Dung nạp đủ vitamin D giúp ích cho việc phòng chống COVID-19
Bổ sung đầy đủ vitamin D cho cơ thể có thể giúp chúng ta phòng ngừa nguy cơ nhiễm COVID-19, các nhà khoa học Israel vừa cho biết. Được biết, nồng độ vitamin D dưới 20 nanogram/ml máu được xem là thiếu.
Uống nước cam , phơi nắng và dùng viên bổ sung là một số biện pháp giúp tăng cường vitamin D hiệu quả. Ảnh: Thinkstock
Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia tại Đại học Bar-Ilan đã đánh giá nguy cơ nhiễm bệnh và nhập viện vì COVID-19 ở những người có nồng độ vitamin D thấp, thông qua việc phân tích mẫu huyết tương của 782 người có kết quả xét nghiệm dương tính và hơn 7.000 người có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh này.
Họ nhận thấy nồng độ vitamin D của nhóm âm tính trung bình đều nằm trong phạm vi đầy đủ – 21 nanogram/ml máu, trong khi nồng độ chất này của nhóm bệnh nhân dương tính trung bình thấp hơn – chỉ 19 nanogram/ml máu.
Đáng chú ý, những người phải nhập viện điều trị có nồng độ vitamin D rất thấp – ở mức 17 nanogram/ml máu. Từ những phát hiện trên, nhóm chuyên gia kết luận thiếu hụt vitamin D có thể được xem là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với khả năng bị nhiễm COVID-19 và nghiêm trọng tới mức phải nhập viện.
Theo nhóm nghiên cứu, đây là công trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay về lợi ích phòng chống COVID-19 của vitamin D. Lâu nay, vitamin “ánh nắng” được biết là có lợi ích tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Sự thật về phơi nắng để bổ sung vitamin D cho trẻ: Không chỉ ít tác dụng còn dễ gây hại
Phơi nắng không đúng có thể làm giảm tác dụng của tia UVB từ 50 - 90% hoặc gần như hoàn toàn. Bên cạnh đó trẻ còn chịu tác động của tia UVA gây ra ung thư da, lão hóa da sau này.
Video đang HOT
Hai con đường tổng hợp vitamin D
Chị Vũ Thị Minh Trang, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội tâm sự bé Nghé nhà chị Trang mới sinh được gần 1 tháng. Bé đi ngủ thường xuyên vặn mình. Nếu không để ý thì bé vặn tung cả khăn. Rốn của bé bắt đầu lồi lên do vặn mình nhiều.
Chị Trang lên hội nuôi con hỏi thì được các mẹ tư vấn cần phơi nắng nhiều cho bé để bổ sung vitamin D. Tranh thủ mùa hè, sáng nào vợ chồng chị Trang cũng dậy sớm chuẩn bị và đưa bé lên sân thượng ngồi phơi với hi vọng kiếm chút vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
Tuy nhiên, chỉ đến tầm 7h là cả nhà khăn gói xuống phòng vì nắng nhiều quá.
Vitamine D có tác dụng gì với cơ thể
Bác sĩ Trương Hoàng Hưng - chuyên gia nhi khoa tại Texas, Hoa Kỳ cho biết vitamin D là loại vitamin hoà tan trong mỡ vô cùng quan trọng đối với cơ thể và có 2 loại chính:
Vitamin D2 (ergocalciferol): từ thức ăn cung cấp khoảng 10% nhu cầu cơ thể.
Vitamin D3 (cholecalciferol): tổng hợp ở da từ tiền chất vitamin D dưới tác động của tia cực tím (UVB) từ ánh sáng mặt trời, cung cấp 90% cho nhu cầu cơ thể.
Theo BS Hưngvitamin D có vai trò quan trọng trong việc hấp thu Canxi và Phosphate từ ruột và làm vững chắc xương. Nếu thiếu vitamin D sẽ khiến cơ thể phải lấy Canxi từ xương để sử dụng, khiến xương yếu mềm đi, biến dạng gây bệnh còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Nếu uống Canxi mà thiếu vitamin D cũng không có tác dụng
Vitamin D còn có vai trò ngăn ngừa một số bệnh ung thư, bệnh tự miễn, bệnh mạch vành, tăng cường hệ miễn dịch.
Sự thật phơi nắng
BS Trần Phi Hùng - Đơn vị Hồi sức tích cực Nhi - Bệnh viện Quận Thủ Đức, TP.HCM cho biết, ánh sáng mặt trời không nhìn thấy có 3 loại tia UV: UVA, UVB, UVC.
UVC: bị hấp thu bởi tầng ozone, không tới được mặt đất.
UVA: là tia có hại với con người, gây lão hóa da, ung thư da, đục thủy tinh thể,.... Là loại tia có tính xuyên thấu tốt, tồn tại trong ánh nắng từ sáng sớm tới khi mặt trời lặn. UVA không có tác dụng để tạo vitamin D.
Tắm nắng cho trẻ để lấy vitamine D là quan niệm sai lầm
UVB: Cần thiết để tạo vitamin D. Loại tia này có bước sóng ngắn hơn UVA, khả năng xuyên thấu kém nên thường tới được mặt đất khi cường độ ánh sáng đủ mạnh, thường trong khoảng 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều.
Như vậy muốn tổng hợp được vitamin D thì phải phơi nắng thời điểm nắng nhất (10-3h chiều), đỉnh điểm UBV cao nhất là giữa trưa.
Nhiều yếu tố làm giảm tác dụng của tia UVB như: bóng râm hoặc trời nhiều mây (giảm 50%), cho trẻ mặc quần áo khi tắm nắng (giảm gần như hoàn toàn), ô nhiễm không khí. Kem chống nắng (giảm 80-90%). Nếu da càng tối màu thì hiệu quả càng kém, phơi nắng qua lớp cửa kính (tia UVB không xuyên được qua cửa kính).
Vậy để tổng hợp đủ lượng vitamin D cần thiết cho trẻ khoảng 400-1000 IU/ngày thì trẻ cần được phơi nắng kéo dài. Điều này có tác hại nhiều hơn vì tia phơi buổi sáng không những không tổng hợp được vitamin D mà trẻ còn hứng chịu tác động của tia UVA gây ra ung thư da, lão hóa da sau này.
Ngoài ra, trẻ còn chịu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, cảm gió trong thời gian nằm phơi nắng.
Chính vì thế, các bác sĩ đều khuyến cáo thay vì cho trẻ phơi nắng, nguy cơ tổn thương da, thì nên bổ sung vitamin D bằng đường ăn uống cho trẻ. Có thể bổ sung hàm lượng Vitamin D 400 IU/ngày cho trẻ. Còn người bình thường từ 1-70 tuổi: 600 IU/ngày, trên 70 tuổi: 800 IU/ngày
Thời điểm uống D tốt nhất là ngay sau bữa ăn vì vitamin D hoà tan trong mỡ nên uống chung với thức ăn dễ hấp thu. Tuy nhiên, vitamin D cũng không nên uống nhiều quá vì có thể gây hại, liều gây hại là từ 10000 IU/ngày kéo dài...
4 điều cha mẹ cần làm gấp trong tháng 5 để con cao lớn và khỏe mạnh Ánh nắng đầu mùa hè không quá gay gắt và chứa nhiều bức xạ mặt trời như chính hạ. Vì thế đây chính là thời điểm trẻ nhỏ ra ngoài chơi đùa, phơi nắng rất tốt. Tháng 5, tiết trời đã ấm áp và khô ráo hơn. Kiểu thời tiết ngày xuân với mưa phùn rả rích, ẩm thấp khó chịu không còn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sản phụ mang song thai có một thai đột biến gene ASXL1 ít gặp

Vòng khóa siết ngón tay bé trai, gia đình cưa cửa mang đến viện

Nhiều bệnh nhân mắc ung thư, phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch... do nghiện thuốc lá

Trí tuệ nhân tạo, kỳ vọng mới trong xạ trị ung thư đầu cổ

Tay chân miệng ở TP.HCM tăng nhanh, cảnh báo nguy cơ thành dịch

Muốn từ bỏ thuốc lá thành công, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn

Thói quen đơn giản buổi tối giúp ổn định huyết áp

Các tác nhân phổ biến gây bệnh gout

57 viên chức được tập huấn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em

Liên tiếp các ca cấp cứu do thủng nội tạng vì xương cá

Rối loạn trương lực cơ cổ: Bệnh lý hiếm gặp nhưng không thể xem nhẹ

Phục hồi cơ thể sau cúm bằng 4 cách đơn giản
Có thể bạn quan tâm

Màn comeback không chút bọt sóng của nam ca sĩ "flop vì thực lực": Đến bao giờ mới hết nhạc dở, lỗi thời?
Nhạc việt
06:53:18 24/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi khóc mếu ở Miss World, netizen khó hiểu: "Có làm lố không?"
Sao việt
06:45:42 24/05/2025
Đây là diện mạo thật của bạn gái hot girl Huỳnh Hiểu Minh trước khi "dao kéo" 40%?
Sao châu á
06:29:30 24/05/2025
Rộ tin phá sản và nợ lương, tình hình của Quang Linh Store ra sao sau khi "Chủ tịch" bị bắt?
Netizen
06:22:43 24/05/2025
COVID-19: Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung vật tư y tế phòng dịch
Thế giới
06:21:53 24/05/2025
Món sườn heo làm thế này chỉ mất 15 phút nấu mà vị chua ngọt, sốt ngon ăn cùng cơm thì tuyệt vị!
Ẩm thực
05:58:59 24/05/2025
5 phim 18+ Trung Quốc cấm tuyệt đối trẻ em: Hạng 1 gây sốc vì quay cảnh nóng tới 100 giờ
Phim châu á
05:55:07 24/05/2025
Mỹ nam Việt mất đúng 10s để chứng minh "đẹp hơn AI" là có thật, trời sinh để làm tổng tài ngôn tình
Hậu trường phim
05:54:12 24/05/2025
'Zootopia 2' tung teaser đầu tiên, hé lộ nhân vật và nhiều vùng đất mới, cùng sự trở lại của cáo Nick và thỏ Judy sau 9 năm vắng bóng
Phim âu mỹ
23:17:28 23/05/2025
Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An
Tin nổi bật
22:56:01 23/05/2025