Đường ống dẫn khí đốt của Nigeria trong chiến lược đẩy Nga ra khỏi EU
EU tăng tốc dự án đường ống khí đốt xuyên Sahara, quyết tâm loại Nga khỏi bàn cờ năng lượng.
Tuy nhiên, những rủi ro an ninh và tài chính có thể khiến kế hoạch đầy tham vọng này chệch hướng.
Công nhân điều chỉnh van tại trạm khí nén Slavyanskaya trên hệ thống đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 của Tập đoàn Gazprom ở Ust-Luga, Nga. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo Sergey Balmasov, chuyên gia tại Viện Trung Đông thuộc Hội đồng Các vấn đề Quốc tế Nga (RIAC), trong nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga, Liên minh châu Âu (EU) đang hướng tầm nhìn về châu Phi, cụ thể là dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt xuyên Sahara (TGSP) từ Nigeria. Tuy nhiên, chiến lược đầy tham vọng này không thiếu những “điểm yếu” chí mạng, đặc biệt là rủi ro an ninh cao dọc tuyến đường ống.
Dự án TGSP, dự kiến vận chuyển 30 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ Nigeria, xuyên qua Niger và Algeria, được khởi động như một phản ứng trực tiếp trước tình trạng giá khí đốt leo thang và căng thẳng địa chính trị do cuộc xung đột ở Ukraine gây ra. Sự nghiêm túc của dự án được thể hiện qua việc công ty năng lượng Anh Penspen đã ký hợp đồng tham gia vào tháng 3/2025.
Ý tưởng về đường ống dẫn khí đốt xuyên Sahara đã manh nha từ những năm 1980, nhưng mãi đến tháng 7/2022, công trình xây dựng mới chính thức bắt đầu. Sự chậm trễ này có thể lý giải bởi chi phí đầu tư khổng lồ, sự biến động của giá khí đốt và những lo ngại sâu sắc về an ninh.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng do căng thẳng giữa phương Tây và Nga sau xung đột Ukraine đã thổi một luồng gió mới vào dự án. Giá khí đốt tăng vọt trong giai đoạn 2022-2023 đã thúc đẩy các nước EU ráo riết tìm kiếm nguồn cung thay thế, không muốn tiếp tục phụ thuộc vào “gã khổng lồ” Nga về nguồn tài nguyên chiến lược này.
Trước đây, EU chỉ nhập khẩu khí đốt từ Nigeria dưới dạng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) với số lượng hạn chế, và đường ống TGSP hứa hẹn sẽ vận chuyển một lượng khí đốt lớn hơn nhiều với chi phí thấp hơn đáng kể.
Dự án được tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển châu Phi (ADB) và Ngân hàng Năng lượng châu Phi (AEB). Chủ tịch ADB Akinwumi Adesina nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án, khẳng định đây là một khoản đầu tư được cả ADB và Liên minh châu Phi ủng hộ. Tuy nhiên, các quốc gia châu Phi không đủ nguồn lực tài chính và công nghệ để tự mình thực hiện dự án có tổng vốn đầu tư ước tính lên đến 13 tỷ USD (tính đến cuối năm 2024). Do đó, có thể giả định rằng nguồn lực chính cho dự án sẽ đến từ EU.
Theo kế hoạch, đường ống sẽ bắt đầu từ Warri ở miền nam Nigeria và kết thúc tại Hassi r’Mele ở miền bắc Algeria. Từ đây, khí đốt sẽ được vận chuyển đến Italy thông qua đường ống Galsi (chưa xây dựng) và đường ống TransMed hiện có (nhưng chưa hoạt động hết công suất), kết nối Algeria với Italy qua Tunisia.
Đường ống GME, đi qua Maroc, đã bị Algeria đóng cửa vào năm 2021 do căng thẳng chính trị, nhưng có khả năng sẽ được mở lại nếu cần thiết. Algeria cũng có kế hoạch hóa lỏng một phần khí đốt để vận chuyển bằng tàu chở dầu đến châu Âu, với sự đầu tư mạnh mẽ từ công ty Total Energy của Pháp vào việc mở rộng sản xuất LNG tại Arzew.
Video đang HOT
Những người ủng hộ dự án TGSP coi đây là một cột mốc quan trọng trong việc tăng cường hội nhập kinh tế, năng lượng, chính trị và khu vực ở châu Phi, đồng thời nâng cao vị thế của châu lục này trên thị trường hydrocarbon toàn cầu. AEB kỳ vọng dự án sẽ “kết nối châu Phi bằng các đường ống, tạo ra thị trường năng lượng thống nhất với cơ sở hạ tầng phát triển”, giúp giảm chi phí, cải thiện khả năng tiếp cận năng lượng và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp lọc hóa dầu địa phương, đồng thời tạo ra hàng nghìn việc làm và mang lại lợi nhuận lớn cho các quốc gia châu Phi.
Tuy nhiên, Algeria còn nuôi tham vọng lớn hơn: biến quốc gia này trở thành một trung tâm khí đốt toàn cầu, củng cố vị thế chính trị ở châu Phi và trên trường quốc tế, đồng thời tăng cường sự ổn định và an ninh ở khu vực Sahel, nơi Algeria muốn gia tăng ảnh hưởng. Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune hy vọng dự án sẽ giúp “cung cấp năng lượng cho châu Phi” và giải quyết một trong những vấn đề cấp bách nhất của lục địa, đồng thời cho phép Algeria cạnh tranh với Nga trong việc cung cấp khí đốt cho châu Âu, gia tăng sự phụ thuộc của EU vào nguồn nguyên liệu thô của Algeria và biến nước này thành một “cường quốc khu vực”.
Theo kế hoạch ban đầu, đường ống TGSP dự kiến hoàn thành trong vòng ba năm kể từ khi khởi công. Với tiến độ xây dựng trung bình 4 km đường ống mỗi ngày, dự kiến hoàn thành vào tháng 5/2025. Tuy nhiên, sự tham gia của công ty Penspen vào việc kiểm toán và tái nghiên cứu dự án, theo yêu cầu sửa đổi thông số kỹ thuật từ EU (tăng công suất bơm, thay đổi tuyến đường), có thể kéo dài thời gian hoàn thành đến tháng 9/2025 hoặc thậm chí lâu hơn. Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Algeria, Mohamed Arkab, hy vọng sự tham gia của Penspen sẽ giúp xác định nguồn vốn cần thiết để đẩy nhanh tiến độ dự án với chi phí cạnh tranh. Tuy nhiên, ngày chính xác đường ống đi vào hoạt động vẫn còn là một ẩn số.
Bên cạnh những thách thức về kỹ thuật và thời gian, dự án còn đối mặt với những khó khăn về tài chính, đặc biệt trong bối cảnh tình hình chính trị và kinh tế quốc tế có nhiều biến động. Hy vọng về việc Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận hòa bình có thể khiến châu Âu giảm nhu cầu khí đốt từ các nguồn thay thế. Đồng thời, giá khí đốt trên thị trường thế giới đã giảm đáng kể kể từ năm 2022, làm giảm tính hấp dẫn về mặt kinh tế của các đường ống dẫn khí đốt mới.
Một vấn đề nan giải hơn cả là đảm bảo an ninh cho đường ống TGSP dài hơn 4.000 km, đặc biệt khi gần một nửa tuyến đường (1.878 km đi qua Niger và Nigeria) nằm trong khu vực có nguy cơ cao do hoạt động của các nhóm khủn.g b.ố như Boko Haram và Nhà nước Hồi giáo (IS), cũng như các nhóm ly khai ở Nigeria. Ba phương án an ninh đang được xem xét: thuê các công ty an ninh tư nhân phương Tây, giao nhiệm vụ cho lực lượng an ninh Algeria (kể cả ngoài lãnh thổ Algeria), hoặc kết hợp cả hai. Tuy nhiên, việc bảo vệ một cơ sở hạ tầng năng lượng quy mô lớn như vậy trong một khu vực bất ổn, nơi chính phủ không kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ, là một thách thức chưa từng có.
Trong khi đó, Algeria còn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ dự án đường ống dẫn khí đốt Nigeria-Maroc (NMGP) hay “châu Phi-Đại Tây Dương”, được Quốc vương Mohammed VI của Maroc mô tả là “cây cầu năng lượng quan trọng giữa châu Phi và châu Âu”. Với công suất tương đương TGSP (30 tỷ mét khối/năm, trong đó 18 tỷ mét khối dự kiến cho châu Âu), Maroc tin rằng đường ống của họ sẽ đáp ứng 10% nhu cầu năng lượng của EU và mang lại sự ổn định hơn do đi qua các quốc gia có nền chính trị ổn định hơn. Tuy nhiên, dự án NMGP có chi phí ước tính cao hơn nhiều (25-26 tỷ USD) và có thể mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành (dự kiến không trước năm 2046).
Mặc dù vậy, Maroc đang tích cực thúc đẩy dự án của mình, với sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức như Ngân hàng Phát triển Hồi giáo, Quỹ OPEC và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), và sự tham gia của tập đoàn công nghiệp Trung Quốc Jingye trong việc cung cấp nguyên liệu.
Cuộc cạnh tranh giữa hai dự án khí đốt trên phản ánh những căng thẳng địa chính trị sâu sắc trong khu vực, đặc biệt là mối quan hệ căng thẳng giữa Algeria và Maroc, cũng như sự can dự của các cường quốc bên ngoài như UAE. Mặc dù cả hai dự án đều có những ưu và nhược điểm riêng, đường ống TGSP của Algeria, với tiến độ xây dựng gần hoàn thành và chi phí thấp hơn, có vẻ đang chiếm ưu thế trong “ván cờ” khí đốt này. Tuy nhiên, những rủi ro an ninh vẫn là một trở ngại lớn.
Nếu một trong hai dự án này thành công, nó có thể gây ra những tác động đáng kể đến vị thế năng lượng của Nga tại châu Âu. Việc đưa cả hai đường ống vào hoạt động có thể khiến Nga mất hoàn toàn thị trường xuất khẩu khí đốt sang EU, buộc Moskva và các nhà cung cấp khí đốt khác như Mỹ và Qatar phải chuẩn bị cho những kịch bản bất lợi nhất.
An ninh năng lượng châu Âu: Bài toán khó giữa khí đốt Nga rẻ và LNG Mỹ đắt đỏ
EU đối mặt tình thế khó xử: phụ thuộc khí đốt Mỹ đắt đỏ hay quay lại với nguồn cung từ Nga - nước đang bị trừng phạt.
Liệu châu Âu có đán.h đổi nguyên tắc lấy an ninh năng lượng?
Cơ sở dự trữ khí đốt tự nhiên tại Zsana, Hungary. Ảnh: THX/TTXVN
Sau hơn ba năm xung đột Nga - Ukraine, châu Âu đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan trong chính sách năng lượng: tiếp tục phụ thuộc vào khí đốt đắt đỏ từ Mỹ hay quay lại với nguồn cung giá rẻ từ Nga - quốc gia đang bị EU trừng phạt. Đây là bài toán khó về an ninh năng lượng mà các nước châu Âu đang phải đối mặt.
"Điểm yếu" trong chính sách năng lượng
Khủng hoảng năng lượng 2022-2023 buộc châu Âu phải tìm kiếm nguồn cung thay thế cho khí đốt Nga. Theo Reuters ngày 14/4, khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ đã trở thành giải pháp tạm thời, nhưng đồng thời tạo ra một "điểm yếu" mới. Khi Tổng thống Donald Trump có những động thái gây rạ.n nứ.t trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương và biến năng lượng thành công cụ mặc cả trong đàm phán thương mại, các doanh nghiệp châu Âu bắt đầu lo ngại.
Năm 2023, khí đốt Mỹ chiếm 16,7% lượng khí đốt nhập khẩu của EU, đứng sau Na Uy (33,6%) và Nga (18,8%). Tuy nhiên, thị phần của Nga dự kiến giảm xuống dưới 10% trong năm nay do các lệnh trừng phạt. EU đang chuẩn bị mua thêm LNG từ Mỹ, nhưng cuộc chiến thuế quan do ông Trump khởi xướng đã làm gia tăng mối lo ngại về sự phụ thuộc này.
Tatiana Mitrova, nghiên cứu viên tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu (Đại học Columbia), cảnh báo LNG của Mỹ có thể trở thành "công cụ địa chính trị" trong tương lai.
Ngày 8/4, Tổng thống Trump đã áp đặt mức thuế quan 20% đối với EU, đồng thời yêu cầu khối này chi thêm 350 tỷ USD cho năng lượng của Mỹ để bù đắp cho "thâm hụt thương mại dai dẳng". Tuy nhiên, chỉ một ngày sau, ông đã tuyên bố tạm dừng áp dụng hầu hết các mức thuế quan toàn cầu trong 90 ngày, tạo cơ hội cho các đối tác đàm phán.
Theo Politico, EU đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để nối lại các cuộc đàm phán về việc tăng mua LNG từ Mỹ, với hy vọng rằng Tổng thống Trump sẽ cởi mở hơn sau khi đình chỉ thuế quan đang gâ.y số.c cho nền kinh tế châu Âu.
Tiếng nói từ ngành công nghiệp
Trước áp lực chi phí và nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, nhiều giám đốc điều hành công ty năng lượng lớn ở EU bắt đầu đề cập đến khả năng nhập khẩu trở lại khí đốt Nga, điều mà họ coi là "không tưởng" chỉ một năm trước.
Ông Didier Holleaux, Phó Chủ tịch điều hành tại Engie (Pháp), cho rằng nếu có hòa bình ở Ukraine, châu Âu có thể quay lại nhập khẩu 60-70 tỷ mét khối khí đốt Nga mỗi năm, bao gồm cả LNG, đáp ứng 20-25% nhu cầu của EU, giảm so với mức 40% trước xung đột.
Patrick Pouyanne, người đứng đầu TotalEnergies (Pháp), cũng cảnh báo châu Âu không nên phụ thuộc quá mức vào khí đốt Mỹ: "Chúng ta cần đa dạng hóa nguồn cung, không nên phụ thuộc vào một hoặc hai tuyến". Ông dự đoán châu Âu có thể nhập khẩu 70 tỷ mét khối khí đốt Nga sau khi xung đột kết thúc.
Đức, vốn phụ thuộc nhiều vào khí đốt Nga giá rẻ, đang phải vật lộn để duy trì ngành sản xuất. Tại khu công nghiệp hóa chất Leuna, các nhà sản xuất cho biết khí đốt Nga sẽ sớm quay trở lại.
Ông Christof Guenther, Giám đốc điều hành InfraLeuna, cho biết ngành công nghiệp hóa chất Đức đã cắt giảm việc làm trong năm quý liên tiếp, và việc mở lại đường ống Nord Stream sẽ giúp giảm giá năng lượng hiệu quả hơn bất kỳ chương trình trợ cấp nào.
Theo một cuộc thăm dò của Viện Forsa, 49% người Đức ở bang Mecklenburg-Vorpommern, nơi có đường ống Nord Stream, muốn quay lại sử dụng khí đốt Nga. Klaus Paur, Giám đốc điều hành Leuna-Harze, khẳng định: "Chúng tôi cần khí đốt Nga, chúng tôi cần năng lượng giá rẻ, bất kể nó đến từ đâu".
Chiến lược mới của EU
EU đang tìm cách tập hợp các đơn hàng từ các nhà cung cấp tư nhân và phối hợp với các nhà cung cấp của Mỹ như một cách để có được nhiều LNG với giá cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, EU đã từng triển khai một hệ thống tương tự sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022, nhưng chỉ có một số ít công ty quan tâm đến ưu đãi này, đặt ra câu hỏi về tính khả thi của sáng kiến mới.
Hiện tại, EU yêu cầu các quốc gia thành viên phải đổ đầy 90% nhiên liệu vào kho chứa trước ngày 1/11 hàng năm. Tuy nhiên, các nước châu Âu lo ngại rằng việc đổ xô đi mua nhiên liệu vào mùa hè sẽ đẩy giá lên cao. Trước tình hình đó, họ đang thúc đẩy việc nới lỏng các quy định về dự trữ, với hy vọng rằng sự linh hoạt sẽ cho phép chi ít hơn cho LNG.
EU đã cố gắng tiếp cận chính quyền Trump về vấn đề này trong nhiều tháng, nhưng những nỗ lực của họ đã vấp phải sự bối rối và thờ ơ từ Washington. Một quan chức EU chia sẻ với Politico: "Những đề xuất này đã được thảo luận trong một thời gian dài, nhưng chúng tôi hy vọng rằng bây giờ đã có cơ hội để đạt được tiến triển. Tình hình hiện nay đã thay đổi - thị trường đang sụt giảm và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang kêu gọi ông Trump thay đổi chiến thuật, tạo ra một cơ hội mới cho EU."
Châu Âu hiện có ít lựa chọn. Các cuộc đàm phán với Qatar về việc cung cấp thêm khí đốt bị đình trệ, và năng lượng tái tạo chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu.
Có thể nói, tương lai an ninh năng lượng châu Âu đang trở nên khó đoán hơn bao giờ hết. Các nước vừa muốn đảm bảo nguồn cung ổn định, vừa không muốn phụ thuộc quá nhiều vào bất kỳ đối tác nào, đặc biệt là trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động hiện nay.
Lý do Kazakhstan đóng vai trò quan trọng trong giải quyết khủng hoảng năng lượng Kazakhstan, nhà sản xuất uranium lớn nhất thế giới, đang nổi lên như đối tác tiềm năng giúp châu Âu và Mỹ vượt qua khủng hoảng năng lượng. Nhưng cơ hội này có thể vuột mất nếu phương Tây không nhanh chóng hành động. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tại một cuộc gặp ở Saint Petersburg....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm

Hành động của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom

Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua

Ấn Độ đóng cửa gần 50 điểm du lịch ở Kashmir

Cấp điện hạt nhân trên Mặt Trăng: Cuộc đua quyền lực mới giữa Mỹ - Trung Quốc

'Dao động khí quyển cảm ứng' có thể là nguyên nhân gây mất điện diện rộng tại châu Âu

EU chúc mừng chiến thắng của ông Mark Carney trong cuộc bầu cử tại Canada

Tiết lộ cách doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập kênh liên lạc với chính quyền Trump

Sau trận chiến ở Kursk, liên minh Nga - Triều Tiên sẽ hợp tác trong những lĩnh vực nào?

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn

ESA kêu gọi châu Âu đầu tư công nghệ vũ trụ để tăng quyền tự chủ

Tổng thống Ukraine đán.h giá dự thảo mới thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Nữ minh tinh 40 năm vẫn được cả nước nhớ đến, hot tới độ thành tên gọi của cả "thế hệ con gái Việt"
Hậu trường phim
23:56:59 29/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Chồng cũ của Từ Hy Viên: Tổ chức sinh nhật cho con gái, chuẩn bị hôn lễ
Sao châu á
23:41:24 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025
Người đàn ông t.ử von.g dưới giếng sâu 30m
Tin nổi bật
21:52:34 29/04/2025