Đừng đợi tới khi giàu mới xây dựng đại học đứng vào top cao thế giới
Nhờ vào tự chủ đại học, Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã có sự phát triển vượt bậc một cách toàn diện từ giáo dục, nghiên cứu, quốc tế hóa, phục vụ cộng đồng.
LTS: Việc công bố kết quả của một số bảng xếp hạng đại học với sự có mặt của một số trường đại học Việt Nam mới đây, đã có nhiều kết quả khá bất ngờ. Cụ thể, trong Bảng xếp hạng đại học Châu Á 2020, ngoài có sự góp mặt của 2 Đại học Quốc gia thì còn có thêm 6 cơ sở giáo dục đại học khác.
Trước kết quả này, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Lê Văn Út, Trưởng phòng Phòng quản lý phát triển khoa học-công nghệ Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Được biết, Trường Đại học Tôn Đức Thắng vừa qua được Academic Ranking of World Universities (ARWU) xếp hạng 1 Việt Nam và hạng 901 thế giới. Nay lại ở vị trí 207 trong bảng xếp hạng QS Châu Á năm 2020.
Như vây, đây la môt năm ma Đai hoc Tôn Đưc Thăng nhân đươc đanh gia rât cao cua nhiêu bang xêp hang thế giới. Ông co thây bât ngơ vê vân đê nay không? Theo ông đâu la ly do Trương Đai hoc Tôn Đưc Thăng đươc đanh gia cao như vây?
Tiến sĩ Lê Văn Út: Tôi không ngạc nhiên về kết quả tất yếu này. Tôi nghĩ Trường Đại học Tôn Đức Thắng phải có hạng cao hơn nữa chứ không phải như vậy, bởi trước đó Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã là đại học Việt Nam duy nhất được vào bảng xếp hạng ARWU, một bảng xếp hạng đại học khó nhất và uy tín nhất hiện nay trên thế giới.
Trong thời gian qua, nhờ vào tự chủ đại học nên Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã có sự phát triển vượt bậc một cách toàn diện từ giáo dục, nghiên cứu, quốc tế hóa cho đến phục vụ cộng đồng.
Tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng, các tiêu chuẩn đánh giá từng hoạt động của Trường đều được quốc tế hóa và phù hợp thực tiễn Việt Nam.
Về giáo dục, Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã sớm nâng cấp các chương trình bậc đại học trên cơ sở du nhập các chương trình tiên tiến của các đại học TOP 100 đại học tốt nhất thế giới; yêu cầu đầu ra cho mỗi bậc học được chuẩn hóa một cách rõ ràng và cụ thể; nên chất lượng giáo dục rất cao và được kiểm soát để bảo đảm hằng năm.
Theo thầy Lê Văn Út, nhờ vào tự chủ đại học, Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã có sự phát triển vượt bậc một cách toàn diện từ giáo dục, nghiên cứu, quốc tế hóa, phục vụ cộng đồng. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Theo thống kê thì hiện tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp từ Trường Đại học Tôn Đức Thắng là 100% trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp.
Nghiên cứu khoa học là một thế mạnh rất rõ rệt của Trường. Từ những năm 2010, Trường đã chú trọng chuẩn hóa hoạt động nghiên cứu: nghiên cứu khoa học phải được công bố trên các tạp chí ISI/Scopus uy tín; nghiên cứu công nghệ phải có sản phẩm đầu ra là bằng sáng chế; nghiên cứu ứng dụng phải đưa vào sản xuất/chuyển giao cho doanh nghiệp.
Vì chọn mục tiêu đúng, hướng đi đúng; Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã dẫn đầu về khoa học-công nghệ trong cả nước nhiều năm qua.
Về hợp tác thì Trường Đại học Tôn Đức Thắng chỉ chọn hợp tác với những đối tác quốc tế uy tín cao thông qua hạng của họ trên các bảng xếp hạng đại học thế giới.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng không quan trọng việc ký kết nhiều MOU (biên bản ghi nhớ) mà chỉ quan tâm đến việc có triển khai được những công việc cụ thể, mang lại lợi ích cho người học và hai bên hay không?.
Ngoài ra, Trường Đại học Tôn Đức Thắng cũng rất quan tâm hợp tác với các đại học và viện nghiên cứu cả nước, cũng như hợp tác toàn diện với các địa phương để góp phần phát triển cộng đồng.
Phụng sự xã hội được xem là một hoạt động thường xuyên và tâm huyết của cả Trường. Hàng năm Trường tiếp đón và chia sẻ kinh nghiệm phát triển đại học với rất nhiều cơ sở giáo dục trong cả nước. Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã và đang hợp tác khắng khít với hơn 1.100 doanh nghiệp và khoảng 900 trường trung học phổ thông trong toàn quốc.
Tóm lại, Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã phát huy một cách hiệu quả quyền tự chủ đại học mà Chính phủ cho phép; phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế một cách nhanh chóng, nhưng phù hợp bối cảnh Việt Nam.
Xin ông cho biết, các tiêu chí của QS sẽ giúp chúng ta đánh giá được cơ sở giáo dục đó như thế nào? Riêng đối với Trường Đại học Tôn Đức Thắng có các chỉ số trong nghiên cứu rất cao, theo ông lý do nào để Nhà trường đạt được điều này?
Tiến sĩ Lê Văn Út: Bộ tiêu chí xếp hạng của QS có nhiều tiêu chí. Có thể phân làm 3 nhóm: giáo dục-nghiên cứu, hợp tác quốc tế, việc làm của sinh viên.
Video đang HOT
Trong các tiêu chí về giáo dục, nghiên cứu thì trong cách đánh giá có 2 phần: Một phần dựa vào dữ liệu cung cấp của các đại học, phần còn lại là dựa vào khảo sát dưới dạng uy tín học thuật chiếm 30%. Tiêu chí việc làm của sinh viên thì được đánh giá thông qua khảo sát nhà tuyển dụng chiếm 20%. Tiêu chí hợp tác quốc tế thì dựa vào dữ liệu mà các đại học cung cấp.
Nói chung thì những tiêu chí trên cơ bản có thể đánh giá được chất lượng của các đại học một cách khá tổng thể.
Điều còn tranh cãi là kết quả từ khảo sát/bình bầu (voting) lại chiếm tổng cộng đến 50% tổng điểm đánh giá của QS. Tôi từng được QS chọn để bình bầu cho các đại học tham gia xếp hạng; và phải nói là rất khó có sự khách quan, mặc dù tôi luôn đề cao tính khách quan (dĩ nhiên mình không được bình bầu cho đại học mình). Vì sao? Vì có nhiều đại học tôi không biết rõ về họ, tiềm lực của họ.
Đây là điểm yếu mà tôi nghĩ QS nên cải tiến trong thời gian tới.
Gần đây, QS Châu Á bổ sung thêm 10% cho tiêu chí mạng lưới nghiên cứu quốc tế; và tôi cho rằng đây là một cải tiến đáng hoan nghênh.
Tôi không ngạc nhiên khi các chỉ số nghiên cứu của Trường Đại học Tôn Đức Thắng khá cao. Dĩ nhiên kết quả này không hề đơn giản.
Trên 10 năm trước, Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã đưa ra mục tiêu phát triển thành đại học nghiên cứu nên chúng tôi đã sớm áp dụng các thông lệ quốc tế trong đánh giá nghiên cứu.
Với cách làm nghiên cứu đúng thông lệ quốc tế và chặt chẽ, chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu vì nói thật là nhiều người chưa quen, nhưng càng về sau thì cả tập thể Nhà trường nhận thấy nghiên cứu khoa học phải là như thế; và không có con đường nào khác ngoài việc hòa nhập chung với thông lệ quốc tế. Nên mọi chuyện càng về sau càng thuận lợi.
Đến bây giờ thì nghiên cứu là hoạt động quen thuộc với giảng viên của Trường, thậm chí với một số Khoa, quen thuộc còn hơn giảng dạy.
Việc đánh giá năng lực, bổ nhiệm nhà khoa học cũng theo thông lệ quốc tế. Tiêu chuẩn các chức vụ chuyên môn (giáo sư) tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng tương đương với chuẩn các đại học thuộc TOP 500 thế giới, và quan trọng là những nhà khoa học của Trường đều có thể sống tốt bằng thu nhập từ công việc.
Công bố khoa học tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã qua giai đoạn số lượng, mà hiện tại chúng tôi đã tập trung phát triển chất lượng, không chỉ thông qua chỉ số trích dẫn khoa học, mà còn là tác động xã hội của các kết quả nghiên cứu này.
Trong quá trình xây dựng lực lượng nhân sự chuyên môn, chúng tôi đã bỏ qua khái niệm biên giới. Nhà khoa học của Trường Đại học Tôn Đức Thắng phải có năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Trong thời gian gần đây, những tiến sĩ trẻ chưa có công bố khoa học hoặc công bố yếu, thì hầu như không có cơ hội xin việc tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng, trừ những ngành đặc thù.
Việc tuyển dụng nhiều chuyên gia nước ngoài làm việc toàn thời gian tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng cũng như việc hợp tác với những chuyên gia uy tín cao trên thế giới đã giúp hoạt động nghiên cứu tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng luôn phát triển bền vững và luôn có tính cạnh tranh quốc tế cao.
Theo ông, bản chất và mục tiêu của các bảng xếp hạng là gì mà cộng đồng quan tâm đến thế?
Tiến sĩ Lê Văn Út: Theo tôi, đến thời điểm này vẫn khó có thể có một bảng xếp hạng đại học hoàn hảo. Các bảng xếp hạng cũng bị chi phối bởi nhiều yếu tố; trong đó yếu tố kinh doanh là yếu tố nguy hiểm nhất.
Tuy nhiên, có thể nói giáo dục là lĩnh vực luôn được toàn thế giới quan tâm và ai cũng muốn được hấp thụ những chương trình giáo dục tiên tiến nhất, uy tín nhất. Bản chất và mục tiêu chính của các bảng xếp hạng đại học là cung cấp cho cộng đồng thứ bậc của các đại học, và từ thứ bậc này, người học có thể lựa chọn được cơ sở giáo dục có chất lượng nhất.
Do đó, cộng đồng quốc tế phải quan tâm đến các bảng xếp hạng đại học khi mà từng người trong mỗi gia đình đều cần biết những đại học có chất lượng để chọn cho con em họ theo học, hầu có thể có một tương lai công việc tốt đẹp.
Ngoài ra, chẳng những người học cần xếp hạng đại học để chọn cho mình đại học tốt nhất, mà các nhà quản trị/lãnh đạo các quốc gia cũng rất quan tâm đến đẳng cấp nền đại học của đất nước họ để có thể xem lại việc đầu tư/quản trị hệ thống đại học cho phù hợp.
Sẽ thật chua xót và đáng xấu hổ khi người dân, nhà quản lý giáo dục, nhà cầm quyền thấy rằng nền giáo dục đại học của đất nước luôn đứng bên lề thế giới văn minh vì số lượng các đại học (cơ sở giáo dục được xem là tinh hoa) của đất nước được thế giới công nhận và xếp hạng quá ít.
Nếu những người chủ trì các bảng xếp hạng đại học ý thức được trách nhiệm cao cả và thánh thiện đối với môi trường học thuật thế giới, thì họ sẽ không bị tha hóa quá nhiều bởi yếu tố kinh doanh trong xếp hạng.
Gần đây, đã có một số kết quả nghiên cứu về tính khách quan của các bảng xếp hạng đại học, thậm chí đã tiến tới việc xếp hạng các bảng xếp hạng đại học. Do đó, những bảng xếp hạng kém uy tín, không khách quan chắc chắn sẽ bị tẩy chay trong thời gian không xa.
Việt Nam chỉ có khoảng 1,75% tổng số đại học, trường đại học được xếp hạng trong Bảng QS Châu Á 2020; và chỉ hơn 0,2% được xếp hạng vào ARWU 2020 cũng là điều mà những nhà quản lý văn hóa, xã hội có trách nhiệm của đất nước đáng phải suy ngẫm. Chúng ta đang chọn kết quả công việc tốt cho đất nước hay đang chọn sự yên ổn cho ghế ngồi?
Nhưng có cảm giác là các bảng xếp hạng đại học thế giới và đại học châu lục chỉ dành cho một nhóm nhỏ các trường đại học nhà giàu, số còn lại rất đông đang đứng ngoài, ông nghĩ sao về điều này?
Tiến sĩ Lê Văn Út: Điều này hoàn toàn sai lầm. Tuy muốn phát triển một đại học đẳng cấp thì không thể không có tiền, thậm chí cần rất nhiều tiền. Thí dụ, để bắt đầu xây dựng Đại học khoa học và kỹ thuật Hong Kong (HKUST), chính quyền sở tại đã dành riêng 10 tỷ USD (khoảng 230.000 tỷ đồng) trong 10 năm.
Nhưng không có nghĩa là phải đợi tới khi giàu, hoặc có thật nhiều tiền như HKUST thì mới có thể xây dựng được đại học đứng vào TOP cao của thế giới.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng là một đại học còn rất trẻ. Quá trình hoạt động 22 năm không nhận ngân sách nhà nước để chi thường xuyên và đầu tư, trang bị nhưng đã được xếp vào đại học tốt nhất của cả 3 bảng ARWU, THE IMPACT và QS. Như vậy, không có tiền, không phải là “nhà giàu”, vẫn có thể xây dựng đại học vào các bảng xếp hạng đại học thế giới.
Như vậy, vấn đề là nhà nước có tạo được cơ chế và môi trường tự chủ cho đại học phát triển hay không mà thôi!. Cái còn lại là quản trị. Quản trị hiệu quả quyết định tất cả. Trường đại học dân lập Duy Tân cũng không phải là “đại học nhà giàu”, mà nay cũng vào TOP Châu Á là thí dụ thứ 2.
Bên canh đó, một đất nước mà nền kinh tế tri thức yếu thì khó mà giàu được, ngoại trừ những nước có nhiều tài nguyên để bán. Mà muốn có nền kinh tế tri thức mạnh thì phải có hệ thống đại học phát triển, tiên tiến đi trước.
Như vậy, nếu chúng đợi tới khi giàu, hoặc bảo phải giàu thì mới phát triển đại học được thì sẽ mâu thuẫn. Thực tế, có tiền chỉ là điều kiện cần, cách thức quản trị đại học tốt và phù hợp với thông lệ quốc tế mới là điều kiện đủ.
Tóm lại, tôi cho rằng các đại học từ các nước đang phát triển vẫn có thể tham gia xếp hạng và thậm chí được xếp ngang hàng với nhiều đại học ở các nước đã phát triển.
Nếu để ý các đại học xếp cùng nhóm 207 của QS Châu Á 2020; sẽ thấy rằng trong khi 3 đại học kia phát triển ít ổn định, có vẻ đang xuống hạng; thì Trường Đại học Tôn Đức Thắng dù chỉ vào bảng này năm vừa rồi (2019) với thứ hạng 291, đến năm nay chúng tôi đã tăng hạng 84 bậc. Không có đại học nào trong bảng này tăng hạng được như Trường Đại học Tôn Đức Thắng trong năm 2020.
Vấn đề không phải là “anh đang ở đâu?”; mà vấn đề là “anh sẽ có thể đi được đến đâu, về đâu?”. Trên nền tảng hiện có, trong những năm tới, Trường Đại học Tôn Đức Thắng sẽ vượt qua nhiều đại học nhà giàu, ở các nước nhà giàu khác nếu cơ chế tự chủ của 22 năm qua được duy trì.
Trân trọng cảm ơn ông.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Tự chủ Đại học, không phải Hiệu trưởng muốn chi gì, chi bao nhiêu cũng được
Theo Phó Giáo sư Nguyễn Kim Hồng, không phải tự chủ tài chính là Hiệu trưởng muốn chi gì thì chi, chi bao nhiêu cũng được.
Ngày 15/11/2019, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cùng phối hợp với Viện nghiên cứu Phát triển phương Đông tổ chức hội thảo "Tự chủ đại học thời kỳ hội nhập" tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Thành phố Hồ Chí Minh.
Vướng mắc của tự chủ là quyền xác định chỉ tiêu đào tạo
Trình bày quan điểm của mình về tự chủ đại học, Phó Giáo sư Nguyễn Kim Hồng - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị giáo dục đại học công lập là phù hợp với chủ trương, đường lối mở cửa hội nhập của Đảng, Nhà nước ta.
Lúc đầu, chỉ có một vài trường đại học được giao tự chủ, qua vài năm thử nghiệm, nhiều trường thấy cần phải được tự chủ hơn, nên giờ đã có 26 đại học được tự chủ hoàn toàn.
Việc triển khai thí điểm tự chủ đại học công lập ở Việt Nam đã có những kết quả ban đầu.
Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư Nguyễn Kim Hồng, trao quyền tự chủ như thế nào, thực hiện ra sao, để đảm bảo mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả, chất lượng của giáo dục đại học, vẫn đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội như học phí, khả năng tiếp cận thị trường việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp thì vẫn cần phải thảo luận, bàn rõ.
Theo nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, vướng mắc của tự chủ hoàn toàn trước hết là quyền xác định chỉ tiêu đào tạo.
Một trong những chỉ tiêu dùng để tính toán chỉ tiêu khi tuyển sinh là đội ngũ giảng viên. Đội ngũ này không phải tính bằng tổng các giảng viên, mà bằng tổng các giảng viên đã tính hệ số: cử nhân hệ số 1, thạc sĩ hệ số 1,5, tiến sĩ hệ số 2,0; phó giáo sư 2,5 và giáo sư hệ số 3,0.
Ông Nguyễn Kim Hồng - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh:Vietnamnet)
Chỉ tiêu tuyển sinh được tính cho cơ sở đào tạo, chứ không phải tính cho ngành đào tạo.
Do đó, kẽ hở tuyển sinh đã được hầu hết các cơ sở tận dụng, nên dù đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường ít có sự khác biệt giữa các khoa, nhưng số lượng sinh viên tuyển sinh thì có sự khác biệt cực lớn giữa các khoa.
Phó Giáo sư Nguyễn Kim Hồng cho rằng, nếu quy định số lượng tuyển theo giảng viên các ngành, thì chắc chắn sẽ không còn tình trạng tuyển sinh quá mức nhiều lần ở một số ngành "nóng".
Thu học phí của sinh viên hiện nay vẫn là nguồn thu chính hiện nay của các trường được giao quyền tự chủ, nên các trường đều muốn có đủ lượng sinh viên cần thiết để đảm bảo hoạt động.
Hiệu trưởng không phải muốn chi gì, chi bao nhiêu cũng được
Một trong những vấn đề mà đại học tự chủ quan tâm, là làm thế nào để đủ kinh phí cho các hoạt động của nhà trường công lập, khi hiện tại, phần lớn các chi phí của họ phụ thuộc vào nguồn thu học phí.
Luật Giáo dục đại học đã khẳng định, việc quyết định mức thu học phí là quyền của các trường. Tuy vậy, tăng học phí như thế nào để đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời còn phải tính đến không làm giảm đi khả năng tiếp cận giáo dục đại học của người học.
Các trường phải có lộ trình tăng học phí, để bù vào việc họ không nhận được nguồn kinh phí Nhà nước cấp khi chưa tự chủ.
Hội thảo khoa học "Tự chủ đại học trong thời kỳ hội nhập" hôm 15/11/2019 (ảnh: T.T.)
Phó Giáo sư Nguyễn Kim Hồng chia sẻ: Tăng học phí không thể là vô hạn, phụ thuộc khá nhiều vào khả năng chi trả của người học, dựa trên thu nhập của gia đình. Vì vậy, chính sách tín dụng đại học là cần thiết, với không chỉ người học mà còn là cho các nhà trường trong khi xây dựng lộ trình học phí.
So với các trường tư thục, mức học phí ở các trường tự chủ thấp hơn, nhưng điều cần thay đổi là các trường tự chủ phải nhanh chóng thay đổi cơ cấu nguồn thu theo hướng giảm nhanh, giảm mạnh tỷ lệ nguồn thu từ học phí.
Theo Phó Giáo sư Nguyễn Kim Hồng, có thể trong vòng 10 năm tới, tỷ lệ nguồn thu từ học phí ở các trường tự chủ vẫn nằm trong khoảng 80% tổng chi phí của nhà trường.
Phải làm rõ được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong lĩnh vực tài chính, thu và quản lý học phí như thế nào. Tự chủ phải gắn với chịu trách nhiệm, chịu sự giám sát của Hội đồng trường, học sinh, nhà tài trợ, của xã hội và của cơ quan quản lý Nhà nước.
Tự chủ đại học là phải minh bạch, công khai, chịu sự quản lý, trong đó có cả tự chủ tài chính.
Trả lương theo vị trí việc làm là một hướng đi đúng trong tự chủ đại học. Không phải tự chủ tài chính là Hiệu trưởng muốn chi gì thì chi, chi bao nhiêu cũng được.
Phương Linh
Theo giaoduc
10 suất học bổng bậc Đại học trao tặng sinh viên gốc Việt tại Campuchia 10 suất học bổng chương trình Đại học tại Việt Nam mới đây đã được trao tặng con em người gốc Việt tại Campuchia. Kết quả đánh dấu bước khởi đầu tích cực của Quỹ Phát triển nguồn nhân lực trong cộng đồng người gốc Việt Nam tại Campuchia. Đại sứ Vũ Quang Minh phát biểu tại lễ ra mắt Quỹ phát triển...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cặp chị em "hổ báo" nhất showbiz hội ngộ tại "Oscar giới thời trang", 2 đôi guốc lập tức lọt vào tầm ngắm
Nhạc quốc tế
22:37:13 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025
Triệu tập đối tượng chặn đầu xe ô tô chửi bới, đập kính chiếu hậu ở Cần Thơ
Pháp luật
22:13:35 06/05/2025
Long Đẹp Trai liều mình theo nghệ thuật dù bố mẹ ngăn cấm - cái giá của đam mê?
Sao việt
22:08:00 06/05/2025
Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp
Tin nổi bật
22:04:26 06/05/2025
Cả dàn mỹ nhân "hở bạo liệt" tại tiệc hậu Met Gala, bỗng bị Lisa (BLACKPINK) chiếm trọn spotlight vì 1 lí do!
Sao âu mỹ
21:59:22 06/05/2025
Baeksang 2025: Song Hye Kyo bất ngờ "đụng mặt" 2 tình cũ, thái độ 1 người trở thành chủ đề bàn cãi
Sao châu á
21:47:28 06/05/2025
Ngoại giao hậu trường và thực tế chiến trường: Ukraine tại các cuộc họp của IMF
Thế giới
21:43:35 06/05/2025
Mặt trái của sự kiện tôn vinh cái đẹp Met Gala: Khi thời trang thăng hoa còn thân thể "gào thét"!
Phong cách sao
21:40:51 06/05/2025
Hậu vệ Việt kiều Pháp mở toang cánh cửa lên ĐT Việt Nam
Sao thể thao
21:31:32 06/05/2025