Đừng đổ thừa cho bố
Ra khỏi phòng thi, bố lẽo đẽo cầm chiếc mũ cối chạy theo cô bé, “Con làm được bài không?”, “Có ôn đúng tý nào không?”, “Liệu được mấy điểm”… Cô bé không nói gì, chỉ quay ngoắt lại nhìn bố, mặt nặng mày nhẹ…
Bố im lặng…
Nhìn cảnh hàng người dạt bên đường, tưởng chừng như cái nắng tháng Bảy đã sấy khô cả ngần ấy sinh thể. Lại nhớ mùa thi năm ấy, nắng cũng oi ả nhưng không gay gắt như bây giờ, bố thấp thỏm ngoài cổng trường, cố kiễng sau đoàn người tìm con. Lúc thi xong, con cũng mệt chẳng muốn trả lời, nhưng vẫn tự khích lệ mình, và cả bố: “Con làm cũng được. Chắc sẽ không trượt đâu bố!”.
Thế là bố quên hết cả lưng áo ướt sũng mồ hôi, quên hết cái nắng làm da bố đen sạm cả đi, cả nỗi lo ứa trong khóe mắt. Trên đường về, bố không nói, nhưng con lạ thừa gì, bố lo lắng hơn cả con.
Ngồi trong phòng thi áp lực một, thì thời gian trông chờ bên ngoài của bố còn đằng đẵng gấp mười. Ai bảo chỉ có các con vất vả ôn luyện, nhiều đêm, bố cũng thức cùng ánh đèn phòng học của con, cũng nằm đọc lại bảng tích phân, bảng logarit rồi những công thức loằng ngoằng dằng dặc. Chỉ có điều, mắt bố đã mờ, trí nhớ cũng chẳng còn đủ tốt để định hình về bao nhiêu thứ ấy.
Bố toàn tâm toàn ý lo cho con. Thế cũng đủ gian nan đoạn trường rồi.
Video đang HOT
Vì thế. Tuyệt nhiên đừng bao giờ nổi cáu với bố. Chúng ta đều chưa làm được gì cho vĩ nhân ấy.
Nếu chúng ta có kém cỏi, đó là lỗi của chúng ta. Đừng đổ thừa cho ba đã không dành nhiều tiền của, thời gian cho mình, cũng đừng nói vì khi xưa ba cũng không tài giỏi. Ba khắc khổ mà chúng ta vẫn lớn lên. Thật ra, ba có phép màu.
Nếu chúng ta có tài giỏi, đó là may mắn của chúng ta. Đừng tự cao Con hơn cha nhà mình có phúc. Bởi, sinh ra và nuôi lớn một người tài giỏi. Ba còn vĩ đại hơn gấp vạn lần.
Đừng quên nhé…
Khi chúng ta thành công, hàng trăm người tung hô cho niềm vui ấy. Đừng quên ba cũng đang khóc vi tự hào.
Khi chúng ta thất bại, trắng tay hay cơ cực, tất cả đã rời bỏ ta. Đừng quên nhé, ba vẫn ở phía sau, quay mặt khóc vì thương con.
Theo Guu
Có nên cho phép sử dụng Google trong phòng thi?
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, có phải đã đến lúc nên thay đổi tư duy ngành giáo dục cho phù hợp?
Mark Dawe - Giám đốc điều hành OCR, một hội đồng tổ chức các kỳ thi ở Anh, cho rằng việc học sinh được phép sử dụng Internet trong các kỳ thi là điều không thể tránh khỏi trong tương lai.
"Bài kiểm tra là để đánh giá những gì học sinh đã học được", Dawe nói. "Chúng tôi nhận thấy học sinh đang sử dụng công cụ tìm kiếm nhiều hơn khi họ học tập. Về cơ bản, các kỳ thi cũng chỉ là bước đệm để chuẩn bị cho công việc sau này. Dù vậy, bạn cũng cần có một nền tảng kiến thức vững chắc".
Các kỳ thi trong tương lai sẽ cho phép sử dụng Google? Ảnh: Venturebeat.
Dawe cho rằng kỳ thi nên phản ánh những gì học sinh học được trong đời thực. Sẽ có các câu hỏi được phép sử dụng Google, Wikipedia hoặc những trang tương tự, để tập hợp những thứ liên quan đến vấn đề họ nghiên cứu.
Tuy nhiên, ý kiến của Mark Dawe khiến nhiều người băn khoăn, rằng học sinh sẽ chẳng phải học thứ gì và chỉ biết dùng Google để trả lời những tình huống đặt ra trong đề thi. Cũng vì lý do đó, hầu hết các cơ quan giáo dục không cho phép học sinh sử dụng giáo trình trong các bài kiểm tra. Họ cho rằng kỳ thi phải là nơi chứng tỏ những gì đã học được.
Mặt khác, tờ Venturebeat lại cho biết, dường như Dawe chỉ ủng hộ việc sử dụng các công cụ tìm kiếm trong một số bài kiểm tra nhất định. Chẳng hạn, nếu đề bài hỏi vị vua Henry VIII của vương quốc Anh có bao nhiêu bà vợ, Google sẽ không được phép dùng đến. Theo người đứng đầu của OCR, đề thi có thể được xây dựng theo nhiều hướng khác nhau để phục vụ cho Google. "Khi bạn ra một câu hỏi mà bạn biết chắc có thể truy ngay đáp án nhờ Internet, bạn phải đặt câu hỏi theo cách khác".
Ở một lập trường khác, Chris McGovern - Chủ tịch của tổ chức giáo dụcCampaign for Real Education khẳng định quan điểm của Dawe là "vô nghĩa". "Không ai tín nhiệm vào một kỳ thi được thực hiện bằng cách tìm kiếm trên Google", ông nói.
Nhiều người cho rằng các kỳ thi nên liên hệ nhiều đến thực tế. Ảnh: The New York Times.
Vào năm 2009, 14 trường ở Đan Mạch đã thí điểm cho phép học sinh sử dụng Internet trong các kỳ thi. Trong một cuộc thi tiếng Đan Mạch, các bài tập được điều chỉnh, cho phép học sinh khai thác nguồn tài nguyên trực tuyến. Những câu hỏi đưa ra hoàn toàn không đơn giản để có câu trả lời. Nó đòi hỏi học sinh phải biết tư duy và liên kết các sự kiện. Nói cách khác, phương pháp thi mới này rất có thể sẽ khắc phục tình trạng học tủ, học vẹt.
Một giáo viên cho biết vào thời điểm đó: "Chúng tôi đang kéo thế giới thực vào môi trường giáo dục, bằng cách tổ chức các kỳ thi theo hướng mới. Học sinh được khuyến khích sử dụng nhiều tài liệu tham khảo trực tuyến khi làm bài tập về nhà. Các kỳ thi càng gần với thực tế càng tốt".
Ở một thời đại mà Internet và các phương tiện công nghệ ngày càng được sử dụng rộng rãi để giúp đỡ người học trong quá trình học tập, Google, Wikipedia và kho tri thức trực tuyến đồ sộ, như một lẽ tự nhiên sẽ sớm được phép mang vào phòng thi. Song, đối với nhiều người, điều đó có thể là chuyện quá xa vời.
Minh Trí
Theo Zing
Sốc với cảnh phụ huynh Ấn Độ leo tường 'ném phao' cho con Nhiều phụ huynh ở bang Bihar, miền đông Ấn Độ đã leo tường trường học và đu cửa số để đưa tài liệu cho con mình đang ngồi trong phòng thi. Vụ việc đã khiến nhiều người Ấn Độ bị sốc, The Washington Post đưa tin. Cha mẹ và người thân thí sinh leo tường trường học ở bang Bihar, miền đông Ấn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đến nhà thông gia thăm con dâu đẻ, được 2 ngày tôi đã phải bỏ về quê vì một câu của con trai

Về quê dịp lễ, nhìn mâm cơm bố mẹ ăn với hơn 10 bộ bát đũa ngoài trời mà tôi ứa nước mắt

Nghe tin mẹ ốm, tôi mua túi lớn đồ bổ về thăm nom nhưng câu đầu tiên bà thốt ra khiến tôi chết lặng

Chi hơn 2 triệu mua đồ ngon cho cả nhà ăn dọc đường, tôi bị chị chồng bắt ném bỏ đi vì "hôi hám xe của chị"

Tôi luôn bị chính mẹ đẻ của mình chê bai đủ điều, thậm chí bà còn đi đồn khắp nơi rằng tôi cặp kè với đàn ông đã có vợ

Bố mẹ ép tôi bỏ học, lấy chồng sớm để có tiền nuôi cậu quý tử cứ vài bữa lại về "báo nhà"

Xem phim "Sex Education", tôi bật cười nhớ lại kỷ niệm "dở khóc dở cười" của con gái: Dù trẻ có thông minh đến mấy, cha mẹ vẫn phải chỉ dạy điều này

Cháu ở nhà cả tháng không bế nổi một lần, nhưng cứ sang ngoại chơi là mẹ chồng liên tục gọi giục bắt tôi về với lý do "nhớ cháu"

Xem phim "Sex Education", tôi chết lặng, mất ngủ cả đêm rồi tờ mờ sáng vội vã đến nghĩa trang chỉ để nói câu này với bố

Nhà có 3 anh em trai, con trưởng bỗng dưng bị bố mẹ gạch tên khỏi di chúc, tước quyền thừa kế: Lý do bé nhỏ nhưng đau điếng

Thấy con gái bị chồng trộm tiền sinh đẻ, mẹ vợ bình thản đến, quét dọn nhà rồi gọi điện, nói một câu mà con rể tái mét mặt vội về

Câu nói của vợ với anh trai chồng khiến tôi giật mình hiểu ra nên quyết định trả lương cho cô ấy 10 triệu/tháng nhưng bị từ chối phũ phàng
Có thể bạn quan tâm

Tử vi vui 12 cung hoàng đạo ngày 1/5: Song Tử an nhàn, Kim Ngưu nên duy đầu tư, Cự Giải bế tắc
Trắc nghiệm
10:18:00 01/05/2025
Nam ca sĩ bị tố chuyên "hát chùa" nhiều ca khúc Vpop, thái độ thách thức, vướng tranh cãi lớn
Nhạc việt
10:16:37 01/05/2025
Smartphone 'nồi đồng cối đá', tích hợp AI, cấu hình 'khủng', pin 6.000mAh, giá hơn 9 triệu, cạnh tranh Galaxy A56 5G, iPhone 16e
Đồ 2-tek
10:11:27 01/05/2025
Xiaomi bất ngờ ra mắt mô hình AI tự phát triển
Thế giới số
10:09:29 01/05/2025
3 tỉnh miền Tây sáp nhập, trở thành điểm đến sông nước lý tưởng
Du lịch
10:08:47 01/05/2025
Cô gái bị bỏng 95% cơ thể tiết lộ điều trùng hợp đặc biệt với chồng sắp cưới
Netizen
10:05:41 01/05/2025
Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân
Sức khỏe
10:03:28 01/05/2025
Cháy lớn tại công ty giấy ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm
Tin nổi bật
10:00:38 01/05/2025
Gia đình Văn Hậu Doãn Hải My tung bộ ảnh xịn xò mừng 30/4, được khen "gấp 3 visual", "gấp 3 lòng yêu nước"
Sao thể thao
09:59:54 01/05/2025
Vbiz có 1 cặp đôi mới: Hint hôn má, sống chung nhà đủ cả, chính chủ vẫn chối đây đẩy chuyện yêu?
Sao việt
09:03:13 01/05/2025