Giá lợn hơi tăng cao, nhà nông lúng túng “cầm vàng lội qua sông”
Giá con giống, thức ăn, thuốc thú y cùng tăng đồng loạt, trong tình cảnh đó, người chăn nuôi cả nước lại càng lúng túng hơn vì thiếu thông tin định hướng về giá lợn. Ngành chức năng ở các địa phương cũng đang loay hoay tìm giải pháp thống kê và bình ổn giá…
Mù mờ chạy theo doanh nghiệp lớn
Hiện giá lợn hơi vẫn ở mức cao nhưng theo ghi nhận của phóng viên, phần lớn người chăn nuôi lợn rất lo lắng, băn khoăn không biết có nên tái đàn, hay tăng đàn. Mặc dù thông tin từ thị trường và Bộ NNPTNT đều khẳng định giá lợn hơi tăng cao do nguồn cung khan hiếm, nhưng không ai dám chắc mức giá cao có thể giữ được trong bao lâu, trong khi đó giá con giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y đã đồng loạt tăng theo.
Nông hộ cần những định hướng rõ ràng hơn về thị trường cho nghề chăn nuôi. Ảnh: Đ.T
Theo ông Trần Văn Quang, công tác thống kê vẫn tồn tại nhiều điểm yếu từ lâu nay trong ngành. UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã chỉ đạo Cục Thống kê tỉnh phối hợp các sở ngành liên quan rà soát cách thu thập thông tin, thống kê số liệu trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn.
Chỉ trong hơn 2 tháng qua, giá thức ăn chăn nuôi đã được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng tới 6 lần. Bà Nguyễn Thị Thủy – hộ chăn nuôi lợn tại xã Quang Trung (huyện Thống nhất, tỉnh Đồng Nai), cho biết, so với thời điểm cuối tháng 5, hiện giá mỗi bao thức ăn loại 25kg đã tăng thêm 30.000 đồng. Như vậy, giá thành thức ăn cho một con lợn khi xuất chuồng (100kg) cũng tăng thêm khoảng 300.000 đồng.
Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cũng cho rằng, tổng đàn lợn hiện có tăng nhưng chủ yếu ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn với người chăn nuôi nhỏ lẻ, việc tái đàn diễn ra hết sức dè dặt.
Nếu bình ổn giá đến cuối năm, ở mức 35.000 – 40.000 đồng/kg thì không sao, nhưng nếu giảm xuống dưới mức 35.000 đồng/kg thì có thể lại tái diễn chuyện giải cứu như hồi năm 2016 – 2017. Mà lợn giống hiện hơn 1 triệu đồng/con nên người nào có vốn để mua cám mới dám nhập – bà Nguyễn Thị Thủy nói.
Trong khi đó, ông Trần Hữu Trung – chủ hộ chăn nuôi ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho rằng, do mù mờ thông tin về nguồn cung và không nắm được quy luật thị trường, nên nhiều nông dân nương theo xu hướng của doanh nghiệp.
Nhưng thấy giá đang cao mà chạy đua theo tăng đàn thì chẳng khác nào cầm vàng mà lội qua sông. Bây giờ nông hộ muốn gây lại đàn quy mô lớn cũng phải trông ngóng nhiều bề, phải biết có đủ sức để bơi từ bờ này tới bờ bên kia hay không. Giữa dòng nếu gặp sự cố liệu có ai ném phao cho hay không? – ông Trung băn khoăn.
Cụ thể, theo ôngTrung, nếu thấy lợn giá cao rồi cứ nhập về nuôi mà lượng vốn chỉ đáp ứng 30 – 40% thì khi giá quay đầu giảm, nông hộ sẽ rất dễ gặp sự cố.
Video đang HOT
Lỗ hổng từ thống kê, dự báo nhu cầu
Trước đó, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng đàn lợn cả nước trong tháng 6 giảm khoảng 5,8% so với cùng kỳ, sang tháng 7 tổng đàn lợn giảm 2,8% so với cùng kỳ. Nhiều người nhận định, con số này không lớn đến mức khiến thị trường thịt lợn thiếu hụt trầm trọng, làm giá lợn tăng gấp đôi chỉ trong thời gian ngắn.
Giá heo hơi hiện đang tăng cao, nhiều nông hộ đã rậm rịch tìm cách tái đàn nhưng vẫn không hết băn khoăn, lo lắng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Đoàn Xuân Trúc – Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng số đàn lợn phải giảm nhiều hơn thế, có thể gấp 3 lần.
Muốn chính xác, phải đi xuống các tỉnh, xuống các trang trại, nông hộ thống kê ghi nhận thì mới có con số sát với thực tế được. Chính vì thống kê sai số quá lớn, đã dẫn tới việc điều tiết thị trường không chuẩn, không hiệu quả – ông Trúc nhấn mạnh.
Trong khi đó, theo ông Trần Văn Quang – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y Đồng Nai, thực tế là trong công tác thống kê không ai đi đếm từng đầu con. Phương pháp hiện nay vẫn là chọn mẫu điều tra rồi nhân lên. Việc thống kê lại mang tính thời điểm trong khi tổng đàn phát triển và dao động liên tục. Việc biến động nhanh hay chậm lại tùy thuộc vào giá thị trường; giá tăng thì tổng đàn tăng…
Cách tính từ khối lượng thức ăn quy ra đầu con cũng chỉ tương đối, bởi tượng tiêu thụ của mỗi loại gia súc gia cầm khác nhau. Ngay trong đàn lợn, con nái hậu bị tiêu thụ khác, con nái mang thai tiêu thụ khác, con nái đang nuôi con lại khác… Như thế, quy thức ăn ra đầu con cũng không thể tính được chính xác cơ cấu đàn.
Con số thống kê mặc dù mang tính pháp lý nhưng vẫn có sự chênh lệch nhất định với con số thực tế. Đây chính là bất cập trong công tác quản lý ngành chăn nuôi hiện nay – ông Quang giải thích.
Trong khi đó, mong muốn của bất cứ người chăn nuôi nào cũng là ổn định sản xuất lâu dài chứ không phải mạo hiểm với đồng tiền, công sức mình bỏ ra. Nếu không có những đảm bảo tính vững chắc, không có bàn tay điều hành hiệu quả thì bức tranh chăn nuôi sẽ khó khởi sắc, ổn định, trong đó những người chăn nuôi vừa nhỏ sẽ phải hứng chịu rủi ro nhiều nhất.
Đáng nói là hiện nay, phía cơ quan nhà nước hầu như không có công cụ điều tiết thị trường, thiếu sự phối hợp giữa bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương, vì nhà nước chẳng có mấy doanh nghiệp chăn nuôi lợn thương phẩm mà chủ yếu là công ty chăn nuôi lợn làm giống.
Ông Nguyễn Xuân Dương – quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) nhìn nhận: Tổng cục Thống kê mỗi năm thống kê 4 kỳ để nắm được số lượng trong chăn nuôi, tuy nhiên cũng chỉ ở mức tương đối. Để thống kê sát nhất số đầu gia súc, chúng ta nên phối hợp với Tổng cục Thống kê để có số liệu chính xác, từ đó đưa ra chỉ đạo sát thực hơn.
Ông Montri Suwanposri – Tổng Giám đốc Công ty CP chăn nuôi C.P. Việt Nam cũng đưa ra nhận định: Việt Nam vẫn còn một tỷ lệ khá lớn chăn nuôi nông hộ nhỏ. Ưu thế của chăn nuôi nông hộ nhỏ là linh hoạt, dễ dàng giảm đàn để cắt lỗ cũng như tái đàn khi thuận lợi. Sự biến động này dẫn đến việc thống kê tổng đàn của cả nước còn khó khăn, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất và dễ mất cân đối cung cầu sản phẩm chăn nuôi.
Giá heo hơi hôm nay 9/8: Sợ đi vào "vết xe đổ", người dân chỉ dám nuôi dè dặt
Trước tình hình giá lợn tăng tới 200% so với năm 2017, một số trang trại thu lãi cao, ai cũng lo ngại nông dân sẽ ồ ạt vào đàn. Tuy nhiên theo tìm hiểu của phóng viên Báo NTNN, thời gian qua bà con nông dân tái đàn rất dè dặt, hầu hết người nuôi lợn đều thận trọng, nghe ngóng giá cả từ nhiều nguồn, thậm chí có người còn ngán nuôi vì họ đã trải qua đợt thua lỗ nặng nề năm 2017.
Sợ khủng hoảng giá lặp lại
Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, thời điểm này tại Nam Định giá lợn hơi vẫn đang ở mức cao. Anh Nguyễn Văn Luật - chủ trang trại 700 lợn thương phẩm ở huyện Hải Hậu cho biết, gia đình anh vừa gặp may khi từ tháng 5 đến giờ đã có khoảng 500 con lợn xuất bán, với giá bình quân từ 51.000 - 55.000 đồng/kg, đặc biệt có lứa bán được với giá 57.000 đồng/kg.
Ông Trần Ngọc Hoàn, xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) cho lợn ăn tại trang trại của gia đình. Ảnh: Đ.T
Lứa lợn vừa rồi tôi thắng lớn vì xuất bán giá cao mà đầu vào con giống rẻ, chỉ 600.000 đồng/con. Thừa thắng xông lên, đợt này tôi tiếp tục vào lại vài trăm lợn giống nhưng thú thật cũng khá run, bởi giá lợn giống, giá cám, thuốc thú y cũng tăng cao, trong khi việc tiêu thụ dựa cả vào thương lái.
Cụ thể, theo anh Luật, giá thức ăn đã tăng khoảng 15 - 17%. Giá con giống từ chỗ chỉ 600.000 đồng/con, hiện đã lên 1,5 - 1,6 triệu đồng/con nhưng cũng khó mua.
Trao đổi với phóng viên, bà Hoàng Thị Tố Nga - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Nam Định cho biết: Qua khảo sát, hiện tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh khoảng 743.000 con, giảm gần 40.000 so với cùng kỳ năm 2017, trong đó đàn nái cũng giảm từ 137.000 con còn 132.000 con.
Cũng theo bà Nga, hiện nay nguồn cung lợn ở Nam Định khan hiếm nên giá lợn hơi từ đầu tháng 4.2018 bắt đầu tăng, sang đầu tháng 5 tiếp tục tăng mạnh đến nay, có thời điểm tăng cao kỷ lục đạt 57.000 - 58.000 đồng/kg đối với lợn siêu nạc. Hiện giá lợn hơi đã hạ nhiệt, song vẫn ở mức cao, khoảng 55.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ lợn thịt diễn ra bình thường; các trang trại, gia trại chủ yếu bán qua thương lái; các hộ nuôi nhỏ lẻ bán trực tiếp cho người giết mổ.
Bà Nga cho hay: Cũng giống như nhiều địa phương khác, tại Nam Định giá lợn hơi liên tục tăng nóng, vì vậy người chăn nuôi đã có hiện tượng tái đàn trở lại. Tuy nhiên, qua khảo sát một số trang trại và người dân, việc tái đàn đã diễn ra nhưng không đáng kể.
Bà Nga cũng nêu 3 lý do khiến người dân không tái đàn ồ ạt. Một là, tình trạng rớt giá trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn diễn ra trong thời gian khá dài, gần 2 năm (từ tháng 10.2016 đến tháng 3.2018), đặc biệt thời điểm tháng 5-6.2017, giá lợn hơi giảm sâu dưới 20.000 đồng/kg. Đến giờ nhiều người chưa hết lao đao, lo sợ khủng hoảng giá lặp lại.
Hai là giá lợn thịt hơi tăng, cùng với đó giá con giống, thức ăn cũng tăng theo nên việc đầu tư tái đàn gặp nhiều trở ngại; đàn lợn nái giảm nhiều nên khan hiếm con giống.
Ba là, người chăn nuôi lợn bị thua lỗ trong thời gian dài, chuồng trại bỏ không nên nhanh chóng bị xuống cấp... Đáng chú ý là nhiều hộ chăn nuôi đã kiệt quệ về tài chính nên chỉ biết đứng nhìn.
Nhiều nông dân Phú Thọ đang đẩy mạnh chăm sóc đàn lợn sau đợt khủng hoảng giá. Ảnh: Đ.T
Rủi ro như... đánh bạc
Theo anh Nguyễn Văn Luật, giá lợn giống tăng, thức ăn tăng nên tổng chi phí để nuôi lợn đạt trọng lượng 100kg hiện khoảng 4,2 - 4,3 triệu đồng, chưa kể thuốc thú y, điện nước, công chăm sóc, nhất là rủi ro lợn mắc bệnh và chết. Do đó, rủi ro cho người nuôi hiện rất lớn nếu đến thời điểm xuất chuồng, giá lợn hơi không còn cao nhưng hiện nay.
Đặc biệt, hiện nay người chăn nuôi rất thiếu thông tin về thị trường, cũng như không có sự kết nối với doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến. Các khâu sản xuất của bà con gần như phụ thuộc vào thương lái.
Ông Nguyễn Công Bắc - chủ trang trại ở phường Chiềng Sinh (TP.Sơn La, tỉnh Sơn La) thông tin, thời điểm này nhiều hộ chăn nuôi cũng rậm rịch vào đàn, tuy nhiên không nhiều.
Hiện trang trại tôi nuôi 800 nái, bình quân mỗi tháng số lợn nái này sinh sản từ 1.700 - 1.800 lợn giống. Bên cạnh lợn nái, tôi cũng đang nuôi hơn 3.000 con lợn thương phẩm. Nếu như 2 tháng trước, tôi chỉ bán ra khoảng 500 con lợn giống/tháng (chiếm gần 30% số lợn giống của trại) thì tháng 7 vừa qua, tôi bán được gấp đôi, giá từ 1,4 - 1,6 triệu đồng/con.
Ông Bắc cho rằng, do sợ gặp phải thua lỗ như năm ngoái nên người chăn nuôi địa phương cũng chỉ dám tái đàn nhỏ giọt. Trước đây, người chăn nuôi tái đàn 400 - 500 con/đợt thì nay họ chỉ dám tái đàn chưa đến 100 con/đợt - ông Bắc nói.
Ông Nguyễn Ngọc Toàn- Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Sơn La cho biết: Hiện tổng đàn lợn trên địa bàn là 585.169 con, trong đó lợn thịt 499.365 con. So với cùng kỳ năm 2017 tổng đàn lợn giảm 4,5% (27.868 con), lợn thịt giảm 3,5% (16.162 con). Trong số 266 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, hiện chỉ có 15 trang trại lợn.
Ông Toàn nói: Do giá lợn hơi xuống thấp trong thời gian dài nên rất nhiều nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn đã phải bỏ trống chuồng, tạm ngừng chăn nuôi. Hiện nay, lượng lợn thương phẩm trên địa bàn Sơn La chủ yếu được cung cấp từ các công ty, trang trại lớn.
Theo Danviet
Giá lợn hơi tăng cao ngất ngưởng, không phải ai cũng "gặp may" Trước tình hình giá lợn hơi tăng cao mất kiểm soát trong khoảng 3 tháng qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ NN&PTNT phải tìm giải pháp điều hành để vừa đảm bảo có lời cho người dân, vừa không ảnh hưởng đến vĩ mô... Tuy nhiên xem ra đến nay ngành nông nghiệp vẫn chưa có...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

4 người Việt gặp 'nạn' ở Trung Quốc, tro cốt được đón về, người thân gục ngã

Bí thư Cao Bằng: Đi siêu thị mua hàng cũng phải đọc số điện thoại

Cá voi liên tiếp dạt vào bờ biển Quảng Ngãi

Thùng bồn của xe đầu kéo bất ngờ bốc cháy trên cao tốc

Tìm thân nhân bộ xương người được phát hiện dưới chân cầu ở TPHCM

Chuột cắn dây điện gây cháy du thuyền ở Long An

Sức khỏe của 4 người bị thương trên đường hành hương hiện ra sao?

Ô tô chở đoàn hành hương 24 người gặp tai nạn, nhiều nạn nhân cấp cứu

Vụ cháu bé bị bò tấn công ở Đà Nẵng: Yêu cầu chấm dứt thả rông gia súc

Xác minh clip người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô

Bắt quả tang kẻ có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở biển Nha Trang

Nam thanh niên bị tài xế xe ôm công nghệ tấn công ở TPHCM
Có thể bạn quan tâm

Thâm hụt ngân sách của Mỹ vượt 1.000 tỷ USD
Thế giới
18:06:52 13/05/2025
Ella Yam: Con Nhậm Đạt Hoa xinh như Hoa hậu, chân dài 1,1m nhờ thói quen này
Sao châu á
17:37:32 13/05/2025
Miss Universe Thailand: Thí sinh đủ ngành nghề, cao trên 1m70, quyết "phục thù"?
Tv show
17:34:54 13/05/2025
Nghi vấn Quách Ngọc Ngoan và Phượng Chanel yêu lại từ đầu, tất cả vì con?
Sao việt
17:34:01 13/05/2025
Giá vé xem G-Dragon và CL biểu diễn tại Hà Nội: Dự kiến cao nhất 6,5 triệu đồng
Nhạc quốc tế
17:21:39 13/05/2025
Vào khách sạn với 'bạn trai' rồi nhắn chồng cầm dao đến cưỡng đoạt tài sản
Pháp luật
17:14:50 13/05/2025
Top 3 con giáp một khi đã "si tình" thì sẽ "say tình" đến mức không cần biết đúng sai, chỉ nhất quyết nghe theo dẫn dắt mù quáng của trái tim
Trắc nghiệm
17:00:25 13/05/2025
Nói thật: Nhét 7 thứ này vào tủ lạnh chẳng khác nào "đào hố chôn mình"
Sáng tạo
16:57:14 13/05/2025
Huyền Chi ra mắt mô hình "Lớp học thanh âm": Mang dân ca đến gần hơn với thế hệ trẻ
Netizen
16:51:22 13/05/2025
Sự nghiệp của Ronaldo đã chấm hết?
Sao thể thao
16:49:13 13/05/2025