Facebook không thay đổi được Australia
Dù đã đưa ra nhiều động thái nhằm đáp trả lại đạo luật mới của Australia, Mark Zuckerberg vẫn không thuyết phục được nước này bãi bỏ luật.
Vào tháng 4/2020, chính phủ Australia đã đưa ra một dự luật yêu cầu Facebook và Google phải trả tiền khi sử dụng tin tức trên báo chí, các hãng tin tại quốc gia này.
Lý do là 2 gã khổng lồ công nghệ tại Mỹ đã kiếm được rất nhiều tiền quảng cáo khi hiển thị tin tức từ Australia lên nền tảng của họ. Ước tính khoảng 2,7 tỷ USD đối với Google và 1,4 tỷ USD đối với Facebook. Do đó, các quan chức truyền thông nước này muốn họ phải trả lại 10% doanh thu quảng cảo.
Không chỉ tại Mỹ, Google và Facebook cũng bị chính phủ Australia nhằm vào.
Trước tình hình này, Mark Zuckerberg và Josh Frydenberg, Bộ trưởng Ngân khố Australia đã cùng ngồi vào bàn họp để giải quyết những mâu thuẫn giữa 2 bên.
“Mark không thuyết phục được chúng tôi nhân nhượng”, Frydenberg chia sẻ trên chương trình “Insider” của đài ABC Australia vào ngày 1/1. Ông cho biết vị tỷ phú này đã cố gắng nói về những điểm quan trọng sẽ ảnh hưởng đến Facebook nếu luật được ban hành.
Tuy nhiên, Fryndenberg khẳng định những trao đổi trong cuộc họp không thể thay đổi được quyết định của chính phủ, mà chỉ là những “thảo luận mang tính xây dựng” cho luật mới.
Video đang HOT
Trước đó, 2 gã khổng lồ công nghệ đã đưa ra những động thái nhằm đáp trả lại Australia nếu họ thông qua đạo luật.
Cụ thể, Facebook đe dọa chặn người dùng tại Australia chia sẻ tin tức lên nền tảng của mình. Trong khi đó, Google cho biết họ có thể loại bỏ công cụ tìm kiếm của mình khỏi thị trường Úc.
Theo Bloomberg, đạo luật mới được tạo ra nhằm hỗ trợ cho ngành công nghiệp truyền thông trong nước. Trong đó có công ty News Corp của ông “trùm” truyền thông Rupert Mudoch vốn đã phải vật lộn để thích ứng với nền kinh tế kỹ thuật số.
Facebook sẽ không yêu cầu Australia nhân nhượng, công ty này muốn giữ vững lập trường của mình.
Frydenberg cho biết ông vẫn chưa loại bỏ được Facebook và Google, 2 tập đoàn đang tạo ra sức ép đối với nền kinh tế truyền thông Australia. Tuy nhiên, ông tuyên bố sẽ không để họ “đe dọa”.
Trước sự cứng rắn của chính phủ Australia, Mỹ đã nỗ lực bảo vệ Facebook và Google bằng việc yêu cầu nước này bãi bỏ đạo luật. Họ đề nghị Australia có thể tìm một giải pháp hợp lý và tự nhiên hơn.
Bên cạnh đó, Bloomberg cho biết ông Scott Morrison, thủ tướng Australia, đã gặp CEO của Microsoft, Satya Nadella, để bàn về những thay đổi trong luật mới của nước này.
“Chúng tôi đang thảo luận kỹ càng với Google, Facebook và nhiều doanh nghiệp trong ngành khác. Đây không phải vấn đề có thể trao đổi chỉ trong một cuộc họp ngắn”, Frynderberg nhận định.
“Trong từng bước xây dựng luật, chúng tôi đều tham khảo ý kiến của các tập đoàn này. Tôi cho rằng những doanh nghiệp làm về truyền thông kỹ thuật số cần phải trả tiền cho nội dung họ đã sử dụng”, ông chia sẻ thêm.
Vì sao Google, Facebook mua tin tức khắp nơi nhưng kiên quyết từ chối Australia?
Theo ý kiến chuyên gia, cuộc chiến ở Australia thực ra xoay quanh quyền quyết định và vị thế đàm phán. Google và Facebook được hiểu là đang cố gắng duy trì vị thế trong quyết định chi trả cho báo chí.
Trong diễn biến mới đây, Google đe dọa sẽ vô hiệu hoá công cụ tìm kiếm của họ ở Australia, nếu chính phủ nước này phê duyệt luật buộc các công ty công nghệ phải trả tiền mua tin tức báo chí, thay vì dẫn lại miễn phí trên nền tảng như hiện tại.
Facebook, mạng xã hội xuất hiện cùng Google trong phiên điều trần của Thượng viện Australia hôm 22/1, cũng khẳng định đe dọa của mình. Facebook cho biết, họ sẽ không để người dùng Australia đăng hoặc chia sẻ tin tức báo chí nếu dự luật được thông qua.
2 công ty lập luận rằng, họ vốn đã hỗ trợ mảng báo chí bằng cách tạo thêm lưu lượng truy cập cho các trang. Google gần đây đã hủy một số website tin tức lớn của Australia trong các trang kết quả tìm kiếm để "thử nghiệm".
Đại diện Google (trong màn hình) trả lời chất vấn trong phiên điều trần của Thượng viện Australia hôm 22/1.
Điều đáng nói là việc trả tiền cho báo chí dường như không phải là vấn đề. Trong khi đấu tranh quyết liệt ở Australia, Google đã đồng ý trả tiền mua tin tức ở Pháp, trong một bộ khung thỏa thuận có khả năng mở rộng ra khắp Châu Âu.
Mới nhất từ ngày 26/1, Facebook đã bắt đầu triển khai Facebook News bên ngoài nước Mỹ, mang mô hình này đến Anh. Như vậy, Facebook sẽ trả tiền mua tin tức cho các cơ quan báo chí đối tác như Financial Times, Sky News, Channel 4 News, Telegraph, DC Thomson, Daily Mail, The Guardian, The Economist, The Independent, Wired, Vogue...
Mạng xã hội này hiện có kế hoạch đưa Facebook News đến nhiều quốc gia hơn nữa trong năm nay, trong đó đã bắt đầu đàm phán tích cực với Pháp và Đức, đồng thời nghiên cứu thị trường Brazil và Ấn Độ.
Vì sao Google, Facebook kiên quyết từ chối mua tin tức ở Australia?
Theo ý kiến chuyên gia, cuộc chiến ở Australia thực ra xoay quanh quyền quyết định và vị thế đàm phán. Google và Facebook được hiểu là đang cố gắng duy trì vị thế của họ trong quyết định chi trả cho báo chí.
Với luật được đề xuất ở Australia, nếu các cơ quan báo chí và các nền tảng công nghệ như Google không thể thống nhất giá cho nội dung tin tức, một cơ quan trọng tài độc lập sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp. Điều này cũng đồng nghĩa nguy cơ bị áp giá.
Thỏa thuận ở Pháp cho phép Google đàm phán với các tòa soạn, sử dụng các tiêu chí mà nền tảng đã thiết lập, bao gồm khối lượng tin bài xuất bản hàng ngày, lưu lượng truy cập hàng tháng, hay cả mức độ đóng góp cho thông tin chính trị và chính thống.
Rod Sims, chủ tịch cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của Australia, giải thích: "Mục đích của bộ luật mới là để giải quyết vị thế thương lượng không cân sức giữa các cơ quan báo chí của Australia với các nền tảng lớn, bên có ưu thế rõ ràng".
Bổ sung cho ý kiến trên, Peter Lewis, chuyên gia Viện Australia, tổ chức nghiên cứu độc lập nhận định: "Đây là chuyện dùng luật định, thay vì để các công ty công nghệ trả mức giá họ cho là phù hợp. Luật chuyển cán cân quyền lực từ tay họ sang một bên trung gian".
Dù vậy không công ty nào muốn bị can thiệp quá sâu. Đối với Google và Facebook, sự phản đối dữ dội ở Australia cho thấy nỗ lực hạn chế bị ràng buộc bởi các quốc gia trên thế giới trong quá trình mở rộng toàn cầu.
Google cân nhắc ngừng cung cấp dịch vụ tại Australia 19 triệu người dùng Australia có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu Google ngừng cung cấp dịch vụ tìm kiếm tại nước này. Đây là cảnh báo vừa được Giám đốc điều hành Google Mel Silva đưa ra hôm nay trong phiên điều trần trước Quốc hội Australia. Trong tuyên bố đưa ra, bà Mel Silva cho biết, Google có thể sẽ ngừng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kiến tạo trung tâm AI tại Đà Nẵng: triển vọng và những bài toán cần giải

Cuộc đua giáo dục AI giữa Mỹ và Trung Quốc: Khi những đứa trẻ trở thành vũ khí chiến lược

Ứng dụng AI thúc đẩy phát triển du lịch

Google buộc các ứng dụng Android phải nâng cấp

Thống nhất đầu mối duy nhất quản lý kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia

Phát triển robot bóng bàn với tiềm năng ứng dụng vượt trội

iPhone kỷ niệm 20 năm sẽ có đột phá lớn về màn hình

Smartphone pin khủng đang được ưa chuộng

Viettel IDC nhận cú đúp giải thưởng an ninh mạng - phát triển bền vững

Công nghệ lưu trữ 'thọ' hơn 5.000 năm, chỉ 1 USD/TB

Seagate đặt mục tiêu sản xuất ổ cứng 100 TB

Google Maps trên iPhone thông minh hơn nhờ tính năng AI mới
Có thể bạn quan tâm

Người đàn ông tử vong bất thường trước tiệm rửa xe ở Bình Dương
Pháp luật
16:20:00 11/05/2025
Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh
Tin nổi bật
16:19:47 11/05/2025
BABYMONSTER báo tin sốc trước concert VN, fan hụt hẫng muốn pass vé, đáng lo
Sao châu á
16:04:31 11/05/2025
Concert "tốt nghiệp": HIEUTHUHAI nức nở, RHYDER bị chèn ép, Quang Hùng mới sốc
Tv show
16:03:00 11/05/2025
Tuấn Hưng hát cùng vợ và 3 con, Tự Long tấu hài "lấn át" đàn em
Nhạc việt
15:49:07 11/05/2025
Thunderbolts* sẽ không hay nếu Yelena không phải là nhân vật xuất sắc
Hậu trường phim
15:39:14 11/05/2025
MANSORY và Under Armour hợp tác ra mắt Ford GT Le Mansory độc nhất
Ôtô
15:38:17 11/05/2025
Phép thử thực chiến của dàn vũ khí trong cuộc "đọ sức" Ấn Độ - Pakistan
Thế giới
15:32:00 11/05/2025
Con trai cõng mẹ bị liệt đi du lịch ở Trung Quốc
Netizen
15:30:53 11/05/2025
Top 10 môtô cổ điển đáng mua nhất năm 2025: Triumph Speed Twin 1200 RS đứng đầu
Xe máy
15:27:56 11/05/2025