Được phép dùng điện thoại thông minh trong giờ học: Học sinh nói gì?
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Trong đó, một trong những điểm mới được quy định là cho phép học sinh dùng điện thoại trong giờ học nhưng chỉ phục vụ học tập…
Học sinh dùng điện thoại thông minh để phục vụ cho việc học – LÊ THANH
Lý giải về điều này, ông Sái Công Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) cho rằng, thay đổi này nhằm phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Theo ông Hồng, học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học nhưng để phục vụ cho việc học tập và được sự đồng ý của giáo viên giảng dạy. Vì hiện nay nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học là rất cần thiết.
Rất cần… nhưng phải kiểm soát
Video đang HOT
Bạch Phương Anh, học sinh Trường THPT Nguyễn Du, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho rằng: “Theo em, chúng ta đang hướng thế hệ trẻ phải biết ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học tập để nâng cao hiệu quả, giảm bớt thời gian vào những công việc thủ công, không cần thiết. Chính vì vậy, nếu học sinh được phép dùng điện thoại thông minh để phục vụ cho việc học thì đó là một điều rất tốt, khuyến khích sự tìm kiếm thông tin, nâng cao tính tự học”.
Tuy nhiên, cũng theo Phương Anh, đối với những học sinh chưa ý thức, dùng điện thoại để giải trí trong giờ học là một hướng tiêu cực. “Quan trọng là nhà trường và phụ huynh chỉ dẫn học sinh biết cách sử dụng điện thoại thông minh phục vụ cho việc học một cách hiệu quả nhất”, Phương Anh nói.
Lê Ánh Dương, học sinh Trường THCS Điện Biên, Q.Bình Thạnh (TP.HCM), cho biết: “Ở nhà em cũng có điện thoại thông minh và mỗi khi học những bài học liên quan em cũng hay dùng điện thoại để vào Google tra cứu. Vì vậy, em nghĩ việc cho học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học để phục vụ cho việc học sẽ tốt hơn”.
Dễ gây tác dụng ngược?
Nhiều học sinh cho rằng việc được dùng điện thoại trong giờ học để phục vụ học tập là không cần thiết và dễ gây tác dụng ngược khi giáo viên không thể nào kiểm soát hết được học sinh của mình đang sử dụng điện thoại với mục đích gì.
Nguyễn Phương Uyên, học sinh Trường THPT An Nhơn Tây (huyện Củ Chi, TP.HCM) chia sẻ: “Dù không phủ nhận điện thoại có nhiều mặt tích cực, nhưng áp dụng việc dùng điện thoại vào giờ học thì em thấy có nhiều vấn đề bất cập. Em thật sự thấy không quá cần thiết vì môi trường học tập cần có những quy định, kỷ luật riêng. Việc mang điện thoại và sử dụng trong giờ học sẽ khó cho giáo viên khi kiểm soát rằng em nào đang phục vụ việc học, tìm tài liệu, em nào đang làm việc riêng như chơi game, lướt Facebook…”.
Uyên cũng phân tích thêm, nếu để học sinh sử dụng điện thoại trong lớp sẽ có những tình huống đi kèm như lơ là việc học, chơi game, nhắn tin qua lại với nhau hay các bạn có thể lạm dụng mạng để tìm bài giải sẵn mà không chịu học tập, tìm tòi và trao đổi với giáo viên nữa.
“Dần dần em thấy dễ dẫn đến tình trạng điện thoại hóa ở môi trường học đường. Quá trình giao tiếp, trao đổi giữa giáo viên và học sinh sẽ trở nên xa cách hơn…”, Uyên thẳng thắn bày tỏ.
Cũng giống Uyên, Đào Đình Đức, học sinh Trường THPT Marie Curie, TP.HCM, cho rằng việc sử dụng điện thoại trong lớp là không cần thiết lắm vì nhiều khi còn gây ra tác dụng ngược.
“Đã 12 năm học thì em thấy việc đi học và tiếp thu kiến thức mới mà không dùng điện thoại trên lớp không có gì khó khăn cả. Vì thế, em nghĩ việc dùng điện thoại trong lớp học là không cần thiết mà ngược lại dễ gây sao nhãng việc học của học sinh hơn”, Đức bày tỏ.
Không những thế, Đức còn chia sẻ thêm: “Em thấy nếu áp dụng quy định này thì giáo viên sẽ rất khó quản lý. Một lớp xấp xỉ 40 bạn suy ra 40 chiếc điện thoại, không thể biết được là học sinh đó có đang dùng cho việc học hay là không vì chỉ 1 lần chuyển “cửa sổ” là qua 1 ứng dụng khác rất nhanh. Chưa kể là với mấy em học THCS ý thức chưa cao thì càng nguy hiểm hơn nữa”.
Còn Đặng Thị Thơm, học sinh Trường THPT Trung Phú (huyện Củ Chi) thì cho biết thật ra trước giờ vẫn có giáo viên cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, như để chụp bài, hay xem đề trên điện thoại. Nhưng đôi khi giáo viên không kiểm soát được hết vẫn có học sinh chơi game hay lướt Facebook.
“Đối với em thì việc sử dụng điện thoại trong lớp sẽ có 2 mặt. Tiện ích cũng có và tác hại cũng có. Về tiện ích thì có thể kể đến như chụp, quay lại bài giảng để tiết kiệm thời gian đẩy nhanh tiến trình học tập. Nhưng hại thì rất nhiều vì có thể làm phân tâm, sao nhãng trong quá trình học tập. Bởi học sinh có thể qua mặt giáo viên một cách dễ dàng, giáo viên cũng không thể theo sát từng học sinh để quản lý việc sử dụng điên thoại được”, Thơm chia sẻ.
Hà Nội tặng máy tính cho 17 giáo viên và 19 học sinh hoàn cảnh khó khăn
Đây là một chương trình có ý nghĩa nhằm kịp thời chia sẻ, giúp đỡ học sinh, giáo viên hoàn cảnh khó khăn, có thêm điều kiện học tập và giảng dạy.
Sáng 9/6 tại Hà Nội, 17 giáo viên thuộc 15 huyện hoàn cảnh khó khăn nhưng vươn lên đạt thành tích cao trong giảng dạy và 19 học sinh khối 12 của 10 trường THPT hoàn cảnh khó khăn chưa có thiết bị học tập đã nhận những chiếc máy tính, điện thoại thông minh, ipad...
Các học sinh và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP Hà Nội nhận những món quà ý nghĩa.
Đây là một chương trình có ý nghĩa nhằm kịp thời chia sẻ, giúp đỡ học sinh, giáo viên hoàn cảnh khó khăn, có thêm điều kiện học tập và giảng dạy. Song song với dạy và học trực tuyến, các thiết bị còn giúp giáo viên, học sinh soạn giảng và truy cập các bài giảng hay, hệ thống bài tập ôn thi của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nguồn tư liệu học mở, họp trực tuyến... Với phần quà này, ngành giáo dục Thủ đô cũng như các nhà hảo tâm mong muốn tạo thêm động lực giúp các giáo viên và các em học sinh vượt qua khó khăn, cố gắng dạy và học tốt, đạt được thành tích cao trong kỳ thi sắp tới.
Cô Vũ Thị Hiền, giáo viên Trường THCS Đồng Tháp, huyện Đan Phượng là một trong những giáo viên hoàn cảnh khó khăn được nhận máy tính chia sẻ: "Tôi rất vui và biết ơn công đoàn ngành, Sở và tất cả những nhà hảo tâm. Trong quá trình công tác tôi không có máy tính thì rất khó khăn trong việc soạn bài, giảng dạy cho các con chủ yếu qua các phần mềm PowerPoint mà không có máy tính để hỗ trợ thì rất là khó khăn. Bây giờ có máy tính rồi thì tôi có thể soạn bài mọi lúc mọi nơi cũng như là chia sẻ các thông tin đến cho các con được thuận tiện hơn. Với phần quà này tôi sẽ tận dụng triệt sử dụng các phần mềm dạy học cũng khai thác thêm các phần bài tập mà khi giao cho các em ở trên internet để làm tốt hơn quá trình giảng dạy của mình"./.
Đề xuất nội dung tinh giản chương trình hiện hành của giáo viên sẽ được thực hiện đại trà "Tới đây, giáo viên của các tổ chuyên môn sẽ đề xuất nội dung tinh giản, xây dựng các chủ đề, nhóm chủ đề theo nội dung đã tinh giản. Sản phẩm này được Sở GDĐT các tỉnh tổng hợp, gửi về Bộ GDĐT. Bộ GDĐT sẽ mời các nhà khoa học nghiên cứu đề xuất của giáo viên để tiến hành tư...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tỷ phú Musk tuyên bố giảm chi tiền vào chính trị
Thế giới
19:25:15 21/05/2025
Ai là bị hại của Thùy Tiên?
Pháp luật
19:23:07 21/05/2025
Elle Fanning đóng phim tiền truyện của "Hunger Games"
Hậu trường phim
19:22:53 21/05/2025
Vụ 2 bố con dưới giếng sâu 30m gần 2 giờ: Phép màu từ tình phụ tử
Tin nổi bật
19:20:37 21/05/2025
Chọn túi xách đi biển 'chuẩn gu' khoe cá tính
Thời trang
19:13:24 21/05/2025
Trước khi cùng bị khởi tố, đôi "tiên đồng ngọc nữ" Thuỳ Tiên và Quang Linh từng được "đẩy thuyền" như thế nào?
Sao việt
18:58:52 21/05/2025
Cả chung cư phát hoảng vì thứ mùi kinh khủng, khi tìm ra nguyên nhân ai cũng phải lắc đầu ngao ngán!
Netizen
18:14:39 21/05/2025
Đêm tân hôn, bí mật dưới lớp váy cưới của vợ khiến tôi day dứt mãi
Góc tâm tình
18:07:28 21/05/2025
Á hậu Ngọc Hằng hóa 'nàng thơ' với thiết kế áo dài của Đỗ Trịnh Hoài Nam
Phong cách sao
18:04:25 21/05/2025
Nguyễn Filip: Đẳng cấp cần khẳng định trước Thái Lan
Sao thể thao
17:59:14 21/05/2025