Đừng nghĩ rằng chuyển trường công sang tư thục thì chất lượng giảm xuống
Trường chất lượng cao tôi thấy là người dân rất hưởng ứng, chứng tỏ tiền trong dân là có, vậy thì những khu vực đó nên chuyển công lập sang tư thục đi thôi.
Ảnh minh họa
Ngay 9/10, Bao điên tư Giao duc Viêt Nam tô chưc Hôi thao chu đê: “Thể chế hóa tầm nhìn, chỉ đạo của Trung ương về chuyển trường công lập sang tư thục ở địa bàn có điều kiện xã hội hóa cao”.
“Tới dự Hội thảo, nhà giáo ưu tú Nguyễn Phú Cường – Chủ tịch hội đồng Hệ thống Giáo dục Lômônôxôp Hà Nội, chia sẻ quan điểm về vấn đề này:
Riêng Giáo dục và Y tế thì tôi thấy là Ban chấp hành Trung ương có thận trọng, nên mới đề ra tới năm 2021 mới có 10% trường tự chủ tài chính và đến năm 2030 thì việc thực hiện giảm đầu mối, phấn đấu chỉ còn các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, tôi cho là chúng ta phải phân tích những trường nào là trường có nhiệm vụ chính trị.
Từ rất lâu rồi tôi có trường bán công và Trường Phan Huy Chú cũng là trường bán công, sau khi có luật thì trường tôi xin chuyển sang dân lập và Trường Phan Huy Trú chuyển sang trường tự chủ tài chính.
Những trường tự chủ tài chính như thế là đã chuẩn bị những bước đi rất hay, bởi vì không phải lo chuyện học phí và tuyển sinh vì đã có chuẩn bị sẵn rồi. Học phí thì thu cao, vấn đề chỉ còn các thủ tục.
Năm 2018, Hà Nội có khoảng 102 trường trung học công lập, đến năm 2021 theo Nghị quyết 19 thì theo tôi là cần đẩy mạnh số lượng % lên hơn nữa, chính những trường tự chủ tài chính sẽ giảm bớt đi rất nhiều vì học phí đã cao lên rồi.
Các vẫn đề về tự chủ tài chính cũng đã quen một phần rồi, bởi vì chúng ta chưa động đến bất động sản trong trường và vị trí đất ở đó. Kể cả trường chất lượng cao bây giờ họ đã chuẩn bị sẵn việc thu học phí, và đối tượng học sinh ở khu vực đó. Vậy những trường đó ở khu vực Hà Nội nên chuyển sang trường tư thục.
Lộ trình chúng ta đi cần phải làm quyết liệt hơn nữa, trong quá trình làm thì bước đầu các trường này đã chuẩn bị về cách tuyển sinh, về cách tự chủ…thế nào để đảm bảo duy trì được hoạt động cho thầy và trò, lương cho giáo viên.
Và tiếp theo nữa là dần dần khi đã tự chủ rồi thì phải đưa thuế vào, chúng ta phải đóng góp thuế thì nhà nước mới lại dùng tiền thuế đó quay lại bù đắp.
Vậy thì chính những trường tự chủ tài chính này cũng nên bước đi dần những bước có thuế. Trước kia bọn tôi làm dân lập không để ý đến thuế, khi thuế vào chúng tôi thắc mắc ghê lắm nhưng rồi cũng quen dần.
Mọi người càng tiếp xúc với thuế bao nhiêu thì càng học được chính sách bấy nhiêu, và anh phải biết được chi tiêu như thế nào cho đúng.
Như trường chúng tôi mỗi năm nộp 3 tỷ đồng tiền thuế, đời sống giáo viên rất tốt, lương tháng thứ 13 và lương bình quân mười mấy triệu đồng một tháng và hè cũng lại có lương nữa. Tổ chức Đảng có, Công đoàn có, đời sống giáo viên ổn định. Như vậy chúng ta khỏi phải băn khoăn, lo lắng rằng ngôi trường đó có đi chệch hướng hay không.
Các trường không thể đi chệch hướng được bởi vì chương trình chúng ta quản lý rất chặt chẽ, các lãnh đạo nhà trường muốn làm được cũng phải làm tốt công tác Công đoàn thì giáo viên mới ở lại với mình.
Chúng ta hãy yên tâm, tôi cho rằng các nhà giáo đang ở vị trí trường công lập thì rất ngại chuyển sang trường tư thục.
Qua Nghị quyết 19 thì Hà Nội cũng đã làm, chỉ tiếc là chưa mạnh dạn làm nhiều mà đáng lẽ phải làm nhiều hơn.
Đối với Giáo dục thì về mặt chương trình đã được quản lý chặt chẽ rồi, đầu ra cũng đã có kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia nên đã quản lý được về mặt chất lượng.
Riêng quận nam Từ Liêm thì chất lượng vọt hơn hẳn là bởi vì giáo dục tư thục đã làm cho chất lượng ở đấy cao lên, toàn những trường nổi tiếng ở đó. Vậy nên đừng nghĩ rằng là sang khu vực tư thục thì chất lượng giảm xuống.
Cái mà bây giờ mình đang cần định hướng là chuyển sang tư thục, ý tưởng của Đảng và nhà nước đã được thực hiện, kiểm soát quyền lực, rồi người dân tham gia vào quản lý các dịch vụ cho con em họ, thì họ có quyền.
Các trường chỉ có thể làm tốt hơn thì mới duy trì được, và còn tạo ra thói quen về các dịch vụ phục vụ cho học sinh.
Trong Nghị quyết 19 có nêu rõ kinh phí dùng cho các đơn vị công lập đã quá tải, bây giờ chúng ta có nhiều cách giải.
Tự chủ tài chính là một cách giải, nhưng cách đó còn chưa triệt để. Chưa triệt để ở chỗ là chưa đưa thuế vào, chưa đưa vào bất động sản và nhiều phần khác.
Tôi thấy với mức học phí 4 đến 5 triệu đồng như thế thì là làm được, có một số trường thực tế như trường tôi, thì tôi thấy nhà nước chuyển sang là không có gì khó khăn cả.
Tự chủ tài chính thì như Trường Phan Huy Chú đã làm nhiều năm rồi, vậy thì cứ nhân rộng ra, có kinh nghiệm rồi, có trường chỉ làm 3 năm là có kinh nghiệm thì tại sao lại không làm đi?
Đặc biệt là trường chất lượng cao thì mới thấy là người dân rất hưởng ứng, chứng tỏ tiền trong dân là có, đấy là công lập. Vậy thì những khu vực đó nên chuyển sang tư thục đi thôi.
Hai mô hình là tự chủ tài chính và trường chất lượng cao khỏi phải lăn tăn về việc dân có đóng tiền không, học phí thế nào, người ta đã tự nguyện rồi đấy thôi.
Tùng Dương
Theo giaoduc.net
Xử lý nghiêm người đứng đầu nhà trường thì lạm thu mới chấm dứt được
Để thực hiện việc thu các khoản tiền xã hội hóa hiệu quả, một số trường học vẫn thực hiện nhưng chiêu trò rất cũ nhưng lại rất thành công.
Năm nào cũng vậy, cứ bước vào đầu năm học mới là Bộ và các Sở Giáo dục lại phải ra công văn nghiêm cấm tình trạng lạm thu trong các nhà trường. Công văn được triển khai, được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, được chuyển email về các nhà trường.
Đương nhiên, hiệu trưởng các trường học đều đọc, đều thẩm thấu được nội dung và họ luôn biết mình cần phải làm gì để không xảy ra lạm thu. Vậy nhưng, tình trạng lạm thu vẫn xảy ra ở một số trường học như chúng ta đang thấy.
Tình trạng lạm thu vẫn xảy ra hàng năm ở một số nhà trường (Ảnh minh họa Giadinh.net)
Thực tế, kinh phí nhà nước cấp cho các trường công lập thường có hạn, chỉ đủ chi tiêu những khoản cơ bản, cần thiết nhất. Việc xã hội hóa giáo dục cũng rất cần và đây cũng là chủ trương chung của nhà nước trong việc phát triển giáo dục.
Song, xã hội hóa như thế nào là phù hợp với bối cảnh chung của nhà trường và hoàn cảnh chung của các phụ huynh học sinh trong nhà trường là điều mà Ban giám hiệu cần phải tính đến.
Việc vận động phải phù hợp và không đánh đồng tất cả các khoản thu xã hội hóa giáo dục với tất cả các học sinh, phụ huynh trong nhà trường bởi hoàn cảnh mỗi phụ huynh có sự khác nhau. Trong khi, nhà trường kêu gọi trên tinh thần đóng góp tự nguyện.
Hàng loạt trường học bị tố lạm thu
Những ngày qua, chúng ta thấy phụ huynh ở một số địa phương đã lên tiếng về chuyện lạm thu của nhà trường- nơi mà con em họ đang theo học. Trong các khoản thu có nhiều khoản thu qúa cao, chẳng hạn như:
Phụ huynh lớp 1 tại trường Tiểu học Hùng Vương (Hải Phòng) bức xúc, kiến nghị về nhiều khoản đóng góp như: tiền đồ dùng bán trú là 1.180.000 đồng/học sinh; tiền đồng phục 385.000 đồng (gồm 2 bộ);
Quỹ cha mẹ học sinh thu 500.000 đồng/cháu; sách giáo khoa, bảng, phấn 380.000 đồng; bảo hiểm y tế 700.000 đồng; nước uống 50.000 đồng...tổng cộng số tiền mà phụ huynh phải đóng lên khoảng 6 triệu đồng.
Tiền học phí: 540.000 đồng/ năm/ 9 tháng; Tiền bảo vệ, vệ sinh: 200.000 đồng/ năm; Nước uống: 80.000 đồng/ năm; Bảo hiểm y tế: 564.000 đồng/ năm; Học thêm: 10.000 đồng/ buổi/ 9 tháng; Xây dựng: 250.000 đồng/ năm;Phụ huynh trường Trung học cơ sở Giao Hà (xã Giao Hà, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) liệt kê các khoản thu như sau:
Tu bổ trường: 600.000 đồng/ năm; Phụ huynh học sinh: 60.000 đồng/ năm; Bảo trì phòng tin học: 50.000 đồng/ năm; Duy trì trường chuẩn: 150.000 đồng/ năm; Khuyến học: 50.000 đồng/ năm; Sổ liên lạc: 50.000 đồng/ năm; Giấy kiểm tra: 100.000 đồng/ năm...
Nhìn những khoản tiền mà phụ huynh phải đóng, chúng ta dễ dàng nhận ra một số khoản thu vô lý hoặc thu quá cao. Chẳng hạn như tiền tu bổ nhà trường, tiền duy trì trường chuẩn, tiền xây dựng. Những khoản này thuộc vào danh mục đầu tư của nhà nước, sao lại vận động phụ huynh đóng tiền?
Hay tiền giấy kiểm tra hàng năm mà thu đến 100.000/năm/ học sinh thì quá khủng khiếp.
Giá photo ngoài thị trường hiện nay chỉ có 200-250 đồng/ tờ. Chẳng lẽ mỗi năm học thì học sinh làm đến 400-500 tờ giấy kiểm tra hay sao?
Thầy cô làm đề kiểm tra là trách nhiệm, việc nhà trường photo cũng là nhiệm vụ chứ đâu phải là kinh doanh mà thu học sinh với giá cắt cổ như vậy?
Nếu siêng đọc báo, gần như ngày nào chúng ta cũng thấy báo chí phản ánh một vài trường để xảy ra lạm thu- đây thực sự là một điều nhức nhối đã xảy ra nhiều năm, nó cứ như những bóng ma lởn vởn hết năm này sang năm khác.
Nhà trường áp dụng những chiêu trò rất cũ nhưng vẫn hiệu quả
Để thực hiện việc thu các khoản tiền xã hội hóa hiệu quả, một số trường học vẫn thực hiện nhưng chiêu trò rất cũ nhưng lại rất thành công.
Thông thường thì các khoản xã hội hóa giáo dục phải tiến hành đại hội Ban đại diện cha mẹ học sinh, phải có sự thống nhất của phụ huynh rồi mới thu. Nhưng, thực tế thì chúng ta thấy là nhiều trường học khi bắt đầu nhập học là phụ huynh đã phải đóng tiền trường. Tất nhiên, nhà trường nói bao nhiêu thì phụ huynh bắt buộc phải đóng, phải mua những sản phẩm của nhà trường đã liệt kê ra sẵn.Đó là khi họp phụ huynh thì thường có những người "tâm phúc" của hiệu trưởng đã được cơ cấu và những người này hay làm nhiệm vụ "mớm" ý tưởng để việc vận động xã hội hóa giáo dục của nhà trường đạt được mục tiêu đã đề ra.
Đừng để tiền trường trở thành nỗi ám ảnh của phụ huynh
Cho con đi học, tất nhiên phụ huynh phải tuân thủ theo những quy định của nhà trường về các khoản phải đóng góp. Nhiều ý kiến của phụ huynh phản ánh đôi lúc lại trở nên lạc lõng trong các cuộc họp phụ huynh và thậm chí còn chịu nhiều điều tiếng không đáng có.
Nhiều lúc đóng tiền cho con mà một số phụ huynh bực dọc vì những khoản tiền vô lý. Nhiều khi mua những sản phẩm của nhà trường mà phụ huynh cảm thấy không hài lòng vì giá thành cao hơn ở bên ngoài rất nhiều.
Tuy nhiên, dù khó khăn thì các phụ huynh có con học ở những ngôi trường để xảy ra lạm thu đó vẫn phải nộp trên tinh thần tự nguyện. Ấm ức, bực dọc cũng phải miễn cưỡng đóng cho con để con em mình không phải phiền phức trong những giờ học trên lớp.
Trước tình trạng lạm thu vẫn xảy ra ở một số trường học hiện nay, tất nhiên phụ huynh không thể làm được gì bởi mỗi khi vận động một khoản tiền nào đó thì hiệu trưởng nhà trường đã tính rất kỹ các phương án có lợi và không gây hậu quả cho họ.
Vì vậy, có thể họ mượn tay Hội cha mẹ học sinh, cũng có thể làm kế hoạch và đã được cấp trên của họ đồng ý, phê duyệt nên phụ huynh có phản đối thì đa phần họ...vẫn đúng.
Chính vì vậy, để tránh lạm thu trong nhà trường, không có giải pháp nào tốt hơn là mỗi khi phê duyệt một kế hoạch vận động tiền phụ huynh từ Ban giám hiệu các nhà trường thì lãnh đạo địa phương, lãnh đạo Phòng, Sở Giáo dục cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Đồng thời, cần có kế hoạch thanh tra, kiểm tra các khoản thu đầu năm ở các nhà trường để tránh tình trạng lạm thu, tránh được những thị phi, những ấm ức từ phía phụ huynh.
Tài liệu tham khảo:
//giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/phu-huynh-lop-1-buc-xuc-vi-truong-hung-vuong-thu-nhieu-khoan-post203195.gd
//giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/phu-huynh-phan-anh-nhung-khoan-thu-la-cua-truong-giao-ha-post203047.gd
THANH AN
Theo giaoduc.net
Lạm thu đầu năm học mới: Những nhà tài trợ bất đắc dĩ Nhiều trường học tại Nghệ An ra sức "tận thu" theo hình thức "tự nguyện", khoản thu tiền "xã hội hóa" đã bị cấm thu nay biến tướng thành "tiền tài trợ" đang khiến dư luận bức xúc. Hoa mắt với các khoản thu của một số trường học tại Nghệ An Phụ huynh bức xúc Vào dịp đầu năm học mới, dư...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Trêu ghẹo 2 thiếu nữ ở Sầm Sơn, 2 thanh niên bị đánh gục trên đường
Netizen
18:31:30 03/05/2025
Sư Thành Sơn Hải lên sóng đã hot, nam chính ồn ào bủa vây vẫn không bị cấm sóng?
Phim châu á
18:26:21 03/05/2025
Bảng giá xe Latte mới nhất tháng 5/2025
Xe máy
18:21:33 03/05/2025
Xe điện đầu tiên của Ferrari Elettrica bị bắt gặp trên đường thử
Ôtô
18:19:43 03/05/2025
Tình cảnh túng thiếu của con gái ngôi sao võ thuật Thành Long
Sao châu á
18:14:52 03/05/2025
Đức Phúc bị tóm dính thuê người đến ủng hộ, trả bao nhiêu mà không ai chịu lấy?
Sao việt
17:58:20 03/05/2025
Gợi ý thực đơn bữa tối 3 món mặn, 1 món canh: Vừa ngon vừa đủ chất, nấu chưa đầy 1 tiếng
Ẩm thực
17:57:32 03/05/2025
Beyoncé châm lửa piano, lái xe mui trần "lơ lửng" tại concert, nhận tối hậu thư
Sao âu mỹ
17:44:28 03/05/2025
Hé lộ cách cung nữ thỏa nhu cầu "sinh lý", nhiều điều khó tin nhưng có thật
Thế giới
17:42:53 03/05/2025
Từ vết chó cắn đến ngọn lửa hận, trả giá bằng 18 năm tù
Pháp luật
17:34:10 03/05/2025