Giá lúa thơm ở miền Tây bằng với lúa thường
Trong vòng 5 tuần qua, giá lúa thơm ở miền Tây giảm trên 2.000 đồng mỗi kg, trong khi giá thuê máy gặt đập và vật tư nông nghiệp tăng, khiến nông dân lãi rất ít.
Tối 1/9, gia đình anh Lâm Thanh Tòng (40 tuổi, ngụ thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) vẫn còn thắp đèn chờ tư thương đưa xe tải vào đường nông thôn ở ấp Thông Lưu B để cân lúa. Trong lúc nhân công làm thuê cho máy gặt đập liên hợp vác lúa lên bờ ruộng, lực lượng kiểm soát Covid-19 đến kiểm tra giấy tờ khi thấy tập trung đông người.
“Tỉnh Bạc Liêu đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên việc thu mua lúa gặp khó khăn. Thương lái muốn đưa xe vào ruộng của bà con để mua lúa phải đi xin giấy tờ, tài xế âm tính SARS-CoV-2 mới được. Lúa chín lúc này mình phải bán chứ tiếp xúc nhân công thu hoạch và cân lúa cũng sợ lắm”, chị Trịnh Thu Mai (vợ anh Tòng) chia sẻ.
Một tháng giảm 2,3 triệu đồng mỗi tấn
Theo chị Mai, gia đình có 0,5 ha đất trồng lúa, duy trì giống lùa thơm RVT nhiều năm qua. Vụ hè thu năm trước, chị Mai bán lúa được gần 8.000 đồng/kg.
Cuối tháng 5, anh Tòng thấy nông sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiêu thụ thuận lợi nên tiếp tục xuống giống lúa RVT. Loại lúa thơm này nếu chăm sóc tốt đạt năng suất 6,5-7 tấn/ha. Anh Tòng có kinh nghiệm trồng lúa nhiều năm nên thu hoạch được gần 5 tấn trên diện tích 0,5ha.
Tối 1/9, gia đình anh Lâm Thanh Tòng ở huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) vẫn chưa cân được lúa. Ảnh: Nhật Tân.
Lúa trúng mùa nhưng anh Tòng không vui vì giá quá thấp. Nông dân này bán lúa thơm RVT chỉ được 5.200 đồng/kg, giảm 2.300 đồng/kg so với tháng trước.
Video đang HOT
“Mỗi tấn lúa gia đình tôi mất 2,3 triệu nên vụ này mất trên 11 triệu đồng. Trong khi đó, giá máy gặt đập tăng mỗi công (1.000 m2) từ 280.000 đồng lên 320.000 đồng. Năm trước 5 công đất tôi tốn tiền phân bón khoảng 8 triệu, năm nay đến 12 triệu đồng vì vật tư nông nghiệp tăng. Nhiều người trồng lúa năng suất thấp đã lỗ vốn”, anh Tòng nói.
Tại phường 2, thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng), nông dân Út Gỡ cho biết anh có nhiều người quen không bán được lúa thơm RVT vì trồng ở khu vực khó vận chuyển.
“Lúa thơm RVT nhưng thương lái mua bằng giá lúa thường, từ 5.000-5.200 đồng/kg. Có vài đám ruộng lúa chín vàng đồng nhưng chưa có người mua”, anh Gỡ nói.
An Giang chuẩn bị thí điểm trồng lúa rải vụ
Trong báo cáo gửi Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19, UBND tỉnh Bạc Liêu không đề cập giá lúa nhưng có thống kê sản lượng của 58.909 ha lúa hè thu ước đạt 346.321 tấn (thu hoạch từ 1/8 đến 20/9). Trong đó, nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh từ nay đến cuối năm là 128.198 tấn lúa, tương đương 76.920 tấn gạo, còn lại cần xuất bán ra thị trường là 218.123 tấn lúa (có hợp đồng liên kết bao tiêu khoảng 40% sản lượng, còn lại 60% cần thương lái thu mua).
Trong ngày 1/9, nông dân Bạc Liêu thu hoạch lúa hè thu 1.895 ha, nâng lũy kế lên 17.283 ha. Sản lượng lũy kế 99.918 tấn và 100% được thương lái trong và ngoài tỉnh thu mua.
Chỉ một tháng, giá lúa RVT từ 7.450-7.500 đồng giảm xuống 5.200 đồng/kg. Ảnh: Thanh Thái.
Với diện tích lúa hè thu còn trên đồng hơn 40.000 ha, UBND tỉnh Bạc Liêu đã gửi UBND tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang để đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện cho người và phương tiện thu hoạch lúa vào địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Bạc Liêu, máy gặt đập liên hợp trong tỉnh chỉ đáp ứng được 50-60% so với diện tích lúa đang chín rộ. Ngành nông nghiệp tỉnh này cần sự hỗ trợ ngoài tỉnh khoảng 40-50% số máy gặt đập liên hợp để đảm bảo tiến độ thu hoạch lúa.
Là địa phương có đến 230.000 ha lúa hè thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư, nói rằng thực tế ở Đồng bằng sông Cửu Long khi thu hoạch rộ thì lúa bị ùn ứ, máy gặt không đủ để cắt lúa, lực lượng công nhân bốc xếp cũng không đủ, ghe chở lúa cũng thiếu.
“Thu hoạch rộ sẽ khiến doanh nghiệp mua lúa chứa lúa đầy kho, lò sấy hoạt động quá công suất và tiền của doanh nghiệp đổ ra mua lúa cho nông dân cũng không đủ. Thu hoạch rộ làm cho mọi vấn đề dồn ứ, gây hiệu ứng giá thấp, nông dân gọi là thu hoạch ‘đông ken’. Tất cả khó khăn trong giai đoạn thu hoạch đông ken này chỉ phục vụ cho câu chuyện né rầy nâu”, ông Thư nói.
Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang cho rằng trồng lúa rải vụ sẽ tránh thu hoạch rộ, giúp giá lúa ổn định. Ảnh: Việt Tường.
Từ đó, vị lãnh đạo UBND tỉnh An Giang nghĩ đến việc làm lúa rải vụ trong chương trình hệ sinh thái đồng ruộng. Đó là mỗi tiểu vùng xuống giống đồng loạt chỉ vài nghìn ha, sau đó đến và nghìn ha khác chứ không xuống giống tất cả diện tích trên toàn địa phương.
“Rải vụ sẽ giải quyết được mọi vấn đề khó khăn vì không còn ‘đông ken’. Bù lại, tôi đang lo ngại vòng đời con rầy nâu có hoài. Vì vậy, chúng tôi sẽ cho làm thí điểm, đánh giá luôn rầy nâu thế nào rồi xin phép Bộ Nông nghiệp để làm nhiều hơn. Thực tế 5-10 năm trở lại đây rầy nâu tương đối giảm. Chúng tôi cẩn thận cho thí điểm ở quy mô nhỏ, đánh giá rồi hội thảo để các nhà khoa học bàn với nhau trước khi áp dụng quy mô lớn hơn”, ông Trần Anh Thư chia sẻ.
Bạc Liêu đề nghị Hậu Giang và Sóc Trăng hỗ trợ để thu hoạch lúa Hè Thu
Ngày 29/8, UBND tỉnh Bạc Liêu đã có công văn gửi UBND hai tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện cho người và phương tiện thu hoạch lúa vào địa bàn tỉnh Bạc Liêu để thu hoạch lúa vụ Hè Thu.
Thu hoạch lúa vụ Hè Thu trên địa bàn huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu).
Theo UBND tỉnh Bạc Liêu, hiện nay, tỉnh đã và đang thu hoạch lúa vụ Hè Thu 2021, nhưng qua rà soát, thống kê phương tiện thu hoạch lúa như máy cắt, gặt đập liên hợp trong tỉnh chỉ mới đáp ứng được từ 50 - 60%, cần hỗ trợ ngoài tỉnh khoảng từ 40 - 50% số phương tiện thu hoạch lúa mới đảm bảo tiến độ thu hoạch.
Vì vậy, UBND tỉnh Bạc Liêu đề nghị UBND hai tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu tạo điều kiện, cho phép người và phương tiện thu hoạch lúa được di chuyển vào tỉnh Bạc Liêu để phục vụ thu hoạch lúa.
Ông Lê Tấn Cận, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, cả hệ thống chính trị của tỉnh đã vào cuộc thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; trước hết là việc tiêu thụ nông sản, lúa vụ Hè Thu.
Tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tiếp nhận người và phương tiện thu hoạch lúa hoạt động trong "vùng xanh" để vừa phục vụ thu hoạch lúa, vừa đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, ưu tiên hỗ trợ kiểm soát dịch bệnh cho người làm việc theo phương tiện thu hoạch lúa.
Vận chuyển lúa Hè Thu trên địa phận huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu).
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, vụ lúa Hè Thu 2021, tỉnh có 59.000 ha với sản lượng ước đạt trên 331.000 tấn. Hiện nay, máy gặt đập trong tỉnh hiện có 253 máy, với diện tích thu hoạch lúa rất lớn thì việc đảm bảo tiến độ thu hoạch lúa trên địa bàn trong thời gian thu hoạch rộ là rất khó.
Qua nắm tình hình thực tế sản xuất cho thấy, sản lượng lúa để lại tiêu thụ trong dân và được các đơn vị liên kết bao tiêu sản lượng thu mua chỉ chiếm khoảng 40%, còn lại 60% sản lượng do các thương lái trong và ngoài tỉnh thu mua.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tỉnh đã và đang tỉnh áp dụng cách ly y tế toàn thành phố Bạc Liêu; thị xã Giá Rai và các huyện còn lại áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, kể từ 3 giờ ngày 23/8/2021. Vì vậy, đến thời điểm này các thương lái đến địa phương còn ít nên khâu thu mua và tiêu thụ lúa cũng còn gặp nhiều khó khăn.
Phong tỏa toàn TP Bạc Liêu, các huyện, thị còn lại áp dụng Chỉ thị 16 Ngày 23/8, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều ký quyết định thực hiện khẩn cấp các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh này kể từ 3h sáng ngày 23/8. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định áp dụng phong tỏa cách ly y tế toàn thành phố Bạc Liêu. Đối với thị xã...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ

Đường bị xẻ đôi nhiều năm chưa được khắc phục

Cố chặn chiếc xe buýt đang trôi, phụ xe bị tông tử vong

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt truy quét hàng giả

Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh

Phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy bên tảng đá lớn

'Siêu âm' mặt đường tìm nguyên nhân sụt lún dự án 1.350 tỷ của Tập đoàn Phúc Sơn

Clip cô gái bị tàu hỏa húc văng khi đi bộ qua đường ray

Buộc doanh nghiệp nộp lại 740 triệu đồng do khai thác khoáng sản trái phép

Visual cực phẩm: Vợ Bùi Tiến Dũng thả dáng chiếm trọn ống kính giới truyền thông

Thót tim cảnh người phụ nữ mắc kẹt trong thang máy phòng gym ở TP HCM

Cảnh tượng trăm khối rác đổ về gây áp lực thân cầu phao Phong Châu
Có thể bạn quan tâm

Hội chị em tên "Baby" trong Vbiz: Người được chồng tặng biệt thự 80 tỷ, người được chuyển khoản 24 tỷ chỉ vì... buồn
Sao việt
22:18:50 14/05/2025
Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi hệ thống phòng không S-400 mua từ Nga
Thế giới
22:16:15 14/05/2025
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?
Nhạc quốc tế
22:02:59 14/05/2025
Người đàn ông nguy kịch, khánh kiệt vì hít phải khí độc và cái kết xúc động
Sức khỏe
21:53:13 14/05/2025
Vụ cán bộ công an bị tố đánh người: Tổ công tác đến công ty làm gì?
Pháp luật
21:42:44 14/05/2025
GD trở lại dải đất chữ S sau 13 năm, 2 idol gốc Việt theo cùng, cát-xê cực sốc?
Sao châu á
21:37:20 14/05/2025
Hào quang mặt trời xuất hiện ở Quảng Ngãi
Lạ vui
21:34:04 14/05/2025
Cận cảnh xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ
Netizen
21:31:48 14/05/2025
Quentin Tarantino đã có một đêm đáng nhớ tại khai mạc LHP Cannes
Hậu trường phim
21:31:41 14/05/2025
Bùng nổ rạn nứt với bố mẹ, Brooklyn Beckham thấy an toàn khi ở bên nhà vợ
Sao âu mỹ
21:25:59 14/05/2025