Gặp người ’sờ vú nàng’ trúng 2,3 tỷ đồng
Cuối cùng niềm tin về sự “đổi đời” khi đánh cược tính mạng với đại dương của ngư dân cũng ùa đến khi tin vui về những mẻ trúng đậm tiền tỷ đã xuất hiện nhiều hơn đối với nghề “sờ vú nàng”.
Chuyến tàu may mắn
Thuyền trưởng của chuyến tàu đầy may mắn ấy là Lê Túc, 44 tuổi, xã An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, sau hơn một tháng trời lênh đênh trên biển, anh Túc đã cùng các thuyền viên của mình may mắn trúng đậm hơn 1,5 tấn hải sâm (hay còn gọi là “vú nàng”). Tin vui này nhanh chóng lan rộng khắp huyện đảo khiến những người dân càng thêm phấn khích với nghề “ăn sóng nằm gió” nơi đại dương đầy bão táp.
Hơn 10 năm lao vào cuộc săn hải sâm biển, đây có lẽ là chuyến tàu trúng đậm nhất của anh Túc và các thuyền viên đi trên chuyến tàu QNg 66 029 TS.
Ông Túc là người đầu tiên trên huyện đảo Lý Sơn cùng các thuyền viên trúng 2,3 tỷ đồng từ một chuyến ra khơi tìm hải sâm.
Chuyến đi vừa rồi, tàu của anh Túc ra quần đảo Trường Sa vào ngày 11/4. Lúc đầu, các thợ lặn cũng chỉ tìm thấy lèo tèo một số con hải sâm, nhưng sau đó một thuyền viên trên tàu đã may mắn tìm được “ổ” hải sâm, và các thuyền viên cứ thế tập trung khai thác. Hơn một tháng rưỡi trên biển, ngày 28/5, tàu của anh Lê Túc về đất liền, mang theo 1,5 tấn hải sâm, bán được hơn 2,3 tỷ đồng.
Nhắc lại chuyện vui, anh Túc không giấu giếm niềm phấn khởi. Anh bảo, những chuyến đi trước chỉ trúng lẻ tẻ được mấy trăm triệu, cao nhất được 600 triệu, trừ chi phí cũng chẳng được bao nhiêu, nhưng lần này “hên” quá. Nhờ có chuyến đi may mắn này nên các thuyền viên đều có tiền lót túi ít nhất 100 triệu, cao hơn thì 200 triệu, số tiền đáng mơ ước chỉ sau một tháng. “Cũng nhờ có nghề này mà giờ cuộc sống tui được đổi khác, nuôi được con cái ăn học đầy đủ, thoát khỏi cảnh nghèo”.
Cuộc sống của ông Túc giờ cũng khấm khá hơn khi 2 con đều đang học Đại học và Cao đẳng. Thế nhưng, không phải ai cứ đổ xô ra biển bám nghề là gặp điềm may, đã có biết bao thợ lặn trên huyện đảo Lý Sơn từng phải trả giá đắt với ước mơ “đổi đời”.
Những vành khăn trắng vì…hải sâm
Hải sâm đã mang lại sự giàu có cho hàng trăm ngư dân Lý Sơn, thế nhưng cũng chính vì hải sâm mà thời gian qua đã có hàng chục ngư dân đất đảo vĩnh viễn nằm lại dưới lòng đại dương; rất nhiều người khác phải mang thương tật suốt đời, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Nói về tài lặn của ngư dân đất đảo, cựu lão ngư Nguyễn Phận (70 tuổi), ở thôn An Hải không khỏi tự hào, ngày trước chỉ cần ôm một cục sắt, hay chì nặng từ 3-7kg thì nhiều ngư dân ở đây đã có thể lặn sâu 20-30m, thậm chí đến 40m để bắt cá, tôm. Còn hiện nay, nhờ có máy nén khí, áo lặn…tuy những thứ này chỉ là “thủ công” so với những dụng cụ của các thợ lặn chuyên nghiệp nhưng ngư dân Lý Sơn có thể lặn sâu đến 70-80m, còn chuyện lặn ở mức nước 40-60m thì “đếm mỏi miệng” cũng chưa hết.
Số tàu thuyền tham gia đánh bắt hải sâm trên đảo giờ giảm đi rất nhiều do ngư dân liên tiếp gặp rủi ro khi đánh cược tính mạng của mình nơi đại dương
Theo thống kê của cơ quan chức năng Lý Sơn vào tháng 5/2008, thì số người hành nghề lặn chiếm đến khoảng 92%; trong đó số tham gia lặn hải sâm chiếm trên 80%, nhưng hiện nay, toàn đảo ngư dân chỉ còn 4 tàu thuyền bám trụ với nghề, còn lại bỏ dần hết vì ngư dân luôn phải đối diện với hiểm nguy từ phận đánh cược tính mạng với “Hải bá”.
Hải sâm ở nước ta thường được phân bố và sống ở các khu vực gần các quần đảo, dãy đá ngầm ngoài khơi xa, dưới độ sâu từ 30-90m so với mặt nước biển; mặt khác để bắt hải sâm, ngư dân không thể dùng các ngư cụ thông thường, như lưới, câu… mà phải lặn xuống và dùng tay để bắt. Cho nên từ trước đến nay, khai thác loại hải sản này luôn là một công việc được xem là vô cùng nguy hiểm.
Video đang HOT
Gần 50 năm hành nghề thợ lặn, bác Bùi Tường, (67 tuổi), ở thôn An Hải trầm ngâm: Đối với những người hành nghề lặn, nhất là săn bắt hải sâm đất đảo, một khi đã bước xuống nước rồi thì không ai có thể biết mình sống chết lúc nào. Máy nén (để cung cấp khí), dây dẫn hơi cho người lặn bị tắt, bể; một chút sơ sẩy, vội vàng, hay “non tay nghề” trong khi trở lên lại mặt nước mà cánh thợ lặn thường gọi là quá trình giảm áp không đúng, thì thợ lặn sẽ bị mất mạng như chơi.
Thợ lặn Lý Sơn đang hành nghể trên biển
Theo kinh nghiệm, thợ lặn lâu năm ở đây cho biết: Ở độ sâu từ 30-80m, trước khi trồi lên mặt nước, thợ lặn phải dừng lại ít nhất là 3 lần ở 3 độ sâu khác nhau, với thời gian nghỉ tuỳ theo từ 15-60 phút để cơ thể thích nghi dần trở lại với áp lực bình thường. Nếu không cẩn thận, thiếu kinh nghiệm thì thợ lặn sẽ bị chết ngay lập tức, còn nếu nhẹ cũng bị bại, tê liệt chân tay.
Mặt khác khi lặn xuống nếu phát hiện trong nước có hình giống các khoanh tròn, mà dân lặn còn gọi là “nước dầu” thì lập tức dừng lại và trở lên, vì đây là vùng “nước độc” rất nguy hiểm đến tính mạng của thợ lặn. Nhiều rủi ro là vậy, nhưng do giá trị kinh tế của hải sâm quá cao, mang lại thu nhập lớn cho nên dù dụng cụ hỗ trợ cho thợ lặn khá đơn giản…nhiều ngư dân vẫn bị hải sâm “hút hồn” để rồi phải bỏ mạng.
Từ năm 2002 đến nay, toàn huyện đã có hơn 50 ngư dân bị tử nạn. Trong những trường hợp chết và tê liệt, ước tính số liên quan đến lặn hải sâm chiếm không dưới 50%. Riêng trên địa bàn xã An Vĩnh, số chết và bị liệt do lặn hải sâm trên 20 trường hợp. Nhiều người chết khi tuổi đời còn rất trẻ, như anh Bùi Văn Danh ở Khu dân cư số 6 chết năm 2007, khi mới 21 tuổi.
Vì lặn nên những ngày còn lại của cuộc đời, ngư dân Nguyễn Vui đành gắn chặt đời mình với chiếc giường và xe lăn
Có gia đình trong vòng chưa đầy 5 năm đã chết đến 2 người và không tìm được xác, như gia đình ông Nguyễn Thanh, ở khu dân cư số 10 có 2 con trai là anh Nguyễn Cường (mất năm 2003) và anh Nguyễn Hồng Phú (mất năm 2005). Còn số bị bại liệt, ảnh hưởng do lặn hải sâm thì rất nhiều.
Sau lần lặn hải sâm vào khoảng năm 2006, anh Dương Hồng Miết, ở khu dân cư số 10 đã bị sức ép của nước dẫn đến “toàn thân bất toại”. Dù nhà rất nghèo, nhưng gia đình vẫn cố chạy vạy khắp nơi để vay mượn gần 40 triệu đồng, đưa anh đi chữa trị khắp nơi. Thế nhưng tiền thì hết, nhưng bệnh tình vẫn không khỏi. Kiếp sống thực vật của anh Miết kéo dài đến khoảng giữa năm 2007 thì chấm dứt, bỏ lại cho người vợ trẻ 4 đứa con thơ dại.
Một trường hợp thương tâm khác là anh Nguyễn Vui (sinh 1981), ở xã An Vĩnh. Với vóc người cao gần 1,7m, gương mặt điển trai, Vui đã từng được rất nhiều người con gái đất đảo thầm thương, trộm nhớ. Vậy mà trong một lần đi lặn tại TP Hải Phòng vào đầu 2007, Vui đã gặp sự cố và bị liệt nữa người.
Tuy gia đình chẳng khá giả gì nhưng anh em trong gia đình và người thân trong họ đã gom góp tiền để đưa Vui đi điều trị ở các bệnh viện lớn trong nước. Gia đình Vui cho biết, số tiền chạy chữa đã gần 200 triệu đồng, nhưng tình trạng bệnh tình của Vui vẫn không khá lên tí nào. Mọi sinh hoạt của Vui giờ đây đều trông chờ vào sự giúp đỡ của người thân trong nhà. Không giấu nổi những giọt nước mắt đang chảy dài trên má, Vui nghẹn ngào: “Đời em thế là hết, nếu biết thế này, thì có lẽ…”.
Có thể nói hiện nay đối với ngư dân trên Lý Sơn thì lặn hải sâm đang trở thành vấn đề đang được ngư dân quan tâm nhất và hy vọng tin vui từ anh Lê Túc sẽ khiến người dân đầu tư công sức, phương tiện máy móc tiếp tục bám biển với nghề “sờ vú nàng” giữa đại dương.
Giang Uyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nghề sờ 'vú nàng' giữa đại dương
Nhờ có nghề "sờ vú nàng" này mà nhiều ngư trường đã trúng hàng trăm triệu, hàng tỷ. Có đợt ngư dân trên huyện đảo Lý Sơn đổ xô tập trung đi dài ngày để khai thác "vú nàng".
"Thần dược" vú nàng
Những năm của thập niên 70-80 thế kỷ trước, hải sâm ở các vùng biển nước ta còn nhiều vô kể, riêng huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi chỉ cần chạy tàu thuyền ra khỏi bờ khoảng vài chục hải lý là ngư dân có thể lặn xuống bắt được hàng tá.
Thế nhưng do giá hải sâm lúc bấy giờ vẫn còn rất thấp, mặt khác thị trường tiêu thụ khó khăn vì thế khi bắt được, nhiều ngư dân trên đảo chẳng "so đo nhiều" liền đem về luộc, nấu cháo cho cả nhà và hàng xóm cùng ăn. Về sau ăn mãi cũng chán nên một số người đem ngâm rượu uống, hoặc để biếu cho người thân, bạn bè ở đất liền.
Theo lời ngư dân trên đất đảo, nếu trên rừng có nhân sâm thì dưới biển có hải sâm. Hiếm có phương thuốc, loại thức ăn nào bổ dưỡng và có thể hồi phục sức khoẻ nhanh bằng hải sâm. Đi làm về mệt chỉ cần ăn được một bát cháo hải sâm thì chỉ ít phút sau sẽ thấy người khoẻ lại ngay. Còn rượu Hải sâm ngoài chuyện bổ thì nó còn được xem là một phương thuốc... giã rượu vô cùng hữu hiệu của những tay nhậu đất đảo.
Hải sâm biển hay còn được gọi là "vú nàng" của đại dương
Anh Nguyễn Văn Tùng (36 tuổi), ngư dân ở An Vĩnh nói "chắc như đinh đóng cột": Nhiều lúc say bí tỉ nhưng sau khi về đến nhà vớ lấy hũ và uống 2-3 ly rượu ngâm hải sâm thì chỉ mươi phút sau đã thấy người tỉnh hẳn, có thể đi "chiến đấu tiếp hiệp hai với đám bạn nhậu". Nhiều đấng mày râu trên đảo "nửa đùa, nửa thật" bảo đây là loại hải sản mà "ông ăn nhưng bà lại khen ríu rít".
Ngư dân cho biết ban đầu không hiểu sao sau mỗi phiên đi lặn trở về, dù giá khá đắt thế nhưng nhiều người vợ vẫn kiên quyết giữ lại một con chế biến thành thức ăn, hoặc nấu cháo cho chồng ăn. Một số khác tuy ghét cay ghét đắng, thậm chí cấm chồng đi nhậu, thế nhưng nếu biết thứ "nước cay", hay mồi mà phu quân đang uống, nhấm là hải sâm thì họ chẳng la lối gì. Về sau tìm hiểu được sự việc, trước khi ra khỏi nhà đi nhậu với bạn bè, để không bị "bà nhà" chì chiết, nhiều ông chồng đã "thật thà": Nó mới đi lặn vô được con hải sâm nên để lại làm mồi và mời đến lai rai chút xíu.
Quà tặng của đại dương
Tuy cùng một tên gọi, thế nhưng hải sâm có hơn chục loại khác nhau: Vú, đồn đột, áo tơi, ngậng, vải, da trăn...trong đó đắt tiền nhất là loại vú. Con vú có hình dáng giống như con nhộng, chỉ khác phía dưới phần bụng vú có 2 hàng vú, với mỗi bên từ 3-5 núm. Vì thế ngư dân mới đặt tên cho nó là con vú. Trọng lượng của vú từ 800gr-3kg/con.
Loại hải sâm được người dân ưa thích dùng để ngâm rượu
Theo ngư dân đảo Lý Sơn thì từ trước đến nay, con vú to nhất mà họ đã bắt được là vào năm 2007, nặng gần 3kg. Khi còn sống ở dưới biển, nơi to nhất của thân vú từ 30-40cm, dài từ 1-1,2m. Tuy nhiên khi bắt lên bờ thì vú co lại, với chiều dài từ 20-40cm, bề ngang từ 7-15cm. Sau khi bắt lên, vú được ngư dân mổ bụng, lấy ruột bỏ rồi đem ướp muối.
Theo thị trường hiện nay thì giá mỗi kg vú khoảng 1-2 triệu đồng/kg. Còn các loại hải sâm khác giá thấp hơn, từ vài chục đến hơn năm trăm ngàn đồng/kg. Hải sâm ở vùng biển nước ta khá nhiều và phân bố khắp nơi, nhưng tập trung nhất là những vùng đáy đất cát không pha tạp chất, như quần đảo Trường Sa.
Hải sâm thường sống dưới độ sâu từ vài chục đến cả trăm mét, gần khu vực có đá ngầm, rặng san hô... Mùa khai thác hải sâm hàng năm của ngư dân Lý Sơn ở ngư trường trong nước thường bắt đầu từ tháng giêng và kéo dài đến tháng 10 âm lịch.
Tuy được xem là loại hải sản qúy và việc khai thác hải sâm ở Lý Sơn đã diễn ra từ mấy chục năm qua, thế nhưng do thu nhập từ lặn bắt hải sâm không bằng các loại hải sản khác, lại nguy hiểm nên ngư dân trên đảo không "mặn mà" lắm.
Đến thời điểm cuối 1999, đầu 2000, khi hải sâm bắt đầu có giá, thì nghề lặn hải sâm nơi đây đã dần dần tạo nên một "cơn sốt", lôi cuốn đông đảo ngư dân Lý Sơn tham gia. Hiện trên đảo Lý Sơn có hơn 10 tàu thuyền chuyên tập trung đi dài ngày khai thác hải sâm.
Vú, loại hải sâm đắt giá nhất, hiện đang gây sốt cho ngư dân đất đảo
"Rái biển" Hoàng Minh Trọng (37 tuổi), ở An Hải tâm sự: Lặn hải sâm có thu nhập cao hơn từ 2-3, thậm chí gấp 5 lần so với đánh bắt hải sản khác. Bình quân mỗi thuyền đi lặn hải sâm có từ 10-14 người, gồm: một nấu ăn và 1-2 lái tàu; thời gian mỗi chuyến ra khơi kéo dài từ 30-45 ngày, mỗi thợ lặn được chia từ 20-30 triệu đồng/người, có khi may mắn, mỗi người được lĩnh hơn 150 triệu đồng/ chuyến đi kéo dài vài tháng.
Bên cạnh đó dụng cụ hành nghề lặn hải sâm khá đơn giản. Ngoài tàu thuyền, chỉ cần sắm 2-4 bộ đồ chuyên dụng, máy nén, dây dẫn hơi, kính lặn...với tổng trị giá khoảng 20 triệu đồng; trong khi đó để sắm ngư cụ, như nghề lưới rút thì phải mất từ 500 triệu-1 tỉ đồng.
Từ lặn hải sâm, nhiều ngư dân đất đảo Lý Sơn đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Và con hải sâm đã giúp không ít gia đình ngư dân của đảo trở nên sung túc, giàu có, góp phần làm thay đổi diện mạo đời sống mọi mặt của vùng đất đảo.
"Xuất ngoại" tìm...vú
Trước sự săn bắt ráo riết, lượng vú và các loại khác hải sâm nói chung ở ngư trường trong nước ngày một khan hiếm dần. Thế nhưng không vì vậy mà sức hút từ vú đối với ngư dân Lý Sơn giảm đi, ngược lại khao khát "đổi đời" từ loại hải sản qúy này càng bùng lên mãnh liệt hơn bao giờ hết. Thậm chí, nhiều ngư dân trên đảo Lý Sơn đã "xuất ngoại" sang các nước láng giềng để tìm... vú.
Ngư dân huyện đảo ra khơi tìm vú biển
Nhờ vào sự quen biết và uy tín của anh Nguyễn Văn Tường (42 tuổi), ở xã An Hải, chúng tôi mới tiếp cận và trò chuyện được với một số thợ lặn vừa trở về sau chuyến đi đầu tiên. Theo lời của họ thì chuyện ngư dân trên đảo "xuất ngoại" để lặn hải sâm cũng chỉ là sự tình cờ. Trong quá trình đi lặn ở các tỉnh phía nam: An Giang, Tiền Giang...ngư dân Lý Sơn đã vô tình nghe được thông tin một số Công ty có chức năng địa phương, nhiều tàu thuyền ở các tỉnh này đã làm các thủ tục và được phép sang khai thác hải sản ở nước bạn.
Với thợ lặn Lý Sơn thì ngư trường nước bạn như: Inđônêxia, Malaixia không xa lạ gì. Bởi lẽ với con mắt "nhà nghề" và không ít lần đã khai thác ở khu vực giáp ranh nên họ hiểu, nắm bắt và dự đoán khá rõ về nguồn hải sâm ở khu vực biển những nước này. Cho nên đối với thợ lặn Lý Sơn, nhất là những người hành nghề lặn hải sâm thì ngư trường ở các nước nói trên chẳng khác nào là miền đất hứa.
Nhiều ngư dân huyện đảo nhờ nhạy bén "xuất ngoại" khai thác hải sâm nên trúng tiền trăm triệu, tiền tỷ.
Kỳ tới: Người sờ vú hải sâm trúng 2,3 tỷ
Giang Uyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Để không 'mất sức' sau khi ân ái? Chồng tôi năm nay 37 tuổi, hơn tôi đúng 5 tuổi, nhưng gần nửa năm nay, cứ sau mỗi lần quan hệ anh ấy rất mệt mỏi, có khi đến mấy ngày. Không biết có món ăn gì, vị thuốc gì để giúp anh ấy khỏe hơn? (Bạn đọc). Trả lời: Sau khi gần gũi, nếu thấy toàn thân rã rời, mệt mỏi,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe tải chèn nát ô tô con trên đường kết nối cao tốc ở Hà Tĩnh

Người đàn ông tử vong khi đi lấy mật ong rừng

Nam shipper bị nhóm thanh niên hành hung giữa đường ở Hà Nội

Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến

An Giang: Sạt lở rạch Ông Chưởng, 6 căn nhà rơi xuống sông

TP.HCM truy vết thuốc giả, siết toàn bộ chuỗi cung ứng y tế

Cụ bà 88 tuổi bị xe tải tông tử vong

Bình Phước: Truy tìm tài xế liên quan vụ tai nạn khiến 1 người tử vong

Hà Nội: 5 người mắc kẹt trên đỉnh núi Hàm Lợn

Cảnh sát cứu cô gái kẹt trong thang máy ở TPHCM

Hiện trường ngổn ngang sau trận lũ quét làm 4 người tử vong ở Bắc Kạn

Ám ảnh tiếng kêu cứu trong vụ cháy nhà có nhiều trẻ nhỏ, 1 người tử vong
Có thể bạn quan tâm

Lý giải sức hút "Thám tử Kiên", không ngôi sao phòng vé vẫn vượt mặt Lý Hải
Hậu trường phim
09:02:18 19/05/2025
Ngày qua ngày nơm nớp sợ con trai không phải con ruột, ông bố quyết định đưa bé đi xét nghiệm ADN và cái kết sững sờ
Netizen
09:00:56 19/05/2025
Nhờ một bài hát trên Instagram, tôi phát hiện sự thật gây sốc về bạn trai
Góc tâm tình
08:56:41 19/05/2025
EVNSPC cảnh báo xuất hiện thêm trang web giả mạo ngành điện
Pháp luật
08:53:37 19/05/2025
Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 của Nga
Thế giới
08:51:02 19/05/2025
Con gái Choi Jin Sil: Trải qua tuổi thơ cô đơn, không thừa kế tài sản lớn
Sao châu á
08:48:12 19/05/2025
AI và y học: Khi trí tuệ nhân tạo trở thành "bác sĩ thầm lặng'"
Sức khỏe
08:46:52 19/05/2025
Trái Đất từng mưa không ngừng trong 2 triệu năm, dẫn tới điều này
Lạ vui
08:35:46 19/05/2025
Hòa Minzy xúc động hát trong đêm nhạc "Người là Hồ Chí Minh"
Nhạc việt
08:31:00 19/05/2025
Sinh nhật 78 tuổi đầy bất ngờ của nhạc sĩ Trần Tiến trong Cuộc hẹn cuối tuần
Tv show
08:26:53 19/05/2025