G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga - Hình 1
Tháp giải nhiệt tại nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh NPP ở Novovoronezh, Nga. Ảnh: Bloomberg

Văn phòng Năng lượng Hạt nhân Mỹ (ONE) khẳng định trong một thông cáo báo chí gần đây rằng chính quyền Tổng thống Biden đang làm bất cứ điều gì cần thiết để đảm bảo sự độc lập của đất nước về nguồn cung cấp nhiên liệu hạt nhân an toàn cũng như để “tái thiết lập vai trò lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân”.

Cơ quan này nhấn mạnh chính phủ của Tổng thống Joe Biden đang dẫn đầu nhóm “Sapporo 5″, gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản và Canada, để hỗ trợ tăng cường triển khai năng lượng hạt nhân trên toàn thế giới “không chịu ảnh hưởng của Nga”.

Nhưng ONE buộc phải thừa nhận rằng Nga hiện cung cấp khoảng 44% dịch vụ làm giàu uranium toàn cầu và 20 – 30% sản phẩm uranium được làm giàu được sử dụng ở Mỹ và châu Âu. Vấn đề còn phức tạp hơn nữa đối với Sapporo 5 khi Nga là quốc gia duy nhất bán uranium làm giàu thấp (HALEU), loại uranium không thể thiếu cho các lò phản ứng hạt nhân tiên tiến, ở quy mô thương mại.

Ngày 19/4, Tổng thống Joe Biden tuyên bố rằng một nhà máy của Mỹ đã sản xuất được 90 kg HALEU đầu tiên và sẽ sản xuất được gần một tấn nhiên liệu hạt nhân “mạnh mẽ” vào cuối năm 2024. Tuy nhiên vào năm 2020, Bộ Năng lượng Mỹ (DoE) dự kiến ​​sẽ cần hơn 40 tấn HALEU vào cuối thập kỷ này để đáp ứng các mục tiêu cấp bách về khí hậu của Washington. Do đó số lượng 90kg là quá ít ỏi.

Chuyên gia Valery Menshikov, một quan chức Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Rosatom và ủy viên Hội đồng Trung tâm Chính sách Môi trường Nga, nói với Sputnik: “Không còn nghi ngờ gì nữa, những bài phát biểu mà ông Biden hiện đang trình bày chỉ là một đóng góp khác cho bộ sưu tập những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông ấy. Và vì Mỹ vẫn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu mới được làm giàu cho các nhà máy điện hạt nhân nên đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, kể cả về mặt chính trị”.

Ông Menshikov nhấn mạnh, Nga vẫn duy trì vị trí dẫn đầu trong các dịch vụ làm giàu uranium toàn cầu và nói thêm rằng cả các nhà khoa học Mỹ và châu Âu đều không thể đạt được năng lực làm giàu uranium tương đương với các đồng nghiệp Nga của họ. Ông chỉ ra rằng nhiên liệu hạt nhân của Nga cũng tương đối rẻ hơn.

Chuyên gia này nhớ lại rằng hoạt động buôn bán nhiên liệu hạt nhân Nga – Mỹ đã bắt đầu ngay sau khi Liên Xô sụp đổ: Chương trình “Megaton to Megawatt” năm 1992 dự kiến tái chế uranium cấp độ vũ khí từ các đầu đạn hạt nhân của Nga đã được tháo dỡ thành uranium có độ giàu thấp dùng để sản xuất nhiên liệu cho các nhà máy điện nhân của Mỹ. Trong nhiều thập kỷ, Nga thường xuyên cung cấp khối lượng lớn uranium đã làm giàu cho Mỹ.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga - Hình 2
Công nhân làm việc trong nhà máy Khiagda, thuộc tập đoàn Rosatom, ở Bauntovsky, CH Buryatia, Liên bang Nga. Ảnh: Sputnik

Video đang HOT

Chuyên gia Nga bày tỏ nghi ngờ liệu Mỹ có thể ngừng hoàn toàn việc mua nhiên liệu hạt nhân của Nga vào năm 2028 như Tổng thống Biden đã cam kết hay không.

Ông Menshikov nói: “Vấn đề là quy trình [sản xuất nhiên liệu hạt nhân] rất phức tạp. Điều quan trọng nhất là mặc dù có thể khởi động các hoạt động sản xuất như vậy nhưng gần như không thể ngay lập tức tạo ra chúng với hiệu quả kinh tế như ở Nga. Nga phải mất hàng thập kỷ để thiết lập cơ sở sản xuất [nhiên liệu hạt nhân] của mình”.

Với Liên minh châu Âu (EU), tình hình còn phức tạp hơn bởi thực tế là có 19 lò phản ứng của khối này do Nga thiết kế. Danh sách các quốc gia có thiết bị hạt nhân do Nga sản xuất bao gồm Slovakia, Hungary, Phần Lan, Bulgaria và Cộng hòa Séc. Mặc dù một số nước châu Âu, như Phần Lan, gần đây đã ngừng hợp tác với Nga, nhưng những nước khác – như Hungary – vẫn đang tiến hành các dự án mới.

Trích dẫn dữ liệu từ Eurostat và chương trình dịch vụ thương mại quốc tế Comtrade của Liên hợp quốc, Quỹ Môi trường Bellona cho biết EU đã tăng gấp đôi việc mua nhiên liệu hạt nhân của Nga vào năm 2023.

“Nếu các nước EU trả tổng cộng 280 triệu euro cho nhiên liệu hạt nhân của Nga vào năm 2022, thì con số đó đã tăng hơn gấp đôi lên 686 triệu euro vào năm ngoái. Về mặt vật lý, con số này thể hiện mức tăng từ 314 tấn nhiên liệu hạt nhân lên 573 tấn”, Quỹ Bellona cho hay.

Thậm chí, việc tăng cường mua vẫn diễn ra ngay khi G7 kêu gọi nỗ lực ngừng nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga.

Ông Menshikov nói: “Đây không chỉ là vấn đề đầu tư tài chính, bởi vì cần có các công nghệ mới. Chúng tôi có những công nghệ mới này. Liệu họ có thể bắt kịp chúng tôi không? Họ nhiều khả năng chỉ làm được trong vòng 8 đến 10 năm tới.”

Trong khi đó, Nga vẫn đang tiếp tục phát triển các dự án hạt nhân dân sự và xây dựng các nhà máy điện nguyên tử mới ở nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu ở các nước không thuộc phương Tây, vị chuyên gia lưu ý.

Ông nói: “Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng rất nhiều nhà máy điện hạt nhân ở nước ngoài. Các quốc gia này là Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc và Bangladesh. Nhìn chung, các dự án rất đa dạng. Và quan trọng nhất, chúng tôi là những người dẫn đầu tuyệt đối ở đây. Và theo tất cả các hợp đồng xây dựng, chúng tôi sẽ cung cấp nhiên liệu hạt nhân hoàn toàn mới.”

Mỹ và phương Tây còn nhiều phụ thuộc vào Nga

Sau khi nổ ra cuộc xung đột Nga - Ukraine, Mỹ và phương Tây đã áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn trong lĩnh vực năng lượng, nguồn thu nhập chính của Nga.

Tuy nhiên, họ đã loại trừ năng lượng hạt nhân khỏi các lệnh trừng phạt đối với Moscow. Bên cạnh đó, titan - một nguyên liệu chủ chốt trong ngành công nghiệp quốc phòng cũng khiến Mỹ và phương Tây không thể cắt đứt hoàn toàn với Nga.

Chiếm gần 50% thị phần toàn cầu

Trong quá trình làm giàu uranium, quy trình đầu tiên trong sản xuất nhiên liệu hạt nhân, Nga chiếm gần 50% thị phần toàn cầu là điều khiến Mỹ và phương Tây loại trừ năng lượng hạt nhân khỏi các lệnh trừng phạt đối với Moscow. Mỹ, các nước Liên minh châu Âu (EU) và đặc biệt là các nước Trung và Đông Âu phụ thuộc rất nhiều vào Nga.

Trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra, Nga đã thu được hàng tỷ USD hằng năm từ việc xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân và lò phản ứng. Bên cạnh việc có quyền kiểm soát thị trường xuất khẩu lò phản ứng, Nga cũng đang thống trị thị trường nhiên liệu hạt nhân cho các lò phản ứng nhỏ (SMR) và lò phản ứng tái tạo nhanh (FBR), được gọi chung là lò phản ứng thế hệ tiếp theo, vốn đòi hỏi một quy trình đặc biệt so với nhiên liệu hạt nhân thông thường được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Do đó, ảnh hưởng của Nga trên thị trường điện hạt nhân toàn cầu có thể sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

Mỹ và phương Tây còn nhiều phụ thuộc vào Nga - Hình 1
Bên trong nhà máy sản xuất titan VSMPO-AVISMA của Nga. Ảnh: Getty Images.

Chuyên gia Henry Sokolski thuộc Trung tâm Giáo dục Chính sách Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPEC), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Mỹ với các chuyên gia về không phổ biến vũ khí hạt nhân và các nhà hoạch định chính sách, lập luận rằng, phương Tây nên hạn chế dựa vào Nga để làm giàu uranium và nhiên liệu hạt nhân càng sớm càng tốt.

Đồng ý với lập luận này, kể từ khi nổ ra xung đột Nga - Ukraine, Phần Lan, Cộng hòa Czech và Slovakia đã liên tiếp có động thái cân nhắc chuyển sang sử dụng nhiên liệu hạt nhân từ các nhà cung cấp của Mỹ, trong đó, một số nước đã thành công. Tuy nhiên, do thực tiễn với các hợp đồng điện hạt nhân nên việc thay đổi nhà cung cấp một cách nhanh chóng là điều không dễ dàng.

Việc làm giàu uranium và nhiên liệu hạt nhân thường được giao dịch theo hợp đồng dài hạn từ 5 đến 10 năm. Việc hủy hợp đồng giữa kỳ có thể có nguy cơ phải bồi thường khoản tiền khổng lồ cho Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước Rosatom của Nga. Vì vậy, bất chấp những lời kêu gọi mạnh mẽ trong EU về việc trừng phạt Moscow, Ủy ban châu Âu (EC) không thể hành động trong lĩnh vực này.

Trong bối cảnh đó, Mỹ ngày càng lo ngại rằng, nếu tình hình không thay đổi, Nga không chỉ có nguồn thu vững chắc giúp duy trì xung đột ở Ukraine mà còn trở thành mối đe dọa an ninh, sử dụng nguồn cung cấp nhiên liệu hạt nhân làm "vũ khí ngoại giao". Vì vậy, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có những bước đi cụ thể. Họ đã quyết định cung cấp khoản trợ cấp 150 triệu USD cho các công ty tham gia sản xuất uranium chất lượng cao và mức độ làm giàu thấp từ 5-19,75% (HALEU). Đây là nguyên liệu hạt nhân thích hợp để làm lõi phản ứng cho các nhà máy điện hạt nhân tiên tiến đang được Mỹ và nhiều nước châu Âu khác phát triển.

Mặc dù khoản trợ cấp này vẫn còn quá nhỏ để có thể giáng một đòn mạnh vào doanh thu của Nga nhưng có hai yếu tố đằng sau chính sách này. Thứ nhất là lo ngại về sự thống trị áp đảo của Nga trên thị trường điện hạt nhân toàn cầu hiện nay, Mỹ đang tập trung vào khả năng tự cung cấp HALEU, điều cần thiết cho các lò phản ứng thế hệ tiếp theo. Và thứ hai là, sự thống trị ngày càng tăng của Nga (và Trung Quốc) trên thị trường điện hạt nhân toàn cầu sẽ trở thành vấn đề an ninh đối với Mỹ và các nước phương Tây.

Với sự kiểm soát mạnh mẽ hơn trên thị trường, họ sẽ có nhiều tiếng nói hơn trong Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và các cơ quan khác nơi các thỏa thuận quốc tế được quyết định. Nếu Nga cũng thống trị thị trường lò phản ứng thế hệ tiếp theo, các quy tắc quốc tế về chuyển giao và quản lý vật liệu hạt nhân có thể được xây dựng theo hướng có lợi cho Nga.

Tuy nhiên, rõ ràng là một mình Mỹ không thể giải quyết được vấn đề, vì nước này không có công ty nào có khả năng cung cấp máy ly tâm cần thiết cho sản xuất HALEU. Do đó, chính sách trợ cấp của Mỹ đã khiến các đồng minh cân nhắc các giải pháp và sự chú ý đang đổ dồn vào động thái của Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Nhật Bản (Urenco) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhiên liệu hạt nhân Nhật Bản (JNFL), những đơn vị có thể tự cung cấp máy ly tâm ở phương Tây.

Tóm lại, trừ khi Nhật Bản và các nước phương Tây khác tập hợp công nghệ và cơ sở vật chất của họ để đưa ra các giải pháp, sự thống trị của Nga trên thị trường điện hạt nhân toàn cầu có thể sẽ tiếp tục trong tương lai. Trong khi đó, để thực hiện các biện pháp trên, điều quan trọng là phải nỗ lực khôi phục niềm tin vào việc sử dụng năng lượng hạt nhân.

"Vật liệu máy bay"

Các nhà phân tích trong ngành công nghiệp hàng không và quốc phòng cho biết, đối với trường hợp titan, sự phụ thuộc của phương Tây vào Nga làm gia tăng lo ngại về an ninh, vì kim loại này đóng vai trò rất quan trọng không chỉ trong việc sản xuất cả máy bay thương mại mà cả máy bay quân sự. Tầm quan trọng của titan đến từ nhiều yếu tố: cứng như thép nhưng nhẹ hơn đến 45%, có khả năng chịu nhiệt và chống ăn mòn tốt. Nó được gọi là "vật liệu máy bay" vì tầm quan trọng chưa thể thay thế trong ngành công nghiệp chế tạo sản phẩm này.

Các hãng sản xuất máy bay phương Tây đã phụ thuộc vào titan từ Nga trong hàng chục năm qua. Ngay cả trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ âm thầm nhập titan từ Liên Xô dù quan hệ 2 bên trong tình trạng leo thang căng thẳng. Điều này có thể giải thích cho lý do tại sao cho tới nay, Tập đoàn VSMPO-AVISMA - nhà sản xuất titan lớn nhất thế giới của Nga vẫn chưa bị Mỹ hoặc EU trừng phạt mặc dù thuộc sở hữu một phần của Rostec - Tập đoàn Quốc phòng hàng đầu của Nga sở hữu hàng trăm công ty con và đang chịu lệnh trừng phạt của cả Mỹ và EU.

Hồi tháng 9/2023, Bộ Thương mại Mỹ đã áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với VSMPO-AVISMA, tuyên bố rằng công ty này "trực tiếp tham gia và sản xuất các sản phẩm titan cho quân đội cũng như các cơ quan an ninh của Nga". Tuy nhiên, những biện pháp kiểm soát đó cấm xuất khẩu hàng hóa cho VSMPO-AVISMA, chứ không cấm Mỹ nhập khẩu titan từ công ty Nga. Giám đốc điều hành Tập đoàn Airbus Guillaume Faury nhấn mạnh rằng: "Chúng tôi nghĩ rằng, việc trừng phạt titan Nga sẽ là trừng phạt chính chúng tôi", trong khi các nhà cung cấp lớn cho Tập đoàn sản xuất Boeing vẫn tiếp tục mua titan của Nga, dù họ tuyên bố hiện sử dụng nguồn cung cấp titan ở Mỹ.

Tập đoàn Safran của Pháp chuyên sản xuất động cơ và thiết bị hạ cánh cho các công ty hàng không vũ trụ, bao gồm cả Boeing, đã tăng lượng nhập khẩu titan từ Nga trong năm 2022. Titan nhập từ Nga có trong động cơ LEAP 1B do Safran sản xuất, động cơ này được sử dụng trong máy bay của cả Boeing và Airbus.

Rolls-Royce, một công ty của Anh sản xuất động cơ cho cả Airbus và Boeing, đầu năm 2022 đã tuyên bố sẽ ngừng mua titan của Nga. Tuy nhiên theo dữ liệu thương mại Rolls-Royce vẫn nhập khẩu từ VSMPO trong cả năm 2022, thậm chí tăng so với năm 2021. Lô titan VSMPO-AVISMA giao cho Rolls-Royce gần đây nhất là vào tháng 4/2023. Các nhà phân tích cho rằng, các công ty phương Tây đang gặp khó khăn trong việc tìm nhà cung ứng thay thế VSMPO-AVISMA

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông TrumpÔng Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông Trump
23:42:02 20/05/2025
Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tínhÔng Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính
23:14:16 19/05/2025
Ông Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà HarrisÔng Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà Harris
16:31:07 20/05/2025
Tổng thống Ukraine nêu cách chấm dứt xung đột với NgaTổng thống Ukraine nêu cách chấm dứt xung đột với Nga
06:52:44 20/05/2025
Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quanÔng Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan
23:05:53 19/05/2025
Bloomberg: Chính quyền Trump cân nhắc rao bán trụ sở VOABloomberg: Chính quyền Trump cân nhắc rao bán trụ sở VOA
05:29:23 20/05/2025
Nhóm người nhập cư đầu tiên nhận tiền 'tự trục xuất' khỏi MỹNhóm người nhập cư đầu tiên nhận tiền 'tự trục xuất' khỏi Mỹ
16:25:43 20/05/2025
Ukraine bác tối hậu thư, kiên quyết không nhượng lãnh thổUkraine bác tối hậu thư, kiên quyết không nhượng lãnh thổ
10:41:12 20/05/2025

Tin đang nóng

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trầnNguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần
21:18:30 21/05/2025
Lễ ăn hỏi đẫm nước mắt trước đám tang của cặp đôi đuối nước ở Cửa LòLễ ăn hỏi đẫm nước mắt trước đám tang của cặp đôi đuối nước ở Cửa Lò
20:36:41 21/05/2025
Vụ kẹo rau củ Kera: Vai trò của TikToker Tiến NguyễnVụ kẹo rau củ Kera: Vai trò của TikToker Tiến Nguyễn
17:55:55 21/05/2025
4 nàng hậu Việt vướng lao lý trước Thuỳ Tiên, có người "bóc lịch" đến 15 năm4 nàng hậu Việt vướng lao lý trước Thuỳ Tiên, có người "bóc lịch" đến 15 năm
17:32:28 21/05/2025
Vụ Tịnh Thất Bồng Lai: Bí ẩn danh xưng thầy ông nội, mạnh thường quân hé lộ sốcVụ Tịnh Thất Bồng Lai: Bí ẩn danh xưng thầy ông nội, mạnh thường quân hé lộ sốc
21:24:03 21/05/2025
Ý Nhi vừa nắm chắc ngồi Á Hậu liền bị đàn chị 'hại', đối thủ Nawat liền cứu giúpÝ Nhi vừa nắm chắc ngồi Á Hậu liền bị đàn chị 'hại', đối thủ Nawat liền cứu giúp
21:36:16 21/05/2025
Vụ 2 bố con dưới giếng sâu 30m gần 2 giờ: Phép màu từ tình phụ tửVụ 2 bố con dưới giếng sâu 30m gần 2 giờ: Phép màu từ tình phụ tử
19:20:37 21/05/2025
Giận hàng xóm, người đàn ông thả 2 con rắn dài 3m vào chung cư để "trả đũa"Giận hàng xóm, người đàn ông thả 2 con rắn dài 3m vào chung cư để "trả đũa"
20:43:10 21/05/2025

Tin mới nhất

Ngoại trưởng Mỹ nêu lý do chưa áp thêm trừng phạt lên Nga

Ngoại trưởng Mỹ nêu lý do chưa áp thêm trừng phạt lên Nga

22:32:49 21/05/2025
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nêu lý do mà chính quyền nước này chưa muốn áp thêm lệnh trừng phạt Nga dù các đồng minh phương Tây đã thực hiện điều này.
Tân Giáo hoàng muốn tổ chức hòa đàm Nga - Ukraine tại Vatican

Tân Giáo hoàng muốn tổ chức hòa đàm Nga - Ukraine tại Vatican

22:31:02 21/05/2025
Giáo hoàng Leo XIV mong muốn tổ chức vòng đàm phán tiếp theo tại Vatican để đưa xung đột Nga - Ukraine đến gần hơn với hồi kết.
Ông Putin đến Kursk, Ukraine tìm cách đột kích trở lại biên giới Nga

Ông Putin đến Kursk, Ukraine tìm cách đột kích trở lại biên giới Nga

21:36:07 21/05/2025
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm tỉnh biên giới Kursk trong bối cảnh Ukraine tìm cách đột kích trở lại khu vực này của Nga.
Căn cứ quân sự Nga ở Syria bị tấn công?

Căn cứ quân sự Nga ở Syria bị tấn công?

21:34:30 21/05/2025
Một nhóm vũ trang nghi có liên hệ với chính quyền mới của Syria dường như đã tấn công vào căn cứ không quân Hmeimim của Nga ở miền tây Syria vào ngày 20/5, theo một tổ chức giám sát chiến tranh và một nhân chứng.
Tỷ phú Elon Musk chính thức rút khỏi chính trường, dồn toàn tâm cho Tesla?

Tỷ phú Elon Musk chính thức rút khỏi chính trường, dồn toàn tâm cho Tesla?

21:30:35 21/05/2025
Để qua mắt lực lượng chức năng, các đối tượng bố trí hệ thống tường rào và cổng sắt kiên cố quanh nhà xưởng sản xuất hàng cấm. Khi có người dân hỏi, chúng viện đủ lý do để tránh bị lộ lọt thông tin.
Tên lửa Iskander Nga tập kích căn cứ, 70 lính đặc nhiệm Ukraine thiệt mạng

Tên lửa Iskander Nga tập kích căn cứ, 70 lính đặc nhiệm Ukraine thiệt mạng

21:27:27 21/05/2025
Quân đội Nga đã tiến hành đòn tập kích bằng tên lửa đạn đạo Iskander, san phẳng căn cứ huấn luyện của Ukraine ở Sumy, khiến 70 binh sĩ đặc nhiệm thiệt mạng.
Điện đàm Trump-Putin: Ukraine như "ngồi trên đống lửa"

Điện đàm Trump-Putin: Ukraine như "ngồi trên đống lửa"

21:23:38 21/05/2025
Ukraine và các đồng minh lo ngại về nỗ lực của Mỹ trong việc chấm dứt xung đột khi Tổng thống Donald Trump điện đàm với người đồng cấp Nga.
Nasa từng xém 'tan tành' trong chuyến du hành Mặt Trăng 55 năm trước, lý do sốc

Nasa từng xém 'tan tành' trong chuyến du hành Mặt Trăng 55 năm trước, lý do sốc

21:15:44 21/05/2025
Đặt chân lên Mặt Trăng là thành tựu mang tính biểu tượng bậc nhất của thế kỷ 20. Nhưng ít ai biết rằng, trước khi Neil Armstrong bước đi những bước đầu tiên trên vùng đất này đã có một chuyến bay tập dượt gần như y hệt, được thực hiện c...
Tàu ngầm Astute của Anh: 'Bóng ma' tàng hình tối tân thế giới dưới lòng đại dương

Tàu ngầm Astute của Anh: 'Bóng ma' tàng hình tối tân thế giới dưới lòng đại dương

21:14:35 21/05/2025
Trong bối cảnh chiến tranh hải quân hiện đại, nơi khả năng tàng hình quyết định sự thành bại, tàu ngầm lớp Astute của Hải quân Hoàng gia Anh nổi lên như một biểu tượng của khả năng tàng hình và uy lực chết người.
Nga sẽ lập danh sách các điều kiện cho thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine

Nga sẽ lập danh sách các điều kiện cho thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine

21:14:01 21/05/2025
Ông Peskov nói ý trên khi được hỏi về việc liệu có kế hoạch ngừng bắn cụ thể nào được soạn thảo riêng hay không, hay sẽ được tích hợp trong bản ghi nhớ chung về một thỏa thuận hòa bình trong tương lai.
Từ hòa đàm sang 'bình thường hóa': Ông Trump xoay trục chính sách với Nga như thế nào

Từ hòa đàm sang 'bình thường hóa': Ông Trump xoay trục chính sách với Nga như thế nào

21:08:46 21/05/2025
Đối với nhiều người, quyết định của ông Trump đã được báo trước, đầu tiên là từ cuộc gặp nảy lửa giữa ông với ông Zelensky tại Phòng Bầu dục, sau đó là việc đại sứ Mỹ tại Kiev từ chức.
Việt Nam ủng hộ nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của LHQ

Việt Nam ủng hộ nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của LHQ

21:03:15 21/05/2025
Trưởng Phái đoàn Việt Nam khẳng định các nước thành viên cần đóng vai trò trung tâm trong thảo luận và thúc đẩy thực hiện Sáng kiến UN80, qua đó bảo đảm tính bền vững, minh bạch, phù hợp với lợi ích của cộng đồng quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Nam nghệ sĩ có nhà trải từ Việt Nam sang Mỹ, 21 tuổi ly hôn, yêu nhiều mỹ nhân, U50 vẫn không vợ con

Nam nghệ sĩ có nhà trải từ Việt Nam sang Mỹ, 21 tuổi ly hôn, yêu nhiều mỹ nhân, U50 vẫn không vợ con

Sao việt

23:19:49 21/05/2025
Dù giàu có và yêu nhiều mỹ nhân xinh đẹp trong showbiz, nhưng ở tuổi U50, nam nghệ sĩ này vẫn chưa kết hôn, sinh con.
Nam NSƯT là công tử gia tộc giàu có, quyền lực: "Tôi chưa bao giờ đàn áp ai"

Nam NSƯT là công tử gia tộc giàu có, quyền lực: "Tôi chưa bao giờ đàn áp ai"

Tv show

23:11:17 21/05/2025
Đến giờ tôi lớn tuổi rồi nhưng chưa bao giờ tôi biết đàn áp một ai. Bản tính của tôi luôn muốn nâng đỡ người diễn chung, luôn tìm cách nâng bạn diễn lên.
Phản ứng của Tom Cruise trước câu hỏi khiếm nhã khi ra mắt bom tấn 'Mission: Impossible'

Phản ứng của Tom Cruise trước câu hỏi khiếm nhã khi ra mắt bom tấn 'Mission: Impossible'

Sao âu mỹ

23:07:22 21/05/2025
Tom Cruise trả lời ngượng ngùng khi được hỏi về kế hoạch mừng Ngày của cha trong cuộc phỏng vấn trên thảm đỏ ra mắt phim hôm 19.5.
Khi những nghệ sĩ lâu năm thống trị Top Trending âm nhạc

Khi những nghệ sĩ lâu năm thống trị Top Trending âm nhạc

Nhạc việt

23:00:34 21/05/2025
Các nghệ sĩ lâu năm như Tùng Dương, Võ Hạ Trâm và Hòa Minzy bất ngờ thống trị Top âm nhạc thịnh hành trên các nền tảng số là một hiện tượng đáng chú ý.
Bạn trai đòi tôi hàng tháng chuyển lương vào tài khoản để... anh giữ hộ

Bạn trai đòi tôi hàng tháng chuyển lương vào tài khoản để... anh giữ hộ

Góc tâm tình

22:40:41 21/05/2025
Anh bảo, mỗi tháng, tôi được quyền giữ lại một khoản cố định để chi tiêu những việc cá nhân. Số còn lại, anh muốn tôi chuyển vào tài khoản của anh, gọi là khoản đầu tư, tích cóp dành cho tương lai.
Hai học sinh thiệt mạng do đuối nước

Hai học sinh thiệt mạng do đuối nước

Tin nổi bật

22:38:37 21/05/2025
Chiều 21/5, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Quảng Trị đã tìm thấy thi thể nam sinh bị đuối nước tại thị xã Quảng Trị.
Google tích hợp AI vào công cụ tìm kiếm, trình duyệt web Chrome...

Google tích hợp AI vào công cụ tìm kiếm, trình duyệt web Chrome...

Thế giới số

22:37:06 21/05/2025
Tại sự kiện Google I/O đang diễn ra, gã khổng lồ tìm kiếm đã trình diễn hàng loạt công nghệ AI mới ấn tượng, trong đó nhiều tính năng AI đã sẵn sàng đến tay người dùng.
Dàn sao châu Á tại Cannes: Người được tung hô, người bị đuổi khỏi thảm đỏ

Dàn sao châu Á tại Cannes: Người được tung hô, người bị đuổi khỏi thảm đỏ

Phong cách sao

22:03:53 21/05/2025
Hành động lạ của Triệu Anh Tử với tài tử Tom Cruise tại thảm đỏ Liên hoan phim quốc tế Cannes 2025 bị nhiều khán giả Trung Quốc chỉ trích.
Phim The Secret Agent: Phim xuất sắc lấy bối cảnh u ám tại Brazil những năm 1970

Phim The Secret Agent: Phim xuất sắc lấy bối cảnh u ám tại Brazil những năm 1970

Hậu trường phim

21:43:47 21/05/2025
Phim The Secret Agent được chiếu tại liên hoan phim Cannes là phim mới của đạo diễn Kleber Mendona Filho. Phim lấy bối cảnh chế độ độc tài Brazil những năm 1970.
Thành viên "team châu Phi" tiết lộ hoàn cảnh hiện tại sống chật vật

Thành viên "team châu Phi" tiết lộ hoàn cảnh hiện tại sống chật vật

Netizen

21:40:28 21/05/2025
Thành viên quen thuộc của team châu Phi là Lindo từng nổi tiếng với những video quay cảnh bán đồ ăn Việt Nam ở chợ địa phương, mới đây tiết lộ hoàn cảnh sống hiện tại gặp nhiều khó khăn.
Xúc phạm chủ cơ sở thẩm mỹ ở TPHCM, "Mr Lee" lĩnh án

Xúc phạm chủ cơ sở thẩm mỹ ở TPHCM, "Mr Lee" lĩnh án

Pháp luật

21:37:26 21/05/2025
Đăng tải các thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của một chủ cơ sở thẩm mỹ ở TPHCM, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Mr Lee bị phạt tù.