Gay cấn cuộc chiến sống còn giữa sư tử và voi
Sư tử cái thường đi săn theo bầy, còn voi thì cũng thường di chuyển theo đàn. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, một con voi đơn độc bị lạc đàn đã bị một con sư tử cái tấn công, dẫn đến một cuộc chiến sinh tử giữa hai con vật.
Khoảnh khắc về trận chiến sống còn giữa sư tử cái và voi đã được Samuel Chevallier, một du khách 28 tuổi, ghi lại được khi anh đang ghé thăm vườn quốc gia Hwange (Zimbabwe).
Samuel cho biết con sư tử cái đã cố gắng tấn công con voi non, dường như đang đi lạc đàn, để có được bữa ăn cho các con của mình. Con sư tử cái đã chồm lên cố gắng cắn vào đầu con voi, tuy nhiên kích thước đầu quá lớn khiến con sư tử chỉ có thể cắn được vào tai của chú voi non này.
Sư tử cắn chặt vào đầu voi để cố gắng hạ gục con mồi cỡ lớn
Chú voi non liên tục rú lên đau đớn, nhưng cũng đã dùng hết sức mạnh của mình để đẩy con sư tử ra khỏi đầu mình. Cuộc chiến sống còn giữa sư tử và voi đã trở thành cuộc so tài về sức mạnh, và khi con sư tử cái dường như đã bị kiệt sức và không còn đủ sức để đeo bám vào đầu con voi, con voi đã lợi dụng cơ hội này dùng vòi của mình đẩy mạnh kẻ săn mồi ra xa và lập tức bỏ chạy.
Kiệt sức sau cuộc chiến, con sư tử cái cũng đã bỏ cuộc và không đuổi theo con voi.
Toàn bộ sự việc không chỉ được chứng kiến bởi những du khách mà còn có cả đàn sư tử con. Những con vật này đã đứng quan sát mẹ mình săn mồi từ phía xa, nhưng còn quá nhỏ để có thể giúp sức cho mẹ mình.
Sau nỗ lực săn mồi thất bại, sư tử cái đã quay trở lại với đàn con của mình và đã cùng nhau rời đi để tiếp tục cuộc săn mồi cho bữa ăn.
Đây được xem là một khoảnh khắc hiếm gặp trong tự nhiên, khi voi thường di chuyển theo đàn lớn và sư tử cũng hiếm khi có cơ hội tiếp cận để tấn công voi. Có vẻ như con sư tử cái và đàn con đã quá đói hoặc đánh giá thấp sức mạnh của con voi non khi nó đi tách ra khỏi đàn nên đã thử tấn công nhưng bất thành.
Gay cấn cuộc chiến sống còn giữa sư tử và voi
T.Thủy
Theo dantri.com.vn
Chuyện gì đã xảy ra trong thời khắc được xem là "đen tối nhất lịch sử Ai Cập"
Chuyện gì đã xảy ra trong thời khắc được xem là "đen tối nhất lịch sử Ai Cập", gây nên cái chết đẫm máu của 60 chiến binh trong ngôi mộ 4.000 năm tuổi?
Hơn 4.000 năm trước ở Ai Cập, hàng chục người đàn ông có lẽ đã phải trải qua cái chết vô cùng ghê gợn và đau đớn bởi những vết thương không thể khủng khiếp hơn. Họ đã được ướp xác và chôn tập thể tại một vách đá gần Luxor.
Mai táng tập thể vốn là điều đặc biệt hiếm thấy ở Ai Cập cổ đại. Vậy, thảm họa bí ẩn gì đã ập đến với những người vốn đã xấu số lại phải chịu cảnh chung mồ kia?
Những cái chết đẫm máu
Cách đây không lâu, các nhà khảo cổ học đã ghé thăm hầm mộ bí ẩn của những chiến binh Ai Cập ở Deir el Bahari. Hầm mộ này được phát hiện từ năm 1923, nhưng sau đó bị niêm phong. Có điều, những mảnh lịch sử phân tích được từ các tàn tích của ngôi mộ và nhiều địa điểm khác ở Ai Cập đã ghép nên một chương kinh hoàng về Ai Cập cổ đại khoảng những năm 2150 TCN.
Thậm chí, các nhà khảo cổ nghiên cứu về vấn đề này đã thực hiện một bộ phim tài liệu mang tên Bí mật của người chết: "Thời khắc đen tối nhất của Ai Cập" ( Secrets of the Dead: Egypt's Darkest Hour). Nội dung phim khắc họa bức tranh về một thời đại ảm đạm và đầy náo loạn, châm ngòi cho những cuộc chiến đẫm máu giữa các phe phái cách đây 4.200 năm.
Một trong những cuộc giao tranh đó có thể chính là nguyên nhân gây nên cái chết tang thương cho 60 người đàn ông bị chôn tập thể nói trên.
Nhà khảo cổ học Salima Ikram, giáo sư ngành Ai Cập học tại ĐH America ở Cairo cùng nhiều chuyên gia đã bắt đầu nghiên cứu các xác ướp này vào cuối tháng 9/2018. Các chuyên gia đã phải đi qua một đường hầm dài khoảng 61m. Trong gian hầm chứa đầy bộ phận cơ thể đã được tẩm ướp, và hàng đống băng vải đã bị xô xệch ra khỏi xác ướp.
Tất cả xác ướp ở đây dường như đều là của đàn ông và đều có dấu vết chấn thương nghiêm trọng. Sọ bị vỡ hoặc bị thủng do vũ khí gây nên, nhiều mũi tên vẫn còn mắc kẹt trong cơ thể. Một xác ướp thậm chí vẫn còn đeo một chiếc găng tay bảo vệ dành cho cung thủ.
Những dấu hiệu này giúp Ikram và các chuyên gia khẳng định rằng họ đều là những chiến binh tử trận. Bà nhận xét: "Họ đã phải chịu cái chết đẫm máu và kinh hoàng."
Dù vậy các chuyên gia vẫn chưa thể khẳng định những chiến binh này đã trải qua cuộc chiến gì, thời điểm nào cho đến khi họ phát hiện ra những bằng chứng khác cho thấy sự kiện kinh hoàng cướp đi mạng sống của 60 người diễn ra trong thời kỳ xã hội Ai Cập biến động cực độ.
Sự sụp đổ của một vương triều
Philippe Collombert, nhà Ai Cập học tại ĐH Geneva ở Thụy Sĩ cho biết một số manh mối khác nằm trong lăng mộ của pharaoh Pepi II, vị quốc vương trị vì Ai Cập suốt gần 90 năm. Pepi II lên ngôi khi chỉ mới sáu tuổi và băng hà năm 94 tuổi, là một trong những vị pharaoh trị vì lâu nhất lịch sử Ai Cập.
Lăng tẩm của Pepi II tọa lạc tại Saqqara. Đó là một ngôi mộ lộng lẫy và tinh xảo, được cho xây dựng từ khi pharoh còn rất trẻ. "Có vẻ như vào thời điểm ấy, an ninh và chính trị của vương quốc vẫn chưa có dấu hiệu bất ổn," - Collombert phân tích.
Tuy nhiên vài chục năm sau đó, ngay khi Pepi II vừa được mai táng, mộ của ông đã bị cướp phá. Có bằng chứng còn cho thấy lăng tẩm của tiên đế Pepi I, cha của Pepi II cũng bị phóng hỏa.
Người Ai Cập cổ đại vốn rất tôn sùng pharaoh của họ. Một hành động vô cùng bất kính như cướp mộ sẽ khó xảy ra, trừ khi họ không còn xem vị pharaoh đó là thiên tử nữa và chính quyền cũng không còn đủ sức để kiểm soát chính trị.
Vào những năm cuối triều đại mà Pepi II cai trị, tầm ảnh hưởng của ông đã suy yếu. Sau khi ông mất, mực nước sông Nile cạn dần do hạn hán, dẫn đến nạn đói hoành hành. Không một anh em trai hay người con nào của ông có thể trị vì được lâu dài. Trong khi đó người cầm đầu các chính quyền địa phương ngày càng quyền lực. Lăng tẩm của họ thậm chí hoành tráng và xa hoa không kém gì của pharaoh.
Tại một địa điểm khác của Ai Cập, các nhà khoa học đã khai quật hầm mộ của một thống đốc cùng thời. Nó được xây dựng tại nghĩa địa Qubbet el Hawa ngay sau cái chết của Pepi II. "Hầm mộ khắc đầy cổ tự, ám chỉ sự rối loạn xã hội và nội chiến triền miên gây ra bởi sự xung đột giữa các phe phái chính trị do thiếu sự kiểm soát của một chính quyền duy nhất," - ông Antonio Morales, một nhà Ai Cập học tại ĐH Alcalá ở Madrid, Tây Ban Nha, cho biết trong bộ phim tài liệu.
Nạn đói và khát do hạn hán gây ra đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ của vương triều vốn đã bất ổn và rối loạn này, Morales nói thêm. Bằng chứng là một dòng cổ tự khác trong lăng mộ của thống đốc đã viết "miền nam đất nước đang chết dần vì đói, đến nỗi cha mẹ ăn thịt chính cả con cái họ" và "cả đất nước giống như một con châu chấu đói khát".
Khủng hoảng khí hậu trầm trọng kèm rối ren chính trị đã châm ngòi cho cuộc chiến kéo dài suốt 130 năm. Những chiến binh được chôn tập thể kia có thể đã chết vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến thảm khốc. Họ có lẽ vẫn còn may mắn hơn nhiều người khác vì vẫn được ướp xác và chôn cất.
Tham khảo: Live Science, PBS
Theo Helino
"Cuộc chiến" không khói thuốc tại Nhật Bản Nhật Bản đã ban hành Luật Bao vê Sưc khoe sưa đôi vơi cac quy đinh câm hút thuôc trên diện rộng và có hiệu lực trước thềm Olympics va Paralympics Tokyo 2020. Theo VTV











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vật thể rơi xuống Nam Cực làm thay đổi lịch sử Trái Đất

Phát hiện 50kg vàng và 10 tỷ đồng tiền mặt trong phòng trọ 20m2

Giải mã bí ẩn lỗ thủng nhỏ trên cửa sổ máy bay: Chi tiết tưởng chừng vô hại lại là yếu tố sống còn

Cuộc sống của những đứa trẻ từng gây chấn động thế giới trong ca sinh 9 hiếm gặp

Dù thường xuyên phải trả giá bằng mạng sống, tại sao côn trùng vẫn bị ánh sáng thu hút?

Video sốc: Robot nổi loạn, lao vào tấn công kỹ sư vận hành để "đòi tự do"

Nhặt được 14kg vàng trong hộp giấy ở sân bay

Bức ảnh triệu view chứng minh người Nhật tinh tế nhất thế giới

Loài vật tuyệt chủng 400 năm tái xuất trong tự nhiên

Lý giải nguyên nhân sư tử không tấn công người trong xe jeep du lịch hay xe safari

Nhân viên vệ sinh sốc nặng khi nhặt được số vàng trị giá hơn 350 triệu đồng trong túi rác

Người phụ nữ 63 tuổi bất ngờ kết hôn với chú rể kém 24 tuổi
Có thể bạn quan tâm

Thấy mẹ kế lén lút dúi bọc nilon vào tay người đàn ông lạ, tôi tra hỏi thì bà rơi nước mắt thú nhận một chuyện mà nghe xong, tôi cũng ngậm ngùi
Góc tâm tình
05:06:19 11/05/2025
6 nữ diễn viên Nhật Bản sở hữu gương mặt thiên thần "nghìn năm có một": Sắp 30 mà nhìn như gái 18
Hậu trường phim
23:43:34 10/05/2025
Phim Hàn hay nhức nhối có rating tăng 114% chỉ sau 1 tập, cặp chính đẹp bất bại trong mọi khung hình
Phim châu á
23:40:26 10/05/2025
5 chi tiết ẩn giấu cực khéo trong Thám Tử Kiên, xem một lần chưa chắc đã biết
Phim việt
23:37:16 10/05/2025
Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày
Thế giới
23:17:17 10/05/2025
Khả Ngân lên tiếng về gương mặt thay đổi gây sốc
Sao việt
23:15:34 10/05/2025
Chia sẻ hiếm hoi của Lưu Đức Hoa về cô con gái 13 tuổi
Sao châu á
22:50:12 10/05/2025
Ben Affleck khó chịu vì bạn thân Tom Cruise hẹn hò tình cũ Ana de Armas
Sao âu mỹ
22:47:59 10/05/2025
Hot girl 'Người ấy là ai', TikToker triệu view gây chú ý ở 'Gương mặt truyền hình'
Tv show
22:40:53 10/05/2025
Bắt tạm giam 22 đối tượng "bay lắc" tại bar Paris Night club
Pháp luật
22:02:09 10/05/2025