Edward Snowden gia nhập Twitter, 650.000 người theo dõi sau 6 giờ
“Các bạn có nghe thấy tôi không?” là thông điệp đầu tiên mà người chuyên tung các bí mật quốc gia – Edward Snowden viết trên Twitter. Ngay lập tức, ông gây bão với hơn 650.000 người theo dõi.
Trong khi chính phủ Mỹ xem Edward Snowden là kẻ phản quốc thì ông lại được cư dân toàn cầu xem là anh hùng – Ảnh: AFP
Một giờ sau khi đăng ký thành công Twitter hôm 29.9, Snowden hút 185.000 người theo dõi, sau 2 giờ là 300.000 và 6 giờ là 650.000.
Riêng bản thân nhân vật đã làm chính quyền hàng loạt quốc gia ngồi trên lửa, nhất là Mỹ thì chỉ theo dõi một tài khoản duy nhất: Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ ( NSA). Đó là cơ nơi ông từng làm việc trước khi tung ra hàng loạt bí mật về các chương trình do thám của Mỹ, lên cả các nước đồng minh, khiến Mỹ rơi vào tình thế vô cùng khó xử và bị chỉ trích khắp nơi. Việc Snowden theo dõi NSA cũng khiến người ta so sánh số lượng người theo dõi giữa ông và cơ quan này: 650.000 so với 76.000.
Trong hồ sơ của mình, Snowden viết: “Tôi từng làm việc cho chính phủ. Giờ đây, tôi làm việc cho công chúng”.
Bạn muốn biết tài khoản Twitter của Snowden? Không gì dễ hơn: @Snowden.
Video đang HOT
Báo Los Angeles Times dẫn lời luật sư của “kẻ tung tin nhạy cảm”, ông Ben Wizner xác nhận tài khoản trên là do chính ông Snowden kiểm soát.
Ngay sau khi đăng nhập vào Twitter, không có gì là ngạc nhiên, chuyên gia gây bão lại tiếp tục gây bão. Trong số những người rất mau chóng chào đón ông là nhà vật lý vũ trụ nổi tiếng Neil deGrasse Tyson. Cũng rất mau chóng, Snowden phản hồi: “Cảm ơn vì đã chào đón tôi. Bây giờ thì chúng ta đã có nước trên sao Hỏa rồi nhé! Anh có nghĩ là người ta sẽ kiểm tra hộ chiếu ở biên giới (sao Hỏa) không? Tôi hỏi dùm một người bạn”.
Chỉ riêng việc ông Edward Snowden gia nhập Twitter cũng đã đủ gây bão – Ảnh: Reuters
Dẫu Snowden bảo rằng chỉ “hỏi dùm bạn”, nhà khoa học Tyson lại đưa ra lời khuyên dành cho Snowden: “Nếu anh mà đến sao Hỏa, tôi cá là bất kỳ một dạng sự sống nào ở đó cũng sẽ đem một ngụm nước trên đây mà mời anh, cộng thêm một tấm hộ chiếu du lịch nữa”.
Snowden gây chấn động toàn thế giới khi ông tung thông tin về các chương trình do thám của Mỹ cho 2 tờ báo nổi tiếng là The Guardian và The Washington Post. “Bão” đã nổ ra trên toàn cầu ngay khi bài báo đầu tiên được đăng tải vào tháng 6.2013, sau đó là hết đợt bão này đến đợt bão khác, nổ ra một cách dài hơi với các thông tin mà Snowden tung ra từ từ, liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau nhưng Mỹ vẫn cứ là tâm điểm.
Trong khi đông đảo người ủng hộ ông trên toàn cầu gọi ông là anh hùng thì chính phủ Mỹ xem ông là một kẻ phản quốc, cáo buộc ông tội gián điệp vì làm lộ thông tin tình báo. Nếu bị kết tội, Snowden có thể phải lãnh án đến 30 năm .
Snowden đã chạy khỏi Mỹ hồi tháng 5.2013, trước khi báo chí đăng tải những thông tin đầu tiên do ông cung cấp. Hiện ông đang sống ở Nga sau khi được cấp quy chế tị nạn trong 3 năm, sẽ kết thúc vào cuối năm 2016.
Được biết thông qua luật sư của mình, ông Snowden từng tìm cách thương lượng cho một thỏa thuận trở về Mỹ nhưng bất thành.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Snowden chỉ trích Nga không có tự do ngôn luận trên mạng
Dù đang tị nạn ở Nga, cựu nhân viên an ninh Mỹ Edward Snowden chỉ trích chính phủ nước này hạn chế nhân quyền, tự do trên không gian mạng và tuyên bố không muốn sống cuộc đời lưu vong ở Nga.
Edward Snowden tham dự trực tuyến buổi trao giải thưởng Bjornson ở thành phố Molde, Na Uy hôm 5.9 - Ảnh: AFP
Hôm 5.9, Snowden, người đang bị Mỹ truy nã vì tội tiết lộ thông tin bí mật của chính phủ, đã lên tiếng chỉ trích Nga khi cho rằng Moscow đang hạn chế nhân quyền, tự do trên mạng và gọi đó là sai lầm cơ bản trong chính sách của Moscow, theo AFP.
"Tôi cực kỳ lo ngại cả trong quá khứ và tương lai khi chính phủ Nga đang cố kiểm soát internet, kiểm soát cả những điều người dân nhìn thấy dù nó liên quan cuộc sống riêng của họ", Snowden phát biểu thông qua chương trình trực tuyến của buổi lễ trao giải thưởng Bjornson ở thành phố Molde, Na Uy hôm 5.9.
"Từ đó (chính quyền) quyết định điều gì là phù hợp, điều gì không đối với người dân, kể cả việc bày tỏ tình cảm của mình đối với người khác. Đó là sự sai lầm cơ bản", cựu nhân viên tình báo của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) nói tiếp.
Giải thưởng Bjornson vinh danh những người đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận. Snowden được trao giải thưởng Bjornson năm 2015 nhưng không đến nhận giải. Mặc dù chỉ trích Nga trong khi đang tị nạn tại đây nhưng Snowden cho biết không lo ngại vì "có cảm giác được cho phép" làm việc này ở Nga, theo AFP.
Chưa thấy phản ứng của Moscow về phát biểu của Snowden.
Snowden, 32 tuổi, nói chưa bao giờ có ý định xin tị nạn ở Nga, nhưng Nga là một trong những nước sau cùng trong 21 quốc gia mà cựu nhân viên tình báo Mỹ này nộp đơn xin tị nạn chấp nhận đơn của anh ta. Trước khi đến Nga, Snowden lưu vong ở Hồng Kông.
Chuyên viên máy tính của NSA này cho biết ý tưởng xin tị nạn ở Nga đến từ nhà sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, người cũng xin tị nạn ở toà đại sứ Ecuador tại London nhằm tránh bị dẫn độ về Thụy Điển vì tội lạm dụng tình dục. Snowden nói không muốn sống cuộc sống tị nạn, thay vào đó anh ta muốn trở về Mỹ.
Hồi tháng 7.2015 Nhà Trắng đã bác đơn xin ân xá của Snowden để được quay về Mỹ. Washington cho rằng cựu nhân viên an ninh này phải bị xét xử về những tội lỗi đã gây ra.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Tòa án Mỹ cho phép NSA nối lại chương trình do thám Một tòa án phúc thẩm liên bang tại Washington (Mỹ) đã bác bỏ phán quyết trước đó của một tòa án sơ thẩm khi bắt buộc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) chấm dứt chương trình thu thập dữ liệu quy mô lớn gây tranh cãi. Trụ sở của NSA. Trong bản phán quyết đưa ra ngày 28/8, tòa án phúc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sinh viên phản ứng giáo sư dùng ChatGPT soạn bài giảng

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen
Có thể bạn quan tâm

Mở phiên tòa xem xét kháng cáo của ông Trần Đình Triển
Pháp luật
12:08:12 21/05/2025
Phát hiện thi thể học sinh tiểu học sau nhiều giờ mất tích
Tin nổi bật
12:06:05 21/05/2025
Guardiola rơi nước mắt khi De Bruyne nói lời chia tay Man City
Sao thể thao
11:52:08 21/05/2025
Honda SH 350i 2025 nhập khẩu từ Ý: Đẳng cấp xe ga với giá tương đương 175 triệu đồng
Xe máy
11:23:46 21/05/2025
Mercedes-Benz ra mắt siêu phẩm AMG SL 63 S E PERFORMANCE hơn 800 mã lực
Ôtô
11:22:26 21/05/2025
Lần nào gia đình liên hoan, con gái cũng đến khi mọi người đã ăn được một nửa bữa, biết nguyên nhân mà tôi chết lặng
Góc tâm tình
11:20:14 21/05/2025
5 thói quen tưởng vô hại nhưng khiến da lão hóa nhanh, mắt thâm quầng mỗi ngày
Làm đẹp
11:14:30 21/05/2025
Viêm phế quản có lây không?
Sức khỏe
11:08:48 21/05/2025
Cuộc đời của diễn viên từng là "mỹ nam cổ trang": Một đời không kết hôn, 65 tuổi sống với gà vịt chó mèo
Sao châu á
11:06:59 21/05/2025
Mẹ biển - Tập 43: Ba Sịa và Đại hoá giải mọi hận thù
Phim việt
11:02:58 21/05/2025