Gánh nặng học phí
Không ít học sinh và phụ huynh tỏ ra bất ngờ trước thông tin các trường đại học (ĐH) công lập công bố mức học phí áp dụng cho năm 2020 tăng nhiều hơn trước. Mức tăng được diễn giải là do các trường áp dụng cơ chế tự chủ.
Tại Trường ĐH Y Dược TP HCM, học phí thu theo quy định trong nghị định Chính phủ với tất cả các ngành là 13 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, năm 2020 học phí sẽ từ 30-70 triệu đồng/năm, tùy theo ngành. Tại Khoa Y – ĐHQG TP HCM, học phí năm 2020 của ngành răng – hàm – mặt là 88 triệu đồng, y khoa 60 triệu đồng và dược học 55 triệu đồng… Trường ĐH Y Dược Cần Thơ công bố học phí năm 2020 theo đề án tự chủ của chương trình đại trà là 24,6 triệu đồng.
Ở hầu hết các trường ĐH, học phí năm 2020 đều tăng và nhiều trường công bố lộ trình tăng học phí từ 2020 đến 2024. Theo ông Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Y Dược TP HCM, học phí tính theo chi phí đào tạo một sinh viên. Từ năm học tới, trường sẽ thực hiện tự chủ tài chính và học phí các năm tiếp theo dự kiến mỗi năm tăng thêm 10%. Theo lãnh đạo một số trường ĐH, mức tăng thêm này là không nhiều so với mức thu hiện nay và vẫn còn thấp hơn với chi phí đào tạo sinh viên tại trường.
Dẫu biết rằng đây là xu thế tất yếu của xã hội, khi các trường ĐH bước vào cơ chế tự chủ, song mức học phí trên vẫn là gánh nặng đối với người nghèo khi có con bước vào giảng đường ĐH. Chưa kể với đời sống ở các thành phố lớn, nơi sinh viên theo học ĐH, các chi phí ăn ở, sinh hoạt, chi phí cho sách vở, dụng cụ học tập ngoài học phí… cộng lại sẽ là con số không nhỏ. Một gia đình trung lưu ở đô thị cũng đã phải vun vén mới thu xếp cho con theo học được, nhất là những ngành như răng – hàm – mặt, y khoa…Còn với người nghèo ở các tỉnh, khoản học phí tăng lên sẽ làm cho cánh cửa con họ bước vào giảng đường ĐH ở ngôi trường mơ ước hẹp dần. Còn những ai có con đang tiếp tục theo học thì sẽ phải vất vả hơn trước để xoay xở có tiền đóng học phí cho con.
Có người nói, học phí cao vậy thì sinh viên cố gắng học thật giỏi để kiếm học bổng, bớt gánh nặng cho cha mẹ. Đúng là như vậy, song đâu phải sinh viên nào cũng học giỏi và tỉ lệ được nhận học bổng cũng không nhiều. Ngay tại Trường ĐH Y Dược TP HCM, ông trưởng phòng đào tạo nói trường dành 8% học phí hỗ trợ sinh viên nghèo, học giỏi. Với những trường hợp sinh viên quá khó khăn, trường sẽ có giải pháp hỗ trợ, vị này cho biết.
Từ xưa tới nay, thời nào cũng có những câu chuyện học trò nghèo vượt khó thành tài. Phía sau câu chuyện đó là mồ hôi, nước mắt của mẹ cha trên ruộng đồng, bờ bãi. Các trường ĐH tăng học phí hôm nay sẽ làm các bậc cha mẹ vất vả lo toan nhiều hơn, cũng như sẽ có thêm nhiều sinh viên phải tăng giờ làm thêm để trang trải học phí, theo đuổi giấc mơ giảng đường.
Video đang HOT
Mai này, có người nhắc về một kỳ tích của bà mẹ bán hàng bông hay người cha ngư dân nuôi được con thành tài là tiến sĩ nổi tiếng hay bác sĩ y khoa có bàn tay vàng. Song đừng quên gánh nặng đổ lên vai những người cha người mẹ của họ, hy sinh cả đời mình cho con, chấp nhận mất mát, thiệt thòi.
Đào tạo bác sĩ: Không thể nào bao cấp mãi chỉ vì... nghèo
Trường ĐH Y Dược TP.HCM sẽ cấp học bổng từ năm đầu tiên dựa trên hoàn cảnh của sinh viên. Tuy nhiên các em phải học giỏi ở những năm tiếp theo để duy trì học bổng.
Gây sốc khi công bố mức học phí các ngành đào tạo năm 2020, trong đó có ngành Răng-Hàm-Mặt với mức học phí 70 triệu đồng/năm, ông Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Y Dược TP.HCM cho hay, chiều 3/6 lãnh đạo nhà trường đã họp và tính toán việc hỗ trợ sinh viên khi tăng học phí.
Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM (Ảnh: Thanh Tùng)
Theo đó, ở năm đầu tiên tăng học phí, trường quyết định trích 15% kinh phí từ nguồn thu đưa vào quỹ học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên. Những sinh viên tuyển sinh năm 2020 sẽ được nhận học bổng khuyến khích học tập dựa trên hoàn cảnh.
Ông Khôi cho hay, dự tính có gần 800 trong số 2.312 sinh viên tuyển sinh năm 2020 được nhận được học bổng ngay từ năm thứ nhất.
Số lượng sinh viên nhận học bổng sẽ được phân chia cho từng khoa riêng. Có 4 mức học bổng là: 100%, 70%, 50% và 25% học phí.
"Đây là học bổng đầu vào, việc xét dựa trên hoàn cảnh sau khi các em vào trường. Tuy nhiên, sau khi được hỗ trợ ở năm thứ nhất, các em phải chứng tỏ năng lực bản thân, học giỏi ở những năm tiếp theo để duy trì học bổng. Nhà trường cam kết không có một sinh viên nào nghèo, học giỏi bị bỏ lại, nhưng trường không thể nào bao cấp mà nuôi và nuôi hoài thành bác sĩ chỉ vì nghèo", ông Khôi nói.
Theo ông Khôi, đây là lần đầu tiên Trường ĐH Y Dược TP.HCM cấp học bổng bằng cách xét hoàn cảnh của sinh viên ở năm đầu tiên. Lâu nay, ở năm thứ nhất chỉ những sinh viên thuộc đối tượng chính sách, ưu tiên được hưởng chế độ theo quy định. Còn lại tất cả đều phải hết năm học thứ nhất mới được xem xét cấp học bổng khuyến khích học tập.
Ở các năm tiếp theo, Trường ĐH Y Dược TP.HCM sẽ chỉ trích 10% kinh phí nguồn thu (theo quy định là 8%) để cấp học bổng khuyến khích học tập.
Ngoài ra sinh viên của trường có thể tiếp cận nguồn học bổng từ các đơn vị, cá nhân khác. Trên website của Trường ĐH Y dược TP.HCM có mục "học bổng" cập nhật các đơn vị, cá nhân cấp học bổng cho sinh viên của trường.
"Nhà trường muốn những bạn khó khăn, học giỏi được hỗ trợ, sau này ra trường sẽ đi làm với một trách nhiệm cao" - ông Khôi nói.
Riêng việc tăng học phí, ông Khôi tiếp tục khẳng định: Đào tạo y khoa muốn chất lượng cao thì phải đi với chi phí đào tạo. Tăng học phí thì một phần để tái đầu tư nâng cao chất lượng chứ không phải kinh doanh.
Lực học như nhau thì phải chấp nhận thực tế xã hội
Lãnh đạo một trường đào tạo Y cho hay, khi thực hiện tự chủ thì đương nhiên phải tăng học phí, bởi không còn được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nữa.
"Ít nhất phải thu đủ chi, còn không thì phải hơn để phục vụ việc tái đầu tư nữa. Nếu không đủ học phí thì không thể nào có chất lượng được và không thể có bác sĩ tốt được".
Theo vị này, đào tạo ngành y rất tốn kém. Số tiền thu học phí hiện nay chỉ đảm bảo một phần chi phí đào tạo. Con số chi phí thực tế gấp vài lần. Nếu không có sự hỗ trợ nhiều từ ngân sách nhà nước thì không thể có mức học phí thấp như hiện nay.
Do đó, khi các trường tiến tới tự chủ, tăng học phí cao, thì các sinh viên nghèo chỉ có cách học thật xuất sắc để nhận được học bổng; còn không thì chỉ còn cách đi vay tiền để theo học.
"Lực học như nhau mà một anh giàu với một anh nghèo thì anh nghèo khi đó phải chấp nhận thực tế xã hội. Tất nhiên, không thể ngay lập tức tăng học phí lên cao quá nhưng đào tạo nghề y là phải vậy. Ở nước ngoài, phải là con nhà giàu mới học y. Nói vui là điều kiện cần là học giỏi, còn điều kiện đủ phải là con nhà giàu" - người này nói.
Vị lãnh đạo này cũng dẫn chứng, ở Mỹ hay Canada, một bác sĩ khi tốt nghiệp ra trường phải trả khoản nợ khoảng 300-500.000 USD (gần 700 triệu - hơn 1,1 tỉ đồng). Vì thế, văn hóa vay tiền để đi học là phải hình thành chứ không thể không.
Tuy nhiên, phải có các chính sách đồng bộ, mức thu nhập phải tương xứng để bác sĩ khi đi làm trả được khoản vay đó.
Học phí đại học hơn nửa tỷ 6 năm: Hết 'cửa' cho sinh viên nghèo Trường ĐH Y dược TP.HCM vừa công bố mức học phí tăng 'chóng mặt' từ mức 13 triệu đồng/năm lên 50-70 triệu đồng/năm trong phương án tuyển sinh 2020. Cụ thể, so với mức thu hiện tại chỉ 1,3 triệu đồng/tháng, tương ứng 13 triệu đồng/năm, học phí dành cho sinh viên khóa mới của Trường ĐH Y Dược TP.HCM từ năm 2020...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nóng hơn mùa hè, bạn gái hot TikToker của "nam thần" U23 Việt Nam diện bikini khoe body khét lẹt
Sao thể thao
08:52:16 07/05/2025
Quá khứ Duyên Quỳnh trước "hit tỷ view", mối quan hệ với Nguyễn Văn Chung
Sao việt
08:50:48 07/05/2025
Hamas không còn quan tâm đàm phán ngừng bắn với Israel
Thế giới
08:50:27 07/05/2025
Chợ phiên Quản Bạ
Du lịch
08:43:02 07/05/2025
Vì sao cựu sinh viên kiện đòi Đại học Kinh tế quốc dân bồi thường 44 tỉ?
Pháp luật
08:29:27 07/05/2025
Đạo diễn Lý Hải: "Tôi chỉ yêu cầu vợ mặc kín đáo"
Hậu trường phim
08:11:11 07/05/2025
Bình Phước: Điều tra vụ người đàn ông tử vong trong phòng trọ
Tin nổi bật
07:56:39 07/05/2025
Loạt ảnh đi biển mới toanh của Bảo Chinh - "bông hồng" cảnh sát đặc nhiệm hot nhất hiện tại
Netizen
07:53:24 07/05/2025
GTA 6 tiếp tục delay khiến game thủ bức xúc, bị cả kỷ lục Guiness "khịa"
Mọt game
07:42:28 07/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 35: Bố Chính qua đêm với cô kiến trúc sư xinh đẹp Tuệ Minh
Phim việt
07:36:04 07/05/2025