Dùng tiền lương làm đòn bẩy tăng năng suất lao động
Đó là ý kiến của ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều qua, 21-10.
- PV: Đã 3 năm liên tiếp lương cơ sở vẫn chưa được điều chỉnh tăng và theo báo cáo của Chính phủ, năm 2016 cũng chưa đề cập đến tăng lương cơ sở. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
- Ông Bùi Sỹ Lợi: Ở khu vực doanh nghiệp, tiền lương tối thiểu mấy năm qua mỗi năm đều tăng, năm 2016 dự kiến sẽ tăng tiếp 12,4%. Với lộ trình như vậy, đến năm 2017, 2018 chúng ta hoàn toàn có thể hoàn thành mục tiêu lương tối thiểu đáp ứng được đời sống tối thiểu của người lao động. Trong khi đó, mức lương cơ sở của công chức, viên chức hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 44%, thấp hơn rất nhiều so với lương tối thiểu khu vực doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay trong cơ cấu lương công chức, viên chức của chúng ta có tình trạng “lương cứng” thấp hơn cả “lương mềm”. Điều này là không đúng với nguyên tắc tiền lương. Nếu như có điều chỉnh lương cơ sở năm 2016, về cơ bản chúng ta cố gắng giữ mức lương cơ sở như hiện nay nhưng đồng thời sẽ cải cách toàn bộ hệ thống thang, bảng lương để làm sao phần lương chính chiếm 70% trở lên, còn phần phụ như các khoản phụ cấp chỉ chiếm 30%.
- Muốn “lương cứng” cao hơn “lương mềm” thì phải tăng lương cơ sở, vậy tại sao năm 2016 vẫn chủ trương giữ mức lương cơ sở như hiện nay, điều này có mâu thuẫn không, thưa ông?
- Nếu có điều kiện cải cách để nâng lương cơ sở cho cán bộ công chức thì đó chính là đòn bẩy để tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, hiện ngân sách của chúng ta chưa cân đối được để chi cho điều chỉnh tiền lương. Mặt khác, trong những năm qua, chúng ta thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và đã kiềm chế được lạm phát. Năm nay lạm phát chỉ tăng 2%. Vì vậy, mặc dù mức lương cơ sở không tăng nhưng giá tiêu dùng được kiềm chế thì có lợi hơn cho người làm công hưởng lương.
Video đang HOT
Nói cách khác, thời gian qua chỉ số giá tiêu dùng không tăng nhiều nên sự ảnh hưởng đến tiền lương, đến giá trị thực tế của đồng tiền không lớn và trong khi chỉ số giá tiêu dùng đang ổn định như hiện nay mà điều chỉnh tiền lương thì chẳng khác nào “đổ dầu vào lửa”, bởi tăng lương sẽ làm tăng tiền lưu thông, tăng chỉ số giá tiêu dùng.
- Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng lương công chức hiện rất thấp nên về lâu dài nếu không tăng lương thì đời sống công nhân viên chức hết sức khó khăn?
- Lương cơ sở dứt khoát phải được nâng. Khi năng suất lao động tăng thì lương phải tăng theo. Nhưng hiện nay chúng ta chưa đủ căn cứ để nâng lương. Về lâu dài phải tìm ra các biện pháp cải cách tiền lương toàn diện, không chỉ là nâng lương cơ sở mà quan trọng là cải cách hệ thống thang, bảng lương để làm sao tiền lương đúng ý nghĩa là đòn bẩy tăng năng suất lao động.
- Cảm ơn ông!
Theo_An ninh thủ đô
Nóng chuyện dân kiện tòa không được từ chối
- Phải dành khó khăn về cho Nhà nước chứ không phải đẩy khó khăn cho người dân.
Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tố tụng dân sự (TTDS) sửa đổi ngày 15-6, các đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) có ý kiến rất khác nhau về quy định "Tòa án không được quyền từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng".
Ý kiến ủng hộ cho rằng quy định này rất quan trọng, rất cần thiết, là điểm mới tiến bộ nhất của dự luật. Trong khi đó, ý kiến phản đối lại đánh giá quy định này không phù hợp, thiếu tính khả thi và chưa lường hết những vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn...
Lo ngại tăng nguy cơ oan, sai
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Dương Ngọc Ngưu (Điện Biên) cho rằng quy định trên chưa phù hợp với quy định của Hiến pháp "... thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật". "Khi xét xử, HĐXX phải căn cứ quy định của pháp luật mới đưa ra những phán quyết đúng người, đúng việc, đúng pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức cá nhân..." - ông Ngưu nói.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Trần Đình Nhã (Bà Rịa-Vũng Tàu) cũng cho rằng đề xuất của ban soạn thảo chưa đủ sức thuyết phục, chưa căn cứ vào thực tiễn. "Thời gian qua, bao nhiêu việc tòa phải từ chối vì không có luật?" - ông Nhã đặt câu hỏi và cho rằng cơ quan soạn thảo đã không lường hết những phức tạp có thể phát sinh trong thực tiễn khi nguyên tắc này bị lợi dụng để yêu cầu giải quyết các vấn đề về quyền con người, yêu cầu của các tổ chức tôn giáo... "Nếu bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo yêu cầu về "quyền được chết" thì tòa có tiếp nhận không? Tiếp nhận thì xử lý thế nào nếu không có luật?" - ông Nhã thắc mắc.
Cạnh đó, các ĐB cũng băn khoăn về đề xuất của ban soạn thảo: Khi chưa có điều luật cụ thể để áp dụng, tòa án áp dụng tinh thần của Hiến pháp, tập quán, nguyên tắc chung của luật, án lệ, áp dụng nguyên tắc tương tự pháp luật và lẽ công bằng để giải quyết vụ án. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến cho rằng án lệ chưa được công nhận chính thức là nguồn luật. Nhắc tới việc "một bộ phận thẩm phán chưa đảm bảo về chất lượng", ông Luyến lo ngại nếu giao cho thẩm phán căn cứ vào nguyên tắc tương tự hay lẽ công bằng để giải quyết sẽ dẫn đến sai lệch trong giải quyết vụ việc. ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đề nghị giải thích rõ ba vấn đề: Tập quán là gì, những tập quán nào được lựa chọn, thế nào là tương tự, là lẽ công bằng?... giúp cho việc xét xử sau này khách quan, vô tư và đúng.
ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) thì lo ngại quy định này sẽ tăng nguy cơ án bị hủy, sửa, án oan-sai, thậm chí dẫn đến bất ổn xã hội. ĐB Khánh đề nghị QH không tạo thêm một yếu tố khách quan gây lúng túng cho cán bộ tòa án.
"Dân đi loanh quanh, mệt mỏi sinh lắm chuyện"
"Thực tế lâu nay, khi từ chối một vụ khiếu nại hay kiện của người dân thì thật sự chưa đến tòa án đâu, cô thư ký đã "bác" rồi" - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH TP.HCM Trần Du Lịch nhận xét và đánh giá nguyên tắc của Điều 4 là điểm mới nhất, đáng ghi nhận nhất của dự án luật trình xin ý kiến QH lần này.
"Tôi làm thực tiễn nên có điều kiện tiếp xúc với dân. Lâu nay, người dân cầm đơn yêu cầu tòa án giải quyết, do không có điều luật, không có cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết, vì thế tòa không giải quyết. Người dân tiếp tục cầm đơn đến các cơ quan hành chính nhà nước cũng không được, lên trung ương cũng không có, người dân đi loanh quanh dẫn đến mỏi mệt nên sinh ra lắm chuyện" - Chánh án TAND tỉnh Nghệ An Phạm Văn Hà (Nghệ An) nói.
ĐB Nguyễn Bá Thuyền cho rằng tòa án là đại diện cho công lý, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. "Nhiệm vụ của anh là bảo vệ công lý, tôi kiện đòi công lý anh lại từ chối là không được" - ông Thuyền nói.
ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) thì kiến nghị phải cụ thể hóa nguyên tắc này bằng các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, giải quyết các loại vụ việc này. ĐB Cường cho rằng dự thảo đang liệt kê những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án và đều chốt một câu là "những việc khác theo quy định của pháp luật". Như vậy có những việc dân sự nếu pháp luật không quy định thì sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của bất kỳ tòa án nào và nguyên tắc trên là vô nghĩa.
"Công lý bị trì hoãn là công lý bị từ chối" Thực tiễn chủ đạo của TTDS Việt Nam suốt nhiều thập niên qua là kéo dài và quá chậm trễ. Nếu muốn, một bên có thể có cách kéo dài vụ án đến 10 năm. Nhiều kẻ chiếm đoạt tài sản của người khác, lấy hàng nhưng không thanh toán, mượn tài sản nhưng cố tình không trả, sống xa hoa và thách thức nạn nhân đi kiện, còn nói "để tôi chỉ chỗ cho đi kiện". Các thời hạn xét xử của Luật TTDS hiện hành, từ nộp đơn, xem xét, thụ lý, bổ túc, bổ sung đơn, mời làm việc, hòa giải, nhập án, tách án, xử sơ thẩm, ra án văn, gửi án văn, kháng cáo, xử phúc thẩm... tạo ra rất nhiều dư địa cho sự trì hoãn và tùy tiện về thời gian, không có chế tài cho sự chậm trễ này. Thẩm phán đi học nghị quyết, họp công đoàn, học chính trị cao cấp, nghỉ phép... thì các đương sự đều lãnh đủ. Trong khi lẽ ra nếu thẩm phán vắng lâu, lãnh đạo tòa phải phân công lại. Những đương sự nào muốn việc xét xử càng chậm càng tốt thì rất có lợi, vì luật hiện hành có rất nhiều công cụ cho sự trì hoãn. Tục ngữ có câu "công lý bị trì hoãn là công lý bị từ chối". Tố tụng chậm trễ là khuyến khích vi phạm, TTDS càng kéo dài thì toàn bộ đời sống, sản xuất, kinh doanh, lao động, nói chung là sự phát triển của đất nước bị chậm lại theo... Tố tụng là một nỗi đoạn trường, thi hành án lại là một đoạn trường khác. Trong số án tồn đọng chưa thi hành được có một loại án không thể thi hành do bản án tuyên vô lý hoặc bỏ sót hoặc sai sót về kỹ thuật cho nên không thể thi hành được. Dự thảo hiện nay tuy đã giải quyết được nhiều vấn đề nhưng theo tôi, vẫn chưa giải quyết được những vấn nạn mà tôi vừa nêu. Các thời hạn như dự thảo là quá dài. Tôi đề nghị rút ngắn tất cả thời hạn dành cho tòa án và cho các khâu của quá trình tố tụng xuống, theo tôi là chỉ bằng một nửa như dự thảo. Hai là nên quy định thời hạn khác nhau cho các loại án khác nhau. Ba là phải có quy định trách nhiệm của thẩm phán và tòa án khi không thi hành án được mà nguyên nhân là do việc xét xử và do nội dung bản án. Phải có quy định để ràng buộc trách nhiệm của tòa án đối với các bản án đã tuyên... ĐBQH TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA
Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân, vì dân. Việc gì dân yêu cầu chính đáng phải giải quyết. Nếu chưa có luật là do lỗi của Nhà nước, không phải lỗi của dân. Phải dành khó khăn về cho Nhà nước chứ không phải đẩy khó khăn cho người dân. Chánh án TAND Tối cao TRƯƠNG HÒA BÌNH
ĐỨC MINH
Theo_PLO
Người xử sai dây dưa, công tác bồi thường chậm? ĐBQH Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng, tính cố chấp, dây dưa của người xử sai khiến công tác bồi thường thiệt hại cho người oan sai bị chậm trễ... "Nhà nước phải đứng ra bồi thường thiệt hại cho người oan sai đó là nguyên lý. Tuy nhiên, việc chúng ta giao cho chính...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tìm thân nhân bộ xương người được phát hiện dưới chân cầu ở TPHCM

Chuột cắn dây điện gây cháy du thuyền ở Long An

Sức khỏe của 4 người bị thương trên đường hành hương hiện ra sao?

Ô tô chở đoàn hành hương 24 người gặp tai nạn, nhiều nạn nhân cấp cứu

Vụ cháu bé bị bò tấn công ở Đà Nẵng: Yêu cầu chấm dứt thả rông gia súc

Xác minh clip người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô

Bắt quả tang kẻ có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở biển Nha Trang

Nam thanh niên bị tài xế xe ôm công nghệ tấn công ở TPHCM

Cô gái 23 tuổi tố cáo bị tài xế ô tô hành hung

Vụ cháu bé bị bò thả rông tấn công: Tìm được sẽ tạm giữ đàn bò

Phật tử Huế xếp hàng dài, đi bộ hơn 4km tại lễ rước tượng Phật sơ sinh

Xe máy nối đuôi nhau đi ngược chiều ở Hà Nội bị cảnh sát xử phạt
Có thể bạn quan tâm

Lee Min Ho và Jisoo (BLACKPINK) bị chê như "tượng đá ngàn năm", bom tấn mới phá nát nguyên tác gây thất vọng
Phim châu á
23:50:57 12/05/2025
Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"
Sao việt
23:47:47 12/05/2025
Liên hoan phim Cannes cấm các sao diện trang phục hở bạo
Hậu trường phim
23:33:43 12/05/2025
Chồng Từ Hy Viên lộ diện, thân hình gầy gò khó nhận ra
Sao châu á
23:31:07 12/05/2025
Miley Cyrus lên tiếng về tin đồn bất hòa với cha mẹ
Sao âu mỹ
23:28:45 12/05/2025
Vì sao Thanh Hằng trở lại show thực tế về người mẫu sau 9 năm?
Tv show
23:19:14 12/05/2025
Con gái nuôi hát 'Giấc mơ cánh cò', nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với Phi Nhung
Nhạc việt
22:56:40 12/05/2025
Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã
Thế giới
22:49:20 12/05/2025
Từ sân khấu đáng quên Oscar 2025: Sẽ ra sao nếu Lisa "nhập vai" Bond Girl thế hệ mới?
Nhạc quốc tế
22:41:49 12/05/2025
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
22:14:50 12/05/2025