EU ra cảnh báo cứng rắn nếu đàm phán với Mỹ thất bại
Ngày 8/5, Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo sẽ nhắm mục tiêu áp thuế đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ có tổng trị giá 95 tỷ euro (107 tỷ USD) nếu các cuộc thương thuyết với nhóm đàm phán của Chính phủ Mỹ không thể ngăn một cuộc chiến thương mại.
Cờ Liên minh châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Đầu tháng 2 năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% đối với thép, nhôm và ô tô nhập khẩu vào nước này. Đáp lại, EU đã lập danh sách các sản phẩm dự kiến đán.h thuế với hàng hóa từ Mỹ có tổng trị giá 21 tỷ euro, nhưng sau đó đã tạm dừng động thái trả đũa này cho đến ngày 14/7 để có thời gian đàm phán.
Tuy nhiên, trong diễn biến mới nhất ngày 8/5, EU công bố danh sách áp thuế dài 218 trang nhằm gia tăng áp lực buộc Mỹ phải đạt được một thỏa thuận trong tiến trình đàm phán. Danh sách này liệt kê tất cả các sản phẩm mà EU có thể nhắm tới, bao gồm máy bay, ô tô, tóc giả, các loại hạt, trái cây, nhựa, hóa chất và thiết bị điện do Mỹ sản xuất. Danh sách cũng đề cập đến rượu whisky bourbon – loại rượu đã bị loại khỏi danh sách các biện pháp trả đũa đầu tiên nhằm bảo vệ rượu vang và rượu mạnh châu Âu khỏi nguy cơ bị trả đũa.
Một quan chức cấp cao của EU cho biết máy bay và ô tô là hai mặt hàng có giá trị lớn nhất trong danh sách, lần lượt có giá trị là 10,5 tỷ euro và hơn 12 tỷ euro. Nhựa và hóa chất trị giá 12,9 tỷ euro.
Video đang HOT
EU khẳng định rằng nếu Tổng Trump không “xuống thang”, khối này sẽ chuẩn bị thực hiện các biện pháp cực đoan hơn, bao gồm cả việc nhắm vào các công ty công nghệ lớn của Mỹ.
Ủy ban châu Âu (EC) cho biết họ sẽ đồng thời đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan mạnh đối với EU.
Dù vậy, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tái khẳng định quyết tâm của EU đạt được một kết quả trong quá trình đàm phán với Mỹ nhằm tránh việc áp thuế gây tác động không nhỏ với cả hai bên và hơn hết là vì lợi ích của người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp ở cả hai bờ Đại Tây Dương.
IMF đán.h giá hội nghị mùa Xuân với WB mang tính xây dựng
Ngày 25/4, người đứng đầu Quỹ Tiề.n tệ Quốc tế (IMF) đán.h giá Hội nghị mùa Xuân IMF-Ngân hàng Thế giới (WB) diễn ra trong tuần này tại Washington đã thể hiện "tinh thần mang tính xây dựng", giữa lúc bất ổn kinh tế toàn cầu gia tăng do các chính sách thuế quan cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva. Ảnh: THX/TTXVN
Đán.h giá về hội nghị, Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giảm thiểu những yếu tố bất ổn, thúc đẩy cải cách và củng cố tăng trưởng trong "thời điểm khó khăn". Đồng thời, họ cũng thể hiện tinh thần sẵn sàng cùng nhau hợp tác để ứng phó với những thách thức mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt.
Bà Georgieva cho rằng các nhà lãnh đạo chính trị đã nhận ra rằng sự bất ổn thương mại hiện tại là thời điểm "để tự sắp xếp lại công việc nội bộ" thông qua việc giải quyết các cải cách bị trì hoãn, tăng cường khả năng phục hồi của nền kinh tế, thúc đẩy năng suất và cải thiện triển vọng tăng trưởng. Bà thừa nhận: "Chúng ta vẫn đang trải qua một giai đoạn khá khó khăn. Tuy nhiên, khi mọi người ngồi lại với nhau, những chính sách trừu tượng trở nên gần gũi và mang tính nhân văn hơn. Và điều đó tạo ra một sự khác biệt trong các cuộc đối thoại".
Cùng ngày, ông Indermit Gill, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB), cảnh báo rằng sự bất ổn thương mại gia tăng đang làm trầm trọng thêm gánh nặng nợ nần và tình trạng tăng trưởng trì trệ mà các thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển phải đối mặt. Tuy nhiên, ông cho rằng việc các quốc gia này chủ động cắt giảm thuế quan có thể mang lại một cú hích tăng trưởng đáng kể.
Ông Gill cho biết giới kinh tế toàn cầu đang nhanh chóng hạ dự báo tăng trưởng đối với các nền kinh tế phát triển và có phần chậm hơn đối với các nước đang phát triển, ít nhất là trong thời điểm hiện tại. Nguyên nhân chính là do làn sóng thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục công bố.
IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế đối với Mỹ, Trung Quốc và hầu hết các quốc gia, đồng thời cảnh báo rằng xung đột thương mại leo thang sẽ tiếp tục kìm hãm đà tăng trưởng toàn cầu. Tổ chức này dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 chỉ đạt 2,8%, thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1. Ông Gill cho biết sự đồng thuận của các nhà kinh tế toàn cầu cho thấy những điều chỉnh giảm đáng kể trong dự báo tăng trưởng và thương mại. Các chỉ số về sự bất ổn, vốn đã ở mức cao hơn nhiều so với một thập kỷ trước, cũng đã tăng vọt sau các động thái thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump vào ngày 2/4.
So với các cú sốc kinh tế trước đây, trong đó có cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và đại dịch COVID-19, ông Gill nhận định cú sốc hiện tại là kết quả từ chính sách của chính phủ, đồng nghĩa với việc điều này cũng có khả năng bị đảo ngược. Ông chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ tiếp tục kìm hãm tăng trưởng ở các thị trường mới nổi. Thương mại toàn cầu hiện được dự báo chỉ tăng trưởng 1,5% - thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng 8% trong những năm 2000.
Ông Gill cũng cảnh báo rằng mức nợ cao hiện tại đồng nghĩa với việc một nửa trong số khoảng 150 quốc gia đang phát triển và thị trường mới nổi đang hoặc có nguy cơ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ. Tỷ lệ này đã tăng gấp đôi so với năm 2024 và có thể tiếp tục gia tăng nếu kinh tế toàn cầu suy thoái. Ông nhấn mạnh nếu tăng trưởng toàn cầu và thương mại đều chững lại trong khi lãi suất vẫn duy trì ở mức cao, nhiều quốc gia - trong đó có cả những nước xuất khẩu hàng hóa - sẽ rơi vào tình trạng nợ nần.
Lời khuyên của ông Gill dành cho các nước đang phát triển là nhanh chóng và khẩn trương đàm phán các thỏa thuận với Mỹ để giảm thuế quan của chính họ và tránh các mức thuế cao của Mỹ, đồng thời mở rộng các mức thuế thấp hơn cho các quốc gia khác. Ông cho rằng đây là thời điểm thích hợp để thực hiện điều này, khi áp lực từ Mỹ có thể làm giảm sự phản đối trong nước. Các mô hình của WB cho thấy những động thái như vậy có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách đáng kể.
Tương tự, Ủy ban Tài chính và tiề.n tệ quốc tế (IMFC) thuộc IMF cùng ngày đã bày tỏ lo ngại rằng căng thẳng thương mại có thể làm suy yếu ổn định tài chính toàn cầu, gây bất ổn thị trường và rủi ro tài chính. IMFC đồng thời tái khẳng định vai trò trung tâm của IMF trong việc hỗ trợ các nước thành viên vượt qua khó khăn. Ủy ban này cũng kêu gọi điều chỉnh hạn ngạch và cổ phần để phản ánh đúng vị thế kinh tế của các quốc gia. Chủ tịch IMFC, đồng thời là Bộ trưởng Tài chính Saudi Arabia (Ảrập Xêút) Mohammed Al-Jadaan, nhấn mạnh ưu tiên giải quyết các lỗ hổng nợ, nhất là ở các nước thu nhập thấp.
Trong diễn biến khác, cũng trong ngày 25/4, Ủy ban chỉ đạo của WB đã thông qua kế hoạch của thể chế này này trong việc nghiên cứu các phương án mở rộng khả năng tiếp cận năng lượng, bao gồm cả tiềm năng tài trợ cho năng lượng hạt nhân. Theo đó, ủy ban này đã kêu gọi WB nỗ lực đảm bảo khả năng tiếp cận năng lượng cho 300 triệu người dân châu Phi từ nay đến năm 2030, đồng thời nhất trí mục tiêu phân bổ 45% khoản vay cho hoạt động khí hậu vào năm 2026. Đáng chú ý, tuyên bố của ủy ban cũng bày tỏ ủng hộ chiến lược về giới của WB và kêu gọi nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy bình đẳng giới.
EU siết chặt quy định an toàn đồ chơi Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu vừa đạt được thỏa thuận sơ bộ về quy định mới nhằm nâng cao tiêu chuẩn an toàn đối với đồ chơi lưu hành trên thị trường chung của Liên minh châu Âu (EU). Quy định này không chỉ củng cố những tiêu chuẩn an toàn hiện hành,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phản ứng của Ukraine với đề xuất đàm phán trực tiếp của ông Putin

Đảng cầm quyền PPP khôi phục tư cách ứng cử viên tổng thống cho ông Kim Moon Soo

Cuba giành lợi thế trong cuộc chiến bảo vệ thương hiệu xì gà Cohiba

Xung đột Hamas - Israel: Ai Cập, Palestine thảo luận về thỏa thuận ngừng bắ.n và kế hoạch tái thiết Gaza

Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D. Trump hoan nghênh kết quả đàm phán với Trung Quốc

Đàm phán Mỹ - Trung tại Geneva: Cơ hội hạ nhiệt chiến tranh thương mại?

Nga đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào ngày 15/5

Giới đầu tư theo dõi đàm phán Mỹ - Trung tại Thụy Sỹ

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Những tính toán chiến lược trong chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Trump

Tổng thống Putin: Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine mà không có điều kiện tiên quyết

Thái Lan chống lừ.a đả.o xuyên biên giới: Cuộc chiến chưa có hồi kết?
Có thể bạn quan tâm

Con gái kể 'Ngày của mẹ' cuối cùng được ở bên Phi Nhung
Sao việt
23:04:10 11/05/2025
Bruno Fernandes lên kế hoạch chia tay MU trước cuộc họp của Al Hilal
Sao thể thao
23:01:53 11/05/2025
Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên
Sao âu mỹ
23:00:13 11/05/2025
'Lậ.t mặ.t 8' của Lý Hải cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng
Hậu trường phim
22:56:28 11/05/2025
Châu Nhuận Phát 'tỏ thái độ' khi người hâm mộ xin chụp ảnh
Sao châu á
22:46:22 11/05/2025
MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai
Tv show
22:41:21 11/05/2025
Bị nói đán.h bản quyền VTV, nhạc sĩ Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình phản pháo
Nhạc việt
22:29:41 11/05/2025
Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gâ.y số.c khi vạc.h trầ.n chuyện 18
Nhạc quốc tế
22:23:36 11/05/2025
Tây Ninh: Giải cứu thai phụ rơi xuống giếng sâu 20 m
Tin nổi bật
22:02:32 11/05/2025
Thấy nhà tôi mới mua được ô tô, mấy bà hàng xóm hết bịa chuyện đỗ xe lấn chiếm rồi lại đồn thổi con gái tôi cặp kè đại gia mới lắm tiề.n thế
Góc tâm tình
21:59:42 11/05/2025