Dùng đũa theo cách này, ung thư sớm muộn cũng ‘gõ cửa’
Đũa là vật dụng quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Nhưng không sử dụng đúng cách sẽ trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư.
Dùng đũa trong ăn uống đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống tại nhiều quốc gia ở Châu Á. Dù là vật dụng được sử dụng hàng ngày nhưng không phải gia đình nào cũng có ý thức về việc lựa chọn đũa, thay đũa thường xuyên hay bảo quản đúng cách.
Sử dụng đũa không đúng cách sẽ gây hại nhiều hơn lợi
Thực tế chất liệu đũa như đũa tre, đũa mài, đũa gỗ, đũa kim loại… có thể có một số rủi ro khi sử dụng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, sử dụng đũa không đúng cách có thể gây bệnh ung thư.
Đũa gỗ tự nhiên là đũa phổ biến nhất được sử dụng trong hầu hết các gia đình, quán ăn bình dân cho tới nhà hàng cao cấp. Tuy nhiên, trong những ngày thời tiết ẩm ướt, đũa ẩm sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.
Đũa mốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư
Sun Feng, phó giám đốc khoa phẫu thuật trực tràng, Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc, cho biết Aflatoxin – một chất chuyển hóa thứ cấp được tạo ra bởi Aspergillus flavus là chất gây ung thư độc hại nhất. Aflatoxin có độc tính mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua và mang tính phá hoại cực mạnh đối với tế bào gan.
Nhiều người không có thói quen phơi khô đũa sau khi rửa. Trong môi trường ẩm ướt, những chiếc đũa như vậy dễ bị nấm mốc, dẫn đến sản sinh ra Aflatoxin, gây ung thư nếu sử dụng lâu dài.
Ngoài ra, đũa gỗ đã được sử dụng trong một thời gian dài, có thể có những vết nứt nhỏ dễ dàng ẩn chứa bụi bẩn, tiếp xúc nước lâu ngày sẽ phát triển thành nấm mốc gây hại cho sức khỏe khi sử dụng. Không chỉ riêng đũa, nhiều sản phẩm từ gỗ như: dao, thớt,… cũng gặp trường hợp tương tự.
Không riêng gì đũa, thớt hoặc các sản phẩm từ gỗ cũng cần được bảo quản kỹ
Trước khi quan tâm đến việc sử dụng và bảo quản đũa như thế nào, bạn hãy kiểm tra thử xem trong tủ bếp nhà mình có những loại đũa mang khả năng gây hại cho sức khỏe dưới đây hay không:
1. Đũa gỗ
Video đang HOT
Nhiều người khi rửa đũa không có thói quen phơi khô đũa mà cất vào tủ ngay khi đũa vẫn còn ướt. Với những loại đũa làm từ tre, gỗ thì sẽ rất dễ bị mốc, tạo môi trường sống lý tưởng cho các loại nấm và mốc.
2. Đũa sơn nhiều màu
Lớp sơn phủ màu đũa có thể chứa các kim loại nặng, chì và các chất phụ gia độc hại cho sức khỏe. Khi gặp nhiệt nóng, thì lớp sơn này có thể tan ra và hòa vào thức ăn. Do đó, bạn cũng không nên sử dụng loại đũa sơn màu đẹp mắt này ở nhiệt độ quá nóng, nếu lớp son đã bong tróc thì cũng nên loại bỏ ngay.
3. Đũa dùng 1 lần
Quá trình chế biến đũa tre dùng một lần thường không đảm bảo an toàn thực phẩm. Bởi chúng luôn được trộn với bột talc hoặc lưu huỳnh để có vẻ ngoài sạch sẽ.
Đũa dùng một lần được sản xuất theo cách này sẽ có rất nhiều chất hóa học để lại trên đũa, gây hại lớn cho con người khi dùng. Lấy bột talc như một ví dụ, khi nó đi vào cơ thể, nó sẽ kích thích quá trình trao đổi chất của gan, chất độc hại tích lũy cũng dẫn đến sỏi mật.
4. Đũa nhựa
Các loại đũa nhựa thường không chịu được nhiệt độ cao. Do đó, bạn không nên sử dụng các loại đũa này để nấu nướng vì sẽ khiến chất nhựa trong đũa chảy ra và ngấm vào thức ăn, lâu ngày có thể gây hại cho sức khỏe.
Nếu bạn thấy đũa nhựa nhà mình bị biến dạng, sần sùi, bong tróc thì nên loại bỏ ngay và thay bằng đôi mới để bảo đảm an toàn cho cơ thể.
Làm thế nào để ngăn ngừa đũa bị ẩm ướt, nấm mốc?
- Rửa sạch đũa.
- Luôn phơi khô ráo trước khi dùng.
- Dùng tủ khử trùng để khử trùng đũa (nếu có thể).
- Thay toàn bộ đũa mới tối đa sau 4 tháng sử dụng.
An An (Dịch theo Sina)
Theo vietnamnet
Tiềm ẩn nguy cơ ung thư từ đũa nhựa, đũa gỗ và đũa inox
Hiện nay trên thị trường, đũa ăn rất đa dạng cả về chất liệu và chủng loại: đũa nhựa, đũa gỗ, đũa inox,.. tuy nhiên rất ít người biết rằng đũa ăn có nguy cơ gây ung thư.
Đũa nhựa có nguy cơ gây ung thư
Ung thư vì đũa nhựa
Xét nghiệm một vài mẫu đũa tại các quán ăn lề đường, thạc sĩ Đào Thanh Khê, giảng viên khoa Công nghệ hoá học ĐH Công nghệ và thực phẩm TP HCM cho biết, đũa nhựa thường được làm từ nhựa melamine và nhựa ABS. Sau khi dùng lửa đốt các đôi đũa mà không cháy, cộng với thông tin sản phẩm, có thể kết luận các đôi đũa này được làm từ nhựa melamine.
Theo ông Khê, phản ứng giữa melamine và formaldehyde cho ra nhựa MF, một loại nhựa nhiệt rắn, không cháy, để lâu trong không khí màu sắc biến đổi nhẹ, phân huỷ ở 345 độ C.
Đây là loại nhựa có tính năng chịu nhiệt, cứng, độ bền cao, có thể dùng làm sàn gỗ, mica, đũa, vật liệu nhà bếp..., nhưng sẽ bị phân huỷ dưới nhiệt độ của ngọn lửa nhà bếp (có thể trên 1.000 độ C).
Còn đũa nhựa ABS hiện chỉ thấy bán trên mạng. ABS là tên viết tắt của nhựa poly, thường được dùng làm các sản phẩm kỹ thuật như vỏ tivi, máy tính, nón bảo hiểm... và vật dụng nhà bếp.
Ở nhiệt độ thường ABS có độ cứng cao, nóng chảy ở 99,8 độ C, hoá dẻo ở 228 độ C, dễ cháy. Dù nhựa ABS ít tan trong dầu, rượu, nước... nhưng không nên sử dụng đũa làm từ nhựa này để chiên xào, nấu nướng, khuấy trộn trong các dung môi như cồn, rượu, giấm...
Thạc sĩ Đào Thanh Khê cho biết, dùng đũa nhựa để chiên xào trong môi trường nóng sẽ khiến đũa bị biến dạng và sinh ra các chất bột nhựa có hại cho sức khoẻ.
Nhựa melamine khi nuốt hoặc hít vào phổi hoặc bị hấp thụ qua da lâu ngày có thể gây ung thư hoặc vô sinh. Liều gây chết thông thường là 3 g cho mỗi ký trọng lượng cơ thể.
Các nhà khoa học của cơ quan Kiểm soát thực phẩm và dược phẩm Mỹ giải thích melamine và axit cyanuric hấp thụ vào máu, tập trung và tương tác trong nước tiểu ở bể thận và kết tinh thành các tinh thể hình tròn màu vàng, gây tổn thương thận, tạo sỏi thận.
Hiểm họa ung thư từ đũa gỗ
Bác sĩ Nguyễn Thanh Danh, Khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cũng cho biết, các loại đũa gỗ có chất lượng kém, không trơn láng sẽ dễ bị bám thức ăn, nếu rửa không sạch sẽ khiến vi trùng, nấm mốc phát triển, gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện ở đường tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, nếu ngộ độc nặng có thể tử vong do truỵ tim mạch.
Đũa gỗ cũng chứa nhiều hiểm họa ung thư
Nguyên nhân gây độc thực phẩm cấp tính thường do các loại vi khuẩn, còn gây nhiễm độc mãn tính là một số nấm mốc độc thương co trong đâu phộng, băp, khô dưa, khô đô tương bi âm mốc, co thê sinh đôc tô aflatoxin rât đôc hai, la nguyên nhân gây ung thư gan.
Aflatoxin không bị phân huỷ ở nhiệt độ sôi thông thường (100 độ C) mà chỉ bị phân huỷ trên 120 độ C. Nấm mốc dễ phát triển sau vài ngày trên các loại đũa sử dụng cho các thức ăn thuộc họ đậu, ngũ cốc đặc biệt là đậu phộng.
Theo hướng dẫn của tiến sĩ Danh, khi cho đũa gỗ vào hỗn hợp đậu phộng và dầu ăn rồi rửa sơ bằng nước máy và để ở nhiệt độ thường thì sau bốn ngày, trên các đôi đũa xuất hiện một số đốm mốc màu trắng nhỏ li ti.
Tiến sĩ Danh giải thích: "Đũa không được rửa sạch bằng xà bông và lau khô dễ bị vi khuẩn, vi nấm độc trong môi trường bám vào đồ ăn còn sót trên đũa và có nguy cơ lây vào thức ăn khi dùng đũa sau đó. Ngoài ra đũa còn có nguy cơ nhiễm hoá chất từ nước rửa chén".
Đũa inox cũng gây ung thư
Hiện nay trên thị trường, đũa inox chủ yếu là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bên ngoài hộp đựng hoàn toàn là tiếng nước ngoài. Ngoài ra, chất lượng và giá cả cũng rất khác nhau.
Theo một số người bán hàng, giá cả phụ thuộc vào chất lượng, hoa văn và kiểu dáng của đũa. "Thường các vỉ đũa có giá chỉ khoảng hơn 10.000đ/5 đôi là hàng mạ inox, còn các hàng inox xịn chủ yếu khác nhau ở hoa văn", một người bán hàng ở chợ Mơ (Hà Nội) cho biết.
Đũa inox cũng gây ung thư
Theo TS Nguyễn Ngọc Phong - Trưởng phòng Nghiên cứu Ăn mòn và Bảo vệ Vật liệu Kim loại (Viện Khoa học Vật liệu), hạn chế của đũa inox là bị dẫn nhiệt nên không thể sử dụng để nấu ăn. Ngoài ra, khi dùng để ăn thức ăn nóng cũng dễ bị bỏng tay.
Các chuyên gia vật liệu cảnh báo tuyệt đối không được sử dụng đũa mạ inox vì nhằm giảm giá thành sản phẩm, nhà sản xuất có thể sử dụng các chất mạ kém chất lượng, pha tạp nhiều chất hoặc không mạ lớp đồng.
Trong quá trình sử dụng, chắc chắn gây nên các chà xát, cũng như việc đũa được sử dụng trong môi trường axit (chua, cay, mặn, ngọt) của thức ăn, sẽ khiến lớp mạ này bị bong tróc. "Các chất mạ là kim loại nặng, nếu lẫn vào thức ăn, lâu ngày, có thể tạo nên sự tích tụ kim loại nặng trong cơ thể, dẫn đến các bệnh nguy hiểm như gan, ung thư...", TS Phong chỉ rõ.
L.Nguyễn
Theo suckhoedoisong.vn
Ngoài cafe thì 6 loại thực phẩm này cũng được khuyên là không nên dùng trước khi đi ngủ Càng gần sát giờ đi ngủ, bạn càng không nên tiêu thụ bất kỳ món ăn nào để hạn chế những tác hại ảnh hưởng tới giấc ngủ cũng như dạ dày của mình. Bạn có biết rằng, bất kỳ loại thực phẩm nào bạn nạp vào gần sát giờ đi ngủ cũng có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bé trai 10 tuổi bị nhánh cây rơi trúng đầu phải thở máy, phản xạ ánh sáng yếu

Kịp thời cứu sống bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, nhiều bệnh nền

Không nên tắm cơn mưa chuyển mùa ở TP.HCM

Bé 2 tuổi bỏng khắp miệng vì uống nhầm bột thông cống

Chó thả rông nghi bị dại cắn 3 người ở Đồng Nai

Tóc khô và xỉn màu là dấu hiệu của những bệnh này

14 chất bổ sung có tiềm năng chống lão hóa

Sở thích uống ngọt âm thầm tàn phá sức khỏe nhiều người Việt

Thải độc bằng nước cốt chanh: Lợi bất cập hại

Cảnh báo nguy hiểm do tự ý mua thuốc điều trị

Bệnh thận ở trẻ em: Cảnh báo sớm để không phải chạy thận

4 gia vị phổ biến không nên dùng chung với thuốc tây
Có thể bạn quan tâm

Lịch trình chiêm bái xá lợi Phật tại Tây Ninh, Hà Nội và Hà Nam
Du lịch
08:17:05 09/05/2025
Mây ngũ sắc đôi xuất hiện sau lễ rước xá lợi Phật trên đỉnh núi Bà Đen
Netizen
08:14:38 09/05/2025
Chỉ hơn 200k, nhận ngay 10 tựa game của series đình đám, người chơi "lãi to" với khuyến mãi
Mọt game
07:48:18 09/05/2025
Tổng thống Trump dự kiến bãi bỏ quy định kiểm soát chip AI từ thời Biden
Thế giới
07:27:59 09/05/2025
Triệu Vy lộ diện cạnh 'kẻ thù', có động thái nghi thầm giảng hòa, Cbiz bất ngờ?
Sao châu á
07:18:37 09/05/2025
Mẹ biển - Tập 36: Đại nhận ra mình đã trách nhầm Hai Thơ và Ba Sịa
Phim việt
07:12:38 09/05/2025
Sao nam Vbiz 4 năm không ai mời đóng phim vì kém sắc, lên đời cực gắt chỉ nhờ nói 1 từ
Hậu trường phim
07:09:09 09/05/2025
Phim mới chiếu 10 phút đã chiếm top 1 rating cả nước, nữ chính đẹp đến mức không ai dám chê
Phim châu á
07:05:36 09/05/2025