Đừng để “tay nhanh hơn não”…
Phải khẳng định ngay rằng, cụm từ “ tay nhanh hơn não” xuất hiện đã lâu, để chỉ những người sử dụng mạng xã hội, nhất là Facebook, không cần suy nghĩ, kiểm chứng, thẩm định gì đã vội vã like (thích), bình luận (comment), chia sẻ (share) thông tin thất thiệt, sai trái kèm theo những từ ngữ hết sức võ đoán, quy chụp, lên án đầy cay nghiệt trên dòng trạng thái (status) của mình.
Mà kỳ lạ là những người “tay nhanh hơn não” ngày càng phổ biến, không chỉ giới hạn ở những đối tượng trẻ trâu, vô công rồi nghề, ăn chơi lêu lổng, bất mãn…, mà còn lan cả đến những người có ăn học đủ đầy, thậm chí có chức vụ, nghề nghiệp đáng mơ ước trong xã hội.
Vừa qua, GS Nguyễn Minh Thuyết – Chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Cánh diều – trả lời báo chí rằng, ông bị “vu vạ” vì bài học về bốn cái làn được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, “khiến nhiều người có uy tín cũng xông vào chửi”. GS Thuyết cho rằng, “hình ảnh bài học này được ghép với một trang sách giáo khoa được cho là sách Tiếng Việt”…
Liên quan đến việc này, GS Trần Đình Sử – Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt – trả lời báo chí rằng, “tôi còn đang giữ các bộ sách trong tay, phải cầm quyển sách, kiểm tra từng trang. Vừa rồi có một trang sách mà được thêu dệt là có ví dụ về “bốn cái làn” thì cũng không có sách nào có hết… Mà hoàn toàn là dựng chuyện, bịa đặt. Không biết ai đã đứng ra làm việc đó nhưng cộng đồng lại thi nhau chia sẻ”.
Không chỉ riêng bài học về bốn cái làn, nhiều bài học khác cũng bị mang ra phê phán, đả kích, châm biếm sau khi đã được thêu dệt, dựng chuyện, bịa đặt, cắt ghép… Mà không chỉ riêng việc sách giáo khoa, những bài học cụ thể, cả chuyện liên quan tới gia đình mà ông Thuyết đăng trên Facebook cũng bị mang ra bỉ bôi, dèm pha, giễu nhại. Thậm chí, những sự xuyên tạc, gán ghép về nội dung sách giáo khoa tiểu học có từ 4 – 5 năm trước cũng được “khai quật” để “tát nước theo mưa”…
Năm học mới chỉ bắt đầu được hơn 1 tháng. Sự hứng khởi còn đang diễn ra ở các trường học khắp cả nước. Ý kiến của các thầy giáo cô giáo, học sinh, phụ huynh có trái chiều trước sự đổi mới cũng là điều dễ hiểu.
Bao giờ cũng vậy, sự góp ý hợp lý, đúng đắn sẽ được, và phải được lắng nghe để điều chỉnh cho phù hợp. Tất nhiên, những góp ý, phê phán, thậm chí mạt sát không chỉ tới những người có liên quan trực tiếp, dựa trên sự cố tình cắt ghép, làm sai lệch nội dung, bản chất sự việc thì đó không còn là đóng góp dựng xây nữa, mà là ý đồ cá nhân thì cần phải bị lên án, chấm dứt.
Video đang HOT
Bởi đó không chỉ là sự phá hoại có chủ đích nhằm vào nhóm tác giả sách giáo khoa, mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới các em học sinh mới chỉ ê a tập đánh vần, học những bài học đầu tiên trong cuộc đời học sinh hồn nhiên, tươi đẹp.
Thế nên, GS Nguyễn Minh Thuyết “mong dư luận bình tâm, để không gây áp lực cho các thầy cô đang hào hứng bước vào năm học mới”, cũng là điều hợp lý ở thời điểm hiện tại.
Những bài học gây tranh cãi trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1
Cụ thể, rất nhiều mẩu truyện ở trong cuốn Tiếng Việt lớp 1, tập 1 (thuộc bộ sách giáo khoa Cánh diều) được dân mạng nhận xét là sử dụng câu từ trúc trắc, không rõ ý nghĩa, gây khó hiểu cho cả người lớn chứ chưa nói tới trẻ nhỏ.
Ví dụ như trong mẩu truyện về chú Ngỗng, tác giả sử dụng rất nhiều từ ngữ được phụ huynh cho là không phù hợp với trẻ lớp 1 như: "Chúng vừa kêu vừa dùng mỏ đớp vào chân...". Và câu chốt lại thông điệp lại là: "Bị mổ liên tiếp kẻ trộm cũng phải choáng váng và chạy mất dép các bạn nhỉ?". Cụm từ "chạy mất dép" được cho là văn nói suồng sã, không phù hợp để đưa vào giảng dạy, đặc biệt là dành cho học sinh lớp 1.
Câu chuyện được nhiều phụ huynh nhận xét là sử dụng từ ngữ gây khó hiểu
Thậm chí có những mẩu chuyện nhiều phụ huynh cảm thấy hốt hoảng vì dạy trẻ con "trốn việc", "nói dối". Ví dụ như trong bài tập đọc Hai con ngựa.
Ngựa tía đã xui ngựa ô trốn việc để đỡ phải làm nhiều và ngựa ô thì trả lời "Có lý lắm". Vậy rốt cuộc thông điệp của câu chuyện trốn việc mà lại có lý này là gì?
Câu chuyện được cho là dạy trẻ cách trốn việc, lười làm
Trong bài học "Hứa và làm", khỉ đã hứa sẽ mang nhiều cỏ về cho bà nhưng "nó lại chả nhớ gì cả". Nhiều phụ huynh còn bất bình vì trong một mẩu truyện ngắn mà người viết sử dụng tới 5 từ "chả" mà lại không sử dụng từ ngữ phủ định phổ thông hơn là từ "không".
Một mẩu chuyện mà sử dụng tới 5 từ "chả" - một từ ngữ thường dùng trong giao tiếp nói chuyện
Hay trong bài "Lúa nếp và lúa tẻ" khi dùng từ ngữ giải thích, tác giả lại viết rằng: "Chị nhầm". Nhiều phụ huynh cho rằng đây là cách nói có phần "chợ búa".
Còn trong bài học về các thanh, những vần được được ra để dạy cho các bé như: "đứ, đừ, đử, đữ, đự"; "đí, đì đỉ, đị" khiến phụ huynh "không biết nên khóc hay nên cười".
Chị N.H (một giảng viên tại Hà Nội) có con chuẩn bị vào lớp 1 cũng bày tỏ quan điểm: "Vừa qua chắc các bố mẹ có con vào lớp 1 đang thi nhau mổ xẻ từng trang của SGK Tiếng Việt lớp 1 (bộ Cánh diều). Vì bé Khanh nhà mình năm sau vào lớp 1, nên mình cũng quan tâm lắm. Và quả thực, mình xem và thấy quyển sách Tiếng Việt (tập 1) đó rất có vấn đề về mặt Tiếng Việt và về mặt giáo dục mà nguyên nhân chắc là xuất phát từ năng lực trí tuệ của người biên soạn.
Về mặt tiếng Việt, sách sử dụng nhiều từ không chuẩn, không phổ quát, đại chúng, thiên về địa phương. Về mặt giáo dục, một loạt các câu chuyện có tính chất mưu mẹo, gian xảo, lười biếng, ranh mãnh được đưa vào làm bài học đầu đời cho các cháu."
Cũng có ý kiến cho rằng, các câu chuyện này mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Mà với trẻ con lớp 1, chúng sẽ hiểu lớp nghĩa đầu tiên chứ không thể hiểu nhiều ý tứ sâu xa như vậy. Việc đưa những câu chuyện này vào vừa khó hiểu cho học sinh mà vừa khiến giáo viên khó giảng dạy.
Tuy nhiên, nhà văn Trần Nhã Thụy nhận thấy một số mẩu truyện tập đọc trong sách Tiếng Việt lớp 1 được chia thành 2 phần. Nếu phụ huynh chỉ xem một phần sẽ không hiểu câu truyện một cách đầy đủ dẫn đến phản ứng, phê phán không đáng có.
Câu chuyện Hai con ngựa, Ve và gà, Cua, cò và đàn cá... là những ví dụ. Mẩu truyện được phụ huynh chia sẻ nhiều trên các diễn đàn và cho rằng không rõ tính giáo dục.
Các mẩu chuyện được chia làm hai phần, phụ huynh nên chú ý để hiểu trọn vẹn thông điệp được truyền tải
Chân dung thanh niên 'trẻ trâu' tông người đàn ông hôn mê 26 ngày: Vẫn bình thản ăn chơi phủ phê vì 'chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm' Hình ảnh người đàn ông nằm trên giường bệnh và tâm sự của cô con gái khiến nhiều người không khỏi xót xa. Mới đây, một tài khoản mạng xã hội đã chia sẻ câu chuyện thương tâm về người đàn ông bất tỉnh 26 ngày, khi bị một thanh niên 15 tuổi không mũ, không bằng đâm phải. Theo đó, cô gái...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nghiên cứu sinh giàu nhất ĐH Quốc gia Hà Nội khi sở hữu khối tài sản hơn 1.431 tỷ đồng

Phát hiện hàng triệu người đang mắc chung 1 hội chứng sau 5 ngày ăn chơi ngủ

Chào đời vào ngày đặc biệt - các em bé mang khai sinh độc đáo: Con trai Cục trưởng Xuân Bắc cũng không ngoại lệ

Không ai còn nhận ra con gái thứ 2 của Quyền Linh

Vụ cá bò hòm 3,5 triệu đồng/kg ở Nha Trang: Chủ bè kinh doanh "chui" dịch vụ ăn uống

Quang Linh lộ tình cảnh đáng thương, Thuỳ Tiên bị "thu hồi" tài sản quan trọng

Nghe thấy tiếng kêu dưới cống thoát nước, người dân chạy đến nơi chứng kiến cảnh tượng không ngờ

Đêm nay, Việt Nam đón đỉnh mưa sao băng từ chòm sao Bảo Bình

Xác minh clip tài xế Grab tại Đà Nẵng bị khách đánh tới tấp

Chia tay gã bạn trai bạo lực rồi mất tích, 4 tháng sau cô gái được tìm thấy trong tình trạng đáng sợ

Cảnh tượng lạ: Paris chìm trong cơn mưa đá lớn, du khách và người dân hoảng loạn, cảnh báo cam được đưa ra

Bộ Nội vụ lên tiếng về hình ảnh bia mộ "liệt sĩ 6 tuổi" ở TP HCM
Có thể bạn quan tâm

Đừng chỉ mặc quần đen, chị em chăm diện quần sáng màu trong mùa hè sẽ thấy mình trẻ ra ít nhất 5 tuổi
Thời trang
17:20:50 05/05/2025
"Hoa hậu nhí" Bảo Ngọc dậy thì thành công, bị đồn dao kéo, ảnh quá khứ hot lại
Sao việt
17:17:39 05/05/2025
Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ
Tin nổi bật
17:13:40 05/05/2025
Antony giá 100 triệu euro đã thực sự xuất hiện
Sao thể thao
17:11:06 05/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm chiều chuẩn mùa hè, đơn giản mà ngon
Ẩm thực
17:06:10 05/05/2025
Con gái NSƯT Võ Hoài Nam gây ấn tượng ở tập 1 Điểm hẹn tài năng
Tv show
17:02:45 05/05/2025
Đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc nhất của Beaksang 2025 - Cuộc đụng độ của các vị thần diễn xuất
Hậu trường phim
16:51:24 05/05/2025
Dương Dương bị chế giễu khi lộ hint hẹn hò bạn diễn, tình mới ' y đúc' tình cũ
Sao châu á
16:51:14 05/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 34: Đại công khai chia tay An
Phim việt
16:48:10 05/05/2025
Đông Hùng lên tiếng về Võ Hạ Trâm sau màn hát cùng ở đại lễ 30/4, hành động ra sao mà ai cũng tấm tắc?
Nhạc việt
16:43:52 05/05/2025