynh học sinh (HS). Thanh Niên cũng thông tin ngày 5.7 Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký Quyết định số 1886/QĐ-BGDĐT thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Đức Thái, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, bằng hình thức cảnh cáo.
Năm 2021, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đạt doanh thu hơn 1.800 tỉ đồng, lãi sau thuế 287 tỉ đồng, chủ yếu nhờ phát hành sách giáo khoa. Ảnh N.T.
Lý do, ông Nguyễn Đức Thái có khuyết điểm, vi phạm chính sách pháp luật của nhà nước trong chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức thực hiện sản xuất, kinh doanh, biên soạn, in ấn, kê khai, phát hành SGK mới; đồng thời thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo Đảng ủy, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết…
Thay sách mỗi năm đang là gánh nặng cho các gia đình
Video đang HOT
Về vụ việc nêu trên, cùng với một số lùm xùm liên quan việc biên soạn, in ấn, giá SGK… trong thời gian qua, bạn đọc (BĐ) đã đưa ra nhiều kiến nghị.
BĐ Pham Hoang Hai bày tỏ: “Có người nói vui rằng Việt Nam là nước có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới vì năm nào cũng cải cách giáo dục, cải cách SGK. Nhưng thực tế thì sao? SGK thay đổi nội dung hằng năm nên không thể dùng lại sách năm trước khiến việc mua SGK là gánh nặng kinh tế cho không ít gia đình nghèo. Đáng lẽ SGK được biên soạn để áp dụng dạy và học cho 5 – 10 năm hoặc lâu hơn như giai đoạn trước năm 2000 để giảm áp lực kinh tế lẫn dạy và học cho HS, chứ không phải trở thành gánh nặng như bây giờ. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước (Bộ GD-ĐT đại diện nhà nước sở hữu 100% vốn – PV), phục vụ cho giáo dục, đáng lẽ phải phi lợi nhuận. Chúng ta đã lãng phí rất nhiều tiền ngân sách để chi cho việc biên soạn SGK, cải cách giáo dục, cải cách dạy và học mà chưa thu được hiệu quả mong muốn”, đồng thời đề xuất: “Nên chăng chỉ cải cách, biên soạn SGK 1 lần và sử dụng trong nhiều năm và tùy tình hình thực tiễn mà chỉnh lý như ngày trước để vừa giảm ngân sách chi cho biên soạn, cải cách hằng năm; dùng tiền đó để nâng cao đời sống giáo viên, xây dựng thêm phòng học cho HS vùng sâu, vùng xa, giúp đỡ HS nghèo…”.
Còn theo BĐ Tran Phap Tam, sau khi biên soạn SGK cần đưa ra đấu thầu rộng rãi để các công ty in ấn cạnh tranh nhau về giá; hoặc có thể áp dụng “công nghệ 4.0″ bằng cách đưa nội dung SGK lên mạng để HS có thể tải xuống học. “Một bộ sách cả triệu đồng, chưa kể giáo viên giới thiệu mua thêm sách tham khảo, nhưng qua năm sau không dùng được, đem bán giấy vụn được 15.000 đồng (!). Công nghệ 4.0 trong lĩnh vực giáo dục được thể hiện thế nào đây?”, BĐ Tran Phap Tam nêu.
Giám sát chặt giá sách giáo khoa
Theo BĐ Võ Kim Liên, những phản ứng của người dân, phụ huynh HS liên quan đến giá SGK trong thời gian qua là có cơ sở; nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hơn 2 năm qua đã khiến nhiều gia đình mất việc, bị giảm việc, giảm thu nhập… và nhiều hệ lụy khác.
“Nghị quyết số 63 kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV (thông qua ngày 16.6) có nội dung bổ sung SGK vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá khi sửa đổi luật Giá; trước mắt Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan có biện pháp hạ giá thành SGK phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hoặc trợ giá SGK đối với HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn, miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định; nghiêm túc thực hiện đúng các quy định về tài liệu tham khảo, tránh lãng phí… Theo tôi, có thể giảm bớt gánh nặng nào cho người dân để vượt qua giai đoạn khó khăn này thì nên thực hiện. Trong thời gian tới, cần giám sát chặt chẽ hơn nữa trong việc biên soạn, in ấn, giá bán SGK…”, BĐ này ý kiến.
“Nhà nước cần có cách quản lý riêng về mảng này, bởi giáo dục rất quan trọng, là tương lai của đất nước. Cần phi lợi nhuận để tránh tiêu cực, giáo dục là làm giàu tri thức, làm giàu đất nước”, BĐ Thu Nguyen Dac kiến nghị.
* Dù là thời buổi kinh tế thị trường nhưng với vai trò và trách nhiệm nhà nước và nhân dân giao phó thì Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chưa làm được việc hài hòa lợi ích nhà nước và người dân. Nhất là trong bối cảnh nhân dân gồng mình vì dịch bệnh và áp lực cuộc sống hậu Covid-19. L.P.Nam
* Quan trọng hơn, khi đã phát hiện được những khuyết điểm, vi phạm chính sách pháp luật về in ấn, kinh doanh, biên soạn… SGK mới thì cần điều tra làm rõ động cơ và trách nhiệm của những người liên quan. Cũng là một phụ huynh, tôi xin hỏi: Trong những năm qua, nhiều lần nâng giá SGK dẫn đến HS mỗi năm phải bỏ tiền mua sách mới trách nhiệm thuộc về ai? Kim Liên
Có bảo hiểm y tế cũng... như không?
Giá đất sốt ảo gấp 5-7 lần; có bảo hiểm y tế nhưng phải trả chi phí dịch vụ quá cao; giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng, vật tư đầu vào tăng nhưng đầu ra nông sản quá thấp; học phí, sách giáo khoa tăng giá hằng năm... gây khó cho người dân.
Toàn cảnh buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn sáng 27-6 - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
Đó là những vấn đề mà người dân quan tâm trong buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang do Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chủ trì tại xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn sáng 27-6.
Ông Võ Văn Quang, cử tri xã Vĩnh Trạch,nêu ra một số bất cập trong vấn đề khám chữa bệnh ở các tuyến trên, trong đó nhấn mạnh tại sao người dân có đóng bảo hiểm y tế nhưng khi có nhu cầu được phẫu thuật chữa trị lại bị "ép" trả phí dịch vụ.
"Tôi và nhiều bà con khi đi khám bệnh tuyến tỉnh hoặc trên nữa ở các bệnh viện tại TP.HCM phải đóng phí dịch vụ mới được chữa ngay, nếu không phía bệnh viện tiếp tục hẹn lại thời gian có khi là 1 tháng sau đó, nhưng cũng chưa biết có được phẫu thuật hay không", ông Quang nói.
Còn ông Huỳnh Công Tầm kiến nghị: "Thủ trưởng đầu ngành không nên nắm về tài chính. Bởi vì họ giỏi về chuyên môn nhưng không chuyên về quản lý tài chính dẫn đến một số vụ việc sai phạm đáng tiếc.
Nhiều cán bộ ngành y tế vừa qua bị kỷ luật có cả những vị rất giỏi, bàn tay vàng trong phẫu thuật cứu người nhưng bị đình chỉ công tác, loại khỏi ngành là điều mất mát cho người dân".
Ông Nguyễn Minh Trang đặt vấn đề khá cấp bách hiện nay của ngành nông nghiệp trước bối cảnh giá cả đầu vào cao, chi phí tăng vọt, nhưng sản phẩm đầu ra khó tiêu thụ, vòng luẩn quẩn cũ lặp lại mà chưa có giải pháp lâu dài.
"Bên cạnh đó, các dự án cao tốc sắp tới được triển khai có đi qua địa bàn tỉnh An Giang mong rằng sẽ đảm bảo thời gian, tiến độ cũng như chất lượng kỹ thuật công trình. Đừng để như cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, đi đường cao tốc mà chạy chậm vì đường xấu quá", ông Trang nói.
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đánh giá những vấn đề cử tri quan tâm đã được đưa ra họp bàn rất nhiều tại các kỳ họp của Quốc hội, đồng thời kêu gọi người dân đồng hành, chia sẻ để vượt qua khủng hoảng kép hiện nay.
"Đề nghị địa phương quán triệt chủ trương của Nhà nước, nhất là về đất đai, đầu tư công, căn cứ vào đó để triển khai các dự án. Về phát triển nông nghiệp, bối cảnh thế giới gây khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu, cũng vừa là cơ hội để đóng góp lương thực cho thế giới và nâng cao kinh tế cho người dân.
Về chiến lược thu hút đầu tư ở các lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ cao, phải đúng với định hướng Nhà nước, đảm bảo tài nguyên môi trường, đất đai, tránh gây ra hậu quả không thể khắc phục được", Phó chủ tịch nước nhấn mạnh.
Những người mẹ có con tự kỉ: Làm 'siêu nhân' trước mặt con, đêm về lén lau nước mắt Cả hai con trai bị rối loạn phổ tự kỉ, chị Trang (34 tuổi, Q.4, TP.HCM) lúc nào cũng phải gồng mình, là 'siêu nhân' vừa đi làm, vừa chăm con. Quá nhiều áp lực, nhiều khi lỡ la con, đêm về chị lại lén lau nước mắt. "Mẹ cũng quên dần quên, ước mơ của mẹ là gì...", câu hát nổi tiếng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nữ sinh Quảng Bình mất tích được tìm thấy ở Hà Nội

Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD

Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân

Nhóm học sinh tắm suối ở Quảng Ninh bị lũ cuốn, tìm thấy 2 thi thể

Tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống tổng giá trị 34 tỷ đồng

Tài xế taxi bị đánh giữa giao lộ ở TPHCM

Vụ thanh niên nhảy sông cứu 4 học sinh: 'Con tôi khóc, nói xin lỗi bên thi thể anh Doanh'

Cha cõng con trai bị tai nạn tổn thương cơ thể 90% đến tòa tìm công lý

Đang nhậu nổi hứng ra ruộng bắt rắn, bị điện giật chết

Cuộc gọi tiếp thị bán hàng: Cục A05 sẽ thu hồi giấy phép nếu vi phạm

Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM

DJ Ngân 98 nói mình bị hãm hại có tổ chức và tố giác hàng giả, hàng nhái
Có thể bạn quan tâm

Lưu Thi Thi chọn thời cơ 'vứt' Ngô Kỳ Long, biết số tài sản chia đôi fan sốc?
Sao châu á
13:35:45 22/05/2025
Nhiều bác sĩ chi từ 200 đến 300 triệu để mua chứng chỉ hành nghề y giả
Pháp luật
13:28:36 22/05/2025
Ngộ nghĩnh chó Akita trở thành giám đốc sân bay ở Nhật Bản
Lạ vui
13:23:22 22/05/2025
Google đưa tính năng giá trị vào trình duyệt Chrome
Thế giới số
13:16:24 22/05/2025
Mẹ biển - Tập 44: Ba Sịa gặp nạn khi cứu người
Phim việt
13:12:34 22/05/2025
Xuất hiện siêu phẩm Android của năm 2025 đến từ Xiaomi
Đồ 2-tek
13:08:34 22/05/2025
Dùng xe máy điện chạy 'xe ôm' - có nhanh gỡ vốn hơn xe xăng?
Xe máy
13:06:21 22/05/2025
Diễn viên bật mí hậu trường phim 'Mặt trời lạnh'
Hậu trường phim
13:00:36 22/05/2025
Bộ sưu tập ôtô của nhà vô địch Europa League Son Heung-min
Ôtô
12:59:55 22/05/2025
Nữ ca sĩ đắt show tự nhận không đủ visual thi Chị Đẹp - Em Xinh, nói gì khi được so sánh với Lệ Quyên?
Nhạc việt
12:50:07 22/05/2025