E ngại nảy sinh mua bán chứng chỉ lao động qua đào tạo
Dự thảo thông tư danh mục ngành, nghề sử dụng lao động đã qua đào tạo của Bộ LĐ-TB-XH đưa ra lộ trình về nhóm ngành nghề bắt buộc phải qua đào tạo mới được tuyển dụng, đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.
Doanh nghiệp tới trường CĐ để tuyển dụng lao động – ẢNH: MỸ QUYÊN
Mất 15 – 20 năm mới đào tạo hết
“Nếu người lao động không được đào tạo bài bản đã đưa vào làm việc ngay sẽ có trình độ kỹ năng nghề rất hạn chế. Điều này dẫn đến hệ quả là năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp (DN) nói riêng, của cả nền kinh tế nói chung còn chưa cao, quyền lợi của người lao động không được đảm bảo, người lao động không được bảo vệ thỏa đáng do không có chứng nhận, công nhận về trình độ và những rủi ro về an toàn lao động, bị trả lương thấp, bị sa thải bất cứ lúc nào khi DN thay đổi công nghệ… Vì vậy việc xây dựng danh mục ngành, nghề sử dụng lao động đã qua đào tạo có lợi cho cả DN và người lao động”, ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, nhìn nhận.
Nhiều ý kiến đồng ý đây là một chủ trương hết sức đúng đắn và cần thiết. Theo tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, thành viên nhóm tư vấn Ủy ban Quốc gia về đổi mới giáo dục đào tạo, thị trường lao động Việt Nam thừa lao động không có kỹ năng nhưng lại thiếu lao động kỹ năng, nhiều DN nhỏ và vừa, ngay cả nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tuyển lao động phổ thông về đào tạo trong thời gian ngắn cho các công việc giản đơn và trả lương rẻ mạt.
“Nhưng vì chưa có chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật nên dù có việc làm thì năng suất lao động thấp, điều kiện làm việc nặng nhọc, rủi ro cao khi công nghệ thay đổi và làm sức cạnh tranh của DN yếu”, tiến sĩ Vinh chia sẻ.
Tuy nhiên, quy định này là một thách thức lớn đối với hệ thống các trường nghề cũng như cho chính DN. Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh phân tích: “Hiện nước ta có khoảng 54 triệu lao động, nhưng có đến 76% chưa qua đào tạo. Trong khi đó, về mặt số lượng, mỗi năm hệ thống giáo dục nghề nghiệp đào tạo các hệ sơ cấp, trung cấp và CĐ là trên 2 triệu người, chưa kể số lượng lao động do DN đào tạo. Với quy mô như hiện tại, để đào tạo hết số chưa có chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật vào khoảng trên 40 triệu lao động, thì phải mất khoảng 15 – 20 năm. Đó là chưa kể về mặt chất lượng, để đạt được tiêu chuẩn kỹ năng nghề thì thách thức còn lớn hơn nữa”.
Video đang HOT
Tiến sĩ Vinh cho rằng phải tính toán khả năng chung về chất lượng lẫn số lượng chứ không thể ép DN, chưa kể nếu không quản lý chặt chẽ sẽ tạo kẽ hở trong việc mua bán chứng chỉ.
Chỉ nên bắt buộc ở một số ngành nghề?
Ông Ngô Vũ Tấn Khanh, Tổng giám đốc Công ty Kaspersky Lav Việt Nam, cho rằng quy định này hướng DN vào một hướng đi đúng đắn, có lợi cho sự phát triển lâu dài của DN, nghĩa là phải sử dụng lao động có đào tạo bài bản để tăng hiệu quả cũng như năng lực cạnh tranh, nhưng việc thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ông Khanh lý giải: “Mỗi DN có yêu cầu khác nhau, quy trình tuyển dụng cũng khác nhau, nên DN cũng nên được tự chủ trong việc tuyển dụng theo đúng vị trí việc làm và yêu cầu của công việc. Nhất là những DN lớn, có nhiều bộ phận ngành nghề, có nhiều vị trí công việc khác nhau. Nhà trường đào tạo phải đáp ứng được yêu cầu thì chúng tôi mới nhận, chứ không phải cứ có chứng chỉ hay bằng tốt nghiệp rồi là DN có thể sử dụng. Rõ ràng lâu nay vẫn có độ vênh giữa đào tạo tại các trường ĐH, trường nghề với thực tế DN”.
Ông Ngô Vũ Tấn Khanh cho rằng để giải quyết khó khăn này, không còn cách nào khác là DN với các đơn vị đào tạo phải tăng cường hợp tác với nhau. “DN phải đặt hàng nhà trường đào tạođúng với cái DN cần, tuy nhiên các trường cũng phải đào tạo có chất lượng, ra làm việc được ngay mà không phải mất nhiều thời gian đào tạo bổ sung”, ông Tấn Khanh nêu quan điểm.
Đại diện một DN có mặt tại buổi hội thảo về kết nối trường nghề – DN mới đây tại TP.HCM còn đặt vấn đề: “Tôi lại cho rằng chỉ nên quy định một số ngành nghề cần thiết để tránh trói buộc DN, vì có những công việc mà DN vẫn muốn chính mình tuyển dụng và đào tạo theo nhu cầu của mình. Tránh trường hợp lao động qua đào tạo thì không được tuyển dụng, hoặc tuyển dụng thì không dùng được phải đào tạo lại”.
Theo vị giám đốc này, nếu có luật quy định thì DN bắt buộc phải làm theo, nhưng lúc đó phải quy định cụ thể quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bên. Ví dụ trường ĐH, trường nghề đào tạo không đáp ứng nhu cầu của DN mà để người học bị thất nghiệp, hoặc DN không tuyển dụng được người đáp ứng nhu cầu thì phía các trường có chịu trách nhiệm hay không, có đền bù chi phí, cơ hội, tuổi xuân của người lao động, có đền bù thiệt hại sản xuất của DN do không tuyển dụng được hay không?
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh đề xuất chỉ nên bắt buộc ở các ngành nghề nặng nhọc cần an toàn lao động như xây dựng, làm việc trong hầm mỏ… hay một số lĩnh vực dịch vụ liên quan đến sức khỏe, an toàn vệ sinh như y tế, du lịch, thực phẩm…; còn những công việc đơn giản, cần số lượng lớn thì nên để DN chủ động. “Hơn nữa, cần có sự đồng thuận của người sử dụng lao động và không trái với các luật khác mới có thể đảm bảo tính khả thi”, tiến sĩ Vinh nhận định.
Lộ trình thực hiện
Dự thảo thông tư này đưa ra lộ trình cho 3 danh mục nghề nghiệp mà người lao động bắt buộc phải qua đào tạo mới được DN tuyển dụng. Theo đó, 68 ngành, nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được áp dụng từ ngày 1.1.2022; 90 ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và một số ngành nghề liên quan đến sức khỏe, các dịch vụ liên quan đến phục vụ con người, các ngành nghề quan trọng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội được áp dụng từ ngày 1.1.2023. Đối với những ngành nghề còn lại sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1.1.2024.
Hà Nội: Cần nghiên cứu kĩ lưỡng việc sáp nhập 21 trường trung cấp, cao đẳng thành 10 đơn vị
Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khẳng định, việc sáp nhập 21 trường trung cấp, cao đẳng thành 10 đơn vị cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, trước hết là tính đến đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, lĩnh vực ngành nghề đào tạo.
Một trường trung cấp tại Hà Nội. Ảnh: Giáo dục Thời đại
Chiều 22/7, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã làm việc với UBND TP.Hà Nội về phương án sắp xếp các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn thành phố.
Theo đó, tại buổi làm việc đại diện đoàn công tác của UBND TP.Hà Nội đã trình bày những nội dung chính của dự thảo Đề án sắp xếp các trường cao đẳng, trung cấp công lập thuộc UBND Thành phố.
Từ số liệu cho thấy, Hà Nội hiện có 21 trường cao đẳng, trung cấp, trong đó có 10 trường trung cấp, 11 trường cao đẳng.
Đề án sắp xếp được xây dựng trên mục tiêu, phương pháp của Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Đề án đã được chuẩn bị khá kỹ lưỡng trong thời gian dài dựa trên những nguyên tắc, tiêu chí cụ thể về quy mô tuyển sinh, đào tạo, vị trí địa lý, khoảng cách giữa các trường, vấn đề giải quyết việc làm cho người học sau tốt nghiệp, sự tự chủ cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Phương án sắp xếp các trường trung cấp, cao đẳng trên thuộc thành phố sẽ làm giảm đầu mối từ 21 đơn vị thành 10 đơn vị là các trường cao đẳng (giảm 52,4%).
Cũng tại buổi làm việc, ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhấn mạnh việc sáp nhập, giải thể, nâng cấp các trường trung cấp, cao đẳng đã được thực hiện mạnh mẽ và là trách nhiệm của Bộ, ngành, các địa phương.
Về căn bản, phải bám sát mục tiêu và phương pháp của tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW nhưng khi triển khai thực hiện giữa các Bộ, ngành, địa phương có sự khác nhau, tùy theo từng điều kiện và yêu cầu thực tiễn.
Việc sáp nhập cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, trước hết là tính đến đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, lĩnh vực ngành nghề đào tạo. Vì vậy, vấn đề sáp nhập, giải thể, nâng cấp các trường cần được bàn kỹ lưỡng và có lộ trình thực hiện từng bước.
Đối với đề án sáp nhập, UBND TP.Hà Nội đã chuẩn bị khá kỹ, khả thi thể hiện trách nhiệm. Tuy nhiên, Tổng Cục trưởng đề nghị UBND thành phố nghiên cứu, cân nhắc thêm về phương án sắp xếp các trường.
Bên cạnh đó, ông Dững cũng đề nghị, việc sáp nhập phải đảm bảo bài toán quy mô tuyển sinh, đào tạo trong giai đoạn trước mắt và giai đoạn những năm tiếp theo.
Xác định các tiêu chí sáp nhập các trường dựa vào thực tiễn và các quy định hiện hành, khi thực hiện cần có lộ trình từng bước, thực hiện thận trọng có đánh giá rút kinh nghiệp, việc sáp nhập không chỉ là vấn đề giảm các đầu mối cơ sở đào tạo. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cũng phải được làm rõ trong đề án.
Ngày 4, 5-7 tư vấn tuyển sinh tại Đắk Lắk, Khánh Hòa Hai ngày cuối tuần này (4 và 5-7), Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2020 sẽ tiếp tục diễn ra tại hai tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa. Thí sinh dự chương trình tư vấn tuyển sinh do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại Tiền Giang ngày 27-6 - Ảnh: DUYÊN PHAN Chương trình do báo Tuổi Trẻ, Vụ Giáo...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

1 nữ Rapper bị Wren Evans 'hại', tổn thất nặng nề, thẳng tay làm 1 hành động sốc
Sao việt
14:24:59 21/05/2025
Loạt xe SUV hạng C đua nhau giảm giá tại Việt Nam, cao nhất 230 triệu đồng
Ôtô
14:10:12 21/05/2025
Diễn viên Chu Viên Viên qua đời ở tuổi 51
Sao châu á
14:08:37 21/05/2025
Phim vận vào đời Thuỳ Tiên, lời tiên tri của nàng hậu đã linh ứng?
Phim việt
14:07:44 21/05/2025
Ali Hoàng Dương kết hợp với Pháp Kiều, Nhật Hoàng
Nhạc việt
14:00:47 21/05/2025
Con trai 'thầy ông nội' khui bí mật 'bẩn bựa' của cha, kết quả xét xử kín sốc?
Tin nổi bật
13:54:27 21/05/2025
"Alpha" bộ phim tái hiện kinh hoàng thời đại AIDS qua góc nhìn đậm chất nghệ thuật
Phim âu mỹ
13:52:13 21/05/2025
LHP Cannes 2025: Đạo diễn nổi tiếng Wes Anderson hé lộ dự án phim tiếp theo
Hậu trường phim
13:49:32 21/05/2025
Bị thay thế ở Việt Nam, Ninja 400 hồi sinh cực ngầu tại Nhật Bản với phiên bản 2025
Xe máy
13:44:53 21/05/2025
Quỳnh Sơn - Vẻ đẹp Xứ Lạng
Du lịch
13:43:04 21/05/2025