Gần 40 triệu phương tiện trước giờ “đối mặt” phí bảo trì đường bộ
Chỉ còn hơn một ngày nữa, từ 1/1/2013, khoảng 35 triệu xe mô tô và 1,5 triệu xe ô tô sẽ chính thức phải nộp phí bảo trì đường bộ. Việc sử dụng, quản lí và giám sát thu chi của Quỹ Bảo trì đường bộ đang là vấn đề người dân quan tâm nhất.
Theo Nghị định số 18/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ, kể từ 0h ngày 01/01/2013, khoảng 35 triệu xe mô tô và 1,5 triệu xe ô tô đang lưu hành tại nước ta sẽ chính thức phải nộp phí bảo trì đường bộ.
Mức thu và phương thức thu phí sử dụng đường bộ áp dụng từ ngày 1/1/2013 theo Thông tư số 197/2012/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 15/11/2012. Theo đó, mức thu phi sẽ chính thức được áp dụng như sau: ô tô từ 130.000 – 1.040.000 đồng/tháng/xe; mô tô đến 100 phân khối, xe máy điện từ 50.000 – 100.000 đồng/năm/xe; xe trên 100 phân khối là 100.000 – 150.000 đồng/năm/xe; mô tô chở hàng 4 bánh có gắn động cơ một xy lanh 2.160.000 đồng/năm/xe.
Đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, mức thu xe ô tô con quân sự là 1.000.000 đồng/vé/năm; xe ô tô vận tải quân sự là 1.500.000 đồng/vé/năm. Đối với xe ô tô của lực lượng công an, mức thu xe dưới 7 chỗ ngồi là 1.000.000 đồng/vé/năm; xe ô tô từ 7 chỗ ngồi trở lên, xe ô tô chuyên dùng, xe vận tải là 1.500.000/vé/năm.
Gần 40 triệu phương tiện chuẩn bị “đối mặt” với phí bảo trì đường bộ chính thức được thu vào ngày 1/1/2013.
Đối với xe ô tô đăng ký trong nước, các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới thu trực tiếp theo đầu phương tiện khi tiến hành kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Đối với xe ô tô đăng ký nước ngoài tạm nhập lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam, các Trạm quản lý vận tải cửa khẩu thuộc các Sở Giao thông vận tải thu khi phương tiện làm thủ tục nhập cảnh.
Đối với các chủ xe ô tô đang lưu hành thì thì chậm nhất đến ngày 30/6/2013 phải đến Trạm Đăng kiểm nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện mua “phí đường bộ toàn quốc” tại Văn phòng Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương.
Các xe ô tô (trừ xe của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) không phải chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau: Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai; bị tịch thu; bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên nếu xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau (áp dụng đối với xe ô tô vẫn tiếp tục được lưu hành sau khi được sửa chữa) tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ. Thủ tục hoàn phí được hướng dẫn cụ thể và thực hiện tại các Trạm Đăng kiểm.
Mức phí bảo trì đường bộ được áp dụng với các loại xe ô tô.
Đối với xe mô tô, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để UBND cấp xã, phường thực hiện việc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô, xe máy. Các trường hợp mô tô, xe máy phát sinh trước ngày 1/1/2013 thì tháng 1/2013 thực hiện khai, nộp phí cả năm 2013, mức thu phí 12 tháng.
Video đang HOT
Trường hợp phát sinh từ ngày 1/1/2013 trở về sau sẽ xảy ra hai trường hợp: Thời điểm phát sinh từ ngày 1/1 đến 30/6 hằng năm, chủ phương tiện phải khai, nộp phí đối với mô tô, mức thu phí bằng 1/2 mức thu năm; thời điểm khai nộp chậm nhất là ngày 31/7.
Đối với xe máy phát sinh từ 1/7 đến 31/12 hằng năm thì chủ phương tiện thực hiện khai, nộp phí vào tháng 1 năm sau (chậm nhất ngày 31/1) và không phải nộp phí đối với thời gian còn lại của năm phát sinh. UBND các phường, xã, thị trấn sẽ triển khai thu phí xuống các tổ dân phố, trưởng khu dân cư.
Cũng kể từ 00h ngày 1/1/2013, các Trạm thu phí thu phí đường bộ nộp ngân sách Nhà nước sẽ bị xóa bỏ. Tuy nhiên, thực hiện Nghị định số 18/2012 ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ, Bộ GTVT đã có Văn bản số 9369/BGTVT-TC về việc đề án xử lý, sắp xếp các trạm thu phí trên các quốc lộ. Trong đó, các trạm thu phí để hoàn vốn đầu tư cho đường cao tốc, bổ sung vốn điều lệ cho Cửu Long CIPM; các trạm thu phí hoàn vốn cho các dự án BOT, trạm chuyển giao quyền thu phí và trạm thu để trả nợ vay vốn đầu tư và thu phí hoàn vốn vẫn sẽ tiếp tục hoạt động thu phí đến hết thời hạn hợp đồng mới bị xoá. Điều này đồng nghĩa với việc, các phương tiện khi lưu thông qua các tuyến đường có các trạm thu phí hoàn vốn đầu tư đang hoạt động vẫn phải nộp phí đường dù đã nộp phỉ bảo trì đường bộ.
Mức thu phí bảo trì đường bộ được áp dụng với xe mô tô.
Trước giờ “G” khi gần 40 triệu phương tiện sẽ phải nộp phí bảo trì đường bộ, vấn đề người dân quan tâm là việc sử dụng, quản lí và giám sát thu chi của Quỹ Bảo trì đường bộ. Theo Thông tư hướng dẫn về phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện do Bộ Tài chính vừa ban hành, đối với phí thu từ xe ô tô, đơn vị tổ chức thu phí sử dụng đường bộ được trích để lại 1% số tiền phí sử dụng đường bộ thực thu để trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định. Các đơn vị đăng kiểm (đơn vị thu phí) trích chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam 3% số tiền phí được để lại, để phục vụ công tác quản lý thu, nộp phí sử dụng đường bộ của hệ thống cơ quan đăng kiểm trên toàn quốc.
Đối với phí thu từ xe mô tô, các phường, thị trấn được để lại tối đa không quá 10% số phí sử dụng đường bộ thu được; các xã được để lại tối đa không quá 20% số phí thu được để trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể tỷ lệ để lại đối với các địa bàn của địa phương cho phù hợp với thực tế.
Số tiền còn lại cơ quan thu phí phải nộp (hàng tuần) vào tài khoản của Quỹ bảo trì địa phương mở tại Kho bạc nhà nước. Trường hợp địa phương chưa lập Quỹ bảo trì địa phương thì nộp vào ngân sách địa phương và sử dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chế độ quản lý, thanh quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ.
Tuy nhiên, việc thu phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện vẫn còn khiến nhiều người băn khoăn bởi việc thu phí theo đầu phương tiện khó có thể công bằng do các phương tiện lưu thông trên đường nhiều ít khác nhau, thậm chí có phương tiện hỏng hóc nằm “đắp chiếu” vẫn phải nộp phí bảo trì đường bộ. Cùng với đó, nhiều lãnh đạo chính quyền địa phương cấp xã, phường cho rằng việc bị “đẩy ra” thu phí bảo trì đường bộ là rất khó khăn bởi sẽ cần thêm nhiều nhân lực để thực hiện. Quan trọng hơn, việc thu phí ngoài dựa vào tinh thần tự giác của người dân thì chưa có chế tài nào có thể áp dụng hợp lý với những trường hợp không đóng phí.
Theo Dantri
Không nộp phí đường: Ai được phạt?
Thông tư hướng dẫn thu, nộp phí sử dụng đường bộ không nhắc đến quy định xử phạt hoặc dẫn văn bản quy định về chế tài xử phạt trường hợp không nộp.
Theo quy định, một tuần nữa, ô tô, xe máy bắt đầu phải nộp "phí sử dụng đường bộ". Để làm rõ một số quy định như chế tài xử phạt trường hợp không nộp, thẩm quyền xử phạt..., chúng tôi có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp).
Thu phí đường bộ theo đầu phương tiện khiến dư luận đang có những ý kiến khác nhau. Trong đó, Thông tư 197 hướng dẫn thu, nộp phí sử dụng đường bộ không quy định xử phạt lỗi "không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định", cũng như không dẫn văn bản có quy định về chế tài xử phạt hành vi vi phạm. Ý kiến của ông thế nào?
Xin lưu ý, xét về thẩm quyền, chỉ có Chính phủ trở lên mới có quyền quy định hành vi mức phạt và thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành chính. Không nộp phí đường bộ theo quy định cũng thuộc loại này.
Như vậy, thông tư không thể đưa ra quy định về hành vi vi phạm, thẩm quyền xử phạt và mức phạt. Theo tôi biết, Nghị định số 71 của Chính phủ đã quy định mức xử phạt lỗi "không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định".
Về nguyên tắc, đúng ra thông tư hướng dẫn về thu nộp phí sử dụng đường bộ cần có chế tài nguyên tắc như "nếu không mua hoặc nộp thì bị xử phạt theo quy định của Chính phủ (Nghị định 71)". Như vậy mới trọn vẹn và đảm bảo tính đồng bộ thống nhất. Nếu Thông tư không có quy định này là thiếu sót.
Nghị định 34 về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông có quy định về thẩm quyền xử phạt của CSGT đối với quy định trong Nghị định. Nghị định 71 sửa Nghị định 34, bổ sung thêm quy định xử phạt lỗi vừa nêu nhưng lại không thấy nhắc đến thẩm quyền xử phạt thuộc về ai. Vậy nên hiểu thế nào? Hay nghiễm nhiên, thẩm quyền xử phạt này cũng thuộc CSGT?
TS. Lê Hồng Sơn: "Không thể mặc nhiên hiểu rằng thẩm quyền xử phạt lỗi không nộp phí đường là của CSGT".
Tôi chưa kiểm tra lại Nghị định 71. Tuy nhiên theo tôi hiểu, các nghị định của Chính phủ khi quy định hành vi vi phạm và mức phạt đều xác định rõ người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm đó. Nếu nghị định chưa nêu thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này cũng là một thiếu sót.
Nếu nghị định không quy định rõ người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này thì không thể mặc nhiên hiểu đó là thẩm quyền của CSGT. Có người cho rằng đường nhiên thẩm quyền đó thuộc CSGT là thiếu chính xác. Không thể tùy tiện suy diễn về thẩm quyền này.
Gần đây dư luận cũng phản ánh, giao cho CSGT xử phạt nhiều loại hành vi không phù hợp. Ý kiến của ông thế nào?
Trong lĩnh vực giao thông có nhiều loại hành vi vi phạm. Có hành vi vi phạm liên quan đến quy tắc trật tự an toàn giao thông (TTATGT) như: vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, đường cấm, đua xe, điều khiển xe không có bằng lái phù hợp v.v.. Cũng có hành vi vi phạm không liên quan đến quy tắc TTATGT mà là những vấn đề dân sự khác như: không mang đăng ký xe, không sang tên đổi chủ, không mua bảo hiểm dân sự, .v.v..
Nhóm hành vi vi phạm thứ nhất giao cho CSGT xử phạt là phù hợp. Nhưng nhóm hành vi vi phạm thứ hai nêu trên thì cần cân nhắc kỹ về thẩm quyền xử phạt. Đây là vấn đề liên quan đến xác định chức năng nhiệm vụ thẩm quyền của CSGT cũng như của một số cơ quan nhà nước. Không nên tùy tiện giao cho CSGT xử phạt quá nhiều loại hành vi. Đặc biệt là những hành vi thuộc nhóm thứ hai tôi vừa nêu. Vừa quá tải, vừa dễ làm bức xúc trong dư luận và cũng gây bất lợi cho CSGT khi thi hành công vụ.
Gần đây, một số văn bản ban hành bị dư luận phản ánh không bảo đảm tính hợp lý, tính khả thi , thậm chí gây bức xúc trong dư luận. Ông có ý kiến như thế nào?
Là cơ quan chuyên trách kiểm tra văn bản, chúng tôi theo dõi và nắm rất sát thông tin của dư luận trong thời gian gần đây phản ánh về tính hợp pháp và tính hợp lý của văn bản.
Dư luận gần đây, đặc biệt các thông tin đại chúng nâng cao tính phản biện đối với các thể chế, chính sách của nhà nước. Ví dụ ý kiến về xử phạt xe không chính chủ; thủ tục và lệ phí sang tên đổi chủ xe; phí đường bộ; CMND mang tên cha mẹ, v.v... Đây là những ý kiến phản biện nhiều chiều đáng quý. Cá nhân tôi rất trân trọng và đánh giá cao những thông tin này.
Điều này cho thấy, thứ nhất, từ trước đến nay khi ban hành văn bản và quy định, một số cơ quan có thẩm quyền chưa thực sự chú ý đúng mức đến tính hợp lý, tính khả thi cũng như ý kiến của dư luận. Đặc biệt cũng có nhiều trường hợp bị lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, lợi ích ngành, lợi ích địa phương chi phối. Bây giờ, cần hết sức chú ý điều này. Không thể hời hợt, làm chiếu lệ.
Một khi dư luận đã nêu, các cơ quan có thẩm quyền cần nghiêm túc xem xét. Thực tiễn này đòi hỏi cơ quan chủ trì chuẩn bị dự án, dự thảo cần nghiêm túc trong nghiên cứu đề xuất phương án. Đặc biệt thực hiện nghiêm quy định lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.
Thực tiễn cũng đòi hỏi cơ quan thẩm định phải thẩm tra nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm. Không thể qua loa, đại khái, tư duy lối mòn, thiếu tính phản biện, tính thực tiễn. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản cũng cần thảo luận, cân nhắc kỹ lưỡng các nội dung định ban hành để nâng cao chất lượng, bảo đảm tính hợp hiến, hợp phảp, tính thống nhất đồng bộ, tính khả thi của văn bản.
Thứ hai, điều này cũng cho thấy trình độ nhận thức cũng như khả năng phản biện của các tầng lớp nhân dân ngày càng cao đối với những thể chế chính sách. Họ không còn hoàn toàn thụ động, yếm thế như nhiều năm trước đây.
Thứ ba, cần khẳng định vai trò đóng góp rất lớn của báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng khi phản ánh những luồng dư luận, thông tin nhiều chiều trước một chủ trương, chính sách nào đó. Điều này cũng thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch ngày càng tốt hơn trong việc ban hành và thực hiện thể chế.
Thực tiễn của công tác hậu kiểm (kiểm tra, kiểm soát) các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) đang cho thấy điều gì?
Hệ thống các cơ quan kiểm tra, xử lý văn bản hiện đang thực hiện nhiệm vụ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, chủ tịch UBND các cấp thực hiện quyền năng, trách nhiệm xử lý văn bản sai trái của cấp dưới. Điều này được quy định trong Hiến pháp, các luật tổ chức như Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức HĐND và UBND; Luật Ban hành văn bản QPPL.
Đáng lưu ý, hệ thống cơ quan kiểm tra xử lý văn bản chỉ có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản của bộ trưởng trở xuống. Còn văn bản của Thủ tướng trở lên đang trông chờ vào việc thực hiện quyền giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Đáng tiếc, việc thực hiện chức năng giám sát hiện còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa bảo đảm thường xuyên, toàn diện, đồng bộ.
Theo tôi, để có hệ thống pháp luật tốt, cần nghiên cứu đưa ra một số cơ chế như Hội đồng Hiến pháp. Hội đồng này nên được giao thẩm quyền tập trung xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản do các cơ quan từ cấp Thủ tướng Chính phủ trở lên ban hành. Có như vậy mới bảo đảm cơ chế hậu kiểm đối với toàn bộ hệ thống văn bản QPPL.
Hơn nữa, cơ chế hậu kiểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, chủ tịch UBND đối với văn bản QPPL dù đạt hiệu quả, được dư luận hoan nghênh, cần được tiếp tục duy trì. Nhưng đây cũng chỉ là cơ chế mang tính nội bộ trong hệ thống các cơ quan hành pháp, cơ quan quản lý hành chính.
Theo tôi, để bảo đảm tính khách quan, nghiêm chuẩn, kỷ luật, kỷ cương trong ban hành văn bản QPPL, cần nghiên cứu mô hình của nhiều nước. Đó là giao cho tòa án nhân dân thực hiện cơ chế tài phán - tuyên hủy - đối với văn bản quy phạm pháp luật không bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bị khiếu kiện.
Theo 24h
Sẽ sửa đổi phương thức thu phí đường bộ nếu chưa hợp lý Tại hội nghị triển khai quy định thu phí bảo trì đường bộ tổ chức ở TPHCM ngày 19/12, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, sau 3 hoặc 6 tháng thực hiện thu phí sẽ xem xét điều chỉnh bổ sung những vấn đề chưa phù hợp. Tại hội nghị này, các doanh nghiệp vận tải TPHCM...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe chở bia bung thùng trên quốc lộ, người dân và CSGT hỗ trợ tài xế

"Thuốc giả, bác sĩ giả, chỉ con tôi chết là thật"

Ấn Độ đồng ý tôn trí xá lợi Đức Phật tại Việt Nam đến 2/6

Bỏ tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ, sẽ "hy sinh đời bố củng cố đời con"

Vụ "xẻ thịt" bờ biển ở Thanh Hóa: Giao công an vào cuộc điều tra

Vụ kè tiền tỷ vỡ tan sau một năm sử dụng: Yêu cầu khắc phục trước mùa mưa

Lái xe máy ngược chiều tông mô tô tuần tra của cảnh sát

Việt Nam và Mỹ chính thức đàm phán thuế quan lần 2

"Hố tử thần" xuất hiện trên mặt đường quốc lộ sau trận mưa lớn

Giải cứu 11 học sinh mắc kẹt khi tắm suối gặp cơn mưa lớn ở Hòa Bình

Thông tin mới vụ hiệu trưởng gửi ảnh nhạy cảm vào nhóm chung của trường

Bỏ án tử hình với 4 tội danh: 'Nhân văn với tội phạm là độc ác với đồng bào'
Có thể bạn quan tâm

Cha tôi, người ở lại - Tập 41: Cả nhà vỡ oà nghe kết quả xét nghiệm của bố Bình
Phim việt
06:44:38 21/05/2025
Chàng trai TP.HCM làm hoa bằng kem "thật còn hơn cả hoa thật"
Netizen
06:40:00 21/05/2025
Nỗi sợ 3 năm trước của Hoa hậu Thùy Tiên nay đã trở thành sự thật
Sao việt
06:35:19 21/05/2025
Mỹ nhân showbiz tổ chức buổi tiệc "cháy" nhất từ trước tới nay, mời dàn mỹ nam khoe body bỏng mắt
Sao châu á
06:25:33 21/05/2025
Cắt giảm calo có giúp giảm mỡ bụng?
Sức khỏe
06:01:57 21/05/2025
Nhìn qua tưởng "tóc rối" nhưng nấu được nhiều món ăn vừa ngon, bổ dưỡng lại mang ý nghĩa điềm lành
Ẩm thực
05:57:52 21/05/2025
4 siêu phẩm "căng như dây đàn" của mỹ nữ cổ trang viral nhất hiện tại: Xem ngay kẻo lỡ!
Phim châu á
05:51:49 21/05/2025
Tài tử hạng A tham tiền đến mức 4 năm đóng 10 phim rác, bị yêu cầu giải nghệ cũng chẳng oan
Hậu trường phim
05:50:10 21/05/2025
Nvidia ra mắt công nghệ kết nối chip mới để thúc đẩy phát triển AI
Thế giới số
05:15:30 21/05/2025
Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát
Pháp luật
23:50:59 20/05/2025