Dùng flycam rà soát điểm sạt lở trước khi bão số 6 Trà Mi đổ bộ
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị dùng flycam để chụp ảnh, rà soát các điểm có nguy cơ sạt lở trước khi bão số 6 ( bão Trà Mi) đổ bộ.
Chiều 25/10, tại cuộc họp ứng phó với cơn bão số 6 (bão Trà Mi), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, đây là cơn bão được dự báo đổ bộ vào miền Trung, sẽ quần thảo trên biển và đất liền rất lâu. Đồng thời, lượng mưa sẽ rất lớn từ 500-700mm gây ngập lụt diện rộng ở đô thị như năm 2020.
“Các đô thị đã từng xảy ra ngập lụt thì cần lên phương án kê đồ, di chuyển tài sản giá trị lên cao”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp khuyến cáo.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp. Ảnh: Đình Hiếu
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, các tỉnh ven biển cần đặc biệt lưu ý sạt lở bờ biển do thời gian lưu sóng lâu, sóng đánh 45-50 độ chếch vào bờ, khả năng cao sẽ có sạt lở bờ biển rất lớn.
Đối với nguy cơ sạt lở đất, ông Hiệp đề nghị các địa phương mở rộng rà soát bằng flycam để không chỉ kiểm tra các vết nứt mà cả những vị trí có cộng đồng dân cư sống ven sông, suối.
Cũng liên quan đến vấn đề sử dụng flycam, Đại tá Phạm Hải Châu – Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ – Cứu nạn ( Bộ Quốc phòng) cho biết, kinh nghiệm ứng phó với cơn bão Yagi vừa qua, Bộ Quốc phòng đã dùng 4 flycam để bay rà soát tại Hà Giang và phát hiện 6 vết nứt.
“Để ứng phó ở cơn bão số 6 này, đề nghị các địa phương, các đơn vị tham mưu chính quyền địa phương rà soát nguy cơ, chủ động rà soát vị trí xảy ra sạt lở”, Đại tá Phạm Hải Châu nói.
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, các bộ ngành, địa phương cần chuẩn bị để ứng phó không hối tếc.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu kết luận cuộc họp. Ảnh: Đình Hiếu
Video đang HOT
“Các tỉnh ven biển, sườn đông, sườn tây đều có cả đồi núi, cần rút kinh nghiệm từ bão Yagi khi lo tương đối an toàn ngoài biển thì không ngờ lại tác động nhiều ở sườn phía tây.
Cần đưa flycam để chụp ảnh phân tích, cần phủ không gian rộng hơn để có dữ liệu không chỉ chỗ nứt mà cả khe sông, suối có dân cư ở nhằm có các kịch bản di dời phù hợp”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, cần đưa ra kịch bản khi đứt gãy đường thì có phương án trực thăng cứu hộ, cứu nạn.
Bão Trà Mi đổi hướng liên tục, bão mới sắp hình thành, vậy ai đặt tên cho chúng?
Sau bão Yagi, một cơn bão khác đang hoành hoành ngoài biển Đông khiến dân tình lo lắng không kém là Trà Mi (tên quốc tế Trami, bão số 6). Vậy ai là người đặt tên cho nó?
Chiều tối 24/10, ông Nguyễn Văn Hưởng, trưởng phòng dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết: "Trong những ngày tới, do chịu tác động cùng lúc của hệ thống không khí lạnh và hoàn lưu bão mới hình thành ngoài phía đông Philippines (hiện đang là áp thấp nhiệt đới), nên hướng di chuyển của bão số 6 sẽ còn có sự thay đổi bất thường".
"Đặc biệt khi đi qua quần đảo Hoàng Sa, đến vùng biển ngoài khơi Trung Bộ (sau ngày 26/10) bão số 6 có khả năng di chuyển chậm lại, giảm cấp và đổi hướng, khả năng đổ bộ vào đất liền còn chưa rõ ràng, cần phải theo dõi tiếp", ông Hưởng nói thêm.
Ngoài bão Trà Mi, thời gian qua, thế giới chứng kiến không ít cơn bão có cường độ và tên gọi khác nhau, bên cạnh việc phòng chống bão, rất nhiều người tò mò trước câu hỏi, chúng được đặt tên thế nào? Và câu trả lời như sau: Ủy ban Bão tại Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc (WMO) là cơ quan quyết định thông qua danh sách tên bão nhiệt đới trong các cuộc họp thường niên.
Ủy ban không chỉ lựa chọn dựa trên những tên người cụ thể, mà thường là những cái tên phổ biến và quen thuộc với dân ở các khu vực có bão. Những cái tên đó không mang ý nghĩa hạ thấp mức độ nghiêm trọng của một cơn bão. Thay vào đó là nhằm mục đích gọi các cơn bão dễ dàng hơn.
WMO chọn những cái tên ngắn gọn, riêng biệt của con người - chẳng hạn như Alex, Nigel và Sara - cho các cơn bão trên lưu vực Đại Tây Dương vì chúng dễ gọi và dễ nhớ hơn so với nhiều tên mang tính đặc thù khoa học kèm cả kinh độ lẫn vĩ độ.
Một lý do nữa là có nhiều cơn bão hoạt động cùng lúc, nên đặt tên bão dựa trên ngày tháng cũng có thể gây nhầm lẫn. Nếu có 2 cơn bão đổ bộ vào trong cùng một ngày trong một khu vực, cơn bão mới hơn sẽ có thêm phần hậu tố trong tên gọi của nó.
Vào cuối những năm 1800, bão thường được đặt theo tên của các vị thánh Công giáo. Năm 1953, bão được đặt theo tên phụ nữ vì các con tàu cũng thường đặt theo tên phái yếu. Năm 1979, tên nam giới được thay thế. Và đến ngày nay, tên bão mới được đặt theo hệ thống cụ thể.
Khi một cơn bão nhiệt đới có tốc độ gió duy trì tối đa hơn 63 km/h, WMO sẽ tiến hành đặt tên. Các cơn bão sẽ được đặt tên luân phiên theo danh sách đề xuất. Các tên được lựa chọn bởi cơ quan phụ trách bão nhiệt đới chịu trách nhiệm cho mỗi khu vực bao gồm Trung tâm Khí tượng Khu vực (RSMC) và Trung tâm Cảnh báo Bão Nhiệt đới (TCWC). Có tổng cộng 6 RSMC trên thế giới.
Về vấn đề này, báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thông tin, với riêng khu vực Đại Tây Dương, WMO sử dụng danh sách gồm 21 tên để đặt cho các cơn bão. Tổng cộng, 6 danh sách sẽ được sử dụng luân phiên qua các năm. Theo đó, danh sách tên bão năm 2019 sẽ được sử dụng lại vào năm 2025. Điểm đặc biệt, tên các cơn bão không bắt đầu bằng các chữ cái Q, U, X, Y hoặc Z.
Các quốc gia ở Bắc Ấn Độ Dương bắt đầu sử dụng hệ thống mới để đặt tên cho các cơn bão nhiệt đới từ năm 2020. Những cơn bão được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái, theo từng quốc gia và được đặt bằng những cái tên trung tính.
Quy tắc chung là danh sách đặt tên các cơn bão được đề xuất bởi Cơ quan Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NMHSs). Danh sách này, được các cơ quan tương ứng phê duyệt tại các phiên họp hàng năm hoặc hai năm một lần.
Với khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông (trong đó có các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam), phần lớn cơn bão được đặt tên theo tên địa danh, động vật hoặc thực vật. Mỗi quốc gia được đặt 10 tên bão, chia thành 5 danh sách và sẽ xoay vòng theo năm.
Cục Khí tượng Nhật Bản (JMA) là một trong 6 Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành khu vực thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới. Trung tâm này là cơ quan chịu trách nhiệm dự báo, cảnh báo và đặt tên các cơn bão nhiệt đới hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông.
Theo WMO, tên quốc tế của các cơn bão tại Việt Nam được đăng ký bao gồm: SonTinh (Sơn Tinh), CoMay (Cỏ May), Bavi (Ba Vì), LucBinh (Lục Bình), Sonca (Sơn Ca), Trami (Trà Mi), Halong (Hạ Long), BangLang (Bằng Lăng), Songda (Sông Đà), Saola (Sao La). Tên bão Trà Mi cũng được Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đặt, dựa theo thứ tự lần lượt của cột một trong bảng tên bão dưới đây.
Trà Mi là tên một loài hoa. Hoa trà mi còn có tên gọi khác là hoa sơn trà, hoa có tên khoa học là Camellia Japonica, thuộc chi chè và nguồn gốc từ vùng Đông Á. Hoa trà mi có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, đỏ, hồng... Dịp Tết Nguyên đán, các gia đình Việt Nam có thú chơi cây trà mi do hoa nhiều, rực rỡ, tươi lâu. Do đó theo lý thuyết thì tên loài hoa này khá phổ biến và quen thuộc nên được dùng đặt cho bão số 6. Tên Trà Mi cũng từng được đặt cho các cơn bão xuất hiện vào năm 2018, 2013 và 2006.
Vậy đâu là tiêu chí đặt tên bão? Theo đó, tên được đề xuất phải trung lập với chính trị và các nhân vật chính trị, tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa và giới tính. Tiêu chí thứ hai là không gây xúc phạm đến bất kỳ nhóm người nào trên thế giới. Bản chất cái tên không mang ý nghĩa hung hãn, độc ác. Tên phải ngắn gọn, dễ phát âm và không gây khó chịu cho bất cứ ai, cũng như có tối đa tám chữ cái và được nêu rõ cách phát âm.
Đặc biệt, tên của bão nhiệt đới ở vùng Bắc Ấn Độ Dương sẽ không được lặp lại. Có các hệ thống đặt tên bão nhiệt đới khác nhau theo từng lưu vực và chúng không chỉ dựa trên tên của con người.
Tên của những cơn bão cũng có thể bị loại bỏ nếu cơn bão đó gây thiệt hại nặng nề về người và của. Thông thường, trong các cuộc họp thường niên của WMO, những cái tên "phạm" phải điều cấm kỵ này sẽ được loại bỏ và thay thế bằng tên mới.
Chuyên gia nói về sự dị thường của bão Trà Mi khi vào Biển Đông Vào Biển Đông, bão Trà Mi sẽ có có sự thay đổi về hướng, tốc độ và cường độ do sự tương tác của nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, không loại trừ khả năng có bão chồng bão trong những ngày tới. Bão Trà Mi đổi hướng 4 lần trước khi vào Biển Đông Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Húc vào đuôi xe chở thép tự chế, 1 người tử vong tại chỗ

Nghe lại bản tin chiến thắng 30/4/1975

Diễu binh, lịch sử hùng tráng từ Quốc khánh 2.9.1945 đến lễ 30.4.2025

Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m

7 giờ sáng mai 30.4, bắn đại bác ở Bến Bạch Đằng

Người dân trải bạt "cắm trại" trước 18 tiếng trên vỉa hè chờ xem diễu binh

Vụ xe 45 chỗ tông xe con: Người vợ đã tử vong

Hàng giả đổ bộ từ giường bệnh đến mâm cơm

Giám đốc Công an Phú Thọ chỉ đạo xử lý người hành hung nhân viên y tế

Xác minh cháu bé 7 tuổi tử vong ở trung tâm y tế Vĩnh Phúc

Người thân của nạn nhân tiết lộ điều đáng tiếc trong vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội

Ô tô biển số nước ngoài rơi khỏi cầu, 3 người bị thương
Có thể bạn quan tâm

Nữ ca sĩ kể chuyện đạn bi cắm hơn 50 năm trong mắt bố cựu chiến binh, Trang Pháp tưởng nhớ ông ngoại Đại sứ
Sao việt
18:06:43 30/04/2025
Tài tử Park Seo Joon cứu sống em nhỏ bị u não, bức thư của người mẹ gây xôn xao cõi mạng
Sao châu á
18:03:47 30/04/2025
Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?
Hậu trường phim
17:49:28 30/04/2025
Rùng mình cách binh sĩ xưa giải quyết "sinh lý", đáng thương nhất là người này
Thế giới
17:45:17 30/04/2025
Xuân Son gửi thông điệp đặc biệt trong ngày 30/4
Sao thể thao
17:38:58 30/04/2025
10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân
Sức khỏe
15:19:13 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5
Du lịch
14:22:48 30/04/2025
Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền
Thế giới số
14:16:42 30/04/2025
Xe mới ra mắt trong tháng 4: Chuyển dịch "xanh" trên thị trường ô tô Việt
Ôtô
14:07:54 30/04/2025