El Nino có thể khai tử các sông băng cực hiếm của Indonesia
Hai trong số ít dòng sông băng nhiệt đới trên thế giới nằm tại Indonesia đang tan chảy và sẽ biến mất vào năm 2026 hoặc sớm hơn.
Sông băng nhiệt đới của Indonesia đang thu hẹp. Ảnh: SCMP
Cơ quan Địa vật lý Indonesia đã đưa ra cảnh báo trên vào ngày 23/8, chỉ rõ “thủ phạm” là hình thái thời tiết El Nino kéo dài mùa khô ở quốc gia Đông Nam Á này.
Dự kiến, mùa khô ở Indonesia, nơi có đến 1/3 diện tích rừng nhiệt đới trên thế giới sau Brazil và Congo, có thể kéo dài đến tháng 10. Và El Nino cũng làm tăng nguy cơ cháy rừng, đồng thời đe dọa nguồn cung cấp nước sạch.
Cơ quan Địa vật lý Indonesia cảnh báo rằng hiện tượng El Nino ở Thái Bình Dương có thể khiến mùa khô năm nay trở nên nghiêm trọng nhất trong vài năm trở lại đây.
Bên cạnh đó, một nhà nghiên cứu khí hậu tại cơ quan trên lưu ý El Nino cũng có thể gây nguy hiểm cho các sông băng nhiệt đới 12.000 năm tuổi của Indonesia.
Ông Donaldi Permana cảnh báo: “Các sông băng có thể biến mất trước năm 2026 hoặc thậm chí nhanh hơn. Và El Nino có thể đẩy nhanh quá trình tan chảy”.
Là hai trong số ít sông băng còn sót lại ở vùng nhiệt đới, sông băng có tên Kim tự tháp Carstensz cao 4.884 mét và East Northwall Firn cao 4.700 mét đều nằm trên vùng núi Jayawijaya ở vùng cực Đông Papua của Indonesia.
Video đang HOT
Ông Donaldi cho biết các sông băng đã mỏng đi đáng kể trong vài năm qua, từ 32 mét vào năm 2010 xuống còn 8 mét vào năm 2021. Tổng diện tích của chúng cũng giảm từ 2,4 km2 vào năm 2000 xuống 0,23 km2 vào năm 2022.
Tuy nhiên, rất ít biện pháp có thể thực hiện để ngăn chặn sự thu hẹp của hai sông băng nhiệt đới cực hiếm.
Chuyên gia Donaldi nói thêm rằng sự kiện tan chảy sông băng có thể phá vỡ hệ sinh thái khu vực và làm gia tăng mực nước biển toàn cầu trong vòng một thập kỷ.
Ngoài Papua, các sông băng nhiệt đới có thể được tìm thấy ở dãy Andes ở Nam Mỹ và vùng núi Kilimanjaro, núi Kenya và Rwenzory ở châu Phi.
Cơ quan thời tiết Indonesia (BMKG) cho biết hiện tượng thời tiết El Nino, mang đến thời tiết nóng và khô kéo dài, đang ảnh hưởng đến hơn 2/3 diện tích của quốc gia rộng lớn này, bao gồm toàn bộ tỉnh Java, các khu vực phía bắc Kalimantan và tất cả khu vực ven biển của Indonesia.
Dân số của những khu vực đang chịu ảnh hưởng này chiếm hơn 70% tổng dân số hơn 200 triệu người của Indonesia.
Hiện tượng El Nino cũng khiến hạn hán kéo dài và lan rộng khắp Indonesia. Những người nông dân phải đi đào hố lấy nước ở những con sông đã khô cạn đáy.
Tris Adi Sukoco, một quan chức tại BMKG, cho biết với lượng mưa trong khu vực thấp hơn đáng kể, người nông dân nên thay đổi mô hình cây trồng để thích ứng với sự thay đổi của thời tiết.
Dữ liệu của chính phủ Indonesia cho thấy nông nghiệp chiếm gần 14% GDP của Indonesia, và 1/3 lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trước dự đoán về tình trạng thiếu lương thực do hạn hán từ hiện tượng El Nino gây ra, Bộ trưởng Thương mại Zulkifli Hasan thông báo chính phủ trung ương đã phân bổ 526,8 triệu USD để kiểm soát giá cả lương thực.
Đáng chú ý, Indonesia hiện là nước xuất khẩu than hàng đầu thế giới. Để ngăn chặn hậu quả của biến đổi khí hậu , quốc gia này đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060. Năng lượng đốt than chiếm hơn một nửa nguồn cung cấp năng lượng của nước này.
Năm ngoái, Jakarta đã đặt ra thời hạn đầy tham vọng là năm 2030 để cắt giảm lượng khí thải 31,89% hoặc 43,2% với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Trung Quốc
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 55, ngày 21/8, Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Trung Quốc lần thứ 22 đã được tổ chức tại thành phố Semarang, Indonesia, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Thương mại nước chủ nhà Zulkifli Hasan và Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Lý Phi.
Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Lý Phi phát biểu tại Hội nghị.
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, hội nghị hoan nghênh Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ ASEAN phục hồi sau đại dịch COVID-19, đặc biệt là tăng cường năng lực y tế khu vực, duy trì thương mại và mở cửa thị trường, cũng như đảm bảo an ninh lương thực.
Hội nghị tái khẳng định cam kết thực hiện Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác hỗ trợ Khung phục hồi Toàn diện ASEAN (ACRF) và Tuyên bố chung Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Trung Quốc về phòng chống dịch COVID-19 và thúc đẩy hợp tác Khu vực Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA).
Hội nghị tái khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả các thỏa thuận trong khuôn khổ ACFTA, trong đó có Nghị định thư nâng cấp ACFTA; hoan nghênh việc khởi động đàm phán nâng cấp ACFTA 3.0 và những tiến triển tích cực đạt được sau 3 vòng đàm phán, nhất là trong các lĩnh vực mới nổi như kinh tế số, kinh tế xanh và kết nối chuỗi cung ứng.
Trong bối cảnh ASEAN và Trung Quốc đều là những nền kinh tế năng động hàng đầu thế giới, hội nghị nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy hợp tác kỹ thuật số, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử, và nhất trí thông qua Sáng kiến ASEAN - Trung Quốc về tăng cường hợp tác thương mại điện tử nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp, cùng thực hiện các hoạt động xây dựng năng lực và thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới.
Hội nghị hoan nghênh đề xuất của Bộ Thương mại Trung Quốc về việc cùng thực hiện Trao đổi giữa ASEAN và Trung Quốc về các luật và quy định liên quan đến hợp tác kinh tế và thương mại nhằm triển khai đồng thuận của các nhà lãnh đạo hai bên, cũng như tăng cường tiếp xúc và sự hiểu biết giữa ASEAN và Trung Quốc trong lĩnh vực luật kinh tế và thương mại.
Hội nghị cũng ghi nhận tiến triển trong việc thực hiện Chương trình Công tác thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại ASEAN - Trung Quốc và khuyến khích ASEAN đề xuất thêm các đề án nhằm khai thác tối đa các khoản hỗ trợ của ACFTA và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thỏa thuận này.
Hội nghị khẳng định tầm quan trọng của hợp tác khu vực và tiểu khu vực như Cơ chế Hợp tác Khu vực Tăng trưởng Đông ASEAN (BIMP-EAGA) - Trung Quốc (BECC), cơ chế hợp tác sông Lan Thương - Mekong (LMC) nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN và xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh hơn.
Đánh giá cao thành công của Hội chợ Triển lãm Trung Quốc - ASEAN lần thứ 19 vào ngày 16 - 19/9 năm ngoái tại Nam Ninh, Trung Quốc, hội nghị ghi nhận vai trò quan trọng của sự kiện này và các diễn đàn tương tự khác như Hội chợ Triển lãm Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc (CIIE) trong việc thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa ASEAN và Trung Quốc và quá trình phục hồi hậu đại dịch COVID-19 trong khu vực.
Theo Cơ quan Thống kê ASEAN, năm 2022, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa ASEAN và Trung Quốc đã đạt 722 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2021, trong khi vốn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc sang ASEAN đạt 15,3 tỷ USD, chiếm 6,9% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN từ năm 2009, trong khi ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong 3 năm liên tiếp kể từ năm 2020.
Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Ấn Độ Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 55, ngày 21/8, Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Ấn Độ đã được tổ chức tại thành phố Semarang, Indonesia, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Thương mại nước chủ nhà Zulkifli Hasan và ông Rajesh Agrawal, Thư ký Phòng Thương mại, Bộ Thương mại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

3 chiến dịch lớn từng do tân Tư lệnh Lục quân Nga chỉ huy tại Ukraine

Volvo XC70 trở lại - SUV PHEV chạy thuần điện 200 km

'Siêu dự luật' của Tổng thống Trump sẽ chuyển dịch tài sản ở Mỹ như thế nào?

Nga trang bị trí tuệ nhân tạo cho tiêm kích Su-57

Bố mẹ vợ tỷ phú của Brooklyn Beckham bị kiện

Ukraine hứng mưa hỏa lực trong đêm

'Heritech Malaysia' - Khi di sản giao thoa công nghệ tại Hội nghị cấp cao ASEAN-46

Đan Mạch nâng tuổi nghỉ hưu lên 70, cao nhất châu Âu

Nữ hoàng tương lai của Bỉ sẽ ra sao nếu Harvard bị cấm tuyển sinh quốc tế?

Ukraine tấn công dồn dập lãnh thổ Nga, Moscow cảnh báo đanh thép

Thái Lan: Rơi trực thăng cảnh sát làm 3 người thiệt mạng

Liên hợp quốc kêu gọi Israel chấp nhận kế hoạch viện trợ 5 điểm
Có thể bạn quan tâm

Ra mắt 2 cuốn sách đầu tiên về AI trong y học tại Việt Nam
Cuốn sách Ứng dụng AI trong y tế: Học máy, học sâu và tương lai y học của Tiến sĩ Parag Mahajan là một cẩm nang toàn diện về phương thức mà trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình nền y học hiện đại.
Hà Tĩnh: Lũ quét bất ngờ, 'trắng đêm' sơ tán người dân và tài sản
Tin nổi bật
18:35:30 25/05/2025
Con trai Trần Khôn ở tuổi 23: Từ "đứa trẻ bí ẩn nhất showbiz" nay trở thành kiến trúc sư danh giá
Sao châu á
18:21:32 25/05/2025
Á hậu kết hôn sớm nhất Vbiz, danh tính chồng vẫn bí ẩn
Sao việt
18:18:15 25/05/2025
Viên Minh - vợ Công Phượng lộ ảnh hồi đi học, không xinh như hotgirl nhưng khí chất tiểu thư "trâm anh thế phiệt" ngút ngàn
Sao thể thao
17:54:21 25/05/2025
BLACKPINK đã "hết bài": Ý tưởng "nghèo nàn", fan thất vọng toàn tập
Nhạc quốc tế
16:20:43 25/05/2025
Người "làm hết tất cả vì giọng hát HIEUTHUHAI" là bạn thân Sơn Tùng M-TP, profile xuất thân Nhạc viện cực đỉnh
Nhạc việt
15:36:08 25/05/2025
Mua 11 tờ vé số rồi tặng bạn 5 tờ, chiều tất cả cùng trúng đặc biệt
Netizen
15:07:47 25/05/2025
Gia đình tôi rất thích món canh này trong mùa hè: Nguyên liệu đơn giản mà nước dùng ngọt ngon, tươi mát và hấp dẫn
Ẩm thực
14:58:22 25/05/2025
Đạo diễn Nhất Trung trở lại với "Giải cứu", cảnh tỉnh bẫy "việc nhẹ, lương cao"
Phim việt
14:25:07 25/05/2025