Giá đắt cho ngư dân bắt chước câu đèn Trung Quốc
Hàng loạt ngư dânViệt Nam đang phả bi trả giá đắt cho việc bắt chước tàu cá Trung Quốc từ bỏ nghề câu vàng (lưới) truyền thống để chuyển sang câu bằng đèn cao áp. Tuy sản lượng cá ngừ đại dương tăng vọt nhưng do chất lượng kém nên giá rớt thảm hại, ngư dân càng ra khơi càng lỗ.
Câu chuyện điển hình của ngư dân phạm Công Hoan (phường Phú Đông, TP Tuy Hòa – Phú Yên), dù chuyến đi biển đã thu hoạch hơn 2 tấn cá ngừ đại dương nhưng chỉ bán được hơn 90 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí cả chuyến đi đã trên 100 triệu đồng, như vậy là lỗ.
Câu cá ngừ bằng dàn đèn cao áp cho năng suất rất cao nhưng làm giảm chất lượng cá, không xuất khẩu được
Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, vào tháng 8/2012, trong số hơn 15.000 tàu câu cá ngừ đại dương của cả nước, hơn 50% hành nghề câu đèn. Đây là thời điểm nở rộ của nghề câu đèn. Tuy nhiên, hiện nay, số tàu câu đèn đã giảm mạnh do cá kém chất lượng nên rớt giá liên tục, ngư dân ra khơi là thua lỗ.
Video đang HOT
Không chỉ Phú Yên, ngư dân nhiều địa phương khác cũng đã “ngấm đòn” vì chuyển sang câu cá ngừ bằng đèn cao áp. Hình ảnh quen thuộc gần đây ở cảng cá Hòn Rớ, xã Phước Đồng, TP Nha Trang – Khánh Hòa là hàng chục tàu câu cá ngừ đại dương của nhiều địa phương nằm chờ bán cá.
“Giá ngày càng giảm, chúng tôi phải tranh nhau bán đổ bán tháo. Năm 2012, cá ngừ đại dương còn giữ được giá 150.000-170.000 đồng/kg nhưng hiện chỉ còn 45.000-50.000 đồng/kg” – ông Nguyễn Sĩ, một chủ tàu ở Bình Định, lo lắng.
Theo ông Đỗ Trung Hiệp, Trưởng Ban Quản lý cảng cá Hòn Rớ, nhiều doanh nghiệp và đầu nậu cho rằng chất lượng cá ngừ đại dương câu đèn không bảo đảm nên họ luôn mua với giá thấp. Đã vậy, sản lượng cá tăng mạnh khiến các đầu nậu và doanh nghiệp không đủ vốn để thu mua.
Bà Trịnh Thị Ngọc Sâm, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Vinh Sâm, một doanh nghiệp chuyên kinh doanh thủy sản ở tỉnh Phú Yên, cho biết trước đây, có thời điểm cá câu đèn được thu mua mạnh với giá chỉ thấp hơn chút ít so với cá câu vàng do đối tác Trung Quốc tăng mua. Điều đó đã đẩy nghề câu đèn tự phát rầm rộ. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, các đối tác Trung Quốc không nhập hàng, sản phẩm cá câu đèn không biết bán cho ai.
Theo ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, cho rằng lẽ ra, Bộ NN-PTNT phải khuyến cáo sớm về những bất cập của cách câu đèn để ngư dân không bị thua lỗ và ảnh hưởng thương hiệu cá ngừ Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, bộ này vẫn chưa có ý kiến gì về nghề câu đèn.
Trước đó, một hình thức được xem là tận diệt hải sản đó là máy nén khí thổi tung đáy biển để bắt hải sản cũng được ngư dân tại Vân Đồn, Quảng Ninh &’bắt chước’ người Trung Quốc để làm.
Cách tận diệt hải sản bằng náy nén khí cũng được người Trung Quốc “áp dụng” tại Quảng Ninh
Tất cả loại thủy sản như sá sùng, tôm, cua, cá… đều bị thổi tung để ngư dân dùng lưới quây, lưới vét bắt gọn.
Tại Vân Đồn, công an huyện Vân Đồn cũng phát hiện nhiều vụ khai thác sá sùng bằng phương pháp tận diệt, với sự tham gia của kỹ thuật viên Trung Quốc.
Chỉ tính riêng trong tháng 4 và 5, bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh phát hiện 4 vụ ngư dân khai thác bằng hình thức tận diệt này. Những vụ này đều do người Trung Quốc chỉ huy.
Theo vietbao
Đánh thuế lũy tiến dự án treo
Ngày 17-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe và cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Dự án này dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 5, khai mạc vào tháng 5 tới.
Đánh thuế nặng sẽ trị được nạn "ôm đất" rồi bỏ hoang
(Trong ảnh: Một dự án bỏ hoang đất gần 10 năm trên đường Lê Văn Lương, Hà Nội)
Theo Bộ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Minh Quang, trong số các vấn đề đã được chỉnh lý theo ý kiến nhân dân, cơ quan soạn thảo đã tiếp thu ý kiến đề nghị Nhà nước không thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội (KTXH). Dự Luật quy định theo hướng rà soát để chuyển các dự án phát triển KTXH mà trong đó có lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng vào nhóm các dự án được Nhà nước thu hồi vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Để kiểm soát chặt chẽ việc thu hồi đất, các dự án này cần phải được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, HĐND cấp tỉnh thông qua.
Cơ quan soạn thảo cũng đã chỉnh sửa dự thảo luật theo hướng quy định cụ thể trình tự, thủ tục cưỡng chế khi thu hồi đất nhằm khắc phục tình trạng tùy tiện trong việc cưỡng chế thu hồi làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để các địa phương thực hiện thống nhất. Về thời điểm tính giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, dự thảo Luật được chỉnh sửa theo hướng khi Nhà nước thu hồi đất thì chủ sử dụng được bồi thường theo giá đất của loại đất bị thu hồi tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định, khi bỏ quy định Nhà nước thu hồi đất đối với các dự án phát triển KTXH thì cần phải làm rõ dự án KTXH nào đưa vào mục đích quốc phòng an ninh; loại dự án KTXH nào đưa vào lợi ích quốc gia; loại dự án KTXH nào thì đưa vào lợi ích công cộng. Từ đó, cần phải làm rõ loại đất nào, để làm gì thì Nhà nước thực hiện thu hồi; loại đất nào, để làm gì thì thực hiện trưng thu, trưng mua... Hơn thế, phải quy định rõ cơ chế xác định các loại giá đất đối với trường hợp thu hồi, trưng thu, trưng mua đất thì mới đảm bảo tính khả thi của luật.
Liên quan đến các trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng, nhiều thành viên UBTVQH đồng tình xử lý theo hướng đánh thuế lũy tiến. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nói thêm: "Nếu đã xử lý đánh thuế lũy tiến một thời gian nhất định rồi mà vẫn tiếp tục chậm đưa đất vào sử dụng thì phải có biện pháp thu hồi giao cho các doanh nghiệp khác". Về quy định phải công chứng, chứng thực các hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, đa số ý kiến thành viên UBTVQH bày tỏ tán thành, nhằm tạo cơ sở giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện (nếu có).
Theo ANTD
Tháo nút thắt giá đất bồi thường Nhiều vấn đề mấu chốt trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có liên quan mật thiết tới đời sống người dân chưa nhận được sự đồng thuận. Không chỉ từ phía người dân, chính các cơ quan quản lý, doanh nghiệp cũng rất băn khoăn, lo ngại quy định mới không tháo gỡ được những vướng mắc, tồn tại cũ. Giá...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ bé trai bị từ chối cấp cứu: NV kíp trực bị đình chỉ, lộ gia cảnh gây bất ngờ

Xe ba gác chuyển làn đột ngột bị xe ben tông văng, tài xế tử vong

Quan điểm trái ngược trong vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Rà phá bom, mìn, vật nổ để làm sạch khu vực hạ lưu Thủy điện Hòa Bình

Bình Phước: Điều tra vụ người đàn ông tử vong trong phòng trọ

5 chủ tịch xã, thị trấn tạm dừng công tác điều hành để xử lý vi phạm đất đai

Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp

Vụ gần 600 loại sữa giả: Vì sao việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ?

Vụ cá bò hòm giá 3,5 triệu đồng/kg tại Nha Trang: Xác định nhiều vi phạm

Chủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm

TP.HCM: Tai nạn giữa ô tô công nghệ và xe tải, tài xế mắc kẹt trong xe

Vụ sữa giả, thuốc giả: Bộ Y tế nói đã 'làm hết trách nhiệm'
Có thể bạn quan tâm

Lâm Tâm Như, Hoắc Kiến Hoa dắt con đi dạo, lộ tình trạng hôn nhân qua 1 chi tiết
Sao châu á
14:52:08 07/05/2025
"Tiên nữ khóc nhè" đẹp nhất Nhật Bản: Cứ rơi lệ là bùng nổ visual, trở thành tội đồ vì 1 lời nguyền
Hậu trường phim
14:50:58 07/05/2025
Chí Bảo khối Doanh nhân 'giật sóng' Lê Hoàng Hiệp, profile lọt top danh giá?
Netizen
14:50:58 07/05/2025
5 món nên bỏ và 7 thứ nhất định phải mang để chuyến du lịch nhẹ tênh, không mệt người
Sáng tạo
14:48:41 07/05/2025
Bộ phim khiến khán giả "kêu trời" vì 1 chi tiết trên... mặt nam diễn viên: Không xứng với bạn diễn nữ kém 15 tuổi
Phim việt
14:38:27 07/05/2025
Miss World 2025: quy tụ dàn mỹ nhân 'cực chiến', Ý Nhi được tiên đoán out top 10
Người đẹp
14:29:16 07/05/2025
Thiên vương "trăng hoa" bán sạch 30 nghìn vé concert trong 15 giây, hút hơn 5 tỷ view tạo nên sự kiện văn hóa phi thường
Nhạc quốc tế
14:26:13 07/05/2025
Hoa hậu Việt bị nghi ngờ mang thai giả
Sao việt
14:19:22 07/05/2025
Mẫu nhí 10 tuổi mang văn hóa Việt lên sàn diễn quốc tế
Thời trang
14:14:47 07/05/2025
Thuế quan của Mỹ: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hạ lãi suất để ứng phó
Thế giới
14:01:02 07/05/2025