Dựng lại ‘cây cầu sống của người Inca’
Cộng đồng bản địa đang cố gắng dựng lại cầu treo Q’eswachaka 500 năm tuổi bằng phương pháp truyền thống: Bện dây thừng.
Trong hơn 500 năm qua, cầu treo Q’eswachaka đã kết nối các cộng đồng ở hai bờ sông Apurimac, tỉnh Canas, vùng Cusco, Peru. Tuy vậy, đại dịch Covid-19 đã khiến cây cầu không được bảo dưỡng đúng hạn và bị sập vào tháng 3.
Giờ đây, cộng đồng người Huinchiri bản địa đang bện lại cây cầu 30 m này bằng dây thừng. Đây là kỹ thuật có từ thời đế chế Inca, trước khi người châu Âu đặt chân đến Nam Mỹ.
Cầu treo Q’eswachaka ở Peru trước khi bị sập vào tháng 3. Ảnh: Perurail.
Từ hai bờ sông, các nhóm công nhân đứng trên các sợi dây thừng lớn – vốn là đáy và tay vịn của cây cầu – để bện dần “lan can” cầu từ bở đến giữa sông bằng các sợi dây thừng nhỏ hơn.
“Năm ngoái, do đại dịch Covid-19, câu cầu không được gia cố. Đó là lý do nó bị sập”, Thống đốc vùng Cusco Jean Paul Benavente nói. “Giờ đây, cây cầu như câu trả lời của chúng tôi đối với đại dịch. Cây cầu đang được bắc qua sông Apurimac. Nhờ đó, chúng tôi có thể nói với thế giới rằng mình đang dần vượt qua đại dịch”.
Năm 2013, kỹ thuật bện cầu dây thừng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ông Benavente gọi đây là biểu tượng văn hóa và là “cây cầu sống của người Inca”.
“Cộng đồng người Huinchiri không chỉ xây dựng lại cây cầu kết nối các làng mạc, mà còn kết nối truyền thống và văn hóa”, ông khẳng định.
Đan lại cầu dây treo 500 tuổi
Cộng đồng người Huinchiri ở vùng Cusco khôi phục cây cầu treo 500 tuổi bắc qua sông Apurimac bằng kỹ thuật đan dây truyền thống.
Cây cầu Qswachaka là phương tiện kết nối các cộng đồng bị chia cắt bởi dòng sông Apurimac tại vùng Cusco, miền nam Peru hơn 500 năm qua. Tuy nhiên, nó trở nên xuống cấp trong thời gian dài do không được bảo dưỡng vì lệnh hạn chế ngăn Covid-19, cuối cùng bị sập hồi tháng 3.
Các thành viên những cộng đồng bị ảnh hưởng như người Huinchiri đã quyết định dựng lại cây cầu dài 30 mét theo phong cách truyền thống của người Incan bằng cách đan lại nó.
Công nhân người Huinchiri dựng lại cầu Qswachaka bắc qua sông Apurimac hom 13/6. Video: Guardian.
Nhóm công nhân chia làm hai tốp, làm việc từ hai đầu cầu, giữ thăng bằng trên những sợi dây chính khổng lồ bắc qua sông, vừa tiến về phía giữa cầu vừa bện những sợi dây nhỏ hơn làm lan can giữa thành cầu và mặt cầu hôm 13/6.
"Năm ngoái, bởi ảnh hưởng của đại dịch, nó không được gia cố. Đó là lý do cầu sập hồi đầu năm", thống đốc vùng Cusco Jean Paul Benavente nói.
"Nhưng bây giờ, nó là câu trả lời cho đại dịch. Từ thẳm sâu trong bản sắc người Peru sinh sống tại dãy Andes, cây cầu này bắc qua lưu vực Apurimac và chúng tôi có thể nói với thế giới rằng chúng tôi sẽ dần dần tiến ra ngoài".
Năm 2013, UNESCO công nhận kỹ thuật đan dây truyền thống dựng cầu Qeswachaka là di sản văn hóa phi vật thể.
"Cây cầu là minh chứng lịch sử thời gian hơn 500 năm. Nó là cây cầu sống của người Incan, là một biểu tượng văn hóa", Benavente nói thêm.
Vượt qua sông sâu, cầu treo 500 năm tuổi dẫn về quá khứ Một cây cầu treo bện bằng cỏ của người Inca ở Peru bị hỏng do dịch Covid-19 đang được những người dân làm lại bằng chính phương pháp của tổ tiên. Với họ, cây cầu này không chỉ nối liền các làng mạc hai bên bờ vực sâu, mà còn nối họ với quá khứ, với tổ tiên nghìn đời. Những người dân...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đột nhập cửa hàng bánh kẹo, 2 tên trộm có hành động khiến nhiều người sốc nặng

Cô gái câu được con cá mú khổng lồ nặng 264kg trên biển

108 "cây thần linh" nghìn năm tuổi ở Lâm Đồng được công nhận cây di sản

Nước biển ở Hạ Long màu đỏ phát ánh sáng xanh trong đêm, chuyên gia nói gì?

Tìm thấy 2 loài nấm có khả năng phát sáng, thuộc diện kỳ bí nhất thế giới

Trái Đất từng mưa không ngừng trong 2 triệu năm, dẫn tới điều này

Vì sao vẫn chưa tìm thấy hài cốt trong xác tàu Titanic?

Mua lại căn nhà bỏ hoang, người đàn ông phát hiện ra bí mật kinh hoàng

Con trâu được trả 30 tỷ đồng, người đàn ông quyết không bán

Đài quan sát Nam Cực phát hiện tín hiệu "kỳ lạ nhất vũ trụ"

Kỳ lạ "khu chợ ma" ở châu Á: Đêm mở, sáng đóng, có người kiếm gần 300 triệu/tháng

Biệt phủ được xây dựng suốt 12 năm bị yêu cầu phá dỡ gấp
Có thể bạn quan tâm

Thời trang nội địa Việt tỏa sáng tại sàn diễn Celebrating Local Pride 9
Thời trang
20:19:41 22/05/2025
Cuba: Báo động tình trạng cháy rừng gia tăng đột biến trong năm 2025
Thế giới
20:18:58 22/05/2025
5 thói quen âm thầm gây lão hóa da, thâm quầng mắt
Làm đẹp
19:58:22 22/05/2025
Người ăn mày bại não 16 tuổi học lớp 1, đến 25 tuổi vào trường y
Netizen
19:48:12 22/05/2025
Mạnh Tử Nghĩa bị phản đối khi tham gia 'Keep Running'
Sao châu á
19:46:55 22/05/2025
Bất ngờ với Thái Vũ: Từ chuyên Địa lý đến vai chính đầy cảm xúc trong 'Cha tôi, người ở lại'
Hậu trường phim
19:43:40 22/05/2025
'The Haunted Palace' chứng tỏ sức hút, lập thêm kỷ lục mới
Phim châu á
19:37:15 22/05/2025
Bắt tạm giam "đại ca xã đảo" về hành vi cưỡng đoạt tài sản
Pháp luật
19:28:48 22/05/2025
Clip cận thái độ lạ của Thuỳ Tiên trong lần cuối cùng công khai lộ diện bên Quang Linh Vlogs trước khi bị bắt
Sao việt
18:59:56 22/05/2025
HLV Kim Sang-sik 'quay xe', triệu tập Công Phượng lên tuyển Việt Nam
Sao thể thao
17:43:10 22/05/2025