Ericsson đóng cửa trung tâm nghiên cứu lớn ở Trung Quốc
Quyết định này được đưa ra khi thị phần 5G của gã khổng lồ viễn thông Thụy Điển ở Trung Quốc bị thu hẹp.
Ericsson đang mất thị phần 5G ở đại lục vào tay các đối thủ địa phương
Ericsson trong một tuyên bố hôm 9.9 xác nhận sẽ đóng cửa trung tâm nghiên cứu ở Nam Kinh vào đầu tháng 11.2021. South China Morning Post dẫn hai nguồn thạo tin cho biết, nguyên nhân của việc này là do công ty nhanh chóng mất thị phần 5G trên thị trường đại lục vào tay các đối thủ trong nước như Huawei Technologies.
Ericsson sẽ thoái vốn hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm ở Nam Kinh cho nhà cung cấp phần mềm Phần Lan TietoEVRY từ ngày 1.11. Tất cả nhân viên bị ảnh hưởng sẽ được cung cấp việc làm tại TietoEVRY.
Video đang HOT
Việc đóng cửa trung tâm Nam Kinh cũng đồng nghĩa Ericsson chỉ còn lại bốn trung tâm nghiên cứu lớn ở Trung Quốc, đặt tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thành Đô. Theo dữ liệu của Ericsson, cả năm trung tâm đã tuyển dụng hơn 5.000 người, với chi tiêu hằng năm cho nghiên cứu và phát triển lên tới 3 tỉ nhân dân tệ (khoảng 464 triệu USD). Doanh thu quý 2/2021 của công ty ở đại lục đã giảm gần 60% so với một năm trước.
Trước đây Ericsson từng cảnh báo hoạt động kinh doanh của họ ở Trung Quốc có thể bị đe dọa bởi căng thẳng địa chính trị, nếu các nhà chức trách Thụy Điển ra lệnh cấm Huawei cung cấp thiết bị cho mạng 5G. Ericsson đã vận động hành lang trong nhiều tháng để chống lại lệnh cấm này. Tuy nhiên, Reuters đưa tin cách nay hai tháng, Ericsson cho biết không còn quá trông chờ vào các đấu thầu 5G mà họ hy vọng sẽ thắng ở Trung Quốc.
Không chỉ Ericsson, các nhà sản xuất thiết bị viễn thông nước ngoài cũng đang mất thị phần ở đại lục vào tay đối thủ trong nước. Ericsson và Nokia chỉ được trao một phần nhỏ trong hợp đồng xây dựng 700 trạm gốc 5G do China Mobile ủy quyền và Mạng phát thanh truyền hình Trung Quốc (CBN). Dù vậy, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Ericsson Brje Ekholm nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng rằng sẽ không dễ dàng từ bỏ hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc, nơi công ty ông đã có mặt 120 năm. Trung Quốc là thị trường 5G lớn nhất thế giới, với gần 1 triệu trạm gốc 5G đang hoạt động vào nửa đầu năm nay.
Huawei đặt cược vào thị trường mới nổi khi tương lai ở phương Tây mờ mịt
Huawei Technologies đang tập trung vào các thị trường mới nổi để phục hồi hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, khi cuộc tẩy chay do Mỹ dẫn đầu tiếp tục làm mờ triển vọng của công ty ở thị trường phương Tây.
Huawei vẫn chiếm ưu thế tại các thị trường mới nổi ở châu Phi và Trung Đông
Theo Nikkei, tháng 6.2021, Senegal mở một trung tâm dữ liệu trị giá 70 triệu euro (khoảng 83 triệu USD). Trung tâm của quốc gia Tây Phi được xây dựng bằng một khoản vay từ chính phủ Trung Quốc và Huawei là đơn vị cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông.
Mỹ đang thúc giục các nước đồng minh loại trừ sản phẩm của Huawei ra khỏi mạng không dây 5G vì lo ngại về an ninh quốc gia. Tuy nhiên, hãng thiết bị viễn thông Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế tại các thị trường mới nổi ở châu Phi và Trung Đông. Đơn đặt hàng đổ về Huawei vì thiết bị của hãng này rẻ hơn khoảng 20 đến 30% so với thiết bị của các đối thủ châu Âu như Ericsson và Nokia trong cùng phân khúc tính năng cao.
Huawei không từ bỏ việc mở rộng kinh doanh tại các nước phát triển, nhưng đã chuyển hướng tập trung nhiều hơn vào các thị trường mới nổi bao gồm cả Đông Nam Á. Huawei cung cấp thiết bị viễn thông cùng các hệ thống liên quan cho nhiều nước. Một trong những trọng tâm của công ty là thành phố thông minh. Tính đến cuối năm 2020, Huawei được cho là đã tham gia vào dự án thành phố thông minh tại hơn 700 thành phố ở 40 quốc gia. Một trong những ví dụ nổi bật là Dubai, nơi Huawei tham gia vào hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng 5G, cung cấp "đèn đường thông minh" liên kết với camera an ninh và cảm biến nhiệt độ. Nhà sản xuất thiết bị viễn thông cũng cung cấp một hệ thống kết hợp các trạm gốc 4G và camera an ninh ở Kenya.
Đứng sau Huawei là sáng kiến "Vành đai - Con đường". Dù Huawei nói rằng hoạt động kinh doanh của công ty không liên quan đến chính phủ, nhưng trên thực tế nhiều dự án thành phố thông minh ở châu Phi và các khu vực Trung Đông đều nằm trong sáng kiến này, nhận các khoản vay do chính quyền Bắc Kinh hậu thuẫn, trong đó Huawei là đơn vị thụ hưởng.
Điều đáng nói ở đây là nhiều nền kinh tế mới nổi đang phải gánh khoản nợ lớn với Trung Quốc và một số nước đang phải vật lộn để trả nợ. Mỹ và châu Âu đã chỉ ra kế hoạch cho vay của Bắc Kinh là "ngoại giao bẫy nợ". Nếu các thị trường mới nổi trở nên cảnh giác và đề phòng hơn, thì hoạt động kinh doanh của Huawei ở những khu vực này có thể bị ảnh hưởng không nhỏ.
Áp lực của Mỹ đã và đang phát huy tác dụng ở các nền kinh tế tiên tiến. Nhật Bản, Anh và Úc đã loại Huawei khỏi cơ sở hạ tầng 5G trong nước. Pháp và Đức tuy không nói rõ, nhưng cũng đang áp đặt các biện pháp khiến việc thâm nhập thị trường của Huawei trở nên khó khăn hơn. Mặc dù doanh số thiết bị viễn thông tăng mạnh cho đến năm 2020, nhưng Huawei đang dần mất thị phần vào tay Nokia và các đối thủ khác.
Doanh số bán hàng ở nước ngoài chiếm gần 70% tổng doanh thu của Huawei nửa đầu những năm 2010, nhưng đã giảm xuống còn 34% trong năm 2020. Hiện thị trường nội địa chiếm phần lớn doanh số bán hàng của công ty. Sau những hạn chế từ phía Mỹ kể từ năm 2019, Huawei dường như đang ngày càng dựa vào thị trường đại lục cho lĩnh vực kinh doanh điện thoại thông minh và 5G.
Huawei đã phát triển hoạt động kinh doanh bằng cách mở rộng mạnh mẽ ra nước ngoài từ năm 1997. Hơn 30 năm kể từ khi thành lập, Huawei có gần 200.000 nhân viên tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một trong những thách thức lớn ở thời điểm hiện tại là liệu nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển ở nước ngoài và toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh của mình hay không.
Huawei sụt giảm doanh thu nghiêm trọng nhất từ trước tới nay Tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies đã đưa ra báo cáo tài chính trong nửa đầu năm 2021, đánh dấu mức doanh thu sụt giảm lớn nhất từ trước đến nay. Huawei đã có một quý kinh doanh đáng quên với sự sụt giảm doanh thu nghiêm trọng Đây là hậu quả sau khi chịu lệnh trừng phạt của Mỹ khiến...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thị trường di động toàn cầu nhận tin tốt

Cách đổi biểu tượng thanh điều hướng trên Samsung dễ dàng

Samsung muốn biến điện thoại Galaxy thành máy ảnh DSLR

Cảnh báo hàng triệu thiết bị Apple AirPlay có nguy cơ bị tấn công

Trải nghiệm Mercusys MB112-4G: giải pháp router 4G linh hoạt cho người dùng phổ thông

Doanh thu của Meta vượt kỳ vọng làm nhà đầu tư thở phào, Mark Zuckerberg nói về khoản đầu tư vào AI

Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền

Dấu chấm hết cho kỷ nguyên smartphone LG sau 4 năm 'cầm cự'

Điện thoại Samsung Galaxy S25 Edge lộ cấu hình và giá bán "chát"

Thêm lựa chọn sử dụng Internet vệ tinh từ đối thủ của SpaceX

Kế hoạch đầy tham vọng của Apple

Chiếc iPhone mới thú vị nhất vẫn sẽ được sản xuất tại Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Park Bo Gum: Nam thần ấm áp của màn ảnh Hàn Quốc
Sao châu á
22:30:45 02/05/2025
Vụ phụ nữ Vĩnh Phúc bị hại: Nghi phạm chọn chết, lộ quan hệ khó ngờ với nạn nhân
Tin nổi bật
22:27:41 02/05/2025
7 tháng đi khiếu nại của người cha vụ nữ sinh tử vong bị VKSND tỉnh bác đơn
Pháp luật
22:26:30 02/05/2025
Ván cược mơ hồ của Ukraine vào thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
Thế giới
22:22:00 02/05/2025
Thần Tài chỉ đích danh sau ngày mai (3/5/2025), 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi
Trắc nghiệm
22:18:26 02/05/2025
Nam sinh Hải Dương gây thú vị vì vừa học bài vừa "hóng" đại lễ
Netizen
22:06:21 02/05/2025
Chương Nhược Nam nói gì trước nghi vấn 'tranh phiên vị'?
Hậu trường phim
21:59:58 02/05/2025
NSƯT Kim Tuyến: Nỗ lực từng bước, xóa bỏ định kiến 'bình hoa di động'
Sao việt
21:55:47 02/05/2025
Chân váy dài và bí quyết mặc đẹp toàn diện
Thời trang
21:47:37 02/05/2025
G-Dragon, Lisa và những nghệ sĩ K-pop có sự nghiệp solo ấn tượng nhất
Nhạc quốc tế
21:38:03 02/05/2025