EU kêu gọi Trung Quốc giúp giải quyết khủng hoảng tị nạn
Liên minh châu Âu (EU) cho rằng sự giúp đỡ tài chính hay trợ giúp khác của Trung Quốc sẽ tạo thêm điều kiện giải quyết cuộc khủng hoảng di dân tại EU, nơi làn sóng người tị nạn từ Trung Đông đã trở nên quá tải.
Người tị nạn chờ bên trong một căn lều ở Văn phòng y tế và vấn đề xã hội Berlin, tại thủ đô Berlin, Đức ngày G5.1.2016 – Ảnh: Reuters
Theo hãng tin RIA (Nga) ngày 20.1, đại sứ EU tại Trung Quốc, Hans Dietmar Schweisgut phát biểu tại một cuộc họp báo về quan hệ của EU và Trung Quốc tại Bắc Kinh rằng “EU đánh giá cao vai trò tích cực của Trung Quốc trong việc tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria. Chúng tôi kỳ vọng vào sự hỗ trợ nhiều hơn nữa từ Trung Quốc, đặc biệt trong việc ứng phó với vấn đề người tị nạn”.
Theo ông, giúp đỡ tài chính hay bất kỳ sự trợ giúp khác từ Trung Quốc cũng rất quan trọng để giải quyết các tình huống liên quan đến cuộc khủng hoảng di dân ở châu Âu.
Về phần mình, đại sứ Hà Lan tại Trung Quốc, Ron Keller cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường nỗ lực giúp giải quyết những vấn đề mà châu Âu đang phải đối mặt. Được biết, Hà Lan hiện giữ chức chủ tịch EU.
“Cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc, có trách nhiệm quan tâm chăm sóc những người đã mất tất cả mọi thứ mà họ có: Nhà cửa, gia đình, quê hương đất nước và cả tương lai của mình. Vì vậy, bất cứ đóng góp nào có thể có của Trung Quốc cũng đều được hoan nghênh”, ông Keller nói. Ông lưu ý rằng tự thân EU cũng sẽ nỗ lực hơn nữa trong vấn đề này.
Theo Frontex, Cơ quan kiểm soát biên giới của châu Âu, trong năm 2015 đã có hơn 1,2 triệu người di cư đến EU. Ủy ban châu Âu công báo số liệu cho biết cuộc khủng hoảng di dân hiện nay trên thế giới là lớn nhất kể từ sau Thế chiến II.
Video đang HOT
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Nước cờ chặn đường Mỹ của Tổng thống Putin tại Syria
Sau 3 tháng rưỡi tới tấp không kích ở Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tước mất thứ vũ khí hữu hiệu mà Mỹ muốn dùng để lật đổ chính quyền Bashar al-Assad: sức mạnh của quân nổi dậy.
Tổng thống Putin đã đi những nước cờ làm khó Mỹ tại Syria - Ảnh: Reuters
Nước tới chân... vẫn cãi
25.1 tới là ngày đã được lên lịch sẵn cho cuộc đàm phán hòa bình Syria diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ), báo Washington Post đưa tin. Tuy nhiên cho tới giờ phút này, Mỹ và Nga vẫn đang tranh cãi về danh sách khách mời.
Nga, cùng với chính quyền Syria chống lại danh sách Mỹ đưa ra - trong đó bao gồm những lực lượng nổi dậy chống chính quyền Syria - bảo rằng Nga và Syria không thương lượng với "khủng bố". Mặt khác, Nga muốn Mỹ phải chấp nhận thêm những lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad và cả lực lượng người Kurd ở Syria.
Ngoại trưởng Nga và Mỹ trong ngày hôm nay 20.1 phải gặp nhau ở Zurich (Thụy Sĩ), cố gắng thu hẹp bất đồng.
Nhưng cho dù họ có làm được điều đó thì một cuộc thương lượng hòa bình vào giờ phút này sẽ không còn mấy ý nghĩa cho Mỹ, theo nhận định của bà Lina Khatib thuộc tổ chức tư vấn chính sách ở Paris (Pháp) mang tên Sáng kiến cải cách Ả Rập.
Chưa thấy dấu hiệu tích cực nào để chiến tranh Syria kết thúc - Ảnh: Reuters
Đổi giọng
33 tổ chức nổi dậy ở Syria đã bắt tay nhau tuyên bố không tham gia đàm phán nếu Nga và Syria không đáp ứng yêu sách của họ: ngưng không kích, thả tù nhân chính trị và đưa hàng viện trợ tới các thành phố yêu cầu. Các tổ chức này cũng đòi phải làm rõ chương trình nghị sự sẽ thương lượng.
Đến nay, chương trình này được cho là dựa trên một "công thức" mà Ngà và Mỹ cùng "pha" hồi năm 2012. Lúc đó, các lực lượng nổi dậy ở Syria đang trên đà thắng thế. Chương trình nghị sự sau đó đã được "nêm" thêm kha khá "gia vị" để thỏa "gu" của một số nước lớn sau một cuộc họp tại Vienna (Áo) hồi cuối năm vừa qua.
Dưới áp lực của Nga, văn bản của cái công thức kể trên không đề cập rõ ràng về yêu sách mà Mỹ luôn nhấn mạnh: Tổng thống Syria phải từ chức. Tuy nhiên phía Mỹ và lực lượng nổi dậy thân Mỹ trước đây luôn nói đó là mục tiêu của họ khi đàm phán.
Bốn năm sau, với tình hình đã rất khác ở Syria: quân chính phủ, với sự hỗ trợ tích cực của Nga đang thắng lợi liên tục ở các mặt trận miền bắc, miền nam, miền trung, rõ ràng ông Assad thấy áp lực rời chiếc ghế quyền lực ngày càng nhẹ tênh. Ngay cả bản thân Mỹ cũng đã hạ giọng đáng kể, không còn khăng khăng đòi Assad phải ra đi như trước nữa.
Và trong bối cảnh như thế, cả Nga và Syria đều không tỏ bất kỳ một dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ nhượng bộ, cả trước và trong khi diễn ra đàm phán.
Còn ai mà thương lượng?
Cứ cho là cuộc đàm phán sẽ sẽ có thể bắt đầu, Mỹ mong đợi sẽ thương lượng được điều gì?
Nếu như ở thời điểm 4 năm trước, Mỹ có thể vịn vào sự thắng thế của các lực lượng nổi dậy thân Mỹ mà ép Nga và Syria phải nhượng bộ thì đến nay Mỹ đã không thể làm điều đó.
Các cuộc dội bom của máy bay Nga đã tiêu diệt đáng kể lực lượng thân Mỹ chống đối chính quyền Syria- Ảnh: AFP
Một mặt khác, theo nhận định của bà Lina Khatib, sự trì hoãn đàm phán hòa bình Syria sẽ có lợi cho Nga, nước đang muốn "câu giờ" để có thêm thời gian tấn công các lực lượng đối lập chống chính phủ Syria. Tới khi các lực lượng này chẳng còn sức nặng nào, ông Putin sẽ trưng cho thế giới thấy ở Syria chẳng còn ai mà thương lượng cùng! Và tất nhiên trong bối cảnh đó, ông Assad hay một chính quyền thân Nga khác sẽ không có lý do gì mà không tiếp tục trụ vững ở đây, dưới sự ủng hộ nhiệt tình của Nga.
Phát ngôn viên Liên hiệp quốc, ông Farhan Haq hồi đầu tuần đã nói rõ rằng đặc sứ Liên hiệp quốc về Syria, ông Staffan de Mistura sẽ không phát thư mời dự hòa đàm ở Geneva cho tới khi nào Mỹ và Nga chưa thống nhất được những lực lượng đối lập nào sẽ được mời. Và ông cũng tuyên bố không loại trừ khả năng mốc 25.1 là không thể
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Tổng thống Putin dọn đường để Tổng thống Assad ra đi Những phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phỏng vấn trên báo Bild (Đức) mới đây cho thấy Nga đã sẵn sàng cho một giải pháp chính trị không có tổng thống Syria, Bashar al-Assad. Tổng thống Putin đã đưa ra cái nhìn khác hơn về sự hỗ trợ của Nga dành cho chính quyền Syria hiện tại, trong cuộc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động thái đặc biệt của Mỹ sau khi đàm phán Nga - Ukraine bế tắc

Tai nạn liên hoàn, giải đua xe đạp danh giá buộc phải tạm dừng

Ông Putin lần đầu lên tiếng sau đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Nga tấn công UAV lớn chưa từng có vào Ukraine

Ukraine tìm "điểm mù" trên phòng tuyến Nga để tái xuất mặt trận Kursk

Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 của Nga

4 điều kiện then chốt để ông Trump dỡ bỏ trừng phạt Syria

Điện Kremlin lên tiếng sau khi ông Trump "chốt" điện đàm với ông Putin

Tranh cãi tính năng tàng hình của F-35 Mỹ sau vụ suýt bị Houthi bắn hạ

Tàu hải quân Mexico đâm vào cầu Brooklyn

Nữ sinh 13 tuổi bị lao đâm trúng trong giờ thể dục

Bức xúc với mệnh lệnh "vô nghĩa", chỉ huy đơn vị tinh nhuệ Ukraine từ chức
Có thể bạn quan tâm

Mái nhà rêu xanh đẹp như tranh ở Hà Giang
Du lịch
13:12:32 19/05/2025
Haaland còn kém xa Ronaldo, Messi
Sao thể thao
13:02:40 19/05/2025
2 tảng đá lớn từ trên núi lăn xuyên nhà dân
Tin nổi bật
13:02:35 19/05/2025
Ái nữ của "ông trùm truyền thông" nghìn tỷ đầu tiên ở Việt Nam: Tốt nghiệp ĐH Oxford danh giá, 17 tuổi sáng lập quỹ từ thiện xây cầu khắp mọi miền Tổ quốc
Netizen
13:01:30 19/05/2025
Thu Quỳnh nói gì khi bị chê "lên đồng" như My Sói, gây ức chế ở phim VTV?
Sao việt
12:56:04 19/05/2025
Làm sườn xào chua ngọt mãi cũng chán, đem cháy tỏi được món vừa ngon lại đánh bay nồi cơm
Ẩm thực
12:28:44 19/05/2025
Đậu đen làm đẹp da như thế nào?
Làm đẹp
12:10:15 19/05/2025
6 nguyên tắc vàng khi thiết kế phòng khách
Sáng tạo
11:26:20 19/05/2025
Chỉ vì 1 đôi hoa tai, mỹ nhân 17 tuổi bị lộ gia thế khủng, hóa ra là "công chúa hào môn" trong truyền thuyết
Sao châu á
11:18:56 19/05/2025
Bất chấp lục đục gia đình, tài sản của vợ chồng Beckham tăng vọt, sắp đuổi kịp Quốc vương Anh
Sao âu mỹ
11:14:10 19/05/2025