‘Giá’ hay ‘phí’ cũng phải bảo vệ dân chứ không để trốn trách nhiệm

Đề xuất của Bộ GD-ĐT sửa quy định thu học phí sang thu giá dịch vụ trong luật Giáo dục ĐH tạo sự phản ứng dư luận xã hội. Theo PGS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường ĐH Kinh tế – ĐH Quốc gia Hà Nội, các điều khoản chưa diễn giải được tường minh, cả về ngôn ngữ lẫn triết lý.

Giá hay phí cũng phải bảo vệ dân chứ không để trốn trách nhiệm - Hình 1

Cụm từ ‘Giá dịch vụ đào tạo’thay thế cho từ ‘Học phí’ khiến người học lo lắng

ĐÀO NGỌC THẠCH

PGS Nguyễn Đức Thành nói:

Người dân và các đại biểu quốc hội phản ứng có lẽ trước hết bởi tiêu đề của điều 65 dự thảo luật Giáo dục ĐH lần dầu tiên xuất hiện cụm từ ‘Giá dịch vụ đào tạo’ thay thế cho từ ‘Học phí’ trong luật hiện hành (với luật Giáo dục thì ban soạn thảo do dự, chưa dám thay đổi như thế). Nhóm lý do thứ nhất là e ngại điều này bộc lộ triết lý coi GD-ĐT là một loại dịch vụ hoàn toàn mang tính thị trường. Nhóm lý do thứ hai cho rằng điều này thể hiện quan điểm nhà nước muốn trốn tránh trách nhiệm cung cấp dịch vụ giáo dục như một dịch vụ công, mà đẩy hết chi phí sang cho người dân.

Tôi đã đọc và đối chiếu hai dự thảo luật này với các luật (Giáo dục và Giáo dục ĐH) hiện hành, đồng thời đọc lại các luật phí và lệ phí, giá mới ban hành gần đây hơn, để hiểu xem thực sự điều gì đang diễn ra. Quả là đang có một vấn đề về ngôn ngữ ngăn cách giữa các nhà làm luật và công chúng. Người dân hiểu từ ‘phí’ theo một nghĩa khá rộng. Còn xét từ góc độ người làm luật, họ phải sử dụng các khái niệm có tính đồng bộ với các luật đã có mà trong đó phí hay giá đã được định nghĩa cụ thể. Đi cùng với sự đồng bộ này thì quả là việc nói ‘giá dịch vụ GD-ĐT’ cho phép người soạn luật nói chính xác và rộng rãi hơn về các chi phí liên quan đến quá trình GD-ĐT. Nếu nói là ‘học phí’, nội hàm khoản chi chỉ dành cho một hoạt động dạy học, trong khi để có hoạt động này thì cơ sở GD-ĐT cần phải có hàng loạt hoạt động khác, mà hoạt động nào cũng cần có chi phí. Trong khi theo quy định của luật pháp, nhà nước chỉ có quyền quy định về ‘phí’ thôi, còn cơ sở GD-ĐT tự do thu các khoản khác, và đó là mảnh đất nảy nở lạm thu.

Đó chính là vấn đề mà tôi cho rằng các nhà soạn luật muốn giải quyết, thông qua việc thay đổi tên gọi để tạo điều kiện cho việc thực thi chính sách sau này. Và chỉ có bằng cách định nghĩa lại một cách chặt chẽ hơn như vậy, thì mới thực hiện được cái gọi là “tính đúng, tính đủ” các chi phí GD-ĐT. Điều này thì về nguyên tắc tôi nghĩ ai cũng đồng thuận thôi.

Dân phản ứng mạnh là có lý do

Vậy người dân phản ứng sai, thưa ông?

Không! Chúng ta cần phải biết vì sao họ phản ứng. Họ phản ứng vì họ không hiểu tinh thần của người làm luật, hay họ hiểu nhưng không ủng hộ với ý tưởng đó? Với lý do thứ nhất, tôi cho rằng người làm luật cần phải xem lại chính mình, cần giải thích rõ ràng hơn. Với lý do thứ hai, người làm luật càng cần phải xem lại, vì sao dân không ủng hộ? Cần rà soát xem với nội dung luật như vậy, các nhóm lợi ích nào sẽ có khả năng được lợi, và gây thiệt hại đến người dân.

Đối với tôi, người dân phản ứng mạnh có lẽ nằm ở lý do thứ nhất. Tức là họ chưa hiểu hết tinh thần của luật này, và họ rất khó chịu khi một ngành truyền thống như giáo dục, lại bị khoác lên những ngôn từ như ‘dịch vụ giáo dục’, và từ ‘học phí’ quen thuộc, nghe mang tính sư phạm, bị đổi thành cụm ‘giá dịch vụ’rất mang tính thị trường. Họ đã mệt mỏi với sự thị trường hóa các hoạt động dịch vụ truyền thống, giờ e ngại bị Bộ GD-ĐT khẳng định, mở đường cho thị trường hóa, mua bán hóa hoạt động này, thì họ rất lo ngại, thậm chí tức giận. Điều đó hoàn toàn hiểu được.

Video đang HOT

Người dân cho rằng khi sử dụng khái niệm “giá”, Chính phủ (cụ thể ở đây là Bộ GD-ĐT) muốn đẩy giáo dục đào tạo phát triển theo xu hướng “thương mại hóa”, xem GD-ĐT là một hàng hóa bị chi phối bởi cơ chế thị trường, ông nghĩ sao?

Lo lắng đó là có cơ sở, mặc dù tôi nhận thấy dường như các nhà làm luật cũng đang cố gắng ‘vùng vẫy’ để đưa GD-ĐT rơi khỏi bẫy ‘thương mại hóa’ trong quá trình xác định GD-ĐT là một dịch vụ, dù là dịch vụ công. Trong điều 105 của dự thảo sửa đổi luật Giáo dục, các nhà làm luật chưa đưa ra được định nghĩa đúng về các khoản phải chi trả cho dịch vụ GD-ĐT, chưa xác định được đối tượng có trách nhiệm chi trả trong dịch vụ này. Tôi thấy cách định nghĩa như trong Điều 65 của luật Giáo dục ĐH thì rõ ràng hơn.

Còn dự thảo luật mới mù mờ đã đành, lại còn có nguy cơ vi hiến khi vừa đưa ra khái niệm học phí, đồng thời lại có giá. Miễn học phí cho học sinh tiểu học, còn giá dịch vụ giáo dục đào tạo thì vẫn phải trả thì sao? Nói cách khác, học sinh được miễn 5 đồng học phí nhưng lại phải đóng thêm 10 đồng nữa trong phần giá dịch vụ đào tạo được cơ quan chức năng xác định trên nguyên tắc “tính đúng tính đủ”?

Giá hay phí cũng phải bảo vệ dân chứ không để trốn trách nhiệm - Hình 2

Người dân rất khó chịu khi một ngành truyền thống như giáo dục lại bị khoác lên những ngôn từ như ‘dịch vụ giáo dục’ Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Nước ngoài không dùng từ ‘giá’ trong dịch vụ giáo dục- đào tạo

Nghĩa là người dân sợ “lạm thu” hợp pháp?

Đúng rồi. Họ lo ngại hoàn toàn có sở sở, nhất là từ thực tế hiện nay. Phản ứng của họ không chỉ bị chi phối bởi các câu chữ hiển hiện trong dự thảo luật, mà còn bởi lịch sử của vấn đề. Đã và đang có câu chuyện học sinh tiểu học không phải đóng học phí, nhưng phải đóng tiền buổi học thứ hai, nhiều nơi còn phải đóng trăm thứ tiền khác: tiền điều hòa, tiền vệ sinh, tiền nước uống….

Vì thế mà những người làm luật phải hiểu được những uẩn khúc đó để giải tỏa nó ngay trong các điều khoản của luật. Trước hết phải khẳng định dịch vụ giáo dục đào tạo có phải là dịch vụ công không? Nếu là dịch vụ công, cái tính đúng tính đủ theo cơ chế giá ở đây bao gồm gì (có bao gồm cả lợi nhuận mà luật giá quy định không)? Trách nhiệm mà nhà nước chi trả cho cái tính đúng tính đủ đó được quy định như thế nào với từng cấp học, bậc học… Những trách nhiệm đó được nêu rõ trong luật (và hợp hiến và các luật khác) thì người dân sẽ yên tâm.

Việc sửa đổi luật lần này có thể giúp cơ quan nhà nước làm điều đó một lần dứt khoát với người dân.

Nhiều người cho rằng, ở nước ngoài, ngay cả những nơi ‘thương mại hóa’ giáo dục mạnh mẽ cũng không ai gọi giá (price), quan điểm của ông thì sao?

Vấn đề ngôn ngữ là một câu chuyện không nên đơn giản hóa. Tôi để ý ở nước ngoài người ta không bao giờ dùng chữ giá (price) để nói về các khoản người học phải chi trả trong dịch vụ GD-ĐT, kể cả những nơi họ thực sự kinh doanh giáo dục. Họ luôn dùng từ phí (fee) nghe cho sư phạm, chừng mực. Nhưng đó là khi ngôn ngữ có sự đa dạng và linh hoạt. Còn ở ta, tiếc thay ta lại đã quy định trong luật là “phí” thì chắc chắn là một khoản liên quan đến cơ quan công quyền. Các nhà làm luật thì không muốn làm sai trên bình diện ngôn ngữ pháp luật. Nhưng trên bình diện đời sống hàng ngày, người dân không dễ dàng hiểu ngay và thay đổi ngay, nên họ có những cảm xúc không như các nhà làm luật kỳ vọng. Mà cảm xúc này của nhân dân thì không thể xem thường.

Cần tránh xu hướng “thương mại hóa giáo dục”

Theo tờ trình quốc hội dự án sửa Luật GD đại học của Bộ GD-DDT, tất những nội dung sửa đổi được gói gọn trong 4 chính sách và tất cả các chính sách này đều xoay quanh trục “tự chủ đại học” mà trong đó tự chủ tài chính vừa là một mục tiêu, vừa là giải pháp.

Theo ông Phan Thanh BÌnh, Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, dù đa số ý kiến thành viên Uỷ ban cơ bản nhất trí với các quy định này nhưng cũng đã đưa ra một số cảnh báo. Chẳng hạn, nếu sử dụng khái niệm học phí thì vừa thể hiện quan điểm coi giáo dục là lĩnh vực đặc thù, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế và vừa tránh cách tiếp cận theo hướng thương mại trong giáo dục. Hoặc với quy định cho phép cơ sở giáo dục ĐH được tự chủ quyết định mức giá dịch vụ đào tạo đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước thì cần nghiên cứu quy định rõ nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo cần thiết. Từ đó mới có căn cứ để xây dựng khung giá, mức giá cụ thể đối với các khoản thu dịch vụ đào tạo đối với các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện, trong đó làm rõ phần Nhà nước hỗ trợ và phần phải thu phí thêm. Đi đôi với cơ chế thu dịch vụ, cần quy định cơ chế giám sát, công khai, minh bạch trong tài chính ĐH, để kiểm soát việc thu phí tương xứng với chất lượng dịch vụ đào tạo; quy định chính sách hỗ trợ người học để có thể tiếp cận với giáo dục ĐH khi tăng mức học phí.

Chưa thấy vai trò điều tiết của nhà nước trong luật

Việc góp ý đưa vào luật Giáo dục ĐH khái niệm “giá dịch vụ đào tạo” của Bộ Tài chính thể hiện quan điểm coi trường ĐH là doanh nghiệp. Đã là giá thì có hoạt động mua bán, bởi giá là khoản tiền người ta bỏ ra để mua một sản phẩm, mua một dịch vụ, và muốn cấu thành giá thì phải xây dựng giá thành cộng với lãi. Nhưng đã là ĐH công lập thì phải là phi lợi nhuận, dù có thể phải tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động. Còn với khối tư nhân, nếu họ muốn thì phải để họ kiếm lời khi tham gia đầu tư vào giáo dục, nhưng nhà nước phải thể hiện được vai trò điều tiết để hoạt động kiếm lời đó không ảnh hưởng tới những giá trị của ĐH. Việc điều tiết đó phải thể hiện qua luật, nhưng tôi không nhận thấy điều đó trong dự thảo luật Giáo dục ĐH sửa đổi.Nguyễn Thanh Huyền(Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ GD-ĐT)Trường công và tư có gì khác biệt?Điểm mà tôi thấy băn khoăn là khi các trường ĐH được tự chủ thì giữa trường công và trường tư không có sự phân biệt, nhất là về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của giảng viên… Theo quy định, giảng viên ở trường ĐH công lập hiện nay vẫn là viên chức và chịu sự điều tiết của luật Viên chức, còn giảng viên trường tư thì không phải là viên chức và điều tiết bởi luật Lao động. Điều này khiến cách hành xử với giảng viên trong 2 cơ sở này không thực sự bình đẳng trước sự điều tiết của pháp luật. Điều này dẫn đến chế độ trả tiền lương cho giảng viên trường công và trường tư không giống nhau. Một bên trả lương theo luật Lao động, một bên trả theo thang bảng lương của viên chức. Điều này khiến sự cạnh tranh, đào thải, đánh giá theo năng lực của các GV trường công lập không được như ở trường tư. Trường tư người nào giỏi, có năng lực sẽ được nhận mức lương cao hơn. Trường công rất khó làm được như vậy.Bên cạnh đó, nhiều người cũng lo ngại việc mở rộng tự chủ sẽ khiến nhiều trường ĐH biến thành các doanh nghiệp kiếm lời.

Hoàng Văn Cường

(đại biểu quốc hội, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân)

Quý Hiên- Lê Hiệp (ghi)

Theo thanhnien.vn

Sinh viên bức xúc tố trường có sai sót trong việc thu học phí

Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM vừa có văn bản thông báo về việc xử lý sai sót trong việc thu học phí sau những phản ứng của sinh viên.

Văn bản do TS Lê Hữu Phước, Phó hiệu trưởng nhà trường ký khẳng định: "Trong những ngày qua, trường đã tiếp nhận được ý kiến phản ánh của sinh viên về những sai sót trong việc thu học phí cũng như về thái độ của các chuyên viên khi giải thích thắc mắc của sinh viên".

Sau sự việc, nhà trường đã giao cho các phòng chức năng (Phòng Đào tạo, Phòng Kế hoạch - Tài chính) báo cáo toàn bộ sự việc, kiểm điểm trách nhiệm của đơn vị và cá nhân có liên quan về sự việc này.

Ban Giám hiệu trường ĐH KHXH&NV TPHCM khẳng định sẽ có kết luận cụ thể và thông báo với sinh viên về việc này trong thời gian sớm nhất.

Trước đó, nhiều sinh viên bức xúc trước vấn đề nộp tiền học phí tại phòng tài vụ của trường.

Một sinh viên cho biết mới đây khi đi lên Phòng Tài vụ nộp tiền thì tá hỏa nhận được thông báo mình chưa nộp tiền học phí 5 học kỳ (gồm năm 1, kỳ một năm 2 và năm 3). Trong khi thực tế sinh viên này vẫn còn giữ biên lai chứng tỏ đã hoàn thành việc nộp học phí trước đó. Quá bức xúc, sinh viên này đề nghị chuyên viên thu tiền cho xem bảng theo dõi tình hình nộp học phí của mình.

Sinh viên bức xúc tố trường có sai sót trong việc thu học phí - Hình 1

Những bức xúc về việc thu học phí được sinh viên chia sẻ trên mạng xã hội

"Hàng chục môn mình đã nộp rồi nhưng không được đánh dấu tích vào, nếu phải đóng lại thì chắc số tiền đó lên hơn 15 triệu. Sau khi mình làm căng thì 2 thầy mới mở ra một trang khác, trong trang này có ghi đầy đủ mình đã đóng tiền, và mỗi kỳ đóng bao nhiêu. Cũng nhờ trang này mà mình phát hiện có học kỳ mình đóng dư tới 500.000 đồng", sinh viên này kể.

Cũng theo người này, khi đặt câu hỏi sao không đánh dấu cho mình dù đã đóng tiền thì một nhân viên đổ lỗi do trên khoa.

Bức xúc trước cách làm việc của nhân viên Phòng Tài chính, sinh viên này đã đến Phòng Đào tạo tìm hiểu. Tại đây, một chuyên giải thích do 2 năm đầu in phiếu thì môn Giáo dục thể chất và Quốc phòng bị lỗi, không in ra được, nên còn thiếu tiền 2 môn đó. Làm việc lại với các chuyên viên phụ trách việc thu học phí cùng lời giải thích trên, các nhân viên mới đánh dấu vào các môn học đã đóng tiền.

Sau chia sẻ này, nhiều sinh viên khác cũng bày tỏ sự hoang mang trong cách thu học phí của nhà trường. Một số lo lắng vì nếu trong trường hợp bị mất biên lai đã đóng tiền trước đó liệu có phải đóng lại tiền hay không.

Lan Phương

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hậu cảnh tượng xúc động sau vụ tai nạn: Tài xế xe chở dưa hấu đã tử vongHậu cảnh tượng xúc động sau vụ tai nạn: Tài xế xe chở dưa hấu đã tử vong
10:27:57 11/05/2025
Phát hiện thi thể hai học sinh trôi dạt vào bờ biển ở Đà NẵngPhát hiện thi thể hai học sinh trôi dạt vào bờ biển ở Đà Nẵng
09:31:01 11/05/2025
Hà Tâm Như đăng quang Hoa hậu chuyển giới VN 2025, Lê Hoàng Phương thắng đậmHà Tâm Như đăng quang Hoa hậu chuyển giới VN 2025, Lê Hoàng Phương thắng đậm
08:43:53 11/05/2025
Doãn Hải My đọ sắc sau sinh với con gái đại gia Minh Nhựa, bức ảnh "toát mùi" giàu nhưng thay đổi lớn sau một nămDoãn Hải My đọ sắc sau sinh với con gái đại gia Minh Nhựa, bức ảnh "toát mùi" giàu nhưng thay đổi lớn sau một năm
09:05:47 11/05/2025
2 sao Việt mang thai ở tuổi 46: Người lần đầu làm mẹ, người lần thứ 42 sao Việt mang thai ở tuổi 46: Người lần đầu làm mẹ, người lần thứ 4
08:48:27 11/05/2025
Nàng WAG từng bị ghét nhất làng bóng đá vì EQ âm điểm, sau 7 năm, thay đổi ngỡ ngàng thành nữ CEO nổi tiếngNàng WAG từng bị ghét nhất làng bóng đá vì EQ âm điểm, sau 7 năm, thay đổi ngỡ ngàng thành nữ CEO nổi tiếng
11:17:06 11/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi nhảy "Vũ điệu đại ngàn" ở khai mạc Miss WorldHoa hậu Ý Nhi nhảy "Vũ điệu đại ngàn" ở khai mạc Miss World
09:50:44 11/05/2025
Lệ Hằng U70 nhan sắc tuyệt đối điện ảnh, dùng 'lá phổi' nuôi 4 đứa con thành tàiLệ Hằng U70 nhan sắc tuyệt đối điện ảnh, dùng 'lá phổi' nuôi 4 đứa con thành tài
12:16:05 11/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Giao tranh chưa chấm dứt, Ấn Độ - Pakistan cáo buộc nhau vi phạm ngừng bắn

Giao tranh chưa chấm dứt, Ấn Độ - Pakistan cáo buộc nhau vi phạm ngừng bắn

Thế giới

14:04:08 11/05/2025
Ấn Độ và Pakistan cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hai nước láng giềng đã lùi bước khỏi bờ vực xung đột toàn diện.
Cách đặt vấn đề 'Khi yêu thương cần ngôn ngữ mới' đầy tinh tế, day dứt của Lý Hải trong 'Lật mặt 8: Vòng tay nắng'

Cách đặt vấn đề 'Khi yêu thương cần ngôn ngữ mới' đầy tinh tế, day dứt của Lý Hải trong 'Lật mặt 8: Vòng tay nắng'

Phim việt

13:35:47 11/05/2025
Trong nhiều gia đình Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung, con cái thường gặp khó khăn khi muốn bày tỏ ý kiến hoặc theo đuổi quan điểm sống riêng.
'Từ vũ trụ John Wick: Ballerina' - Chuyện gì đã xảy ra trong 'John Wick'?

'Từ vũ trụ John Wick: Ballerina' - Chuyện gì đã xảy ra trong 'John Wick'?

Phim âu mỹ

13:32:08 11/05/2025
Trước thềm Từ vũ trụ John Wick: Ballerina sắp ra mắt, cùng điểm lại những gì đã xảy ra trong loạt phim đỉnh nóc này.
Bạch Lộc ghi điểm với khán giả nhờ điều gì?

Bạch Lộc ghi điểm với khán giả nhờ điều gì?

Sao châu á

13:27:29 11/05/2025
Bảng tên của Bạch Lộc trong chương trình Running man được đổi thành Bạch Mộng Nghiên - tên thật của nữ diễn viên khi ghi hình tại quê nhà.
Nhóm nhạc Anh Tài sắp ra mắt: Visual "ô dề", nhạc lỗi thời, fan "cắn răng" mới khen hay

Nhóm nhạc Anh Tài sắp ra mắt: Visual "ô dề", nhạc lỗi thời, fan "cắn răng" mới khen hay

Nhạc việt

13:21:07 11/05/2025
Teaser MV No Fair lên sóng, cư dân mạng bàn tán trái chiều về concept mà B.O.F theo đuổi. 5 Anh Tài được tạo hình sặc sỡ, hơi hướng các nhóm nam Kpop.
BTC Anh Tài bị fan 3 sao nam 'tế', động thái coppy 'trắng trợn', thái độ ra sao?

BTC Anh Tài bị fan 3 sao nam 'tế', động thái coppy 'trắng trợn', thái độ ra sao?

Netizen

13:09:18 11/05/2025
Ngày 14/5 tới đây, B.O.F - nhóm nhạc bước ra từ show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, sẽ chính thức debut với MV No Fair. Không những vậy, BTC còn công bô thêm live showcase vào ngày 24 cùng tháng, được tổ chức tại điểm hẹn quen thuộc The ...
Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu bị rụng tóc, xuất hiện với diện mạo khác lạ

Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu bị rụng tóc, xuất hiện với diện mạo khác lạ

Sao thể thao

13:05:11 11/05/2025
Doãn Hải My là gương mặt không còn xa lạ với người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Cô là vợ của hậu vệ Đoàn Văn Hậu, hiện đang thi đấu cho CLB CAHN và từng là trụ cột xuất sắc của đội tuyển Việt Nam.
Bí ẩn chưa có lời giải về Đoàn Di Băng

Bí ẩn chưa có lời giải về Đoàn Di Băng

Sao việt

13:02:36 11/05/2025
Những ngày vừa qua, Đoàn Di Băng trở thành cái tên bị réo gọi trên mạng xã hội. Hành động khác thường, giấu kín thông tin của Đoàn Di Băng khiến netizen bán tín bán nghi.
Váy xếp ly tạo nên vẻ ngoài thời thượng, dẫn đầu xu hướng

Váy xếp ly tạo nên vẻ ngoài thời thượng, dẫn đầu xu hướng

Thời trang

13:02:28 11/05/2025
Mùa nắng, nàng có thể thỏa sức tận hưởng những cơn gió mát với váy midi xếp ly thân trước không tay dịu dàng, đi làm cùng bản phối xếp ly và có thể trở nên thật sang chảnh, sành điệu với đầm xếp ly cao cấp.
Người đang khiến khán giả ức chế nhất phim 'Cha tôi người ở lại'

Người đang khiến khán giả ức chế nhất phim 'Cha tôi người ở lại'

Hậu trường phim

12:54:55 11/05/2025
Việc nhân vật quát tháo rồi trợn mắt khiến khán giả liên tưởng tới My sói - nhân vật Thu Quỳnh đóng ở Quỳnh búp bê năm 2018.
Top 3 chòm sao tài vận hanh thông, tiền về như nước ngày 12/5

Top 3 chòm sao tài vận hanh thông, tiền về như nước ngày 12/5

Trắc nghiệm

12:15:28 11/05/2025
Tử vi ngày mới tiết lộ 3 chòm sao này gặp nhiều may mắn trong ngày 12/5. 3 con giáp này nên dùng túi xách màu cam để đổi vận, thu hút may mắn lẫn tiền tài Sau Rằm tháng 4 Âm lịch