Gần một nửa nhà máy chế biến cá tra ở ĐBSCL dừng hoạt động
Chiều 25-9, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến bàn về giải pháp phát triển chuỗi cá tra sau giãn cách xã hội .
Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, sáu tháng đầu năm kết quả xuất khẩu cá tra rất khả quan. Tuy nhiên, sau đó dịch bệnh COVID-19 khiến TP.HCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải giãn cách xã hội kéo dài làm toàn bộ chuỗi sản xuất, cung ứng bị ảnh hưởng, trong đó có ngành cá tra.
Nguy cơ thiếu nguyên liệu cá tra chế biến xuất khẩu cuối năm
Theo ông Luân, tính đến đầu tháng 9, đã có 52/106 nhà máy chế biến cá tra tại 5 tỉnh ĐBSCL phải tạm dừng hoạt động, nhiều nhất là ở Cần Thơ. Các doanh nghiệp (DN) còn hoạt động thì công suất chỉ đạt 10-30%, chi phí duy trì sản xuất tăng cao.
Chiều 25-9, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến bàn về giải pháp phát triển chuỗi cá tra sau giãn cách xã hội. Ảnh: AH
Cạnh đó là một loạt các khó khăn khác như cước vận tải biển tăng liên tục, giá thức ăn thủy sản tăng, thiếu công nhân thu hoạch, quá trình vận chuyển con giống, thức ăn, sản phẩm cá tra giữa các địa phương bị đứt gãy, chi phí test COVID-19…
Về tình hình sản xuất cá tra giống, các tháng đầu năm tình hình xuống giống tương đối tốt, nhưng các tháng 6,7,8 sau đó lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020, có tháng giảm hơn 80%.
Sản lượng thu hoạch cá tra cũng giảm rất mạnh. Tháng 7 giảm 20%, tháng 8 giảm 44,9%, nửa đầu tháng 9 giảm 77% so với cùng kỳ năm 2020.
Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), bà Tô Thị Tường Lan cũng đánh giá với hàng loạt khó khăn như trên, kim ngạch xuất khẩu cá tra trong tháng 9 có thể giảm trên 30% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời trước tình trạng hồi phục rất chậm của các DN cá tra thì nhiều DN sẽ mất những đơn hàng cuối năm và không dám nhận đơn hàng mới cho đầu năm 2022.
Bà Lan cũng đánh giá sẽ thiếu nguyên liệu vào dịp cuối năm nay và đầu năm tới và lo ngại về chất lượng nguyên liệu trong ao hiện nay đang giảm thấp khi cá quá size, cá thịt vàng…
Kiến nghị cấp “thẻ xanh công đoàn thu hoạch cá liên tỉnh”
Video đang HOT
Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn, cho biết hiện ngành cá tra đang chuẩn bị bước sang giai đoạn sản xuất bình thường mới, tuy nhiên việc di chuyển của người lao động của các hộ nuôi giống, vấn đề test COVID-19, vấn đề cách ly vẫn đang có rất nhiều vướng mắc.
Đơn cử như đối với công đoàn thu hoạch cá thịt, khi thu hoạch xong, người lao động về nhà phải thực hiện cách ly, thậm chí có địa phương thực hiện giăng dây phong tỏa khiến những người sống cùng gia đình cũng không thể ra ngoài đi làm kiếm sống.
Nhiều ý kiến dự báo ngành cá tra sẽ thiếu nguyên liệu vào dịp cuối năm nay và đầu năm tới. Ảnh minh họa: TTXVN
Hoặc công đoàn thu hoạch cá thịt ở trong tỉnh này nhưng mua cá hoặc cá được nuôi ở tỉnh khác. Để thu hoạch được, công đoàn phải xin phép ý kiến của hai tỉnh và ở các huyện bên thu hoạch và bên tiếp nhận về, do đó mất rất nhiều thời gian.
Sau khi thu hoạch trở về, có địa phương yêu cầu phải cách ly 14 ngày, có địa phương 7 ngày, phải test COVID-19 nhiều lần… Việc test và cách ly như vậy khiến người lao động không muốn làm việc.
“Các công đoàn thu hoạch cá giống cũng gặp những vướng mắc tương tự. Thậm chí, cán bộ kỹ thuật đi mua giống đã được tiêm hai liều vaccine nhưng về xã nói không thông chốt được, vẫn phải cách ly 14 ngày” – bà Khanh nói.
Để tháo gỡ khó khăn cho DN trong giai đoạn phục hồi, bà Khanh kiến nghị các tỉnh nuôi và chế biến cá tra ra tuyên bố chung công nhận công đoàn đã và đang thực hiện 3 tại chỗ, cấp “thẻ xanh công đoàn thu hoạch cá liên tỉnh”. Công đoàn này được công nhận kết quả lịch sử kiểm soát COVID-19, không phải cách ly khi vào thu hoạch cá ở ngoài tỉnh.
Bà Khanh cũng kiến nghị liên tỉnh cho phép người lao động sản xuất, chế biến, nuôi, thu hoạch cá tra có thể đến nhà máy chế biến ngoài tỉnh, ao nuôi ở các địa bàn thực hiện Chỉ thị 15 trên cơ sở thực hiện đúng quy định kiểm soát dịch bệnh của đơn vị, tiến đến công nhận “thẻ xanh công nhân” liên tỉnh.
Đồng thời đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian phê duyệt thủ tục di chuyển của công đoàn thu hoạch ngoài tỉnh không quá ba ngày…
Tìm giải pháp phát triển ngành hàng cá tra sau giãn cách xã hội
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho rằng, không nên quá lo lắng, mà điều cần quan tâm hiện nay, đó là nghĩ tới các phương án, các kịch bản, chuỗi cung ứng trong giai đoạn bình thường mới.
Chiều 25/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến giải pháp phát triển chuỗi cá tra sau giãn cách xã hội. Hội nghị có sự tham gia của nhiều hiệp hội, doanh nghiệp và các địa phương trọng điểm nuôi cá tra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chỉ đạo Hội nghị từ điểm cầu tỉnh Đồng Tháp (Ảnh: BT)
Chuỗi ngành hàng cá tra chịu ảnh hưởng lớn từ dịch COVID-19
Tại Hội nghị, ông Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cá tra tăng ở mức khả quan, tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh COVID-19 trong những tháng gần đây đã làm cho ngành hàng cá tra chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, giá cá tra nguyên liệu giảm.
Về kết quả sản xuất giống, trong 9 tháng năm 2021, tại Đồng bằng sông Cửu Long đạt 2,33 tỷ con, trong đó, An Giang và Đồng Tháp là các tỉnh sản xuất nhiều nhất. Tuy nhiên, giá cá giống giảm. Với sản xuất giống, tháng 7 giảm dần, sang tháng 8 và tháng 9 giảm rõ rệt.
Về diện tích nuôi cá tra thương phẩm, đạt 3.516ha, bằng 74,3% cùng kỳ 2020. Trong tháng 7-8/2021, giảm từ 50-55% so với trước khi thực hiện giãn cách xã hội. Sản lượng thu hoạch cá tra 8 tháng năm 2021 đạt 932 nghìn tấn, bằng 81,1% so với cùng kỳ. Riêng tháng 7 giảm 20% so với cùng kỳ, tháng 8 giảm tới 44,9%.
Về sản xuất thức ăn cho cá tra, có 51 nhà máy với công suất 1,92 triệu tấn, trong đó có tới 12/51 nhà máy sản xuất phải ngừng hoạt động. Về tình hình chế biến, tính tới đầu tháng 9, có 52/106 nhà máy chế biến ngừng hoạt động.
Theo ông Luân, hiện nay các doanh nghiệp cá tra đang gặp khá nhiều khó khăn. Việc nhà máy chế biến giảm công suất, dư thừa cá nguyên liệu dẫn đến cả chuỗi cá tra bị ảnh hưởng. Trong khi đó, cước vận tải biển tăng liên tục 2-3 lần, thậm chí tăng đến 10 lần, cùng với đó, phát sinh chi phí trong sản xuất "3 tại chỗ".
Bên cạnh đó còn những khó khăn trong khâu nuôi trồng, giá thức ăn thủy sản tăng, thiếu công nhân thu hoạch, vận chuyển con giống, thức ăn,..Trước tình trên, ông Luân đặc biệt nhấn mạnh đến nguy cơ thiếu nguồn nguyên liệu cho ngành hàng này trong các tháng cuối năm.
Tại Hội nghị, đại diện của doanh nghiệp Vĩnh Hoàn - bà Trương Thị Lệ Khanh nhấn mạnh, hơn 2 tháng giãn cách xã hội vừa qua, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra gặp các khó khăn về "3 tại chỗ", nguồn vắc xin. Hiện nay, nếu đứng trước ngưỡng chuyển qua giai đoạn bình thường mới thì doanh nghiệp đang còn nhiều vướng mắc nếu để tăng năng suất trở lại. Đó là việc di chuyển của người lao động. Trong đó, đối với cá thịt, việc thu hoạch cần có lực lượng công đoàn, và phải là những người có tay nghề mới thực hiện được công việc này, tuy nhiên, có những vùng để tiến hành bắt cá nằm ở ranh giới giữa các tỉnh nên có nhiều cách quản lý khác nhau, chi phối, dẫn đến ảnh hưởng đến việc di chuyển của lực lượng công đoàn.
Việc test COVID-19 và cách ly làm cho người làm công đoạn thu hoạch không còn muốn làm việc. Nếu như ách tắc ở lực lượng thu hoạch này thì việc giải quyết bài toán doanh nghiệp sản xuất ở công suất cao là điều rất khó.
Bà Khanh cũng nhấn mạnh đến khó khăn về giống cá tra. Theo đó, cá giống thì manh mún, với những người đi bắt cá giống buộc phải cách ly 14 ngày dẫn đến họ cũng không làm. Cán bộ kỹ thuật đi mua giống, phải kiểm soát chất lượng cá giống, nhưng dù đã được tiêm vắc -xin nhưng vẫn bắt cách ly 14 ngày. Theo bà Khanh, viễn cảnh sẽ là việc thiếu giống, người nuôi giống không thể đi chăm sóc giống thoải mái. Việc thu hoạch cá giống cũng không triển khai được nên người nuôi không thả giống nữa, dẫn đến thiếu hụt cá giống cho năm sau.
Chuẩn bị phương án sản xuất trong giai đoạn bình thường mới
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân, để hỗ trợ các nhà máy chế biến cá tra sớm hoạt động trở lại với công suất tối đa, cần tháo gỡ các khó khăn về nhân lực và vận chuyển, thu hoạch, cung ứng vật tư giữa các tỉnh. Kiểm soát chặt chẽ giá và chất lượng vật tư đầu vào cho sản xuất. Đồng thời, các địa phương cần xây dựng kế hoạch sản xuất đảm bảo đủ nguyên liệu phục vụ cho chế biến, xuất khẩu vào các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Về lâu dài, cần tiếp tục triển khai dự án cá tra 3 cấp và sản phẩm quốc gia cá da trơn.
Tại Hội nghị, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Long An kiến nghị ngành Y tế cần có các hướng dẫn về một số nguyên tắc chung. Cụ thể như giá trị của việc test COVID-19 có giá trị trong vòng bao nhiêu ngày, cần đưa ra nguyên tắc chung về tần suất test, trong vòng 3-5-7,...ngày với từng môi trường khác nhau, việc test PCR cũng cần có hướng dẫn.
Đồng thời, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Long An cho rằng, việc sản xuất "3 tại chỗ" không phải doanh nghiệp nào cũng phù hợp. Với việc yêu cầu tất cả các doanh nghiệp sản xuất theo "3 tại chỗ" gây khó khăn, lúng túng cho một số doanh nghiệp. Do vậy, xem xét giao hình thức sản xuất cho doanh nghiệp quyết định, giao việc phòng chống dịch cho doanh nghiệp để bản thân doanh nghiệp sẽ có cách quản lý để chủ động, trong đó lực lượng y tế cùng phối hợp để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong vấn đề này.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, điểm khó khăn nhất hiện nay là chúng ta vừa đảm bảo được an toàn trong phòng chống dịch vừa đảm bảo an toàn trong phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, càng khó khăn, chúng ta càng cần ngồi lại với nhau để tìm ra điểm để giải quyết được vấn đề. "Nhiều khi khe cửa hẹp nhưng tìm được khe cửa đó thì đó là bản lĩnh của các địa phương, các doanh nghiệp" - Bộ trưởng cho hay.
Bộ trưởng cũng cho rằng, đây là lúc 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thử thách tư duy liên kết vùng, và bây giờ chúng ta phải vận dụng. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta không nghĩ tới việc sẽ không còn ca F0, do đó, Bộ trưởng đề nghị ngành Y tế cần có định nghĩa bình thường mới trong tình hình trên sẽ là như thế nào. Nếu dịch xuất hiện trong nhà máy 1 ca, 2 ca sẽ ứng phó như thế nào, trường hợp này ở ngoài cộng đồng thì như thế nào...Từ đó có những khuyến cáo để khi những trường hợp trên xảy ra, các địa phương, các doanh nghiệp không bất ngờ, không bị động.
Đối với các doanh nghiệp, Bộ trưởng đề nghị không nên quá lo lắng, mà điều cần quan tâm hiện nay, đó là nghĩ tới các phương án trong giai đoạn bình thường mới, sẽ có kế hoạch thích ứng như thế nào đối với từng trường hợp. Đồng thời, chuẩn bị các kịch bản, chuỗi cung ứng trong điều kiện bình thường mới.
Nhân dịp này, Bộ trưởng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cá tra cần có sự hợp tác với nhau, xây dựng thương hiệu từ chính doanh nghiệp để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, đưa con cá tra đi xa trên thị trường thế giới./.
Bài toán về nguồn cung cá tra Dịch bệnh COVID-19 tác động mạnh đến xuất khẩu cá tra vào đầu năm 2020 khiến giá cá tra sụt giảm mạnh. Điều này làm cho những người thả nuôi cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long e ngại vì phải chịu lỗ vốn khi giá cá bán ra thấp, thu hồi vốn chậm, thậm chí khó xoay xở nguồn vốn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ sụt lún đường dẫn cầu Hòa Bình: Khảo sát không phát hiện túi bùn?

Đoàn kiểm tra bị 'nhốt' khi kiểm tra cơ sở chữa bệnh bằng nước

'Ngân 98' đến Sở An toàn thực phẩm TP.HCM trình bày những gì?

Thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP HCM

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hết mái dột lại tới sàn lộ khe hở 'bẫy' hành khách

Tai nạn liên hoàn giữa 5 xe trước khu vực chợ đầu mối Thủ Đức, 2 người tử vong

TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá

CSGT chới với trên yên xe máy, khống chế nam thanh niên ở TPHCM

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị "dột": Trải nghiệm đáng quên

Nữ sinh Quảng Bình mất tích được tìm thấy ở Hà Nội

Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD

Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân
Có thể bạn quan tâm

Lời khai nghi phạm tiết lộ nguyên nhân dùng dao sát hại hàng xóm
Pháp luật
23:06:39 22/05/2025
Sự hết thời của top 1 visual: Phản bội công ty nay flop thảm, hết yêu đương "bad boy" đến "phông bạt" đồ hiệu rởm
Nhạc quốc tế
23:06:11 22/05/2025
NewJeans không lùi bước: Tăng viện pháp lý, chuẩn bị 'cuộc chiến' mới với ADOR!
Sao châu á
23:04:25 22/05/2025
Nam nghệ sĩ có tiếng thập niên 80 hiện không nhà cửa, làm bảo vệ 16 tiếng/ngày
Sao việt
23:01:17 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025
Sự thay đổi của nam diễn viên từng bị khuyên tránh xa phim cổ trang
Hậu trường phim
22:44:40 22/05/2025
Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa
Thế giới
22:44:14 22/05/2025
Chàng trai gây sốt vì hát quá giống Mạnh Quỳnh
Tv show
22:37:11 22/05/2025
Son Heung-min bị vu cáo ép buộc người tình phá thai
Sao thể thao
21:26:42 22/05/2025
Phơi bày thủ đoạn che giấu tội ác của Diddy, 500 bức ảnh làm bằng chứng mới sốc
Sao âu mỹ
21:06:27 22/05/2025