EU đối mặt chia rẽ trước vòng đàm phán thương mại quyết định với Mỹ
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực duy trì hình ảnh thống nhất khi bước vào vòng đàm phán thương mại quan trọng với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump .
Tuy nhiên, bất đồng quan điểm giữa các quốc gia thành viên được cho là có thể làm suy yếu vị thế đàm phán chung của khối.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (trái) trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Davos, Thuỵ Sĩ. Ảnh minh họa: AP/TTXVN
Theo tờ Politico ngày 3/7, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa khẳng định không quốc gia nào trong EU mong muốn leo thang căng thẳng thương mại với Mỹ. Thông điệp này cũng sẽ được Ủy viên Thương mại EU Maroe Sefcovic nhấn mạnh trong cuộc gặp Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer vào cuối tuần này. Đây được coi là cơ hội cuối cùng để hai bên đạt được thỏa thuận trước hạn chót ngày 8/7 mà ông Trump đưa ra – nếu không, các đối tác sẽ đối mặt mức thuế “đối ứng” lên tới 50%.
Mặc dù vậy, các nguồn tin ngoại giao cho biết nhiều quốc gia thành viên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về mức thuế cơ bản 10% mà Mỹ đã áp dụng từ tháng 4. Một số quốc gia, trong đó có Đức và Italy, ủng hộ việc sớm đạt được thỏa thuận, kể cả khi phải nhượng bộ thêm để bảo vệ các ngành xuất khẩu quan trọng như ô tô và hóa chất. Trong khi đó, Pháp và Tây Ban Nha lại kêu gọi duy trì lập trường cứng rắn hơn với Washington, cho rằng không nên chấp nhận một thỏa thuận bất cân xứng chỉ để kịp thời hạn của Mỹ.
Nghị sĩ Brando Benifei, Chủ tịch phái đoàn Nghị viện châu Âu phụ trách quan hệ với Mỹ, cảnh báo: “Những khác biệt này cần được giải quyết nhanh chóng để tránh ảnh hưởng tới lập trường chung của EU.”
Theo các chuyên gia, Đức và Italy hiện là những quốc gia thúc đẩy đàm phán nhanh chóng. Thủ tướng Đức Friedrich Merz khẳng định hành động kịp thời sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho các ngành mũi nhọn của nền kinh tế Đức. Thủ tướng Italy Giorgia Meloni – đồng minh thân cận của ông Trump – cũng cho rằng mức thuế 10% “không phải là vấn đề lớn” đối với Rome.
Tuy vậy, một số ý kiến cho rằng việc chấp nhận nhượng bộ quá mức có thể làm giảm nguyên tắc thương mại dựa trên luật lệ mà EU theo đuổi. Chuyên gia David Kleimann, thuộc Viện ODI ở Brussels, nhận định: “Ủy ban châu Âu đến nay đã kiềm chế được xu hướng nhượng bộ sâu, nhưng nguy cơ vẫn tồn tại”.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhiều lần kêu gọi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn các mức thuế. Ông cho biết sẵn sàng cân nhắc mức thuế 10% nếu có điều kiện bù đắp phù hợp, đảm bảo cân bằng lợi ích. Tây Ban Nha cũng duy trì quan điểm thận trọng hơn, nhất là sau khi Thủ tướng Pedro Sanchez bị ông Trump đe dọa áp thuế mới vì không tăng ngân sách quốc phòng theo đề nghị của Mỹ.
Video đang HOT
Sự chia rẽ nội bộ cũng ảnh hưởng đến khả năng triển khai các biện pháp đáp trả nếu đàm phán thất bại. Ủy ban châu Âu hiện đã chuẩn bị gói biện pháp trả đũa nhắm vào hàng xuất khẩu của Mỹ, với tổng giá trị lên tới 95 tỷ euro (khoảng 102 tỷ USD). Tuy nhiên, nếu các quốc gia thành viên tiếp tục yêu cầu miễn trừ cho một số ngành kinh tế, quy mô tác động của các biện pháp này có thể bị thu hẹp đáng kể.
Dự kiến các Bộ trưởng thương mại EU sẽ nhóm họp vào ngày 14/7 để quyết định bước đi tiếp theo.
Tổng thống Trump đình chỉ đàm phán, Canada tự rút thuế kỹ thuật số
Sau khi Tổng thống Trump đình chỉ đàm phán thương mại với Canada vì thuế dịch vụ số gây tranh cãi, Ottawa đã tuyên bố hủy bỏ sắc thuế này để quay lại bàn đàm phán.
Đây có thể là là một bước lùi chiến thuật.
Thủ tướng Canada Mark Carney tại Ottawa. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ New York Times, sau khi Tổng thống Trump đình chỉ đàm phán thương mại với Canada vì thuế dịch vụ số gây tranh cãi, Ottawa đã tuyên bố hủy bỏ sắc thuế này để quay lại bàn đàm phán. Cú quay đầu này được chính quyền Tổng thống Trump coi là một chiến thắng. Tuy nhiên, đối với chính phủ Canada, đây có thể chỉ là một bước lùi chiến thuật có tính toán.
Hôm 27/6, Tổng thống Trump tuyên bố ông sẽ tạm ngừng các cuộc đàm phán thương mại vì Canada chuẩn bị bắt đầu thu thuế nhắm vào các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ - một loại thuế mà ông gọi là "cuộc tấn công trắng trợn".
Tối 29/6, chỉ vài giờ trước khi sắc thuế có hiệu lực, chính phủ Canada thông báo sẽ hủy bỏ nó. Thủ tướng Canada Mark Carney cho biết quyết định này nhằm tạo điều kiện nối lại đàm phán với Mỹ.
"Trong các cuộc thương lượng về một khuôn khổ quan hệ kinh tế và an ninh mới giữa Canada và Mỹ, chính phủ mới của Canada sẽ luôn đặt lợi ích tổng thể của người lao động và doanh nghiệp Canada lên hàng đầu", ông Carney nói trong một tuyên bố chính thức.
Sáng 30/6, các cuộc đàm phán đã được nối lại, nhưng Nhà Trắng không bỏ lỡ cơ hội tuyên bố chiến thắng.
"Rất đơn giản: Thủ tướng Carney và Canada đã nhượng bộ Tổng thống Trump và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ", Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt tuyên bố. "Tổng thống Trump biết cách đàm phán, và ông biết rằng mình đang lãnh đạo quốc gia và nền kinh tế tốt nhất thế giới", bà Leavitt nói thêm.
Bà cho rằng việc Canada theo đuổi sắc thuế này là một "sai lầm", và gọi quyết định rút lại thuế là "một chiến thắng lớn cho các công ty công nghệ và người lao động Mỹ".
Quang cảnh cảng hàng hóa tại Vancouver, Canada. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Mỹ, cả đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ đều không ưa các loại thuế dịch vụ số do các quốc gia khác áp đặt, vì họ cho rằng những sắc thuế này nhắm không công bằng vào các tập đoàn công nghệ khổng lồ của Mỹ như Google, Apple và Amazon. Các loại thuế này đánh vào doanh thu mà doanh nghiệp thu được từ quảng cáo trực tuyến, việc bán dữ liệu người dùng và các dịch vụ kỹ thuật số khác ngay cả khi doanh nghiệp đó đặt trụ sở ở một quốc gia khác.
Nhiều quốc gia châu Âu hiện cũng đang áp dụng các chính sách thuế tương tự, điều mà ông Trump gọi là "rất tồi tệ". Liên minh châu Âu (EU) hiện cũng đang vướng vào các cuộc đàm phán thương mại liên quan đến các mức thuế mà ông Trump áp đặt.
Quyết định hủy bỏ sắc thuế số của ông Carney được xem là một sự nhượng bộ đúng theo yêu cầu của Tổng thống Trump, và bản thân ông Carney dường như cũng không mấy thiết tha bảo vệ sắc thuế này (cho dù động thái đó khiến ông mất đi một phần đòn bẩy thương lượng).
Theo các quan chức hiểu rõ lập trường của chính phủ Canada, việc hủy bỏ sắc thuế ngay sau khi ông Trump bày tỏ thái độ giận dữ được coi là mức giá nhỏ phải trả để đổi lấy lợi ích lớn hơn trong việc giải quyết cuộc đối đầu thuế quan.
Mức thuế dịch vụ số 3% của Canada đã được ban hành từ năm ngoái, nhưng phải đến ngày 30/6, các khoản nộp đầu tiên mới bắt đầu được thu. Do thuế này áp dụng hồi tố, các công ty Mỹ đã chuẩn bị nộp khoảng 2,7 tỷ USD cho chính phủ Canada - theo một nhóm vận động đại diện cho các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ.
Cũng cần lưu ý rằng, sắc thuế này không phải là chính sách của chính phủ Carney, mà do người tiền nhiệm là Thủ tướng Justin Trudeau đưa ra. Lâu nay, Mỹ đã liệt sắc thuế này vào danh sách các yếu tố "gây khó chịu" trong quan hệ thương mại song phương.
Ông Trump và ông Carney, trong cuộc điện đàm hôm 29/6, đã đồng ý gác lại tranh chấp về thuế số và nối lại đàm phán, với mục tiêu đạt được một thỏa thuận trước ngày 21/7 - mốc thời gian mà họ đã thống nhất trong cuộc gặp tại Alberta đầu tháng này, bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 ở Kananaskis.
Điều đang bị đặt cược là một trong những mối quan hệ thương mại quan trọng nhất của nước Mỹ. Canada hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ - có khi giữ vị trí số một, tùy theo giá dầu - và Mỹ là đối tác thương mại hàng đầu của Canada. Cả hai nước, cùng với Mexico, từng nằm trong một hiệp định thương mại tự do (NAFTA), nhưng hiệp định này giờ đây về cơ bản đã bị đình chỉ.
Tổng thống Trump đã áp mức thuế 25% đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Canada, và giống như nhiều quốc gia khác, Canada cũng đang phải chịu mức thuế 50% đối với mặt hàng thép và nhôm xuất khẩu sang Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo về vấn đề thuế quan, tại Nhà Trắng ngày 27/6/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Với Thủ tướng Carney - người đã xây dựng được mối quan hệ tích cực với ông Trump kể từ khi nhậm chức hồi tháng 4 - thì quyết định đình chỉ thu thuế dịch vụ số là một lựa chọn có thể chấp nhận được, nhất là khi khoản thu từ sắc thuế này cũng không quá đáng kể.
"Đây là một phần trong bức tranh đàm phán lớn hơn", ông Carney nói với báo giới tại Ottawa ngày 30/6. "Chúng tôi đã dự liệu rằng thuế số sẽ trở thành một phần của thỏa thuận cuối cùng, theo nghĩa rộng hơn".
Tuy nhiên, những yêu cầu khác của ông Trump có thể sẽ khó để ông Carney chấp thuận hơn. Ngoài việc từng đề cập nửa đùa nửa thật đến chuyện muốn "sáp nhập Canada" thành một tiểu bang của nước Mỹ, ông Trump còn đưa ra yêu sách giảm bảo hộ đối với thị trường sữa và ngành tài chính của Canada - những điều kiện được ông xem là các nhượng bộ cần thiết trong khuôn khổ đàm phán.
Những yêu sách này, nếu được đáp ứng, sẽ gây ra xáo trộn sâu sắc cho nền kinh tế và đời sống chính trị của Canada, và vì thế sẽ rất khó để ông Carney chấp nhận lùi bước.
Đồng USD lao dốc kỷ lục kể từ 1973: Cảnh báo mới nhất về vị thế tài chính Mỹ? Đồng tiền của Mỹ đã tiếp tục lao dốc ngay cả khi Tổng thống Trump đã rút lại các đe dọa thuế quan và thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi sau đợt sụt giảm đầu năm nay. Đồng USD vừa trải qua 6 tháng đầu năm tồi tệ nhất kể từ khi hệ thống Bretton Woods chấm dứt vào năm 1973. Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tòa án Pháp tuyên trắng án cựu Thủ tướng và hai Bộ trưởng Y tế trong vụ điều tra Covid-19

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi về trận lũ quét ở bang Texas của Mỹ

'Ván cờ ngoại giao' của EU giữa hai siêu cường Mỹ - Trung

Nhiều binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ bị tử vong vì ngạt khí trong hang động tại Iraq

Khai mạc Kỳ họp thứ 47 Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO

Tổng thống Putin sa thải Bộ trưởng Giao thông Nga

Mỹ và EU có khả năng đạt được thỏa thuận thuế quan dưới 10%

Hãng kim hoàn Trung Quốc đối đầu đế chế Cartier

Lại xả súng ở Mỹ khiến 3 người tử vong và 10 người bị thương

Phòng không Ukraine lung lay: Hậu quả nghiêm trọng do đóng băng viện trợ từ Mỹ

Hàn Quốc phát tiền cho toàn dân chi tiêu

UAV Ukraine tấn công cơ sở dầu khí Nga và nhà máy liên quan tới quân đội gần Moskva
Có thể bạn quan tâm

Từ "cái bóng sau lưng chồng" đến nữ đại gia nông nghiệp 26 nghìn tỷ: Cú lột xác ngoạn mục khiến cả showbiz "câm nín"
Sao châu á
11:19:33 08/07/2025
Ung thư móng dễ bị bỏ qua
Sức khỏe
11:15:09 08/07/2025
Quần shorts rộng, kiểu quần slouchy chic thoải mái của mùa hè 2025
Thời trang
11:14:21 08/07/2025
Danh sách tài lộc tháng 7: 4 con giáp được Thần Tài ưu ái, thở thôi cũng ngửi thấy mùi tiền
Trắc nghiệm
11:04:49 08/07/2025
Bất chấp "đu trend" ghép ảnh AI bị CSGT xử phạt, 1 Á hậu Việt gây phẫn nộ
Sao việt
10:51:48 08/07/2025
Squid Game 3 gây sốt toàn cầu, kết thúc ám ảnh khiến khán giả tranh cãi?
Phim châu á
10:51:15 08/07/2025
Texas chìm trong trận lũ kinh hoàng, cảnh báo thời tiết bị "tố" không hiệu quả!
Tin nổi bật
10:37:45 08/07/2025
Cách thiết kế góc làm việc trong phòng ngủ tối ưu hóa không gian, giúp cải thiện giấc ngủ
Sáng tạo
10:28:05 08/07/2025
Shark Bình nổi điên vì phát ngôn "cho vợ 1 tỷ/tháng", bị gán ghép trắng trợn!
Netizen
10:23:44 08/07/2025
6 mẹo an toàn giúp giảm đau lưng khi mang thai
Kiến thức giới tính
09:46:26 08/07/2025