Gạo trắng có làm tăng lượng đường trong máu?
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, gạo trắng có chỉ số đường huyết cao hơn so với gạo lứt, thậm chí cao hơn hơn nhiều so với đồ uống có ga.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính một người Việt tiêu thụ 96,6 kg gạo/năm. Trong đó, gạo trắng được sử dụng nhiều hơn các loại gạo khác như gạo lứt, bởi thời hạn sử dụng lâu hơn, dễ bảo quản và sản xuất. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho rằng gạo trắng lại ít dinh dưỡng và có chỉ số đường huyết cao hơn so với gạo lứt.
Tờ Insider cho biết, không giống như gạo trắng, gạo lứt là một loại gạo nguyên hạt chứa đầy đủ lớp cám và lớp mầm cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho người sử dụng. Trong khi đó, gạo trắng không chứa tất cả các chất dinh dưỡng do chúng trải qua quá trình xay xát và đánh bóng trước khi ra thị trường. Quá trình này làm lớp cám và các chất dinh dưỡng thiết yếu bị loại bỏ đi một phần nào đó.
Nhà nghiên cứu Elizabeth Ryan, Đại học Colorado, chỉ ra lớp mầm và cám trong gạo lứt thực sự chứa nhiều lợi ích ngắn ngừa bệnh tật và cung cấp dinh dưỡng cho người sử dụng. Đơn cử ăn gạo lứt có thể giúp cơ thể chống lại ung thư đại thực tràng, chúng chứa các hợp chất phytochemical có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.
Bên cạnh đó, gạo lứt chứa hàm lượng protein và chất xơ phong phú giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh. Còn gạo trắng lại chứa lượng carbohydrate cao, đây cũng là nguyên nhân khiến sử dụng việc sử dụng gạo trắng nhiều có nguy cơ làm tăng lượng đường huyết cao hơn gạo lứt.
Nghiên cứu chỉ ra gạo trắng có chỉ số đường huyết cao hơn so với gạo lứt. Ảnh: Hà Phương
Điều này đã được một nhóm nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng Harvard (Mỹ) chỉ ra, thậm chí họ chỉ ra ăn gạo trắng có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn nhiều so với đồ uống có ga.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu này đã phân tích dữ liệu từ bốn nghiên cứu lớn, liên quan đến 350.000 người trong 20 năm, theo tờ Straistimes. Kết quả cho thấy, ăn một bát cơm trắng mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 11%. Nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa gạo trắng và bệnh tiểu đường của người châu Á cao hơn ở người châu Âu.
Ông Zee Yoong Kang, Giám đốc điều hành của Hội đồng Xúc tiến Y tế Singapore, cho biết béo phì và đồ uống có đường là nguyên nhân chính gây tiểu đường ở phương tây. Tuy nhiên gạo trắng lại là nguyên nhân khiến người châu Á dễ dàng mắc căn bệnh này, nguyên nhân là do phần lớn người châu Á ăn cơm và mì, những loại thực phẩm chứa đường và lượng carbs cao.
Theo ông Zee, tinh bột trong gạo trắng có thể làm quá tải lượng đường trong máu ở các cơ quan trong cơ thể, làm tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường. Thông thường tuyến tụy sản xuất insulin để cung cấp đường cho các cơ bắp. Nhưng khi chúng ta ăn gạo trắng, đường được hấp thụ vào máu nhanh chóng, khiến tuyến tụy phải làm việc vất vả hơn. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, việc sản xuất insulin và hấp thụ đường sẽ giảm hiệu quả. Lượng đường tồn đọng trong máu sẽ gây hại cho thận, dẫn tới bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên nhà nghiên cứu Elizabeth Ryan lại nhấn mạnh rằng: “Điều này không có nghĩa là gạo trắng hoàn toàn xấu cho người sử dụng, dù trên thực tế chúng ít dinh dưỡng”.
Ông Zee cũng bày tỏ, các nghiên cứu trên không nhằm mục đích khuyên người tiêu dùng ngưng ăn gạo trắng, mà cần chọn chế độ ăn lành mạnh hơn. Vị này đề xuất, để giảm nguy cơ tăng đường huyết khi ăn cơm, người dân có thể thử thay thế 20% loại gạo trắng họ ăn bằng gạo lứt. Điều này giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tới 16%.
Ăn gạo lứt hay gạo trắng loại nào tốt hơn cho cơ thể?
Gạo lứt có hàm lượng magiê và chất xơ cao, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Gạo lứt là một loại gạo nguyên hạt và có nhiều dinh dưỡng hơn gạo trắng. Không giống như gạo trắng, cám được giữ lại trong gạo lứt là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho người sử dụng.
Gạo lứt là một loại gạo nguyên hạt và có nhiều dinh dưỡng hơn gạo trắng. Ảnh: Internet
Gạo trắng không có tất cả chất dinh dưỡng do chúng trải qua quá trình xay xát. Gạo xay xát thường được đánh bóng trước khi đưa ra thị trường. Ngoài việc loại bỏ vỏ trấu và cám, các chất dinh dưỡng thiết yếu trong gạo trắng cũng bị loại bỏ một phần nào đó trong quá trình này.
Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng cũng như so sánh tác dụng đối với sức khỏe của hai loại gạo này, theo Boldsky.
Chỉ số đường huyết:
Chỉ số Glycemia (GI) là chỉ số đường huyết của thực phẩm, chúng số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. GI càng cao, thức ăn sẽ được tiêu hóa càng nhanh và ngược lại. Tiêu thụ thực phẩm có GI thấp có thể giúp giảm cân, ngăn ngừa bệnh tim...
Theo báo cáo, gạo trắng có GI cao hơn so với gạo lứt. Tuy nhiên, GI khác nhau tùy theo giống lúa mà một người ăn.
Hàm lượng chất xơ:
Gạo lứt có nhiều chất xơ và chất chống ôxy hóa, cũng như có nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng hơn gạo trắng. 100 g gạo lứt nấu chín cung cấp 1,8 g chất xơ, trong khi 100 g gạo trắng chỉ cung cấp 0,4 g chất xơ.
Hàm lượng calo:
Hàm lượng calo trong thực phẩm, là một trong những thành phần quan trọng giúp quyết định lợi ích của thực phẩm đối với cơ thể con người.
Gạo lứt thường chứa lượng calo cao hơn một chút so với gạo trắng. Tuy nhiên, chất xơ trong gạo lứt nhiều hơn nhiều so với gạo trắng. Chính vì thế, tiêu thụ gạo lứt sẽ không góp phần gây tăng cân đột ngột.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
Gạo lứt có hàm lượng magiê và chất xơ cao, giúp kiểm soát lượng đường trong máu trong cơ thể.
Các nghiên cứu gần đây cho rằng tiêu thụ gạo lứt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Gạo lứt có GI là 50 và gạo trắng có GI là 89, điều này cho thấy gạo trắng làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn nhiều so với gạo lứt.
Nguy cơ mắc bệnh tim:
Gạo lứt có chứa các hợp chất gọi là lignans, giúp bảo vệ tim và chống lại bệnh tật. Lignans đã được chứng minh là làm giảm lượng chất béo trong máu, hạ huyết áp và giảm viêm trong động mạch. Ngoài ra, trong gạo lứt cũng chứa nhiều cholesterol tốt, theo Boldsky.
Cả gạo lứt và gạo trắng đều có những thành phần dưỡng chất khác nhau. Chính vì thế, tùy vào nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người mà có cách chọn gạo sao cho phù hợp.
Theo plo.vn
Phương pháp kinh dị hứa hẹn "tiêu diệt" gan nhiễm mỡ Gan nhiễm mỡ không do rượu (NALFD) là một tình trạng ngày một phổ biến, các nhà khoa học Canada đã tìm ra cách để đẩy lùi nó thông qua việc thay đổi hệ vi sinh vật trong ruột. Theo bài công bố mới trên tạp chí khoa học Gastroenterology của Mỹ, phương pháp mà các tác giả từ Viện Nghiên cứu Sức...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nỗ lực bao phủ vaccine sởi, tạo miễn dịch cộng đồng

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

5 món ăn vặt lý tưởng bà bầu nên mang theo khi đi du lịch

Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống trà xanh sai thời điểm?

Trị phồng rộp da do cháy nắng

3 loại trà tốt cho người tăng huyết áp

Loại cây được ví như 'thần dược' cho sức khỏe, người Việt lại chỉ trồng làm cảnh

9 loại rau giàu tinh bột tốt cho sức khỏe toàn diện

Dấu hiệu ảnh báo bạn đang bị loãng xương

Ai nên tầm soát nhồi máu cơ tim?

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh
Có thể bạn quan tâm

Vòng Tay Nắng: vượt doanh thu "Thám tử Kiên", nhưng là bước lùi của Lý Hải?
Hậu trường phim
13:37:32 01/05/2025
2 ngày sau vụ sát hại người phụ nữ, phát hiện thi thể nghi phạm trên sông Hồng
Pháp luật
13:12:04 01/05/2025
Honda Vario 160 Repsol bản đặc biệt về Việt Nam có giá trên 100 triệu
Xe máy
13:09:15 01/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 21: Bố Phỏm là doanh nhân thành đạt
Phim việt
13:06:32 01/05/2025
Bảng giá xe Jeep tháng 5/2025: Cái tên nào đắt nhất?
Ôtô
13:06:31 01/05/2025
Thunderbolts*: Phim siêu anh hùng điên rồ và dị biệt nhất vũ trụ điện ảnh Marvel
Phim âu mỹ
12:56:15 01/05/2025
8 sai lầm phổ biến khiến kem chống nắng 'mất tác dụng'
Làm đẹp
12:54:01 01/05/2025
10 phim Hàn hài - lãng mạn hay nhất 5 năm qua: Xem 1 tập là nghiện!
Phim châu á
12:45:24 01/05/2025
RM (BTS) 'cắn ngược' HYBE trên sóng, lộ thế lực ngầm Kpop, nghệ sĩ là con rối?
Sao châu á
12:33:33 01/05/2025
Top những món ngon cho ngày lễ 30/4 -1/5 không dầu mỡ
Ẩm thực
11:42:39 01/05/2025