EU hoãn cuộc họp trù bị với Mỹ để phản đối thỏa thuận tàu ngầm với Australia

Hai nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho biết đại sứ các nước của khối này đã hoãn cuộc họp trù bị cho một hội đồng thương mại và công nghệ mới được thiết lập giữa EU và Mỹ dự kiến diễn ra vào ngày 29/9 để phản đối thỏa thuận tàu ngầm giữa WashingtonCanberra, sau khi Australia từ bỏ hợp đồng tàu ngầm với Pháp.

EU hoãn cuộc họp trù bị với Mỹ để phản đối thỏa thuận tàu ngầm với Australia - Hình 1
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian (phải) và người đồng cấp Australia Marise Payne trong cuộc họp báo chung công bố thoả thuận mua tàu ngầm giữa hai nước, tại Sydney (Australia) ngày 19/12/2016. Ảnh: AFP/TTXVN

Một tài liệu trong chương trình nghị sự công khai cũng cho thấy cuộc họp giữa 27 phái viên của EU đã bị rút lại, nhưng không đưa ra lý do. Hai nhà ngoại giao cho hay Ủy ban châu Âu (EC) đã yêu cầu hoãn cuộc họp này.

Theo kế hoạch trước đó, cuộc họp của Hội đồng EU-Mỹ mới ra đời, được công bố tại một hội nghị thượng đỉnh xuyên Đại Tây Dương vào tháng 6, sẽ diễn ra ở Pittsburgh thuộc bang Pennsylvania, miền Đông nước Mỹ.

Tuần trước, Mỹ, Anh và Australia đã công bố thiết lập mối quan hệ đối tác an ninh ba bên, có tên gọi AUKUS, ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Theo quy định của AUKUS, Washington và London sẽ cung cấp cho Canberra công nghệ và năng lực triển khai các tàu ngầm hạt nhân. Trong khuôn khổ AUKUS, Anh và Mỹ cam kết cung cấp cho hải quân Australia công nghệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Australia đã từ bỏ hợp đồng mua 12 tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường trị giá 66 tỷ USD với Pháp để ủng hộ AUKUS, động thái khiến Paris tức giận. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho rằng đây là “sự phản bội” sau khi nước này đã xây dựng một quan hệ tin cậy với Australia

Cũng trong ngày 21/9, Đức cho rằng việc Australia từ bỏ hợp đồng tàu ngầm với Pháp là một lời cảnh tỉnh khác đối với EU trong việc củng cố quyền tự chủ của mình, đồng thời lưu ý rằng sẽ rất khó để xây dựng lại niềm tin đã mất sau động thái này.

Phát biểu với phóng viên trước thềm cuộc họp với những người đồng cấp ở Brussels (Bỉ), Bộ trưởng châu Âu của Đức Michael Roth nhấn mạnh: “Chúng ta không thể hoàn toàn dựa vào người khác, mà phải hợp tác. Chúng ta phải khắc phục những bất đồng (trong nội bộ EU) và có chung tiếng nói… Tất cả chúng ta cần ngồi xuống bàn thảo luận; niềm tin đã mất phải được gây dựng lại – và điều này rõ ràng sẽ không dễ dàng. Tuy nhiên, chúng ta muốn thực hiện việc đóng góp mang tính xây dựng”.

Trước đó, ngay sau khi AUKUS được công bố, người phát ngôn của EC Peter Stano cho biết vấn đề này sẽ được thảo luận trong nội bộ EU để đánh giá các tác động.

Lý do Australia rút khỏi thoả thuận tàu ngầm 65 tỉ USD với Pháp

Australia có nhiều lý do "chính đáng" để rút khỏi thoả thuận khủng với Pháp, nhưng tranh chấp giữa hai bên có thể sẽ cần được phân xử tại toà án.

Lý do Australia rút khỏi thoả thuận tàu ngầm 65 tỉ USD với Pháp - Hình 1
Công ty Naval Group của Pháp hạ thuỷ tàu ngầm thế hệ mới Suffren SSN, lớp Barracuda ngày 12/7/2019. Australia đã quyết định rút khỏi hợp đồng chế tạo 12 tàu ngầm lớp Barracuda với Naval Group. Ảnh: AFP

"Một nhát dao sau lưng", đó là cách Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian mô tả việc Australia xé bỏ thỏa thuận tàu ngầm trị giá h 65 tỉ USD với nước này, thay vào đó là thoả thuận tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Mỹ.

Tháng 6 năm nay, Australia đã phát tín hiệu rằng họ đang tìm kiếm một lối thoát cho hợp đồng khủng với Pháp, được ký vào năm 2016 với công ty DCNS (nay là Naval Group) để đóng 12 tàu ngầm diesel-điện Barracuda.

Video đang HOT

Trả lời một ủy ban của Thượng viện về các vấn đề với dự án, Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Greg Moriarty cho biết: "Tôi thấy rõ rằng chúng ta đang gặp phải những thách thức... trong 12-15 tháng qua". Ông Moriarty cho biết chính phủ đã xem xét các lựa chọn của mình, bao gồm cả những gì họ có thể làm nếu "không thể tiếp tục" thỏa thuận với Pháp.

Trước đó, vào tháng 4, chính phủ Australia đã từ chối ký hợp đồng cho giai đoạn tiếp theo của dự án tàu ngầm Pháp, cho Naval Group hạn đến tháng 9 này để tuân thủ các yêu cầu. Ngoài ra, có những thông tin cho rằng từ đầu năm nay Canberra đã tìm cách "duỗi" khỏi thoả thuận với Pháp.

Dưới đây là những lý do Australia muốn rút khỏi hợp đồng và điều gì có thể xảy ra tiếp theo - theo trang Politico.

An ninh mạng

Rắc rối bắt đầu xảy ra gần như ngay lập tức sau khi Canberra chọn nhà thầu Pháp thay vì ứng viên từ Đức và Nhật Bản vào tháng 4/2016.

Tháng 8 năm đó, trước khi thỏa thuận được chính thức ký kết nhưng sau khi nó được công bố, công ty DCNS (Naval Group) thừa nhận họ đã bị tấn công mạng, khiến 22.000 tài liệu liên quan đến khả năng chiến đấu của các tàu ngầm Scorpene đang được đóng ở Ấn Độ bị rò rỉ, làm dấy lên lo ngại về an ninh đối với dự án của Australia.

Bộ Quốc phòng Australia đã cảnh báo nhà chế tạo tàu ngầm rằng họ muốn dự án của mình được bảo vệ ở cấp cao nhất.

Và trong khi các chính trị gia từ Đảng Tự do trung hữu cầm quyền của Australia tìm cách hạ thấp tác động của vụ tấn công mạng nhằm vào tàu ngầm Barracuda, phe đối lập đã nhảy vào, đưa ra một số tiết lộ và kêu gọi đình chỉ các cuộc đàm phán với công ty Pháp.

Lý do Australia rút khỏi thoả thuận tàu ngầm 65 tỉ USD với Pháp - Hình 2
Tàu ngầm FS Suffren lớp Barracuda của Pháp. Ảnh: DGA

Ngân sách cạn kiệt

Mặc dù vậy, cuối năm đó, Australia đã ký thỏa thuận quốc phòng lớn nhất trong lịch sử nước này với DCNS, nhằm chế tạo 12 tàu ngầm diesel thông thường Shortfin Barracuda Block 1A.

Canberra được cho là đặc biệt quan tâm đến gói thầu của Pháp vì khả năng chuyển đổi tàu ngầm Barracuda từ động cơ diesel sang năng lượng hạt nhân - công nghệ vốn coi là "chất độc chính trị" sau thảm họa Fukushima ở Nhật Bản, nhưng chính phủ Australia tin rằng nó có thể trở nên dễ dàng hơn trong thời gian gần đây.

Dự án trên dự kiến tiêu tốn 50 tỷ đôla Australia - AUD (36,4 tỉ USD). Nhưng con số này kể từ đó đã tăng gần gấp đôi. Ở lần tính toán gần đây nhất, thoả thuận chế tạo các tàu Barracuda dự kiến có chi phí khoảng 90 tỉ AUD (65,5 tỉ USD).

Đó mới là chi phí khi chưa tính phí bảo trì. Từ tháng 11/2019, Bộ Quốc phòng đã báo cáo với một uỷ ban Thượng viện là Canberra sẽ phải chi 145 tỉ AUD (105,5 tỉ USD) trong suốt thời gian hoạt động của đội tàu ngầm Barracuda.

Và đó vẫn chưa phải là tất cả. Australia khẩn cấp cần tàu ngầm mới để thay thế 6 tàu ngầm lớp Collins đã cũ, dự kiến "nghỉ hưu" vào năm 2026. Nếu không có tàu ngầm, Australia có thể rơi vào trạng thái nhạy cảm trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc. Nhưng chiếc tàu ngầm Barracuda đầu tiên lại không thể được bàn giao cho đến tận năm 2035 hoặc muộn hơn, khi hoạt động chế tạo dự kiến kéo dài đến những năm 2050.

Để tránh khoảng trống đó, chính phủ Australia đầu năm nay tuyên bố sẽ đóng mới hoàn toàn 6 chiếc tàu ngầm lớp Collins với chi phí hàng tỉ đô-la.

Lý do Australia rút khỏi thoả thuận tàu ngầm 65 tỉ USD với Pháp - Hình 3
Tàu ngầm do Naval Group chế tạo. Ảnh: AFP

Trì hoãn các mốc thời gian

Một số trì hoãn cũng khiến dự án tàu ngầm bị đình trệ, Bộ quốc phòng Australia và Naval Group đã phải gia hạn nhiều mốc lớn trong hợp đồng.

Vào năm 2018, chính phủ Australia đã rất tức giận về việc trì hoãn ký kết một thỏa thuận đối tác chiến lược quan trọng về các tranh chấp liên quan đến bảo đảm và chuyển giao công nghệ, đến mức Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là Christopher Pyne được cho là đã từ chối gặp Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Pháp Florence Parly và các giám đốc điều hành Naval Group khi họ đến thăm Australia. Thỏa thuận cuối cùng được ký kết vào tháng 2/2019.

Vấn đề việc làm

Nhưng có lẽ điểm mấu chốt chính trong thương vụ đã bị huỷ bỏ là bất đồng về sự tham gia của ngành công nghiệp địa phương.

Khi công bố thỏa thuận với Pháp vào năm 2016, Thủ tướng Australia khi đó là Malcolm Turnbull nhấn mạnh các tàu ngầm Barracuda sẽ được chế tạo ở Australia, với 90% đầu vào là từ trong nước và duy trì 2.800 việc làm tại địa phương. Đây được xem như một nỗ lực để hỗ trợ chính phủ của ông trước cuộc bầu cử diễn ra vài tuần sau đó.

Nhưng lời hứa về hàng nghìn việc làm cho người Australia và lợi ích cho ngành công nghiệp địa phương đã sớm tan biến. Năm 2020, Naval Group điều chỉnh con số 90% đầu vào địa phương xuống còn 60%. Đến năm 2021, công ty của Pháp xoá bỏ điều khoản này với lý do ngành công nghiệp đóng tàu ngầm của Australia vẫn chưa phát triển.

"Kế hoạch B"

Rõ ràng là thỏa thuận tàu ngầm Pháp- Australia đã gặp khó khăn trong nhiều năm. Vậy điều gì đã khiến Canberra đến lúc này chính thức rút khỏi.

Nói một cách đơn giản, thì họ cần một giải pháp thay thế khả thi, như Bộ trưởng Quốc phòng Moriarty đã khéo trình bày trước Thượng viện vào tháng 6: "Tôi sẽ không gọi đó là Kế hoạch B, tôi muốn nói là lập kế hoạch dự phòng thận trọng".

Tham gia AUKUS, một liên minh mới giữa Australia - Mỹ - Anh sẽ giúp ba nước chia sẻ thông tin và công nghệ dễ dàng hơn, đồng thời mở đường cho Canberra sở hữu những chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên. Thủ tướng Scott Morrison hôm 16/9 cho biết, các tàu ngầm mới sẽ được đóng ở Adelaide, "với sự hợp tác chặt chẽ của Anh và Mỹ".

Rõ ràng là Paris không hài lòng với Australia, họ còn tức giận hơn với Mỹ.

Ngoại trưởng Pháp, Jean-Yves Le Drian cho biết động thái này gợi nhớ đến người tiền nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden: "Điều khiến tôi quan tâm cũng là hành vi của người Mỹ. Quyết định không đoán được, đơn phương và tàn bạo này dường như rất giống với những gì ông Trump từng làm. Các đồng minh không làm vậy với nhau. Điều đó là không thể chấp nhận".

Lý do Australia rút khỏi thoả thuận tàu ngầm 65 tỉ USD với Pháp - Hình 4
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian. Ảnh: AFP/Getty Images

Chuyện gì xảy ra tiếp theo

Thượng nghị sĩ Australia, Rex Patrick, một người chỉ trích dữ dội dự án tàu ngầm với Pháp, phát biểu với truyền thông địa phương rằng Canberra đã chi khoảng 2 tỷ AUD cho dự án. "Sẽ có một khoản chi phí để thoát ra. Nhưng chi phí để làm điều đó cơ bản là ít hơn đáng kể với việc tiếp tục theo đuổi", ông Patrick nói với ABC.

Ngoại trưởng Le Drian đã chỉ ra rằng Paris sẽ chống lại động thái của Canberra: "Chuyện này vẫn chưa kết thúc. Chúng ta có hợp đồng. Người Úc cần cho chúng ta biết cách họ rút khỏi nó. Chúng ta sẽ cần lời giải thích. Chúng ta có một thỏa thuận liên chính phủ được ký kết rất sôi nổi vào năm 2019, với các cam kết chính xác, kèm theo các điều khoản; làm thế nào để họ rút khỏi nó? "

Vào năm 2017, chính phủ Australia đã tiết lộ các điều khoản của một trong các hợp đồng với Naval Group, theo đó Canberra hoặc công ty Pháp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng "khi khả năng thực hiện thỏa thuận của một bên bị ảnh hưởng cơ bản bởi các sự kiện, hoàn cảnh hoặc vấn đề đặc biệt.

Liệu sự chậm trễ, chi phí vượt mức và những cam kết bị huỷ bỏ có dẫn đến "sự kiện ngoại lệ" như vậy hay không, dường như đây là một câu hỏi dành cho các tòa án.

Nếu Canberra quyết định rút, thì hợp đồng đã quy định: "Các bên sẽ tham khảo ý kiến để xác định xem có thể tìm thấy điểm chung để cho phép tiếp tục Thỏa thuận hay không. Nếu không tìm thấy điểm chung nào trong vòng 12 tháng, việc chấm dứt sẽ có hiệu lực sau 24 tháng kể từ khi nhận được của thông báo ban đầu để chấm dứt".

Thời điểm đó dường như trở nên rõ ràng với thông báo của liên minh AUKUS: Các nhà lãnh đạo cho biết họ sẽ làm việc trong 18 tháng tới để tìm ra cách tốt nhất cung cấp công nghệ cho các tàu ngầm hạt nhân mới của Australia - công nghệ mà cho tới nay Mỹ mới chỉ chia sẻ cho quốc gia duy nhất trên thế giới là Anh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người được Tổng thống Putin "chọn mặt gửi vàng" để đàm phán với UkraineNgười được Tổng thống Putin "chọn mặt gửi vàng" để đàm phán với Ukraine
13:59:37 15/05/2025
Mỹ tiến tới ngừng kê đơn thuốc chứa fluoride cho trẻ emMỹ tiến tới ngừng kê đơn thuốc chứa fluoride cho trẻ em
06:18:00 15/05/2025
Tiết lộ cuộc họp giờ chót của ông Putin trước đàm phán với UkraineTiết lộ cuộc họp giờ chót của ông Putin trước đàm phán với Ukraine
22:50:21 15/05/2025
Kịch bản 'buồn' cho các hãng xe nổi tiếng thế giới tại thị trường Trung QuốcKịch bản 'buồn' cho các hãng xe nổi tiếng thế giới tại thị trường Trung Quốc
07:32:24 15/05/2025
Julia Morley: từng bị tỷ phú Việt 'bùng kèo', suốt 9 năm ác cảm với người ViệtJulia Morley: từng bị tỷ phú Việt 'bùng kèo', suốt 9 năm ác cảm với người Việt
16:33:32 14/05/2025
Nga - Ukraine đi nước cờ đàm phán, xung đột sẽ chấm dứt sau 3 năm?Nga - Ukraine đi nước cờ đàm phán, xung đột sẽ chấm dứt sau 3 năm?
10:08:28 15/05/2025
Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắnẤn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn
22:54:09 14/05/2025
Cận cảnh khu biệt phủ hoành tráng của đại gia xây không phép, sắp bị phá dỡCận cảnh khu biệt phủ hoành tráng của đại gia xây không phép, sắp bị phá dỡ
08:40:19 15/05/2025

Tin đang nóng

Ảnh đế xuất thân cảnh sát bị bỏ thuốc, ép "yêu" đồng giới, phải lọc thận cả đời?Ảnh đế xuất thân cảnh sát bị bỏ thuốc, ép "yêu" đồng giới, phải lọc thận cả đời?
09:33:38 16/05/2025
Khai trừ đảng, buộc thôi việc giáo viên đưa người nhà vào trường đánh giáo viên khácKhai trừ đảng, buộc thôi việc giáo viên đưa người nhà vào trường đánh giáo viên khác
13:39:18 16/05/2025
Chủ tịch Công ty dược Sơn Lâm hối lộ hơn 71 tỷ đồng để trót lọt đưa thuốc vào bệnh việnChủ tịch Công ty dược Sơn Lâm hối lộ hơn 71 tỷ đồng để trót lọt đưa thuốc vào bệnh viện
11:24:33 16/05/2025
Căng: Điều tra khẩn Trần Kiều Ân và hơn 20 sao hạng A Trung Quốc, "công chúa Cello" bị liệt vào tội đặc biệtCăng: Điều tra khẩn Trần Kiều Ân và hơn 20 sao hạng A Trung Quốc, "công chúa Cello" bị liệt vào tội đặc biệt
13:15:29 16/05/2025
Cường Phạm đột ngột qua đời khi mới 31 tuổi, nguyên nhân khiến ai cũng đau lòng!Cường Phạm đột ngột qua đời khi mới 31 tuổi, nguyên nhân khiến ai cũng đau lòng!
10:20:21 16/05/2025
Hiền Hồ ẩn ý về chuyện bệnh tật hậu CEO nương tựa qua đời vì bệnh hiểm nghèoHiền Hồ ẩn ý về chuyện bệnh tật hậu CEO nương tựa qua đời vì bệnh hiểm nghèo
13:36:20 16/05/2025
Quế Trân tuổi 44 'buông xuôi' trong căn hộ biệt phủ Quận 9, sắc vóc gây bất ngờQuế Trân tuổi 44 'buông xuôi' trong căn hộ biệt phủ Quận 9, sắc vóc gây bất ngờ
13:44:13 16/05/2025
2 người Việt vừa lọt vào danh sách Forbes 30 Under 30 Asia 2025 là ai?2 người Việt vừa lọt vào danh sách Forbes 30 Under 30 Asia 2025 là ai?
10:06:51 16/05/2025

Tin mới nhất

Hamas 'sẵn sàng hợp tác' nếu Mỹ gây sức ép với Israel chấm dứt xung đột

Hamas 'sẵn sàng hợp tác' nếu Mỹ gây sức ép với Israel chấm dứt xung đột

15:31:25 16/05/2025
Phát biểu với báo giới tại Thổ Nhĩ Kỳ, ông Rubio bày tỏ lo ngại về tình hình nhân đạo ở Gaza, khẳng định sẵn sàng chấp nhận một giải pháp thay thế để đưa viện trợ vào Gaza một cách nhanh chóng.
Tổng thống Putin miễn nhiệm tư lệnh lục quân Nga

Tổng thống Putin miễn nhiệm tư lệnh lục quân Nga

15:27:54 16/05/2025
Tư lệnh Lục quân Nga Oleg Salyukov rời chức và chuyển sang làm Phó thư ký Hội đồng An ninh Nga, theo sắc lệnh của Điện Kremlin.
Mỹ sẽ tổn thất nhiều tỉ USD vì khách du lịch nước ngoài giảm mạnh

Mỹ sẽ tổn thất nhiều tỉ USD vì khách du lịch nước ngoài giảm mạnh

15:22:45 16/05/2025
Mỹ đang trên đà tổn thất khoảng 12,5 tỉ USD doanh thu đến từ khách du lịch quốc tế trong năm 2025, theo AFP dẫn cảnh báo của nhóm đại diện các công ty du lịch và lữ hành hàng đầu nước này.
Iran khẳng định không phản đối việc Mỹ đầu tư vào nước này

Iran khẳng định không phản đối việc Mỹ đầu tư vào nước này

15:22:10 16/05/2025
Mỹ và Iran đã tiến hành 4 vòng đàm phán gián tiếp do Oman làm trung gian kể từ ngày 12/4 vừa qua. Đây là mức độ tiếp xúc cao nhất giữa hai nước kể từ khi ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân ký giữa Iran và các cường quốc vào năm 2...
Ngành quốc phòng Trung Quốc trải qua bước ngoặt tương tự DeepSeek

Ngành quốc phòng Trung Quốc trải qua bước ngoặt tương tự DeepSeek

15:20:39 16/05/2025
Chắc chắn, các nhà đầu tư sẽ phải chờ nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm, để theo dõi liệu các quốc gia đang phát triển có đặt thêm đơn hàng thiết bị quân sự từ Trung Quốc hay không.
Loạt hợp đồng lớn mà Tổng thống Trump công bố trong chuyến công du Trung Đông

Loạt hợp đồng lớn mà Tổng thống Trump công bố trong chuyến công du Trung Đông

14:55:40 16/05/2025
Số tiền đầu tư 600 tỷ USD còn bao gồm 20 tỷ USD mà công ty Saudi Arabia là DataVolt dành cho trung tâm dữ liệu AI và hạ tầng năng lượng tại Mỹ, cùng 80 tỷ USD tiền đầu tư công nghệ ở cả hai nước từ Google, DataVolt, Oracle, Salesforce, ...
Tổng thống Zelensky thừa nhận bị Mỹ gây sức ép nhiều hơn

Tổng thống Zelensky thừa nhận bị Mỹ gây sức ép nhiều hơn

14:55:19 16/05/2025
Tổng thống Zelensky cũng nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt từ Mỹ và châu Âu nên được coi là yêu cầu tối thiểu trong nỗ lực gây áp lực buộc Nga chấm dứt cuộc chiến chống lại Ukraine.
Con trai ông Trump nói Mỹ sẽ tích trữ 'một lượng Bitcoin khổng lồ'

Con trai ông Trump nói Mỹ sẽ tích trữ 'một lượng Bitcoin khổng lồ'

14:10:14 16/05/2025
Phát biểu tại một hội nghị lớn về tiền kỹ thuật số, ông Eric Trump - con trai Tổng thống Mỹ Donald Trump - cho rằng Mỹ sẽ thắng cuộc đua trong lĩnh vực này nhờ những chính sách giảm giá, tăng nguồn cung năng lượng.
APEC giải các bài toán về thương mại

APEC giải các bài toán về thương mại

13:49:19 16/05/2025
Một báo cáo đưa ra tại hội nghị dự báo khu vực này có mức tăng trưởng xuất khẩu chỉ 0,4% trong năm nay, giảm so với mức 5,7% năm ngoái, trong khi tăng trưởng GDP dự báo ở mức 2,6%, giảm so với mức dự báo trước đó là 3,3%.
Làn sóng Covid-19 mới ở châu Á

Làn sóng Covid-19 mới ở châu Á

13:20:22 16/05/2025
Một số quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á đang ghi nhận làn sóng gia tăng số ca nhiễm Covid-19, chủ yếu có triệu chứng nhẹ.
Đại học Harvard xoay xở vượt 'bão'

Đại học Harvard xoay xở vượt 'bão'

11:55:32 16/05/2025
Hôm qua (giờ VN), tiến sĩ Alan Garber, Hiệu trưởng Đại học Harvard, thông báo quyết định chi từ quỹ trường 250 triệu USD để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu trong năm tới, theo AP.
Ông Trump: 'Hòa đàm Ukraine sẽ không tiến triển cho đến khi tôi gặp ông Putin'

Ông Trump: 'Hòa đàm Ukraine sẽ không tiến triển cho đến khi tôi gặp ông Putin'

11:48:36 16/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng việc đàm phán hòa bình tại Ukraine sẽ không đạt tiến triển nếu ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa gặp nhau.

Có thể bạn quan tâm

Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đánh bại cả Lý Hải và Victor Vũ, chiếm top 1 phòng vé khiến ai cũng choáng

Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đánh bại cả Lý Hải và Victor Vũ, chiếm top 1 phòng vé khiến ai cũng choáng

Hậu trường phim

15:21:32 16/05/2025
Mưa Lửa - Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai bất ngờ dẫn đầu phòng vé ngày 16/5, vượt mặt cả hai bom tấn Việt đang cạnh tranh gay gắt.
Until Dawn - Vòng lặp chết chóc được nâng lên một tầm cao mới

Until Dawn - Vòng lặp chết chóc được nâng lên một tầm cao mới

Phim âu mỹ

15:09:48 16/05/2025
Bộ phim kinh dị chuyển thể từ tựa game cùng tên đã nâng cấp thể loại vòng lặp thời gian chết chóc lên một tầm cao mới.
MV Anh Tài "ghê" hơn Pickleball, fan 'cắn răng' thẩm nhạc, 'ăn theo' Anh trai?

MV Anh Tài "ghê" hơn Pickleball, fan 'cắn răng' thẩm nhạc, 'ăn theo' Anh trai?

Sao việt

15:09:04 16/05/2025
Nhóm nhạc B.O.F gồm 5 thành viên là Jun Phạm, BB Trần, S.T Sơn Thạch, Bùi Công Nam và Kay Trần chính thức trình làng MV debut No Fair. B.O.F là tập hợp 5 Anh Tài nổi bật của chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai.
Mỹ nữ Cbiz "xé luật" mặc hở đến mức bị đuổi khỏi thảm đỏ Cannes 2025 là ai?

Mỹ nữ Cbiz "xé luật" mặc hở đến mức bị đuổi khỏi thảm đỏ Cannes 2025 là ai?

Sao châu á

14:58:56 16/05/2025
Xuất hiện trên thảm đỏ ngày 1, mỹ nhân Cbiz mặc đầm xuyên thấu hở bạo, đi ngược hoàn toàn với yêu cầu thanh lịch, trang trọng của BTC Cannes năm nay.
Squid Game không có đối thủ, càng chê càng hot, "đè bẹp" phim Kim Soo Hyun

Squid Game không có đối thủ, càng chê càng hot, "đè bẹp" phim Kim Soo Hyun

Phim châu á

14:54:37 16/05/2025
Sự trở lại của phần 2 cùng với phần 3 sắp lên sóng, càng giúp thương hiệu Squid Game trở nên hot hơn bao giờ hết. Theo thống kê, đây vẫn là series phim được yêu thích nhất toàn cầu.
Sao nữ muốn làm Quán quân Em Xinh Say Hi: Giảm cân lột xác như búp bê, tất tay từ ca hát tới diễn xuất

Sao nữ muốn làm Quán quân Em Xinh Say Hi: Giảm cân lột xác như búp bê, tất tay từ ca hát tới diễn xuất

Nhạc việt

14:54:30 16/05/2025
Tại buổi lễ ra mắt 30 Em Xinh Miu Lê đã không ngần ngại mà tự tin khẳng định mục tiêu tối thượng tại chương trình là ngôi vị Quán quân.
Chiếc lightstick của G-Dragon có gì mà fan Việt sẵn sàng chi 10 triệu để sở hữu?

Chiếc lightstick của G-Dragon có gì mà fan Việt sẵn sàng chi 10 triệu để sở hữu?

Nhạc quốc tế

14:44:46 16/05/2025
Chiếc lightstick có hình dáng bông hoa cúc trắng của G-Dragon đang được fan Việt săn lùng trước thông tin ông hoàng K-pop sẽ về Việt Nam biểu diễn.
Nóng: Cuối cùng Justin Bieber đã chính thức lên tiếng về nghi vấn bị ông trùm Diddy lạm dụng tình dục!

Nóng: Cuối cùng Justin Bieber đã chính thức lên tiếng về nghi vấn bị ông trùm Diddy lạm dụng tình dục!

Sao âu mỹ

14:41:25 16/05/2025
Ngày 16/5, tờ Page Six đưa tin Justin Bieber đã thông qua người đại diện chính thức đưa ra phản hồi trước loạt tin đồn về mối quan hệ giữa nam ca sĩ và ông trùm Diddy.
Ông Lưu Bình Nhưỡng được giảm 1 năm tù, ông Lê Thanh Vân giữ nguyên mức án

Ông Lưu Bình Nhưỡng được giảm 1 năm tù, ông Lê Thanh Vân giữ nguyên mức án

Pháp luật

14:40:26 16/05/2025
Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng chỉ xin giảm nhẹ hình phạt, không kêu oan kháng cáo. Bị cáo Lê Thanh Vân và Nguyễn Văn Vương có đơn kháng cáo kêu oan.
Miss World 2025: Ý Nhi 'lạc trôi' giữa "rừng mỹ nhân", dư luận "chia phe"

Miss World 2025: Ý Nhi 'lạc trôi' giữa "rừng mỹ nhân", dư luận "chia phe"

Người đẹp

14:40:05 16/05/2025
Miss World 2025 đang bước vào giai đoạn cao trào, với sự đổ bộ của loạt nhan sắc đình đám đến từ các quốc gia trên thế giới. Đại diện Việt Nam Hoa hậu Ý Nhi đã và đang là chủ đề được cư dân mạng bàn luận rôm rả.
Sự trở lại ngoạn mục của tất cao cổ trong mùa hè 2025

Sự trở lại ngoạn mục của tất cao cổ trong mùa hè 2025

Thời trang

14:07:38 16/05/2025
Tất cao cổ không chỉ là một món phụ kiện mà còn là công cụ định hình phong cách, giúp bạn biến hóa từ nhẹ nhàng đến cá tính chỉ trong vài bước phối đồ. Chúng che khuyết điểm, tạo cảm giác đôi chân thon gọn và dễ dàng kết hợp với mọi loạ...