‘Gạo nếp gạo tẻ’: Câu chuyện ’sóng gió gia tộc’ đậm chất Việt!
Với những tình tiết “cẩu huyết” và ngược đời, trong thời gian gần đây, “Gạo nếp gạo tẻ” đang là phim Việt được khán giả đón chào và nhận được nhiều sự quan tâm nhất.
Chuyển thể từ bộ phim truyền hình nổi tiếng của Hàn Quốc – Wang’s Family, Gạo nếp gạo tẻ ra mắt khán giả vào cuối tháng 5, xoay quanh đề tài về gia đình – một chủ đề vốn quen thuộc với người hâm mộ phim Việt. Tuy nhiên, Gạo nếp gạo tẻ hiện đang được đánh giá là một trong những tác phẩm truyền hình về gia đình được yêu thích nhất hiện nay. Bộ phim lay động tình cảm của khán giả bằng những tình huống trớ trêu, sự bất công của người mẹ trong một gia đình ba thế hệ vẫn còn tồn đọng nhiều lối suy nghĩ cố hữu về đạo đức và công dung ngôn hạnh của một người vợ, người mẹ.
Bộ phim xoay quanh những mâu thuẫn, sóng gió xảy đến trong một gia đình ba thế hệ gốc Bắc tại một xóm nhỏ giữa lòng Sài Gòn. Các thành viên của gia đình gồm có: bà nội (NSƯT Minh Đức), ông Vương ( Mai Huỳnh) – bà Mai (NSND Hồng Vân), ba người chị và một cậu em, cùng người cậu lêu lổng Quang (Ngọc Thuận). Mâu thuẫn bắt nguồn từ sự bất công trong cách hành xử và đối đãi của bà Mai với hai người chị lớn: chị cả Hương ( Lê Phương) và Hân (Thúy Ngân).
Trong khi Hương bị chính mẹ ruột ruồng rẫy, chì chiết vì nghèo khổ, “ăn cơm trước kẻng”, và chồng không có công việc ổn định thì Hân lại được thương yêu, chiều chuộng hết mực, chồng có công ty riêng và giàu có. Từ sự đối đãi khác biệt đó, khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình cũng ngày càng bị kéo dài theo thời gian dần trôi.
Trong một gia đình đông con và có khuynh hướng giữ lối suy nghĩ của một thế hệ cũ, liệu một người mẹ có thể dành tình yêu của mình như nhau cho tất cả những đứa con? Hoặc đâu là “tiêu chuẩn, quy cách” mà người mẹ đặt ra để yêu thương con mình? Và liệu điều ấy có thực sự là một phương pháp giáo dục đúng đắn cho các bà mẹ Việt? Tình yêu thương của cha mẹ là vô điều kiện, nhưng dường như với bà Mai, tình thương của bà hoàn toàn có rất nhiều “điều kiện”. Nào là máy giặt, tivi, tủ lạnh, nào là tiền cúng giỗ ông nội, nào là lo lắng vun vén cho gia đình thì mới được yêu thương.
Và có rất nhiều lần, khán giả phải tự đặt tay lên trán tự hỏi, tại sao bà Mai lại cực kỳ ghét con ruột của mình – Hương đến vậy? Dù rằng cô đã “ăn cơm trước kẻng”, có chồng bất tài và nghèo khổ, phải làm việc quần quật nhưng vẫn thiếu thốn đủ điều, nhưng sau ngần ấy năm trôi qua, lẽ nào nhìn con mình khổ sở kiếm tiền, bà Mai lại chẳng hề thay đổi lối mòn suy nghĩ ấy? Có câu “Hổ dữ không ăn thịt con”, nhưng cách hành động và đối xử tệ bạc của bà dành cho Hương lại khiến không ít khán giả phải giận dữ và “điên tiết” lên vì tình tiết câu chuyện quá “cẩu huyết”.
Bộ phim còn là chuyến hành trình đi tìm hạnh phúc đích thực của các nhân vật với những khát khao khác nhau về vật chất, tiền bạc, địa vị và những giá trị về tình thân. Phim đề cao giá trị tình thân trong cuộc sống, giúp con người vượt qua bão giông và khó khăn, còn vật chất dễ dàng làm cho sự yếu đuối trong lòng con người trỗi dậy rồi sa ngã. Lấy ví dụ điển hình về cuộc đời của Công (Hoàng Anh)- chồng của Hương và lối sống của Hân. Vì đam mê giàu sang, Công đã phụ lại tình yêu và hy sinh của vợ mình để làm kiếp “trai bao” và sau cùng phải nhận lấy sự chê trách và vứt bỏ. Còn Hân, bởi muốn thoát khỏi cảnh nghèo túng, cô là người đã chính tay phá nát hạnh phúc gia đình nhỏ của mình, khiến người chồng – Kiệt ( Trung Dũng) đau đớn và tuyệt vọng.
Ngoài câu chuyện về sự thiên vị của mẹ dành cho con cái, Gạo nếp gạo tẻ còn xoay quanh đề tài mẹ vợ – con rể cùng những vấn đề mà bất kỳ gia đình Việt nào cũng “thấm thía”. Mỗi một tình huống diễn ra, chi tiết được chăm chút trong Gạo nếp gạo tẻ đều mang đậm chất Việt, gần gũi và thân quen đến lạ với khán giả Việt Nam.
Dù dựa trên kịch bản nổi tiếng Hàn Quốc, thế nhưng từ lời thoại cho đến tình tiết nhỏ nhất trong Gạo nếp gạo tẻ, đoàn làm phim cũng đã chăm chút tỉ mỉ, khiến người xem cảm nhận được sự gần gũi của một bộ phim truyền hình về gia đình Việt Nam. Đó là mâm cỗ cúng giỗ cầu kỳ, đủ món đủ hương vào ngày giỗ ông nội, hay những lúc bà Đào khắt khe với bà Mai về việc làm dâu mà không trọn đạo trong suốt mấy chục năm qua. Khán giả cũng có thể dễ dàng nhận ra địa điểm của phim thay đổi rất nhiều nơi và được đầu tư chỉn chu, từ ngôi nhà thân thương của Kiệt tại quê, xưởng đồ gỗ cũ của Kiệt, hay xóm nhỏ nơi gia đình bà Mai – ông Vương đang sinh sống.
Video đang HOT
Lấy đề tài gia đình quen thuộc, nhưng Gạo nếp gạo tẻ dường như thổi vào trong phim ảnh Việt một luồng gió mới vì sự chỉn chu và tỉ mỉ của mình trong kịch bản lẫn bối cảnh. Phim như muốn nhắn gửi đến những người hâm mộ một bài học sâu sắc về câu chuyện gia đình. Dù chúng ta có là ai, ở địa vị nào trong xã hội, dù nghèo hèn hay thất bại, gia đình vẫn sẽ là nơi duy nhất tha thứ cho mọi lỗi lầm của bạn, bảo bọc bạn bằng tất cả sự yêu thương vô điều kiện; và cũng chính là nơi dang rộng vòng tay chào đón bạn trở về sau những biến cố của cuộc đời.
Gạo nếp gạo tẻ đang phát sóng lúc 21h30 từ thứ hai đến thứ tư hàng tuần.
Theo Saostar
Lần đầu trở thành con của NSND Hồng Vân, Lê Phương khóc hết nước mắt
Lay động người xem bằng câu chuyện gia đình thực tế, đầy dung dị với nhiều cung bậc cảm xúc đi vào lòng người, Gạo nếp gạo tẻ sẽ giúp khán giả cảm nhận sâu sắc thông điệp giản đơn mà ý nghĩa: "Gia đình là duy nhất".
Ngoài các diễn viên chính như NSND Hồng Vân, Lê Phương, Hoàng Anh, Trung Dũng, Thúy Ngân, Gạo nếp gạo tẻ còn có sự tham gia diễn xuất của nhiều gương mặt quen thuộc: NSƯT Minh Đức, Mai Huỳnh, Tuấn Phạm, Puka, Thanh Thức, Ngọc Thuận, Băng Di, Phương Hằng...
Phim sẽ chính thức đến với hàng triệu khán giả truyền hình cả nước từ 07.5 trên HTV2 lúc 20h00 & Giải Trí TV lúc 21h00, đều đặn từ thứ hai đến thứ tư hàng tuần.
Theo lẽ thường "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm", nhưng trong gia đình bà Mai - ông Vương thì bà Mai vừa phải quán xuyến mọi chi tiêu tiền bạc trong nhà vừa phải hoàn thành trách nhiệm chăm lo cho mẹ chồng, em chồng. Vì cả đời nhọc nhằn, cùng với việc có chồng nhà giáo nên "thước đo" và sự kỳ vọng của bà Mai dành cho các con là sự giàu có và địa vị xã hội. Cũng vì lẽ đó mà dù cho Hương - cô con gái đầu có tháo vát, hiếu thảo thì bà cũng chẳng thèm quan tâm, bởi Hương học vấn thấp và có con trước hôn nhân, khiến cho bà bị "bẽ mặt". Công - chồng Hương, cũng trở thành cái gai trong mắt bà Mai bởi vì anh có gia cảnh tầm thường, lại vô công rỗi nghề.
Ngược lại, Hân - cô con gái thứ 2 là top 10 Hoa hậu Việt Nam, lại lấy chồng doanh nhân thành đạt, làm cho mẹ được "thơm lây", nên dù cô có ích kỷ, ngang bướng, chỉ biết sống hưởng thụ thì vẫn được bà Mai yêu thương và nuông chiều hết mực. Cả gia đình đều nhận thấy cách đối xử khác biệt như "gạo nếp gạo tẻ" mà bà Mai dành cho Hương và Hân, nhưng chẳng ai có thể khuyên can, thay đổi được bà.
Gia đình bà Mai rơi vào cảnh xào xáo khi Kiệt - chồng Hân đột ngột phá sản, khiến cho Hân đang sống kiểu vương giả bỗng rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau. Kể từ khi dọn về nhà vợ ở rể, Kiệt luôn phải cam chịu, nhẫn nhịn trước thái độ khinh miệt của mẹ vợ và thói ích kỷ cố hữu của vợ. Còn Hân vì tham vọng vật chất đã lạnh lùng rũ bỏ chồng con để đến với đại gia khác... Trong khi đó, gia đình nhỏ của Hương và Công đang hạnh phúc cũng gặp phải sóng gió. Trong cuộc chạy đua tìm kiếm tiền bạc để giúp vợ con được tận hưởng cuộc sống giàu sang và khẳng định vị thế với gia đình vợ, Công đã dấn thân vào mối quan hệ sai trái với một phụ nữ giàu có.
Thêm vào đó, cô con gái thứ 3 là Minh không chỉ làm trái ý mẹ: bỏ nghề y danh giá để làm biên kịch, mà còn nảy sinh tình cảm với một anh chàng học vấn thấp, khiến bà Mai phiền lòng.
Trước hàng loạt vấn đề nan giải trong gia đình, liệu người mẹ thiên vị như bà Mai có bừng tỉnh để nhận ra những sai lầm trong cách đối xử và cả sự kỳ vọng mà mình dành cho những đứa con? Số phận của những cô con gái từ nhỏ vốn được mẹ phân biệt đối xử sẽ như thế nào trước sóng gió cuộc đời? Và cuối cùng, tương lai của các thành viên sống dưới một mái nhà sẽ ra sao khi tình thân luôn bị thử thách bởi đồng tiền?
Câu chuyện sóng gió gia đình khi tình thân bị thử thách bởi đồng tiền
Khai thác đề tài gia đình quen thuộc với khán giả Việt, nhưng Gạo nếp gạo tẻ mang đến một màu sắc khác biệt so với các phim cùng thể loại. Những tình huống trớ trêu trong Gạo nếp gạo tẻ bắt nguồn từ sự thiên vị của người mẹ đối với các con. Mâu thuẫn và sự khác biệt về cách ứng xử, hoàn cảnh sống giữa hai cô con gái, một bên được mẹ yêu thương chiều chuộng, một bên bị xem thường đã khiến cho mối quan hệ mẹ con, chị em trong gia đình ngày càng có khoảng cách.
Phim đặt ra vấn đề: Liệu một người mẹ có thể yêu thương những đứa con mình như nhau? Hay người mẹ nào cũng có những "tiêu chuẩn" của riêng mình và đứa con đáp ứng đủ những tiêu chuẩn ấy sẽ được yêu thương nhiều hơn? Con cái thường nhận sự yêu thương vô điều kiện từ cha mẹ và gia đình, nhưng nếu phải cần có đủ "điều kiện" mới được yêu thương thì khi ấy gia đình có còn là duy nhất với mỗi người?
Bên cạnh đó, phim cũng đề cập đến mối quan hệ cực kỳ tế nhị: Mẹ vợ - chàng rể cùng hàng loạt vấn đề mà các gia đình thường gặp phải như: Khái niệm "chuột túi" (những đứa con luôn dựa dẫm vào bố mẹ, suốt đời không chịu lớn), mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu... Mỗi tình huống, chi tiết trong Gạo nếp gạo tẻ đều là mảnh ghép đa sắc màu của bức tranh tổng thể về tình cảm gia đình.
Phim Việt hóa từ kịch bản phim gia đình ăn khách nhất Hàn Quốc
Gạo nếp gạo tẻ được Việt hóa từ kịch bản phim Wang's family - bộ phim truyền hình đề tài gia đình ăn khách nhất Hàn Quốc năm 2013. Wang's family đạt kỷ lục chương trình có tỉ suất người xem cao nhất năm 2013 và 2014. Bên cạnh sự yêu mến của khán giả, Wang's family còn mang về rất nhiều danh hiệu danh giá tại Giải thưởng phim truyền hình KBS cùng năm.
Từ một kịch bản nước ngoài ăn khách, biên kịch đã chú trọng chuyển thể nội dung phim sao cho phù hợp nhất với khán giả truyền hình Việt, điều này có thể thấy rõ ngay từ cái tên rất đỗi bình dị nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc: Gạo nếp gạo tẻ. Biên kịch và đạo diễn đã đặt nhiều tâm huyết trong khâu Việt hóa, đồng thời cũng được nhà sản xuất tạo điều kiện phát triển thêm nội dung từ kịch bản gốc, thêm cả các tuyến nhân vật mới, để mang đến hương vị mới mẻ cho bộ phim.
Biên kịch Hoàng Anh cho biết: "Từ lời thoại, bối cảnh đến các tình tiết trong Gạo nếp gạo tẻ đã được "gột sạch mùi Kim chi", thay vào đó là phong vị của một bộ phim gia đình Việt. Khán giả xem phim sẽ thấy được ở gia đình bà Mai - ông Vương cái "chất" đặc trưng của một gia đình gốc Bắc, từ mâm cơm cúng giỗ ông bà, cảnh cả gia đình quây quần cùng nhau làm món bún đậu mắm tôm đến những bức tranh Đông Hồ được treo trong nhà... Bối cảnh của phim cũng được quay ở rất nhiều địa điểm, đặc biệt là những cảnh nhà cũ, nhà mới của ông Vương, xưởng gỗ của Kiệt được đầu tư thiết kế tinh tế, chỉn chu. Nhiều phân đoạn tâm trạng của diễn viên được khai thác trong bối cảnh đẹp đến nao lòng, kết hợp với âm nhạc tạo nên một câu chuyện giàu cảm xúc".
Đạo diễn Thạch Thảo chia sẻ thêm: "Cùng với sự đầu tư trong thực hiện hình ảnh kết hợp chuyển tải cảm xúc của nhân vật thì nhạc phim cũng mang đến nét đặc sắc riêng cho Gạo nếp gạo tẻ. Ngoài các bản nhạc phim được mua bản quyền từ phim gốc của Hàn, Gạo nếp gạo tẻ còn có ba ca khúc do nhạc sĩ Tăng Nhật Tuệ sáng tác riêng".
Lay động trái tim khán giả với thông điệp: Gia đình là duy nhất
Gạo nếp giạo tẻ gửi gắm thông điệp ý nghĩa về tình cảm gia đình. Trong cuộc chạy đua đi tìm hạnh phúc với khao khát tiền bạc, địa vị xã hội dễ làm con người sa ngã và quên đi giá trị tình thân gia đình. Như Hân, vì muốn thoát khỏi cảnh nghèo túng mà đã mù quáng đẩy mái ấm nhỏ lâm vào cảnh đổ vỡ, gây ra đau khổ cho chồng con. Hay như Công đã bất chấp tình yêu và sự hy sinh của vợ để đổi lấy cơ hội giàu sang. Có những lúc vật chất đã đưa các nhân vật Hương, Kiệt, Minh... vào cảnh tuyệt vọng, bế tắc cùng cực. Nhưng họ vẫn vượt qua, bằng tình yêu thương và sự bao dung của các thành viên trong gia đình.
Gia đình luôn là giá trị cốt lõi của hạnh phúc và chỉ cần một chút toan tính ích kỷ, một bước đi sai cũng đủ phá vỡ hạnh phúc mà trước đó họ đã dày công vun đắp. Cuối cùng sau tất cả, dù bạn là ai thì cũng nên nhớ rằng: Gia đình là duy nhất, là nơi luôn mở rộng vòng tay chờ đón mỗi người quay về sau những biến cố thăng trầm trong cuộc sống.
NSND Hồng Vân trở lại với phim truyền hình dài tập bằng vai bà mẹ thiên vị
Vai diễn người mẹ thiên vị đánh dấu sự trở lại với phim truyền hình dài tập của NSND Hồng Vân. Nhân vật bà Mai của NSND Hồng Vân là người phụ nữ hết lòng vì gia đình, nhưng cũng là tác nhân khiến cuộc sống của các thành viên nhiều biến động. Việc thể hiện tình cảm thiên vị rất rõ ràng với hai cô con gái đầu, bà Mai đã không thể lường trước được rằng thái độ và cách đối xử đúng kiểu "gạo nếp gạo tẻ" của mình sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lý và hạnh phúc gia đình các con.
Chia sẻ cảm nhận về vai diễn bà Mai, NSND Hồng Vân cho biết: "Cha mẹ có thể dành tình cảm cho một đứa con nhiều hơn một chút. Nhưng hiếm có bà mẹ nào có thể đối xử thiên vị, con thương con ghét một cách rạch ròi như bà Mai. Thực sự thì sự phân biệt đối xử với hai cô con gái chỉ là bề nổi trong cách hành xử và tâm lý của bà. Tình mẫu tử khó có thể chia lìa. Tình thương mà bà Mai dành cho đứa con mà bà tưởng chừng như rất ghét thật sự rất nhiều! Cho đến khi có những biến cố, cả hai mẹ con mới nhận ra rằng họ yêu thương nhau và không thể thiếu nhau được".
NSND Hồng Vân còn khẳng định rằng, chính tính cách của nhân vật bà Mai trong đường dây câu chuyện nhiều nút thắt, đã giúp nội dung phim Gạo nếp gạo tẻ trở nên kịch tính, hấp dẫn hơn.
Lần đầu trở thành con của NSND Hồng Vân, Lê Phương khóc hết nước mắt
Tham gia Gạo nếp gạo tẻ, diễn viên Lê Phương trở thành người một nhà với NSND Hồng Vân và diễn viên Thúy Ngân. Lê Phương đóng vai Hương - con gái lớn của bà Mai, siêng năng, đảm đang nhưng luôn chịu thiệt thòi vì từ nhỏ đã bị mẹ đối xử ghẻ lạnh, thiên vị. Hình ảnh Hương luôn lặng lẽ khóc sau khi bị mẹ chì chiết và câu hỏi của Hương với đứa em gái: "Chị phải làm sao để mẹ bớt ghét chị đây?" sẽ đọng lại nhiều dư vị khó quên trong mạch phim đầy cảm xúc.
Chia sẻ về vai diễn, Lê Phương cho biết: "Hương là vai diễn rất khác so với những vai diễn của Lê Phương trước đây. Dù rất sợ mẹ nhưng Hương luôn tỏ ra bàng quan trước sự đối xử khắt khe của mẹ. Đặc biệt, Hương không bao giờ khóc trước mặt mẹ... Tất cả những khổ tâm, yếu đuối được cô che giấu bằng vỏ bọc mạnh mẽ, cứng cáp".
Thúy Ngân dốc hết kinh nghiệm cho vai diễn "khó ưa"
Nữ diễn viên Thúy Ngân cho biết cô đã dốc hết kinh nghiệm có được để hóa thân trọn vẹn vào vai Hân: "Có lẽ nhân vật Hân trong Gạo nếp gạo tẻ sẽ khiến khán giả "ghét cay ghét đắng", vì cô quá "khó ưa", ích kỷ. Thế nhưng theo cá nhân Thúy Ngân, Hân vẫn là một vai vừa đáng ghét vừa đáng thương, vì trong nét tính cách đanh đá, ích kỷ đặc trưng ấy vẫn còn tồn tại một phần "thiện", vẫn rất hiếu thảo với bố mẹ... Đây là một vai diễn mang đến cho Thúy Ngân rất nhiều cung bậc cảm xúc và đã giúp cho Thúy Ngân trưởng thành hơn theo từng chặng đường mà nhân vật đã trải qua".
Trung Dũng: Hy vọng làm cho khán giả khóc với vai chàng rể lận đận
Đóng vai Kiệt, Trung Dũng đã thể hiện tâm lý của một người đàn ông đang có trong tay sự nghiệp vững vàng, gia đình hạnh phúc bỗng chốc lâm cảnh trắng tay, sống dựa dẫm nhà vợ để làm lại từ đầu. Chia sẻ về vai diễn, Trung Dũng cho biết: "Trung Dũng đã đổ nước mắt, mồ hôi rất nhiều khi vào vai Kiệt. Thái độ chịu đựng, hy sinh của Kiệt trong gia đình khiến cho Trung Dũng tự hỏi trong cuộc sống có người đàn ông nào có thể chấp nhận chịu đựng đến mức độ như Kiệt? Kiệt có nội tâm giằng xé dữ dội... Và rồi càng đi sâu, Trung Dũng càng thấy thêm yêu nhân vật do mình thể hiện".
Hoàng Anh nhập vai người chồng ức chế vì vợ quá keo kiệt
Tham gia Gạo nếp gạo tẻ, Hoàng Anh có dịp trở thành ông xã của Lê Phương trên màn ảnh. Dù rất yêu thương vợ, nhưng nhân vật Công do Hoàng Anh thể hiện không khỏi bức xúc trước sự tiết kiệm quá mức của vợ. Hoàng Anh chia sẻ: "Thật sự Hoàng Anh nghĩ những ức chế của Công rất đáng thương khi có một người vợ suốt ngày tiết kiệm tiền, không hề quan tâm đến cảm xúc của chồng. Nhưng Hoàng Anh không đồng tình với những cách Công "moi" tiền vợ. Với Hoàng Anh, đây là một vai diễn có sự chuyển biến tâm lý rất thú vị và hy vọng sẽ nhận được tình cảm của khán giả".
Hệ thống các nhân vật:Bà Mai (NSND Hồng Vân đóng) Đảm đang trong việc quán xuyến gia đình, nhưng không công bằng trong việc đối xử với con cái. Ham vật chất, ăn thua trong từng lời nói với mọi người.Ngọc Hương (Lê Phương đóng) Là con gái lớn của ông Vương và bà Mai, đảm đang, chịu thương chịu khó, tiết kiệm. Tuy nhiên, Hương không chăm chút đến vẻ ngoài, hay nói chuyện cộc lốc với chồng.Ngọc Hân (Thúy Ngân đóng) Là con gái thứ hai của ông Vương và bà Mai, xinh đẹp, coi trọng vật chất, chỉ biết hưởng thụ. Không quan tâm gia đình, chỉ nghĩ đến bản thân.Công (Hoàng Anh đóng) Là chồng của Hương, sống tình nghĩa, thương yêu vợ con. Điểm yếu: Không có ý chí lại sĩ diện, ham vui, không biết lo cho gia đình.Kiệt (Trung Dũng đóng) Là chồng của Hân, có trách nhiệm, có hiếu với cha mẹ ruột và cha mẹ vợ. Kể từ khi phá sản, Kiệt từ chàng rể quý trở thành "tội đồ" trong mắt của mẹ vợ và vợ.Ngọc Minh (Phương Hằng đóng) Con gái thứ ba của ông Vương và bà Mai, dám nghĩ dám làm, không coi trọng vật chất, quan tâm và thương yêu gia đình.Nhân (Tuấn Phạm đóng) Bạn trai của Minh, là người ngay thẳng, coi trọng tình cảm gia đình.Ông Vương (Mai Huỳnh đóng) Chồng bà Mai. Tính tình điềm đạm, kiên nhẫn, rất có hiếu với mẹ, thương yêu vợ con. Điểm yếu: Không quyết liệt được với vợ.Bà Đào (NSƯT Minh Đức đóng) Mẹ chồng của bà Mai, rất thương yêu hai người con trai của mình, rất trọng nam khinh nữ, hay tị nạnh với con dâu.
Theo Mi Ty (Thế giới Điện ảnh)
Dù mê phim 'Gạo nếp gạo tẻ', Lan Khuê vẫn cảm thấy khó chịu với tình tiết này Mới đây, siêu mẫu Lan Khuê đã cập nhật một đoạn trạng thái bày tỏ sự không hài lòng đối với hình tượng nhân vật Hân - top 10 Hoa hậu Việt Nam trong phim "Gạo nếp gạo tẻ". Gạo nếp gạo tẻ là bộ phim truyền hình lên sóng trong khoảng thời gian gần đây, gây được sự chú ý không nhỏ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cha tôi, người ở lại - Tập 38: Bị Nguyên phũ thẳng thừng, Thảo 'thà đau một lần' nên chọn ra đi

Mẹ biển - Tập 39: Quá khứ đau đớn của cả ba mẹ con Huệ

Thanh Sơn tái hợp 'tình tin đồn' trong phim về vụ cướp máy bay có thật ở Việt Nam

Mẹ biển - Tập 38: Lụa bị lừa khoản tiền lớn, Giàu day dứt khi biết về em gái cùng mẹ khác cha

"Cha tôi, người ở lại" tập 37: Ông Chính bắt gặp Tuệ Minh đi với người yêu cũ

'Năm mười' tung trailer rùng rợn: Trò chơi trốn tìm giờ là cuộc săn đuổi kinh hoàng

Cách đặt vấn đề 'Khi yêu thương cần ngôn ngữ mới' đầy tinh tế, day dứt của Lý Hải trong 'Lật mặt 8: Vòng tay nắng'

5 chi tiết ẩn giấu cực khéo trong Thám Tử Kiên, xem một lần chưa chắc đã biết

Những chặng đường bụi bặm - Tập 24: Nguyên dằn mặt Hậu, tuyên bố không cho phép ai làm ông Nhân rơi nước mắt

Mẹ biển - Tập 37: Giàu về làng chài và phát hiện ra chuyện 'động trời' mẹ đã làm

Ngọc Huyền và Trần Nghĩa bị phản ứng trong "Cha tôi, người ở lại"

Những chặng đường bụi bặm: Lời thú nhận đau lòng của ông Nhân
Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng hợp tác với các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe
Thế giới
07:44:34 14/05/2025
Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã bị bắt vì nhận tiền "chạy án"
Pháp luật
07:37:57 14/05/2025
Top 3 chòm sao cực kỳ may mắn ngày 14/5
Trắc nghiệm
07:31:38 14/05/2025
NSND Mai Hoa nói về danh xưng "Nữ hoàng nhạc phim", hạnh phúc ở tuổi 50
Sao việt
07:28:10 14/05/2025
Mẹ chồng lén cầm tờ siêu âm của con dâu đi hỏi giới tính thai nhi, xong xuôi bà gọi thông gia sang làm một việc khiến tôi uất ức
Góc tâm tình
07:23:27 14/05/2025
Nguyễn Xuân Son 'tình tứ' bên 1 hoa hậu, chính thất liền đăng ảnh khoe bụng bầu
Sao thể thao
07:21:29 14/05/2025
Huỳnh Hiểu Minh 'thưởng' hậu hĩnh cho tình trẻ, sau hơn ba tháng cô sinh con
Sao châu á
07:21:02 14/05/2025
Justin Bieber làm 1 chuyện khiến vợ vỡ oà nhân Ngày của Mẹ, ngọt thế này ai còn đồn ly hôn nữa?
Sao âu mỹ
07:15:47 14/05/2025
Phát hiện lăng mộ hoàng tử Ai Cập ẩn sau cánh cửa giả
Lạ vui
06:57:42 14/05/2025
Tom Cruise hiếm hoi khen vợ cũ
Hậu trường phim
06:54:56 14/05/2025